dụng vốn, hiệu quả hoạt động cho vay sẽ có nguy cơ giảm sút. Vì vậy, yêu cầu đẩy mạnh huy động vốn và cơ cấu lại kỳ hạn nguồn vốn của chi nhánh trong thời gian tới là hết sức cần thiết trong thời gian tới.
2.2.1.3. Phân tích kết cấu cho vay năm 2012 và 2013
Chủ trương cho vay của GP.Bank Vũng Tàu là tập trung vào các cá nhân, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nên trong những năm qua, mặc dù chịu sự canh tranh rất lớn trên địa bàn (Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có hơn 40 tổ chức tín dụng) nhưng chi nhánh đã phát huy và tận dụng tốt các mối quan hệ do vậy cơ cấu tín dụng có sự chuyển dịch tích cực. Xem bảng 2.6 - Kết cấu cho vay phân theo loại tiền và kỳ hạn cho vay dưới đây.
Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng theo loại tiền, kỳ hạn năm 2012 -2013.
Đơn vị tính: Triệu đồng
2012 | 2013 | So sánh 2013/2012 | ||||
Chênh lệch | Tỷ trọng | |||||
Tổng dư nợ tín dụng | 360.150 | Tỷ trọng | 397.865 | Tỷ trọng | 37.715 | 10.47 % |
Phân theo loại tiền | 360.150 | 100% | 397.865 | 100% | 37.715 | 10.47 % |
- VND | 360.030 | 99,97 | 397.718 | 99,96 | 37.688 | 10.47% |
- USD | 120 | 0,03 | 147 | 0,04 | 27 | 22.5% |
Phân theo kỳ hạn | 360.150 | 100% | 397.865 | 100% | 37.715 | 10.47 % |
- Ngắn hạn | 205.750 | 57,13% | 257.260 | 64,66% | 51.510 | 25.04% |
- Trung, dài hạn | 154.400 | 42,87% | 140.605 | 35,34% | -13.795 | -8.93% |
Có thể bạn quan tâm!
- Duy Trì Một Qui Trình Đo Lường Và Giám Sát Tốt Hoạt Động Ngân Hàng.
- Phân Tích Thực Trạng Rủi Ro Trong Quá Trình Hoạt Động Của Gp.bank Vũng Tàu.
- Cơ Cấu Cho Vay Của Gp.bank Vũng Tàu Năm 2012 Và 4 Quý Năm
- Cơ Cấu Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Gp.bank Vũng Tàu Giai Đoạn
- Phân Tích Sự Biến Động Của Nguồn Vốn Nhạy Cảm Với Lãi Suất
- Nguyên Nhân Rủi Ro Lãi Suất Của Gp Bank Vũng Tàu Trong Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết cho vay năm 2012-2013 – GP.Bank)
Qua bảng 2.6 ta thấy, GP.Bank Vũng Tàu tập trung chủ yếu vào cho vay bằng Việt Nam đồng (chiếm hơn 99% trong tổng dư nợ). Sở dĩ tín dụng nội tệ chiếm tỷ trọng cao như trên là do GP.Bank Vũng Tàu là ngân hàng ra đời muộn hơn
rất nhiều so với các NHTMCP khác (năm 2007). Bên cạnh đó, các dịch vụ cho vay bằng ngoại hối rất hạn chế và giá cho vay lại cao nên khó cạnh tranh với các NH lớn. Tỷ trọng cho vay ngoại tệ năm 2013 là 0.04% tuy có tăng lên một chút so với năm 2012 là 0.03% nhưng không đáng kể so với tỷ trọng cho vay bằng VND. Nguyên nhân chủ yếu là do giai đoạn 2012 -2013 thực hiện theo chủ trương của Chính phủ là cho vay hỗ trợ lãi suất đối với nhu cầu vay bằng VND. Do đó, các doanh nghiệp cũng tập trung vay bằng VND để tận dụng cơ hội này. Năm 2013, GP.Bank Vũng Tàu dư vốn khá nhiều nên đã đẩy mạnh cho vay nhưng đây là thời điểm khủng hoảng kinh tế, bất động sản trầm lắng, nhu cầu vay tiêu dùng cá nhân ít nên khách hàng vay vốn không nhiều. Chính vì vậy chênh lệch cho vay giữa 2013 so với 2012 khoảng 10.47% chỉ ở mức trung bình.
Về kỳ hạn cho vay, các khoản vay trung và dài hạn trong giai đoạn này bị hạn chế tối đa cho nên mức dư nợ có xu hướng giảm dần từ 154.400 triệu đồng năm 2012 xuống còn 140.605 triệu đồng năm 2013. Chi nhánh đang từng bước chuyển dịch trong cơ cấu kỳ hạn, giảm tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn. Bởi vì về khía cạnh so sánh giữa thời hạn huy động và cho vay thì những món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Do vậy, xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm cho vay trung, dài hạn sẽ giúp mau chóng thu hồi nợ, quay vòngvốn nhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế khủng hoảng, có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
- Kết cấu cho vay theo ngành nghề: Trong thời gian qua, chi nhánh GP. Bank Vũng Tàu đã trú trọng đa dạng hóa ngành nghề, lĩnh vực cho vay. Tập trung vào cho vay các lĩnh vực có khả năng sinh lời cao như: Dịch vụ dầu khí, thương mại, du lịch, khách sạn nhà hàng, chế biến hải sản……..và hạn chế cho vay các lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khả năng thu hồi vốn chậm như bất động sản, chứng khoán, xây dựng…Xem xét bảng 2.7 về tình hình dư nợ cho vay theo ngành nghề ta sẽ thấy rõ hơn về cơ cấu tín dụng của chi nhánh trong năm 2012 -2013.
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay theo ngành nghề tại GP.Bank Vũng Tàu năm 2012 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2012 | Năm 2013 | |||
Tuyệt đối | Tỷ trọng ngành/Tổn g dư nợ (%) | Tuyệt đối | Tỷ trọng ngành/Tổng dư nợ (%) | |
Dịch vụ dầu khí | 11.486 | 11% | 9.700 | 9% |
Thương mại, dịch vụ | 31.621 | 31% | 28.750 | 28% |
Kinh doanh BĐS | 1.500 | 1% | 6.800 | 7% |
Nhà hàng, khách sạn | 12.100 | 12% | 12.500 | 12% |
Dịch vụ du lịch | 16.630 | 16% | 13.647 | 13% |
Xây dựng | 0 | 0 | 0 | 0 |
Vận tải biển | 0 | 0 | 0 | 0 |
Chế biến hải sản | 20.915 | 20% | 24.650 | 24% |
Ngành khác | 8.600 | 8% | 6.780 | 7% |
Tổng dư nợ | 102.852 | 100% | 102.827 | 100% |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết cho vay năm 2012-2013 – GP.Bank)
Trong kết cấu cho vay theo ngành nghề, dư nợ của các ngành như: Thương mại, dịch vụ; Chế biến hải sản; Dịch vụ du lịch; Nhà hàng khách sạn và dầu khí là các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Những năm gần đây, việc tập trung cho vay vào một số ngành nghề cũng là tiềm ẩn nguy cơ rủi ro khi thị trường của các ngành trên có biến động. Thực tế trong thời gian qua, những ngành này đang gặp những khó khăn nhất định buộc chi nhánh phải có giải pháp để tìm cách khắc phục, giảm thiểu tối đa những biến cố có thể xảy ra.
Đối với khách hàng thuộc ngành thương mại dịch vụ: do tình hình kinh tế
suy thoái, các công ty thuộc ngành này cũng phải chịu nhiều thiệt hại khi người dân cũng như các bạn hàng cắt giảm chi tiêu. Nhu cầu về mua sắm giảm mạnh, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ về chất lượng và giá cũng là nguyên nhân khó khăn cho các doanh nghiệp này. Nên GP.Bank Vũng Tàu đã chủ động giảm mức dư nợ của ngành này từ 31.621 triệu đồng năm 2012 xuống còn 28.750 triệu đồng năm 2013.
Đối với các khách hàng thuộc ngành chế biến hải sản: Đây là ngành mang tính đặc thù địa phương nên chi nhánh tập trung cho vay và hỗ trợ cho vay tương đối mạnh nên dư nợ của ngành này có xu hướng tăng lên khoảng 4% từ 20% năm 2013 lên 24% năm 2012.
Đối với các ngành thuộc ngành dịch vụ du lịch, nhà hàng khách sạn và dịch vụ dầu khí đây cũng là các ngành chủ lực của địa phương nên những năm gần đây GP.Bank Vũng Tàu trú trọng cho vay. Tuy nhiên do các ngành này cũng chịu áp lực khá lớn từ sự cạnh tranh của các đối thủ và tình hình suy thoái kinh tế nên dư nợ cũng bị giảm tương đối do chi nhánh chủ động không cho vay đối với một số khoản vay đến hạn và hạn chế cho vay nên tỷ trọng cũng giảm trong năm 2013.
Ngành kinh doanh bất động sản có xu hướng phục hồi nhẹ do giá nhà đất đã giảm khá mạnh trong 2 năm qua. Đây là cơ hội cho các công ty kinh doanh BĐS quy mô nhỏ hoạt động môi giới khá thành công. Trong năm 2013, chi nhánh đã tài trợ cho một dự án quy mô nhỏ, khả thi nên dư nợ ngành này đã tăng lên từ 1.500 triệu đồng lên 6.800 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu đẩy mạnh cho vay lĩnh vực này thì nguy cơ tiềm ẩn rủi ro vẫn là rất lớn vì thị trường BĐS được dự đoán còn cần một thời gian dài nữa mới có thể phục hồi.
Nhìn vào bảng 2.7 ta nhận thấy, tổng dư nợ cho vay năm 2013 theo ngành giảm từ 102.852 triệu đồng năm 2012 xuống còn 102.827 triệu đồng năm 2013 tương đương khoảng 0,03% không đáng kể. Tuy nhiên, xét theo từng ngành thì ta thấy, ngành có mức giảm mạnh nhất là ngành thương mại dịch vụ và dịch vụ du lịch cùng giảm mức 3% qua 2 năm. Đây là 2 ngành chịu ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ khác, theo đó GP.Bank
cũng hạn chế cho các ngành này vay vốn và ép mốt số công ty thanh toán nợ gốc, thu hồi vốn tránh rủi ro nên dư nợ các ngành này giảm đáng kể. Trong khi đó GP.Bank Vũng Tàu lại chuyển vốn qua các ngành chuyên về chế biến hải sản do nhận thấy các ngành này làm ăn có lời và về lâu dài là ngành thiết yếu nên rủi ro thấp hơn so với các ngành khác nên dư nợ năm 2013 đã tăng 4% so với năm 2012.
2.2.1.4. Phân tích kết cấu phân nhóm nợ
Phân tích kết cấu nhóm nợ để thấy được cơ bản chất lượng tín dụng của chi nhánh có còn đảm bảo và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có trong mức an toàn hay không. Ta xem xét bảng 2.8.
Bảng 2.8: Phân loại nhóm nợ năm 2012 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2012 | Năm 2013 | |||
Dư nợ | %(trên tổng dư nợ) | Dư nợ | %(trên tổng dư nợ) | |
Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) | 286.797 | 79,6% | 276.285 | 69,4% |
Nợ cần chú ý (nhóm 2) | 45.280 | 12.6% | 52.897 | 13,3% |
Nợ xấu (nhóm 3,4,5) | 28.073 | 7,8% | 68.683 | 17,3% |
Tổng dư nợ | 360.150 | 100% | 397.865 | 100% |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012,2013 – GP.Bank)
Năm 2012 bắt đầu là năm khó khăn cho GP.Bank Vũng Tàu, nợ xấu nhóm 3,4,5 tăng đột biến 7,8%. Lý do của sự tăng đột biến này là do từ đầu năm 2012 GP.Bank Vũng Tàu đã tạm ngưng cho vay trong suốt năm 2012 các khách hàng hạn phải tất toán mà không có nguồn để trả nên đã xảy ra tình trạng quá hạn. Nhóm 2 là nhóm có nguy cơ dẫn đến nợ xấu chiếm tỷ lệ 12,6% trong tổng nợ. Chính nhóm nguy cơ này đã là tác nhân gây lên mức nợ xấu tăng từ 7,8% năm 2012 lên 17,3% năm 2013. Năm 2013, tuy chi nhánh đã tiến hành cho vay trở lại, nhưng các khách
hàng quá hạn và không có khả năng trả nợ từ năm 2012 còn sót lại đã hoàn toàn mất khả năng thanh toán. Những khách hàng này chi nhánh dự kiến sẽ phải áp dụng các biện pháp như thanh lý tài sản, khởi kiện ra tòa…trong thời gian tới.
2.2.1.5. Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại GP.Bank Vũng Tàu a/ Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh
Một trong số các vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện nay là cạnh tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực: mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới, tập trung là các thành phố lớn và khu công nghiệp, mở rộng cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, khi càng có nhiều ngân hàng thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Các ngân hàng đang có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc thành lập và phát triển thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch. GP.Bank cũng đang phát triển mạng lưới hoạt động của mình theo xu hướng này.
Xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh giữa ngân hàng này với ngân khác mà còn là sự cạnh tranh gay gắt không đáng có của các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Hậu quả của việc mở rộng quá mức mạng lưới chi nhánh là sự tranh giành khách hàng, hay các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng an toàn, cạnh tranh thiếu bình đẳng, mất đi tính hợp tác giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Chính vì lý do này nên Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành những quy định khắt khe hơn đối với việc xin mở thêm các chi nhánh và phòng giao dịch của các NHTM. Theo Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013, chỉ các ngân hàng có khả năng quản trị tốt, hoạt động có hiệu quả, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và có nhu cầu thì mới được mở chi nhánh, phòng giao dịch tại các địa bàn thực sự có nhu cầu về dịch vụ ngân hàng việc mở rộng mạng lưới Ngân hàng ở các khu vực đô thị cũng bị hạn chế. Chi nhánh, phòng giao dịch của các Ngân hàng yếu kém trong quản trị, vi phạm các quy định an toàn và hoạt động không hiệu quả sẽ bị thu hồi giấy phép.
Tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến không ít trường hợp các chi nhánh
GP.Bank sử dụng nhiều biện pháp như: thực tế có một số khách hàng khả năng tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh doanh cầm chừng, kết quả kinh doanh có lãi thấp hoặc lỗ, vốn lưu động ròng âm, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu....nhưng các chi nhánh vẫn cho vay, thậm chí có nhiều chi nhánh buông lỏng trong khâu xét duyệt cho vay như đánh giá sơ sài về hiệu quả dự án, phương án sản xuất kinh doanh, không thường xuyên giám sát vốn vay, đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo đặc biệt là những khách hàng có trụ sở giao dịch ngoài địa bàn hoạt động và có quan hệ với nhiều ngân hàng. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Một vài chi nhánh trong hệ thống GP.Bank sau một thời gian thành lập đã bộc lộ tỷ lệ nợ quá hạn cao trong toàn hệ thống.
Rủi ro do những thay đổi từ chính sách Nhà nước và môi trường pháp lý chưa thuận lợi
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.
Tại GP.Bank, bộ phận xử lý nợ hiện đang thụ lý nhiều hồ sơ nợ quá hạn cần xử lý, phát mãi tài sản đảm bảo nhưng tiến độ thực hiện đang gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.
Rủi ro do sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh.
Việt nam là nước nông nghiệp có thế mạnh về các mặt hàng nông sản như : gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều, mì lát... có tỷ trọng xuất khẩu cao hàng năm. Hàng năm các cơn bão lần lượt đổ bộ vào nước ta, trung bình 1 năm có khoảng 12 cơn bão lớn nhỏ.......đã tàn phá khu vực miền Bắc, miền Trung, gây ra những tổn thất nặng nề về kinh tế.
Các hộ gia đình, các doanh nghiệp vay vốn tại các Chi nhánh GP.Bank để kinh doanh nông sản, chăn nuôi gia cầm gia súc, nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lụt, dịch bệnh đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ vay. GP.Bank buộc phải khoanh nợ, gia hạn thời gian trả nợ hay cho vay tiếp để khách hàng vay có nguồn trả nợ.
Rủi ro do sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN.
Qua các đợt thanh tra GP.Bank của NHNN cho thấy, bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đựơc đổi mới.
Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Bên cạnh đó, các thanh tra viên, vì mối quan hệ nào đó với các giám đốc Chi nhánh ngân hàng nên cả nể thường bỏ qua các lỗi hay không áp dụng các biện pháp chế tài mạnh đối với các lỗi vi phạm nặng của ngân hàng.
Chính những điều này đã tạo cho các chi nhánh trong hệ thống GP.Bank có cơ hội gia tăng các lỗi vi phạm trong nghiệp vụ dẫn đến nguy cơ rủi ro ngày càng lớn.