Sơ Đồ Mô Hình Năm Động Lực Của Michael E. Porter

Đối thủ tiềm ẩn


Đe dọa của các đối thủ chưa xuất hiện



Cạnh tranh nội bộ ngành


Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường


Nhà cung cấp

Quyền lực đàm phán

Quyền lực đàm phán


Khách hàng Nhà phân phối

Thách thức của các sản

phẩm dịch vụ thay thế


Sản phẩm thay thế



Sơ đồ 2: Sơ đồ mô hình năm động lực của Michael E. Porter


2.1.4. Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

2.1.4.1. Tính đặc thù trong cạnh tranh của các ngân hàng thương mại (NHTM)

Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, các NHTM trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các NHTM khác, mà từ tất cả các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động kinh doanh trên thương trường với mục tiêu là để giành giật khách hàng, tăng thị phần tín dụng cũng như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Tuy vậy, so với sự cạnh tranh của các tổ chức kinh tế khác, cạnh tranh giữa các NHTM có những đặc thù nhất định. Cụ thể:

- Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, chịu tác động bởi rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, truyền thống văn hoá… mỗi một nhân tố này có sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng đều tác động rất nhanh chóng và mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh chung. Chẳng hạn: Chỉ cần một tin đồn thổi dù là thất thiệt cũng có thể gây nên cơn chấn động rất lớn, thậm chí đe dọa sự tồn vong của cả hệ thống các tổ chức tín dụng. Một NHTM hoạt động yếu kém, khả năng thanh

khoản thấp cũng có thể trở thành gánh nặng cho nhiều tổ chức kinh tế và dân chúng trên địa bàn… Chính vì vậy, trong kinh doanh, các NHTM vừa phải cạnh tranh để từng bước mở rộng khách hàng, mở rộng thị phần, nhưng cũng không thể cạnh tranh bằng mọi giá, sử dụng mọi thủ đoạn, bất chấp pháp luật để thôn tính đối thủ của mình, bởi vì, nếu đối thủ là các NHTM khác bị suy yếu dẫn đến sụp đổ, thì những hậu quả đem lại thường là rất to lớn, thậm chí dẫn đến đổ vỡ luôn chính NHTM này do tác động dây chuyền.

- Hoạt động kinh doanh của các NHTM có liên quan đến tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, đến từng cá nhân thông qua các hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, cho vay cũng như các loại hình dịch vụ tài chính khác; đồng thời, trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM cũng đều mở tài khoản cho nhau để cùng phục vụ các đối tượng khách hàng chung. Chính vì vậy, nếu như một NHTM bị khó khăn trong kinh doanh, có nguy cơ đổ vỡ, thì tất yếu sẽ tác động dây chuyền đến gần như tất cả các NHTM khác, không những thế, các tổ chức tài chính phi NH cũng sẽ bị “vạ lây”. Đây quả là điều mà các NHTM không bao giờ mong muốn. Chính vì vậy, các NHTM trong kinh doanh luôn vừa phải cạnh tranh lẫn nhau để dành giật thị phần, nhưng luôn phải hợp tác với nhau, nhằm hướng tới một môi trường lành mạnh để tránh rủi ro hệ thống.

- Do hoạt động của các NHTM có liên quan đến tất cả các chủ thể, đến mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội, cho nên, để tránh sự hoạt động của các NHTM mạo hiểm nguy cơ đổ vỡ hệ thống, tất cả Ngân hàng Trung ương các nước đều có sự giám sát chặt chẽ thị trường này và đưa ra hệ thống cảnh báo sớm để phòng ngừa rủi ro. Thực tiễn đã chỉ ra những bài học đắt giá, khi mà Ngân hàng Trung ương thờ ơ trước những diễn biến bất lợi của thị trường đã dẫn đến hậu quả là sự đổ vỡ của thị trường tài chính

- tiền tệ làm suy sụp toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, nên sự cạnh tranh trong hệ thống các NHTM không thể dẫn đến làm suy yếu và thôn tính lẫn nhau như các loại hình kinh doanh khác trong nền kinh tế.

- Hoạt động của các NHTM liên quan đến lưu chuyển tiền tệ, không chỉ trong phạm vi một nước, mà có liên quan đến nhiều nước để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoại; do vậy, kinh doanh trong hệ thống NHTM chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong nước và quốc tế, như: Môi trường pháp luật, tập quán kinh doanh của các nước, các thông lệ quốc tế… đặc biệt là, nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện hạ tầng

cơ sở tài chính, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết định đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này. Điều đó cũng có nghĩa là, sự cạnh tranh trong hệ thống các NHTM trước hết phải chịu sự điều chỉnh bởi rất nhiều thông lệ, tập quán kinh doanh tiền tệ của các nước, sự cạnh tranh trước hết phải dựa trên nền tảng kỹ thuật công nghệ đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh tối thiểu; bởi vì, một NHTM mở ra một loại hình dịch vụ cung ứng cho khách hàng là đã phải chấp nhận cạnh tranh với các NHTM khác đang hoạt động trong cùng lĩnh vực, tuy nhiên, muốn lĩnh vực DV này được thực hiện thì đòi hỏi phải đáp ứng tối thiểu về điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính mà thiếu nó thì không thể hoạt động được. Rõ ràng là, sự cạnh tranh của các NHTM loại hình cạnh tranh bậc cao, đòi hỏi những chuẩn mực khắt khe hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào khác.

2.1.4.2. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại: Để đánh giá và xếp hạng các định chế tài chính nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng, Ngân hàng trung ương các nước thường đưa ra nhiều biện pháp đánh giá và xếp hạng dựa trên tập hợp các chỉ tiêu tài chính hay tiêu chuẩn cơ bản nào đó. Một trong những phương pháp tương đối phổ biến đang được Ngân hàng Trung ương các nước sử dụng đó là phương pháp CAMEL.

CAMEL là tên viết tắt lấy từ các chữ cái đầu của một tập hợp các tiêu chuẩn và các chỉ tiêu tài chính sau:

Quy mô vốn ( Capital adequacy).

Chất lượng tài sản Có ( Asset quality).

Chất lượng quản lý ( Management quality).

Khả năng sinh lời ( Earnings).

Khả năng thanh khoản ( Liquidity position).

Phương pháp CAMEL đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng trong Quy chế “Xếp loại các tổ chức tín dụng Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 292/1998-QĐ NHNN ngày 27/08/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.

Theo lý thuyết CAMEL, nếu quản lý tốt các yếu tố trên sẽ giảm thiểu rủi ro và đảm

bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.


a) C-Capital-Vốn tự có.

Các tổ chức tín dụng cần duy trì mức vốn đảm bảo chống đỡ những rủi ro đặc trưng của tổ chức tín dụng và khả năng quản lý để xác định, đo lường, kiểm soát và điều chỉnh được những rủi ro này. Các loại hình và mức độ rủi ro tác động đến hoạt động của một tổ chức tín dụng sẽ quyết định đến mức vốn cần duy trì thêm trên mức vốn tối thiểu theo quy định để đề phòng những hậu quả xấu mà những rủi ro này có thể xảy ra đối với mức vốn của tổ chức tín dụng.

b) A-Asset quality- Chất lượng tài sản có.

Chất lượng tài sản có được đánh giá dựa trên mức độ, sự phân bổ và tình trạng của các nhóm tài sản; mức độ đảm bảo dự phòng nợ. Bên cạnh đó cần xem xét đến mức độ tập trung tín dụng hoặc đầu tư, bản chất và số lượng của nhóm nợ đặc biệt, tính hợp lý của chính sách cho vay hoặc quy trình thủ tục tín dụng.

Các chỉ tiêu để đánh giá:

- Tổng dư nợ trên Tổng vốn huy động (%, lần): Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của Ngân hàng. Nó giúp so sánh khả năng cho vay với nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động không hiệu quả.

- Nợ quá hạn (NQH) / Tổng dư nợ (%): Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp thì chất lượng tín dụng cao, thông thường chỉ số này không được vượt quá 5% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân (Vòng quay vốn tín dụng): Chỉ tiêu này còn được gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm.

- Hệ số thu hồi nợ (%): Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng, cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho. Hệ số thu hồi nợ càng lớn thì đánh giá công tác thu hồi nợ của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại.

( Hệ số thu hồi nợ = Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay ).


c) M-Management ability- Năng lực quản lý

Năng lực quản lý được đánh giá dựa trên trình độ học vấn, năng lực điều hành và lãnh đạo, khả năng tuân thủ pháp luật và các quy định, khả năng lên kế hoạch và đối phó với những biến động của môi trường, những kết quả và sự thành công trong quản lý. Việc đánh giá cũng cần xem xét đến những chất lượng của những hoạt động kinh doanh và tất cả các chính sách cho vay, đầu tư và kinh doanh.

d) E-Earning- Khả năng sinh lời.

Yếu tố này đựơc xem xét dựa trên khả năng xử lý với các khoản nợ và khả năng đảm bảo sự tăng trưởng của thu nhập, chất lượng và cấu phần của thu nhập ròng, mức độ thu nhập của nguồn vốn và đề phòng với những bất thường. Trong chỉ tiêu này, để có thể đánh giá dễ dàng hơn, chúng ta nên sử dụng một số chỉ số sau:

- Tỷ suất doanh lợi: chỉ tiêu này thể hiện mức thu nhập mà ngân hàng có được

trong tổng số doanh thu.

Tỷ suất doanh lợi = Lợi nhuận ròng /doanh thu

- Hệ số sử dụng tài sản: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động

kinh doanh của ngân hàng sẽ đem về bao nhiêu đồng doanh thu.

Hệ số sử dụng tài sản = Doanh thu /tài sản

- Thu nhập trên tài sản (ROA): chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ đem về bao nhiêu đồng thu nhập ròng.

ROA = Lợi nhuận ròng /tài sản

e) L-Liquidity-Khả năng thanh khoản

Mức độ thanh khoản được đánh giá theo tính lỏng của các khoản tiền gửi, tần suất và mức độ sử dụng nguồn vốn đi vay của tổ chức tín dụng, năng lực chuyên môn liên quan đến cơ cấu tài sản nợ, mức độ sẵn có của tài sản có thể chuyển thành tiền mặt.

Sau đây là một số chỉ số phổ biến dùng để đánh giá khả năng thanh khoản của

NHTM:

- Rủi ro thanh khoản: Chỉ số này đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tỷ số này càng cao thì rủi ro thấp và dẫn đến lợi nhuận thu được thấp và ngược lại.

Rủi ro thanh khoản = (Tài sản thanh khoản – vay ngắn hạn) / Tổng vốn huy động

- Tài sản thanh khoản trên Tổng TS (%): Chỉ số này cho biết trong tổng tài sản có bao nhiêu tài sản có thể huy động đáp ứng nhu cầu thanh toán của ngân hàng.

2.1.5. Một số công cụ phục vụ phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng

a) Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh tổ chức/doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Giúp các nhà quản trị chiến lược nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức cùng các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, xác định được lợi thế cạnh tranh cho tổ chức và các điểm yếu kém cần khắc phục. Năm bước xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh:

+ Bước 1: lập một danh mục khoản 10 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.

+ Bước 2: phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.

+ Bước 3: phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mọi yếu tố phụ thuộc vào mức độ phản ứng của tổ chức đối với yếu tố đó, trong đó: 4-phản ứng tốt; 3- phản ứng trên trung bình; 2- phản ứng trung bình; 1-phản ứng yếu.

+ Bước 4: nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định số điểm

về tầm quan trọng.

+ Bước 5: cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định

tổng số điểm của ma trận hình ảnh cạnh tranh cho từng doanh nghiệp so sánh.

b) Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu). Là kỹ thuật đề ra chiến lược một cách khoa học. Mối liên hệ giữa các yếu tố trong SWOT được thể hiện theo bảng sau:

SWOT

S (Strengths)

W (Waeknesses)

O (Opportunities)

SO

WO

T (Threats)

ST

WT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng á châu chi nhánh Cần Thơ - 5

Bảng 1: Ma trận SWOT

Ma trận SWOT giúp ta phát triển 4 loại chiến lược:

+ Các chiến lược điểm mạnh - cơ hội (SO): các chiến lược này nhằm sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng các cơ hội bên ngoài.

+ Các chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO): Các chiến lược này nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong để tận dụng các cơ hội bên ngoài.

+ Các chiến lược điểm mạnh - đe dọa (ST): các chiến lược này sử dụng các điểm

mạnh để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của các mối đe dọa bên ngoài.

+ Các chiến lược điểm yếu - đe dọa (WT): các chiến lược này nhằm cải thiện điểm

yếu bên trong để tránh hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Số liệu thứ cấp


- Thu thập số liệu trực tiếp từ Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Cần Thơ từ năm 2005 đến năm 2007. Cụ thể:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng cân đối kế toán.

Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn.

- Tổng hợp thông tin từ các báo, tạp chí chuyên về Tài Chính - Ngân hàng như:

Tài Chính tiền tệ, thời báo ngân hàng, tạp chí ngân hàng…và từ Website ngân hàng.


2.2.1.2. Số liệu sơ cấp


- Điều tra phỏng vấn khách hàng ACB bằng bảng câu hỏi để nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và những nhu cầu của họ trong tương lai

- Thu thập số liệu sơ cấp:


+ Thu thập ý kiến khách hàng từ phiếu thăm dò.


+ Cỡ mẫu: 110


+ Vùng chọn mẫu: địa bàn thành phố Cần thơ


+ Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên.


- Xử lý số liệu: sử dụng phầm mềm SPSS

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu


- Mục tiêu 1: sử dụng mô hình CAMEL để đánh giá năng lực cạnh tranh của

ngân hàng.


- Mục tiêu 2: sử dụng mô hình năm động lực của Michael E. Porter để phân tích ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra khi phân tích đối thủ cạnh tranh còn sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh ngân hàng với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu.

- Mục tiêu 3: sử dụng phân tích SWOT trong việc đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng.

Ngoài ra trong quá trình phân tích còn sử dụng phuơng pháp so sánh, phương pháp tỷ trọng nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động, kết cấu của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận…của ngân hàng và sử dụng biểu đồ, biểu bảng để mô tả số liệu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023