Xây dựng ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á - 14


Phát triển hoạt động bán lẻ: Thành lập công ty thẻ

Cơ sở và xu hướng phát triển của thị trường thẻ Việt Nam: Cơ sở:

Có thể nói rằng, trong hoạt động ngân hàng hiện đại không thể không có mảng hoạt động thẻ. Thẻ ngân hàng là ứng dụng trực tiếp của phương thức thanh toán điện tử và là sản phẩm hiện đại dựa vào công nghệ thông tin tiên tiến mang lại nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo an toàn cho khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thẻ đã trở thành công cụ thanh toán phổ biến và chiếm vị trí quan trọng trong các hình thức thanh toán ở các nước trên thế giới. Thực tiễn cho thấy rằng, tại các nước phát triển việc áp dụng các hình thức thanh toán điện tử, đặc biệt là thanh toán thẻ giúp giảm thiểu chi phí giao dịch, thúc đẩy tiêu dùng...

Trước nhu cầu về phát triển thị trường thẻ bước đầu ứng dụng công nghệ điện tử vào quản lý, Chính phủ và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản đảm bảo việc thanh toán bằng thẻ là hợp pháp và được pháp luật bảo vệ tại Việt Nam như : việc cho phép sử dụng chứng từ điện tử là chứng từ hạch toán và thanh toán. Đồng thời NHNN cũng có các quy chế về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng và những quy định cụ thể về bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử đã sử dụng để hạch toán và thanh toán tạo cơ sở pháp lý cho loại hình thanh toán điện tử nói chung và thẻ nói riêng.


Xu hướng phát triển của thị trường thẻ tại Việt nam.


Trong những năm qua thị trường thẻ Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, hầu hết các loại thẻ của các công ty thẻ hàng đầu trên thế giới đều đã hiện diện tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng thẻ phát hành còn rất hạn chế nếu xét trên tổng dân số cả nước thì số người dùng thẻ là một con số không đáng kể, do thói quen dùng tiền mặt của người Việt vẫn rất đậm nét. Mặc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


dù vậy, các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cũng dự đoán rằng, thị trường thẻ của Việt Nam trong những năm tới sẽ có những thay đổi đáng kể, do nhu cầu tất yếu về sử dụng thẻ của khách hàng trong thanh toán nội địa và quốc tế trong giai đoạn hội nhập, cũng như áp lực đối với các ngân hàng trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng trước sự cạnh tranh của các NHNNg. Dự đoán tốc độ phát triển thẻ của những năm sắp tới là từ 200% đến 300% , ước tính đến năm 2010 sẽ đạt khoảng 15 triệu thẻ (cả quốc tế lẫn nội địa).

Xây dựng ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á - 14

Yêu cầu và triển vọng thành lập công ty thẻ NHNTVN.


Theo kinh nghiệm và mô hình hoạt động của các TĐTC-NH lớn trên thế giới thì mảng hoạt động thẻ chiếm vị trí rất quan trọng, đây là mảng hoạt động bán lẻ mang tính toàn cầu. Hiện tại, NHNTVN đang dẫn đầu trong toàn hệ thống ngân hàng về hoạt động thẻ. Tuy nhiên, các chủ sở hữu thẻ nói chung và thẻ NHNTVN nói riêng vẫn hạn chế trong phạm vi rút tiền mặt từ máy ATM cho mục đích tiêu dùng mà chưa thực sự được có được những dịch vụ tiện ích khác. Nguyên nhân chủ yếu là việc kết nối kỹ thuật giữa các ngân hàng chưa được chú trọng phát triển, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ khác nhau, thêm vào đó là bộ phận nghiệp vụ thẻ của các NHTM nói chung thường là một bộ phận phòng ban chức năng của ngân hàng, chưa có công ty chuyên doanh trong lĩnh vực này, do đó việc thành lập công ty hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh thẻ là yêu cầu tất yếu.

Hiện nay, NHNTVN vẫn duy trì là ngân hàng đứng đầu trong hoạt động thẻ nội địa, tính đến ngày 30/06/2006 số thẻ NHNTVN phát hành là 1.140.000 thẻ, chiếm 36% thị phần, Ngân hàng Đông Á 600.00 thẻ chiếm 19%, Ngân hàng công thương

465.000 thẻ, Ngân hàng Đầu tư 375.000 thẻ. Doanh số sử dụng thẻ của NHNTVN đạt 13.000 tỷ đồng tăng 70% so với cùng kỳ năm 2005. Về thẻ quốc tế NHNTVN vẫn duy trì vị trí thứ 2 sau ngân hàng ABC với 60.000 thẻ chiếm 27,3%. NHNTVN cũng là đơn vị có hệ thống máy rút tiền tự động ATM lớn nhất cả nước với 750 máy và khoảng hơn 3400 cơ sở chấp nhận thẻ (POS) trong tổng số 7000


cơ sở chấp nhận thẻ trên cả nước. Đồng thời, hiện nay NHNTVN đang là đơn vị khởi xướng trong liên minh thẻ với 17 đơn vị khác nhau với mạng lưới máy ATM và POS lớn nhất Việt Nam. Với những lợi thế to lớn như vậy, việc thành lập công ty thẻ NHNTVN là phương án rất hiện thực.

Một mặt, việc thành lập công ty thẻ sẽ giúp cho NHNTVN đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ của mình phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, khi có một công ty chuyên doanh trong lĩnh vực thẻ, giúp NHNTVN phát triển các sản phẩm bán lẻ, đồng thời tăng doanh thu từ dịch vụ (hiện mới chiếm trên dưới 10% tổng thu của NHNTVN). Nghiệp vụ thẻ sẽ mang lại nguồn thu dịch vụ đáng kể (dự kiến mảng dịch vụ sẽ chiếm 20% trong tổng thu của NHNTVN đến năm 2010) đồng thời tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn, mở rộng thị trường tín dụng, tăng thu ngoại tệ góp phần mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế. Hơn nữa, việc thành lập công ty thẻ NHNTVN sẽ giúp cho TĐTC-NH NHNTVN phát triển cân đối hơn, chiếm lĩnh được thị trường thẻ mới phát triển ở mức sơ khai và còn rất tiềm năng trước làn sóng đổ bộ của các tập đoàn tài chính, NHNNg trong một tương lại gần.


Mở rộng thị trường toàn cầu:


Củng cố và phát triển công ty tài chính HongKong (Vinafico)


Đây là công ty con duy nhất của NHNTVN hoạt động ở thị trường quốc tế, cũng là duy nhất của hệ thống NHTMVN. Tuy nhiên, hoạt động của công ty vẫn chưa tương xứng với vị trí và vai trò cầu nối quốc tế. Nguyên nhân, vẫn là do tiềm lực tài chính yếu, trình độ công nghệ lạc hậu, khách hàng chưa đa dạng, lợi nhuận thu được chủ yếu từ hoạt động tiền gửi của NHNTVN và hoạt động chuyển tiền.

Để đáp ứng với vai trò mới trong hoạt động theo mô hình tập đoàn và là đầu mối quan trọng để NHNTVN vươn ra thị trường tài chính quốc tế cũng như cửa ngõ để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc rộng lớn và đầy tiềm năng, nhất thiết phải nâng tầm hoạt động của công ty Vinafico nên mức tướng xứng. Trước hết phải tăng cường năng lực tài chính cho công ty bằng cách rót thêm vốn, hoặc bán cổ


phần của công ty ra bên ngoài NHNTVN chỉ nắm vốn chi phối, tiếp đó là phải đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và lĩnh vực kinh doanh của Công ty, tạo chỗ đứng vững chắc tại trung tâm tài chính HongKong.


Thành lập công ty chuyển tiền tại Mỹ


Quan hệ Việt-Mỹ và triển vọng phát triển


Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết ngày 13/7/2000 và chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2001, đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước. Bản hiệp định đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ thương mại nói riêng giữa Việt Nam và Mỹ. Hiệp định này được đánh giá là một trong những hiệp định thương mại toàn diện nhất mà Việt Nam đã từng ký kết và sẽ mở ra nhiều cơ hội to lớn cho quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước.

Mỹ là thị trường có nhu cầu tiêu dùng rất lớn và đa dạng. Hàng năm kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ lên tới trên 1.000 tỉ USD. Điểm đáng chú ý là thị trường Mỹ chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của các nước Châu Á. Kể từ khi quan hệ Việt-Mỹ được bình thường hoá (1995), mặc dù phải chịu mức thuế rất cao do chưa được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) nhưng hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ vẫn tăng đều (trung bình từ 12-15%/ năm)


Quy mô thị trường kiều hối


Hiện tại, kiều hối là một trong những nguồn ngoại tệ quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Kiều hối là nguồn thu lớn của cán cân vãng lai, góp phần bù đắp cho thiếu hụt của cán cân thương mại. Nguồn ngoại tệ thu được từ kiều hối đã làm tăng lượng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tại các NHTM trong các năm vừa qua, tạo điều kiện cho các ngân hàng có thêm nguồn ngoại tệ để đầu tư phát triển kinh tế. Kiều hối được thu hút dưới dạng tiền gửi tiết kiệm hoặc bán cho các NHTM chiếm khoảng 85%. Ngoài ra, nguồn kiều hối và nguồn thu từ xuất


khẩu đã góp phần làm giảm xu hướng tăng giá đồng USD. Nguồn ngoại tệ kiều hối còn góp phần làm cho đời sống nhân dân được cải thiện, kích thích nhu cầu tiêu dùng. Hơn nữa, đồng tiền chuyển về nước không chỉ mang ý nghĩa cải thiện đời sống mà thông qua đó giúp thân nhân ở Việt Nam kinh doanh, đẩy nhanh sự phát triển của xã hội. Với những tác dụng tích cực nêu trên, việc làm tăng lượng kiều hối từ nước ngoài chuyển về Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế. Đánh giá cao vai trò của kiều hối, Chính phủ đã có nhiều tác động tích cực nhằm khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước như bãi bỏ nhiều quy định về thuế đối với người nhận và người gửi tiền.

Ngoại tệ kiều hối hàng năm chuyển về Việt Nam chủ yếu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Canada, Australia, Đức, Pháp, Hàn Quốc… Trong đó qui mô thị trường Mỹ - Việt ước chiếm khoảng 50%.

Đơn vị: tỷ USD


4.0

3.8

3.5

3.2

3.0

2.6

2.5

2.2

2.0

1.8

1.5


1.0


0.5


0.0

2001

2002

2003

2004

2005


Biểu đồ 3.1: Lượng kiều hối từ nước ngoài chuyển về Việt Nam 2001-2005

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Hiện tại khoảng 1,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Mỹ. Đa số những người này đều có công ăn việc làm và có thu nhập ổn định. Lượng tiền chuyển đôi khi không nhiều nhưng các khoản chuyển tiền thường

xuyên sẽ giúp cho các công ty chuyển tiền có nguồn thu phí ổn định. Vì vậy, thị trường chuyển tiền từ Mỹ về Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng.


Qui mô thị trường kiều hối tại Việt Nam là rất đáng kể và tiềm năng khai thác thị trường này trong thời gian tới đang là một cơ hội tốt đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2005 nhập siêu của cả nước khoảng 5 tỷ USD. Trong khi đó, chỉ riêng nguồn kiều hối đã mang về khoảng 3,8 tỷ USD, giúp bù đắp gần 60% thâm hụt cán cân thương mại và tạo ra một nguồn cung ngoại tệ đáng kể cho thị trường. So với lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thu hút được trong năm 2005, khoảng 5,4 tỷ USD, thì kiều hối năm nay cũng tương ứng trên 70%. Những so sánh trên khẳng định tầm quan trọng của nguồn lực kiều hối, nhưng quan trọng hơn, kiều hối đang ngày càng thể hiện giá trị ở chiều sâu đời sống xã hội. Thay vì để cải thiện đời sống như trong giai đoạn trước, kiều hối đang thực sự khẳng định ở xu hướng đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Dịch vụ kiều hối tại NHNTVN trong những năm qua còn chưa được chú trọng đầu tư đúng mức. Trong thời gian tới, việc hình thành công ty chuyển tiền tại Mỹ để trước mắt khai thác nguồn kiều hối từ thị trường này, trên cơ sở đó mở rộng mạng lưới hoạt động sang các nước khác là một đề án có tính khả thi và hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần thực hiện chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Đảng và Chính phủ.


Cơ sở và giải pháp thành lập công ty chuyển tiền tại Mỹ


Cơ sở :


Ngày 31/01/2005 trong cuộc họp giữa các cơ quan hữu quan gồm Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tại trụ sở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (dưới sự chủ trì trực tiếp của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), NHNTVN đã báo cáo chủ trương phát triển thành tập đoàn tài chính đa năng trong đó bao gồm kế hoạch thành lập công ty dịch vụ chuyển tiền ở nước ngoài. Chiến lược và kế hoạch phát triển này đã nhận được sự chấp thuận của Chính phủ (Công văn số 32/TB-VPCP ngày 28/02/2005 của Văn phòng Chính


phủ). Ngoài ra Luật Đầu tư (có hiệu lực từ ngày 01/07/2006) cũng cho phép các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.

Giải pháp thành lập công ty chuyển tiền :


Kiều hối chính thức từ Mỹ được chuyển về Việt Nam chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, hiện chưa có ngân hàng hay công ty chuyển tiền của Việt Nam nào có mặt tại thị trường Mỹ để phục vụ cho cộng đồng Việt kiều. Mọi giao dịch chuyển tiền về Việt Nam tại thị trường Mỹ thường do các công ty chuyển tiền quốc tế hoặc các ngân hàng Mỹ, NHNNg tại Mỹ thực hiện. Thành lập một công ty chuyển tiền tại Mỹ, Ngân hàng Ngoại thương sẽ có điều kiện phục vụ cả người gửi tiền tại thị trường Mỹ và người nhận tiền tại thị trường Việt Nam. Điều này tạo thuận lợi cho khách hàng, giảm được thời gian chuyển tiền và các thủ tục phức tạp khác, giúp làm tăng lượng tiền chuyển về Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, khối lượng giao dịch thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng lên đáng kể và có nhiều tiềm năng phát triển. Với việc thành lập công ty chuyển tiền, Ngân hàng Ngoại thương sẽ bước đầu cung ứng dịch vụ chuyển tiền cho cộng đồng người Việt tại Mỹ và tạo tiền đề cho việc mở rộng hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, góp phần đa dạng hoá các loại hình kinh doanh và địa bàn hoạt động.

Việc mở rộng mạng lưới hoạt động ra nước ngoài của Ngân hàng Ngoại thương đánh dấu sự trưởng thành và tầm vóc của ngành ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế. Đồng thời đây cũng là bước hội nhập quan trọng để Ngân hàng Ngoại thương tiến tới trình độ của các ngân hàng quốc tế trong khu vực.Công ty chuyển tiền sẽ làm đầu mối cho hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương tại Hoa Kỳ, cung cấp thông tin thị trường và các hỗ trợ khác cho hệ thống Ngân hàng Ngoại thương, hỗ trợ và tư vấn tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường Mỹ.


Trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam chưa có luật chống rửa tiền và đặc biệt kể từ sau sự kiện 11/9/2001, chính phủ Mỹ kiểm soát gắt gao các hoạt động chuyển tiền, luật ái quốc và nhiều quy định về chống rửa tiền được ban hành. Chính vì vậy, việc xin cấp giấy phép cho hoạt động chuyển tiền tại Mỹ cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn. Hơn nữa, hiện nay trên thị trường Hoa Kỳ, các công ty chuyển tiền quốc tế lớn như MoneyGram, Western Union đang hoạt động rất có hiệu quả. Các công ty này có quy mô hoạt động lớn, công nghệ hiện đại, có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp thế giới. Khách hàng tại Mỹ đã rất quen thuộc với các công ty này. Do đó để thành lập được công ty chuyển tiền tại Mỹ, NHNTVN tốt nhất là hợp tác liên doanh với một trong các công ty chuyển tiền tại Mỹ mà trong đó NHNTVN đóng góp vốn chi phối, hoặc tiến hành mua lại một số công ty chuyển tiền tiền tại các vùng có nhiều người Việt sinh sống.

Với lợi thế là tổ chức tài chính có kinh nghiệm lâu năm nhất trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ kiều hối tại Việt Nam, cùng với lợi thế là ngân hàng có lượng tiền gửi ngoại tệ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Ngoại thương có được điểm xuất phát tương đối thụân lợi trong việc mở rộng cung ứng dịch vụ kiều hối. Đồng thời, NHNTVN cũng có ưu thế là có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới. Riêng tại Mỹ, Ngân hàng Ngoại thương có quan hệ đại lý với 36 ngân hàng và 136 chi nhánh ngân hàng Mỹ (chưa kể các NHNNg hoạt động tại Mỹ). Trong quá trình giao dịch, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng được mối quan hệ chiến lược chặt chẽ và tốt đẹp với hầu hết các ngân hàng hàng đầu của Mỹ như Bank of America, Citibank, JP Morgan Chase Bank... Hiện tại Ngân hàng Ngoại thương duy trì tài khoản USD với 10 ngân hàng tại thị trường Mỹ. Những ưu thế về mạng lưới quan hệ đại lý sẽ tạo cho Ngân hàng Ngoại thương khả năng đáp ứng tốt yêu cầu về chuyển tiền của kiều bào. Với việc kết hợp phục vụ được khách hàng ở cả hai đầu của chu trình chuyển tiền, Ngân hàng Ngoại thương có điều kiện áp dụng mức phí linh hoạt, cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng. Với qui mô gần 2 tỷ

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí