Phân Tích Sự Biến Động Của Nguồn Vốn Nhạy Cảm Với Lãi Suất


tốc độ tăng trưởng kinh tế dù được duy trì trong nhiều năm qua nhưng thu nhập quốc dân bình quân đầu người vẫn còn thấp, tiết kiệm và tích lũy trong dân cư tuy đã tăng nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn và dân cư vẫn chưa thực sự tin tưởng khi gửi tiền tiết kiệm và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Sở dĩ n ăm 2013 vốn huy động của GP.Bank tăng như vậy là vì trong năm qua lãi suất của thị trường thay đổi liên tục, n gư ời d ân khôn g có nh iều kênh đ ể đ ầu tư , chủ yếu g ửi n gân h àn g n hắm b ảo to àn vốn. Bên c ạnh đó nhờ vào sự thích ứng kịp thời của Ngân hàng và khả năng q u an h ệ t ố t của ban quản trị nên Ngân hàng đã thu hút được nhiều nguồn vốn từ các dịch vụ huy động vốn khác nhau. Điều này cho thấy hoạt động của ngân hàng có sự thay đổi tích cực thể hiện qua quy mô vốn hoạt động tăng. Sự tăng trưởng nguồn vốn này xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong tỉnh ngày càng tăng và NH ngày càng mở rộng phạm vi cho vay do đó ngân hàng cần phải khơi tăng nguồn vốn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp.

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động cũng có sự biến động lên xuống, điều này ảnh hưởng đến chi phí trả lãi tiền gửi và ít nhiều ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay của Ngân hàng. Năm 2013 nguồn vốn huy động không tăng mạnh nhưng cũng cho thấy sự phục hồi tích cực trong hoạt động của NH.

Vốn vay ngân hàng trung ương: Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, vay ngân hàng trung ương là nơi cuối cùng đáp ứng nhu cầu vốn cho các NH, đây là nơi cung cấp nguồn vốn rất quan trọng cho các NHTM. Với GP.Bank Vũng Tàu, do có khả năng huy động vốn khá tốt nên nhu cầu vốn vay từ NH trung ương cũng không đáng kể, cụ thể:

- Năm 2011, GP.Bank Vũng Tàu huy động từ NH trung ương đạt 4.632 triệu đồng, chiếm 0,9% tổng nguồn vốn,

- Năm 2012 đạt 12.160 triệu đồng, chiếm 2,62% tổng nguồn vốn. Có sự tăng cao vượt trội so với năm 2011 là do đây là năm GP.Bank Vũng Tàu đã có thời điểm khách hàng đến rút vốn khá lớn, lượng tiền sẵn có không dáp ứng đủ nên chi nhánh đã phải mượn từ NH trung ương.


- Năm 2013, đây là năm chi nhánh có sự phục hồi khá tốt và chỉ phải huy động từ NH trung ương 9.236 triệu đồng giảm 24,1% so với nhu cầu của năm 2012.

Vốn vay NH trung ương tăng hay giảm là do nhu cầu vốn trên địa bàn và khả năng huy động vốn của NH. Chính những yếu tố này ta thấy nguồn vốn vay từ ngân hàng trung ương tăng giảm tùy vào từng năm.

b/ Khái quát cơ cấu tài sản của ngân hàng

Phân tích tình hình tài sản là đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của NH nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Việc phân bổ vốn cho từng loại tài sản của ngân hàng nhằm thấy được khả năng sử dụng vốn của NH như dự trữ tiền mặt, cho vay và các tài sản khác.

Quản lý tài sản của NH là việc chuyển hóa nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lợi, tức là việc phân tích vốn giữa tiền mặt, tín dụng, đầu tư và tài sản khác. Các loại tài sản của NH bao gồm ba loại: Khoản mục ngân quỹ, tín dụng và tài sản cố định.

Quan bảng 2.10 ta thấy: Tài sản sinh lời như cho vay khách hàng, các khoản phải thu, gửi vốn hội sở….Cụ thể, khoản mục này năm 2012 là 413.834 triệu đồng chiếm 89% trong tổng tài sản (trong đo chủ yếu là cho vay). Cho vay là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, chính cho vay tăng sẽ làm tăng các tài sản sinh lời qua các năm.

Tài sản không sinh lời bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước và mua sắm tài sản cố định….năm 2012 và 2013 khoản tài sản này chiếm 11% trong tổng tài sản của chi nhánh. Sở dĩ loại tài sản này cao như vậy là vì năm 2012 chi nhánh đã chuyển địa điểm của một phòng giao dịch trực thuộc và phải thay thế nhiều máy móc thiết bị nên tài sản cố định tăng đáng kể.

Bảng 2.10 cho biết tài sản sinh lời là những khoản sử dụng vốn mang lại thu

nhập cho ngân hàng.

Bảng 2.10: Tình hình tài sản của GP.Bank Vũng Tàu

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm

Chỉ tiêu

2012

2013

1. Tiền mặt tại quỹ

20.512

25.658

2. Tiền gửi tại NHNN

4.300

2.100

3. Gửi vốn hội sở

53.681

34.802

4. Cho vay

360.150

397.865

- Ngắn hạn

205.750

257.260

- Trung dài hạn

154.400

140.605

5. Tài sản cố định và tài sản có khác

25.684

27.531

Tổng tài sản

464.327

487.956

Trong đó: Tài sản sinh lời

413.831

397.865

+ Tài sản sinh lời/Tổng tài sản (%)

89

89

+ Tài sản không sinh lời

50.496

55.289

+ Tài sản không sinh lời/Tổng tài sản

11

11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Phân tích rủi ro của Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu Chi nhánh Vũng Tàu và giải pháp giảm thiểu rủi ro - 12

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2012-2013 – GP.Bank)


2.3.2. Phân tích sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất (LS) là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Và quản lý nguồn vốn đòi hỏi cân nhắc các rủi ro phụ cũng như chênh lệch giữa chi phí vay vốn (chủ yếu là lãi suất vay của các ngân hàng khác) và mức độ lợi nhuận có thể thu được khi đầu tư vào tín dụng. Mục tiêu chính của phương thức quản lý này là bảo đảm thanh khoản cho ngân hàng, đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu tín dụng hợp lệ và duy trì lãi suất cơ bản ròng và doanh lợi.

a) Tình hình biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất

Sự nhảy cảm của lãi suất chỉ sự so sánh giữa sự nhạy cảm của luồng tiền tệ thuộc tài sản (tài sản nhạy cảm với LS) và luồng tiền tệ thuộc nguồn vốn (nguồn vốn nhạy cảm với LS). Kỳ hạn của sự nhạy cảm này thường được xác định (1 tháng, 2 tháng, 3 tháng…). Các khoản đầu tư ngắn hạn càng nhạy cảm với LS có


nghĩa là khi LS thay đổi thì thu nhập từ các khoản đầu tư này sẽ thay đổi.

Tài sản nhạy cảm với LS là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi LS thay đổi. Quản lý tài sản nhạy cảm với LS của NH là việc chuyển hóa nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lợi, tức là việc chia vốn giữa tiền mặt, tín dụng đầu tư và các tài sản khác. Trong bản cân đối của ngân hàng thì khoản mục có độ nhạy cảm với LS cao. Hai khỏan mục này sẽ là nhân tố quan trọng để một NH có thể đánh giá và quản trị rủi ro lãi suất của mình khi nó biến động.

Cho vay ngắn hạn là loại tài sản nhạy cảm với lãi suất có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Thông thường, những khoản tín dụng này sẽ được tái đầu tư trong những năm tiếp theo. Vì vậy, chúng thuộc loại tài sản nhạy cảm với lãi suất. Bên cạnh đó, lượng vốn huy động dư thừa, gửi hội sở là một cách để tăng mức lợi nhuận. Tuy mức chênh lệch không nhiều nhưng cũng an toàn hơn là đầu tư vào chứng khoán hay mua trái phiếu Chính phủ.

Chính vì vậy, thông thường dư nợ tín dụng nhạy cảm với lãi suất luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng. Qua bảng 2.11, trong những năm qua tình hình cho vay ngắn hạn tại GP.Bank Vũng Tàu có sự biến động đáng kể. Ta thấy tình hình tài sản nhạy cảm với lãi suất của năm 2012 là 205.750 triệu đồng và năm 2013 là 257.260 triệu đồng tăng lên hơn so với năm 2012 là 51.510 triệu đồng.

Năm 2013 chi nhánh mở rộng cho vay, không chỉ đầu tư vào các hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân vay tiêu dùng mà còn đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó dư nợ tín dụng khối doanh nghiệp có xu hướng tăng.

b) Tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

Quản lý nguồn vốn đòi hỏi phải cân nhắc các rủi ro phụ cũng như các khoản chênh lệch giữa chi phí vay vốn (chủ yếu là lãi suất vay của các ngân hàng khác) và mức lợi nhuận có thể thu được khi đầu tư vào tín dụng và các khoản đầu tư khác.


Mục tiêu chính của các khoản đầu tư này là bảo đảm thanh khoản của ngân hàng, bảo đảm đủ vốn cho nhu cầu tín dụng hợp lệ và duy trì lãi suất cơ bản ròng và lợi nhuận. Qua bảng 2.11 ta sẽ thấy rõ hơn vấn đề này:

Bảng 2.11: Tình hình nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của GP.Bank Vũng Tàu

Đơn vị tính: Triệu đồng



Chỉ Tiêu


2012


2013

So sánh 13/12

Số tiền

%

1. Tiền gửi tiết kiệm cá nhân

416.742

444.610

27.868

6,7

- Không kỳ hạn

41.008

35.480

-5.528

-13,5

- Có kỳ hạn < 12 tháng

375.734

409.130

33.396

8,9

2. Tiền gửi các TCTD

5.500

7.500

2.000

36,4

- Không kỳ hạn

800

1.800

1.000

125

- Có kỳ hạn <12 tháng

4.700

5.700

1.000

21,3

3. Tiền gửi của các tổ chức KT

25.690

20.650

-5040

-19,6

- Không kỳ hạn

8.650

6.350

-2.300

-26,6

- Có kỳ hạn<12 tháng

17.040

14.300

-2.740

-16,1

4. Giấy tờ có giá

1.635

2.460

825

50,5

5. Vốn Trung ương

12.160

9.236

-2.924

-24,1

Tổng nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

464.327

487.956

23.629

5%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng nguồn Vốn GP.Bank)

Tiền gửi tiết kiệm nhạy cảm với lãi suất: Là phần tiền nhàn rỗi trong dân cư nhạy cảm với lãi suất không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn < 12 tháng, ngân hàng huy động được từ khoản này là rất lớn. Đây là khoản huy động có tỷ trọng rất cao trong tổng vốn huy động nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng. Năm 2012, huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm 90% và năm 2013 chiếm 91% tổng vốn huy động nhạy cảm với lãi suất. số tiền nhạy cảm với lãi suất qua các năm như sau: Năm 2012 là 416.742 triệu đồng và năm 2013 là 444.610 triệu đồng tăng 27.868 triệu đồng tương đương 6,7%. Có sự tăng trưởng này là do cuộc chạy đua về lãi suất đã không còn diễn ra gay gắt do NHNN giảm lãi suất trần huy động, xử lý nặng các trường


hợp vi phạm các quy định về trần lãi suất, các khách hàng trước đây rút đi NH khác để gửi lấy lãi suất cao nay đã quay trở lại ủng hộ chi nhánh

Hiện tại, tiền gửi tiết kiệm tại GP.Bank Vũng Tàu gồm có hai loại đó là: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn < 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn hơn do đây là kỳ hạn mà phần lớn các khách hàng gửi để hưởng lãi suất cao và những ưu đãi từ NH.

Tiền gửi tố chức kinh tế nhạy cảm với lãi suất: Do ngân hàng chịu sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác hoạt động trên địa bàn nên khoản tiền gửi của khách hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Số tiền huy động được chủ yếu của những công ty kinh doanh nhỏ. Đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng. Do đó độ nhạy cảm rất lớn so với những loại tiền gửi khác.

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng: loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động nhạy cảm với lãi suất và có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các tổ chức rút tiền từ Ngân hàng ra để chuyển sang loại tiền gửi khác hoặc gửi vào các ngân hàng khác có lãi suất hấp dẫn hơn do sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn nhằm tìm kiếm khách hàng cho mình.

Nhìn chung công tác huy động ngồn vốn nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng những năm qua được thực hiện rất tốt, luôn vượt kế hoạch đề ra. Kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Ngân Hàng. Ngân hàng có nhiều nỗ lực trong huy động vốn, linh hoạt đưa ra nhiều hình thức huy động như: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng… thông tin, tiếp thị, quảng cáo… cùng với việc người dân ý thức được lợi ích của việc gừi tiền. Tuy nhiên trên địa bàn có rất nhiều tổ chức tín dụng với nhiều phương thức huy động rất phong phú và lãi suất hấp dẫn nên để duy trì và gia tăng nguồn vốn huy động trong những năm tới, Ngân hàng cần có kế hoạch và biện pháp huy động tốt hơn nữa để giữ được khách hàng truyền


thống và mở rộng khách hàng, tăng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của các thành phần kinh tế trong tỉnh.


2.3.3. Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất của GP.Bank Vũng Tàu theo mô hình

định giá lại.

Rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản dễ mắc phải của các ngân hàng hiện nay. Nó là một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến chi phí huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dự án đầu tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.

Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa kỳ hạn bình quân của các tài sản và các khoản nợ của ngân hàng trong điều kiện lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến của ngân hàng dẫn đến khả năng giảm thu nhập của ngân hàng so với dự tính. Với đặc thù của nguồn vốn huy động thường là ngắn hạn trong khi các khoản tín dụng lại bao gồm cả trung và dài hạn nên GP.Bank Vũng Tàu thường xuyên phải đối mặt với rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản, đặc biệt là khi mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm đi như thời gian vừa qua.

Từ bảng 2.13 ta thấy tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất là 205.750 triệu đồng năm 2012 và 257.260 triệu đồng năm 2013. Đây là những khoản cho vay sắp đáo hạn hoặc sắp được cho vay lại. Nếu lãi suất tăng sau khi khoản vay này được thực hiện, ngân hàng sẽ chỉ cho vay lại khi khoản vay này có thể mang lại một khoản lợi nhuận tiềm năng tương đương mức lợi nhuận hiện tại của những công cụ tài chính khác có chất lượng tương xứng.

Tương tự như vậy, những khoản cho vay sắp đáo hạn sẽ cung cấp cho ngân

hàng vốn phục vụ tái đầu tư vào những khoản cho vay mới với lãi suất hiện tại.

Còn tổng nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất ở đây bao gồm chứng chỉ tiền gửi sắp đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn, khi đó, ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận mức lãi suất tiền gửi mới, phù hợp với những điều kiện của thị trường; những khoản vay tiền gửi lãi suất thả nổi có thu nhập thay đổi tự động cùng với lãi suất thị trường; và những khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ có lãi suất được điều chỉnh hàng ngày để phản ánh những biến động mới nhất của thị trường.


Dựa vào công thức của mô hình định giá lại, chúng ta có thể đánh giá sơ bộ về tình hình rủi ro lãi suất của GP.Bank Vũng Tàu qua bảng 2.12.

Bảng 2.12: Phân tích trạng thái nhạy cảm với lãi suất của GP.Bank Vũng Tàu

Đơn vị tính: Triệu đồng


Khoản mục

Năm 2012

Năm 2013

Tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất

205.750

257.260

Tổng nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

464.327

487.956

Chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn nhạy

cảm với lãi suất(GAP)

-258.577

-230.696

Tỷ lệ tài sản nhạy cảm trên nguồn vốn nhạy

cảm (ISR)

44%

53%

IS GAP tương đối (tỷ số giữa GAP với tài

sản nhạy cảm lãi suất)

-126%

-90%

Trạng thái của ngân hàng

Nhạy cảm

nguồn vốn

Nhạy cảm

nguồn vốn

Thu nhập ròng (NIM) sẽ giảm nếu

Lãi suất tăng

Lãi suất tăng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng nguồn Vốn GP.Bank)

Điều gì xảy ra khi giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất không cân bằng với giá trị nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất? Rõ ràng là một khoản chênh lệch tài sản – nguồn vốn nhạy cảm lãi suất hay một chênh lệch nhạy cảm lãi suất đã hình thành. Ở NH GP.Bank Vũng Tàu, tổng tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất trị giá như đã nêu trên bảng 2.13. Và do vậy, ngân hàng có chênh lệch nhạy cảm lãi suất âm. Cụ thể là năm 2012 chênh lệch nhạy cảm lãi suất là -258.577 triệu đồng và đến năm 2013 độ chênh giảm là -230.696 triệu đồng. Nếu lãi suất tăng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ giảm vì thu từ lãi trên tài sản sẽ tăng ít hơn chi phí trả lãi cho vốn huy động. Nếu các yếu tố khác không đổi thì thu nhập lãi của ngân hàng sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu lãi suất giảm khi ngân hàng đang trong tình trạng nhạy cảm nguồn vốn hay chênh lệch âm thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng sẽ tăng vì thu từ lãi trên tài sản sẽ giảm ít hơn chi phí trả lãi cho các nguồn

Ngày đăng: 06/05/2023