Xu Hướng Nâng Cao Các Yêu Cầu Cơ Bản Đối Với Công Tác Huấn Luyện Tâm Lý


Ngoài ra bồi dưỡng cho VĐV động cơ xã hội và hứng thú ổn định vì danh dự của Tổ quốc và tập thể cũng sẽ giúp cho VĐV hình thành được tính tự giác, tích cực trong huấn luyện tâm lý. Đồng thời HLV cùng VĐV phân tích hệ thống các đồ án tâm lý môn thể thao chuyên sâu, đặc điểm tâm lý thể thao và tình hình chỉnh đổi đặc điểm tâm lý và dùng phương thức thảo luận đặt ra kế hoạch, biện pháp thủ pháp huấn luyện tâm lý, đề ra hiệu quả dự định. Tất cả những cách làm này đều có thể khích lệ VĐV nâng cao tính tự giác tích cực tiến hành huấn luyện tâm lý.

b. Nguyên tắc nâng dần và nguyên tắc lặp lại.

Sự hoàn thiện và phát triển các phẩm chất tâm lý của VĐV phải thực hiện thông qua huấn luyện giáo dục bồi dưỡng lâu dài mới có được. Bởi vậy, khi đề ra nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, yêu cầu của huấn luyện phải từ dễ đến khó, từ nông đến sâu một cách dần dần và nâng cao từng bước; Nếu quá nôn nóng đốt cháy giai đoạn sẽ không dễ đạt được hiệu quả huấn luyện tốt. Ví dụ như tiến hành huấn luyện ý chí thì độ khó yêu cầu chỉ có thể nâng dần từng bước, tích luỹ từng ngày, từng tháng, từ đó làm cho phẩm chất ý chí được phát triển. Nếu như mới đầu mà độ khó đã quá cao hoặc các hoạt động mà VĐV không có năng lực hoàn thành sẽ có thể làm cho VĐV xuất hiện tâm lý sợ khó nào đó, như vậy sẽ trở ngại cho việc bồi dưỡng ý chí.

Thông qua huấn luyện để phát triển phẩm chất tâm lý cho VĐV cũng phải được thực hiện lặp đi lặp lại trong thực tiễn mới có thể đạt được. Do một phẩm chất tâm lý nào đó đạt được sau huấn luyện tâm lý, một khi không được vận dụng trong thực tiễn hoặc trong tập luyện sẽ bị mất đi (Ví dụ như tự giác vận động chuyên môn). Do vậy phải coi trọng nguyên tắc lắp lại, thực hành lặp lại, làm cho phẩm chất tâm lý của VĐV trong quá trình bồi dưỡng giáo dục không ngừng được phát triển.

c. Nguyên tắc đối xử cá biệt.


Huấn luyện tâm lý thể thao đối với VĐV có tính quy luật chung nên có thể cùng sử dụng các phương pháp huấn luyện chung, nhưng đồng thời cũng phải chú ý đến đặc điểm riêng của VĐV như sự khác biệt về tâm lý trí lực, trạng thái tâm lý… Vì vậy phải xem xét đến đặc điểm từng người để huấn luyện một cách sát thực mới có thể đạt hiệu quả cao, ví dụ có VĐV dễ tiếp nhận ám thị, song có VĐV lại khó tiếp nhận ám thị. Như vậy, cùng dùng phương pháp huấn luyện thôi miên thì VĐV dễ tiếp nhận ám thị sẽ đạt hiệu quả huấn luyện tốt, còn VĐV khó tiếp nhận ám thị sẽ không để đạt được hiệu quả tốt được. Vì vậy, phải sử dụng một số phương thức đặc biệt hoặc phải ám thị nhiều lần mới có thể làm cho VĐV đó thu được hiệu quả huấn luyện tâm lý. Cũng chính vì vậy, khi tiến hành huấn luyện tâm lý không thể nhất loạt như nhau mà phải tuỳ từng trường hợp cụ thể, HLV cần có sự đối xử cá biệt với một hoặc vài VĐV nhất là VĐV có cá tính, mới có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Tóm lại, các nguyên tắc huấn luyện tâm lý cũng gần giống những nguyên tắc trong giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao [9], [21], [86], [89], [90], [91], [94].

1.3.5. Xu hướng nâng cao các yêu cầu cơ bản đối với công tác huấn luyện tâm lý

Từ thực tiễn của quá trình huấn luyện VĐV cấp cao, các nhà khoa học tâm lí (Rudich,1980; Pu nhi, 1984; Phạm Ngọc Viễn, Vương Tân Thắng, Mã Khởi Vĩ) đã đi đến khẳng định: để có thể thực hiện được mục đích và phát triển hết tác dụng của huấn luyện tâm lý, phương pháp huấn luyện tâm lý hiện nay phải đáp ứng được các yêu cầu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Huấn luyện tâm lý phải được xây dựng kết hợp cùng với kế hoạch huấn luyện một cách chặt chẽ. Huấn luyện tâm lý phải diễn ra theo từng giai đoạn, từng thời kỳ, ở mỗi giai đoạn, thời kỳ được sử dụng các phương pháp và thủ pháp khác nhau để phù hợp với nội dung huấn luyện thể thao.


Nghiên cứu các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho vận động viên Karatedo cấp cao Việt Nam - 6

Huấn luyện tâm lý phải được dựa trên các cơ sở khoa học của các quá trình, trạng thái tâm lý, đồng thời phải dựa trên các nguyên tắc chặt chẽ nhằm đảm bảo cho việc huấn luyện mang tính hệ thống và hợp lý. Đặc biệt huấn luyện tâm lý hiện nay cần chú trọng tới tính động, tính đặc thù, tính chỉnh thể và tính bảo mật trong khi tiến hành huấn luyện.

Huấn luyện tâm lý trong quá trình thi đấu được hết sức coi trọng, nếu như trước thi đấu, huấn luyện tâm lý chủ yếu tập trung vào việc chuẩn bị tâm lý cho VĐV, đồng thời dùng các biện pháp để điều chỉnh tâm lý nhằm làm cho trạng thái tâm lý của VĐV đạt được tối ưu thì huấn luyện tâm lý trong thi đấu lại tập trung vào việc khống chế sự ổn định của trạng thái tâm lý. Trong khi đó, huấn luyện tâm lý sau thi đấu chủ yếu tập trung vào việc điều chỉnh tâm lý của VĐV sau thất bại hoặc thắng lợi để có lợi cho thi đấu và huấn luyện tiếp theo.

Việc tiến hành huấn luyện tâm lý phải được dựa trên sự giám định tâm lý bằng các phương tiện kiểm tra hiện đại và chính xác như máy đo nhiệt độ da, độ run, điện não, điện trở da và các test khoa học khác làm cho việc chẩn đoán tâm lý đạt độ chuẩn xác cao, từ đó giúp cho việc huấn luyện điều chỉnh đạt hiệu quả cao [7], [22], [27], [28], [35].

1.3.6. Xu hướng sử dụng các phương pháp huấn luyện tâm lý hiện đại, đa dạng

Trong huấn luyện tâm lý hiện đại, các chuyên gia tâm lý và các HLV thể thao đã ngày càng sử dụng nhiều các phương pháp biện pháp đa dạng, phong phú để huấn luyện kỹ năng tâm lý và điều chỉnh trạng thái tâm lý.

Về phương pháp huấn luyện kỹ năng tâm lý:

Một số phương pháp huấn luyện kỹ năng tâm lý cơ bản hiện nay đang được sử dụng rộng rãi ở các đội thể thao mạnh của thế giới là:

Huấn luyện theo thiết kế mục tiêu. Huấn luyện kỹ năng thả lỏng.


Huấn luyện kỹ năng biểu tượng. Huấn luyện kỹ năng chú ý.

Huấn luyện kỹ năng tự kỉ ám thị. Huấn luyện bắt trước mô hình.

Huấn luyện điều khiển stress. Huấn luyện chiến thuật tâm lý.

Huấn luyện thông tin ngược sinh vật.

Nâng cao năng lượng tâm lý (Sức bền tâm lý).

Về các biện pháp chuẩn bị tâm lý thi đấu:

Các biện pháp chuẩn bị tâm lý thi đấu gồm các biện pháp sau: Hoàn thiện nhân cách của VĐV.

Ứng dụng hợp lý nguyên lý năng lượng tâm lý. Xác định động cơ thi đấu.

Xây dựng hướng tâm lý thi đấu chính xác.

Xác định thái độ của VĐV đối với thắng lợi và thất bại trước khi bước vào thi đấu.

Xác định lời nói và hành động của HLV trước thi đấu. Soạn thảo phương án chuẩn bị trước thi đấu.

Chuẩn bị các chiến thuật tâm lý.

Các biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý trước thi đấu.

Hiện nay các chuyên gia tâm lý, HLV thể thao các nước có nền thể thao phát triển thường sử dụng là:

HLV nói chuyện thân tình với VĐV. Phổ biến lại trình tự thi đấu.

Nhắm mắt dưỡng thần (ám thị và tự kỉ ám thị). Trốn tránh thông tin.

Tự điều chỉnh tâm lý.


Dùng các bài tập chuyên môn khởi động, tư duy chiến thuật trước thi đấu vv… [45], [51], [53], [54], [65].

Các biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý trong thi đấu gồm:

Điều chỉnh hô hấp.

Ngồi tĩnh nhắm mắt, tự kỷ ám thị. Thả lỏng cơ cổ, vai, tay, chân v.v… Ám thị.

Cắt chặn tư duy. Tự thư giãn.

Xoa bóp.

Điều chỉnh tâm lý động viên sự quyết tâm, xây dựng tư duy chuyên

môn.


Các biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý sau thi đấu gồm:

Thông qua nhận thức để điều chỉnh tâm lý. Thông qua phương pháp huấn luyện thả lỏng. Thả lỏng âm nhạc.

Tự điều chỉnh thần kinh, cơ bắp.

Điều chỉnh bằng các hoạt động tâm lý nhẹ nhàng, vui vẻ. Tự thư giãn...

Về các biện pháp chuẩn bị tâm lý thi đấu:

Các biện pháp chuẩn bị tâm lý thi đấu gồm các biện pháp sau: Hoàn thiện nhân cách của VĐV.

Ứng dụng hợp lý nguyên lý năng lượng tâm lý. Xác định động cơ thi đấu.

Xây dựng hướng tâm lý thi đấu chính xác.

Xác định thái độ của VĐV đối với thắng lợi và thất bại trước khi bước

vào thi đấu.

Xác định lời nói và hành động của HLV trước thi đấu.


Soạn thảo phương án chuẩn bị trước thi đấu. Chuẩn bị các chiến thuật tâm lý.

Các biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý trước thi đấu.

Hiện nay các chuyên gia tâm lý, HLV thể thao các nước có nền thể thao phát triển thường sử dụng là:

HLV nói chuyện thân tình với VĐV. Phổ biến lại trình tự thi đấu.

Nhắm mắt dưỡng thần (ám thị và tự kỉ ám thị). Trốn tránh thông tin.

Động viên tinh thần VĐV. Tự điều chỉnh tâm lý.

Khởi động chuyên môn.

Các biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý trong thi đấu gồm:

Điều chỉnh hô hấp. Ngồi tĩnh (thiền).

Thả lỏng cơ cổ, vai, chân, tay. Ám thị.Tự ám thị.

Cắt chặn tư duy. Tự thư giãn.

Xoa bóp.

Xây dựng chiến thuật thi đấu.

Các biện pháp điều chỉnh trạng thái tâm lý sau thi đấu gồm:

Thông qua nhận thức để điều chỉnh tâm lý. Thông qua phương pháp huấn luyện thả lỏng. Thả lỏng âm nhạc.

Tự điều chỉnh thần kinh, cơ bắp.

Điều chỉnh bằng các hoạt động nhẹ nhàng, vui chơi, giải trí, du lịch... Tự thư giãn…


1.4. Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.4.1. Các công trình nghiên cứu về tâm lý TDTT ngoài nước

Trong một thời kỳ rất dài trước khi tâm lý học trở thành một môn khoa học, loài người đã có những suy nghĩ và tìm tòi về các hiện tượng tâm lý đối với các hoạt động cơ thể.

Từ góc độ lịch sử đã có học giả cho rằng các đấu thủ tham gia các đại hội Olympic cổ đại của Hy Lạp đã tiến hành một số chuẩn bị tâm lý (Zeigler 1964). Tư tưởng giáo dục của Aristol cho rằng giữa thể dục, đức dục và trí dục có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự khoẻ mạnh của trí lực dựa vào sự khoẻ mạnh của cơ thể. Điều này cuối cùng đã phát triển thành câu danh ngôn: Tinh thần lành mạnh thuộc về cơ thể khoẻ mạnh. Nhà thơ Hơ Ma cổ Hy Lạp thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên đã từng giảng về chủ đề: “Cơ thể hoàn mỹ và tâm linh trong sáng”.

Người viết bản thảo của tuyên ngôn độc lập nước Mỹ, vị Tổng thống của nước Mỹ, ông Thomas Jefferson đã viết “Cơ thể cường tráng tạo nên tinh thần cường tráng”. Công trình nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý được coi là đầu tiên, đó là công trình nghiên cứu thực nghiệm “Ảnh hưởng của xã hội đối với việc thúc đẩy thành tựu của VĐV” của Triplett năm 1877. Kết luận công trình nghiên cứu của mình, Tripett đưa ra: “Sự tồn tại của các đội viên thi đấu khác có sự tác động thúc đẩy việc nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV xe đạp”. Nhà Khoa học Nga Leskốp (1901) đã công bố nghiên cứu của mình và luận chứng việc điều tiết tâm lý có hiệu quả đối với các biểu hiện của vận động. Năm 1913 nhà sáng lập Olympic hiện đại ông Decoubertin trong cuốn sách Bàn về tâm lý học thể thao, (Essays in Sport Psy chology) đã đề cập vấn đề đem phong trào TDTT làm thành một loại biểu hiện và gọi công cụ giáo dục thẩm mỹ để đạt được sự cân bằng tình cảm [44], [52], [55], [60].


Năm 1912, nhà khoa học Barth cũng đã xuất bản cuốn sách với tựa đề: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc tham gia thể dục thể thao đối với ý chí và tính cách của con người”.

Song các công trình ở cuối thế kỷ 18 và trước đại chiến thế giới thứ nhất (1915 - 1918) vẫn chưa có công trình nào có được các luận cứ và sự chứng minh đầy đủ.

Sau đại chiến thế giới lần 1 trở đi, đã có một số nghiên cứu mang tính hệ thống về tâm lý học thể thao. Người được gọi là cha đẻ của tâm lý học thể thao của Mỹ là Colemon Grefifith. Năm 1925 ông đã xây dựng một phòng thực nghiệm tâm lý thể thao đầu tiên của thế giới ở Trường đại học Ilinoi; Năm 1916 ông đã cho xuất bản cuốn “Tâm lý học huấn luyện” đây là cuốn tâm lý chuyên về thể thao đầu tiên của thế giới, hai năm sau ông cho xuất bản cuốn “Tâm lý học thể thao thi đấu”.

Cũng trong những năm 20 của thế kỷ XX, học viện TDTT Matxcơva và học viện TDTT Lêningrat cũng đã thành lập và đã đề cập tới vấn đề tâm lý học TDTT, nhưng mới chỉ làm thành 1 bộ phận của giảng dạy và huấn luyện mà vẫn chưa được coi là một môn khoa học độc lập. Năm 1923 nhà tâm lý học thể thao Caoasuky đã cho xuất bản cuốn “Tâm lý học TDTT”, “Tâm lý học thể thao”, hai cuốn sách này mới chỉ đem vận động làm thành cơ sở của TDTT để tiến hành nghiên cứu các vấn đề tâm lý học, đồng thời vẫn chưa đề cập tới tâm lý học thể thao. Vào năm 1930 Caoasuky lại xuất bản cuốn “Tâm lý học TDTT”, năm 1952 lại xuất bản cuốn sách “Tâm lý học TDTT” mới. Nước Đức cũng có một số tác giả xuất bản một số sách tâm lý học trong đó Schulte là người tiêu biểu nhất. Trong cuốn tâm lý học TDTT của ông xuất bản năm 1928 đã đề cập nhiều lĩnh vực rộng rãi về tâm lý học TDTT [13], [15], [33], [34], [38].

Từ những năm 1930 - 1950 trong gần 20 năm tâm lý học thể thao ở và một giai đoạn tương đối trì trệ chỉ có một vài bài viết về tâm lý TDTT; Điều

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí