Biogas là phương pháp xử lý kỵ khí khá đơn giản, thấy ở hầu hết các cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại, kể cả quy mô hộ gia đình. Ưu điểm của bể biogas là có thể sản xuất được nguồn năng lượng khí sinh học để thay thế được một phần các nguồn năng lượng khác. Trên thực tế, công nghệ xử lý biogas không xử lý triệt để được nguồn gây ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi, do đó rất cần có các biện pháp hỗ trợ, xử lý sau biogas. Tuy nhiên, những biện pháp hỗ trợ này cũng chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm chứ chưa xử lý được triệt để các chất gây ô nhiễm đạt tiêu chuẩn cho phép.
Cùng với việc tăng số lượng gia súc đã làm tăng số lượng chất thải chăn nuôi và gây ô nhiễm môi trường. Do đó việc đặt ra quản lý chất thải chăn nuôi để vừa ngăn chặn tác nhân gây ô nhiễm từ chất thải này vừa tái tạo năng lượng phục vụ sản xuất đang là vấn đề đặt ra cho ngành chăn nuôi. Vì vậy công nghệ biogas được đặt ra cho người chăn nuôi trong việc lựa chọn phương án thiết kế thi công một cách hiệu quả nhất.
Hơn nữa, chất thải sau khi xử lý bằng công nghệ biogas đã được cho thấy bởi nhiều báo cáo khoa học đã là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng khi và thực vật thuỷ sinh. Ngược lại, nếu chưa xử lý, chất thải chăn nuôi sẽ là nơi chứa mầm bệnh của các loại vi khuẩn gây bệnh, các chất hữu cơ, các chất chứa ni-tơ và axit phốt-pho-ric…; do đó chúng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt lẫn nước ngầm. Nước mặt ô nhiễm chảy xuống sông, suối hoặc ao hồ gây hiện tượng làm giàu các chất dinh dưỡng trong nguồn nước. Khi phân hủy sẽ tạo ra mê-tan và a-mô-ni-ắc có mùi hôi thối đồng thời gây hiện tượng nóng lên của toàn cầu. Vì thế quản lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas đã làm hạn chế phát thải đồng thời xây dựng và bán chứng chỉ CDM là cần thiết.
Hệ thống xử lý nước thải tại trang trại đang áp dụng là hầm biogas phủ bạt, Nước thải bể Biogas hồ sinh học thải ra môi trường.
Hình 4.4. Sơ đồ áp dụng các hình thức xử lý chất thải của trang trại Lợn ông Vũ Ngọc Toàn
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ hầm biogas bằng tấm bạt HDPE, tận thu khí biogas sức chứa hâm biogas 1018m3, nước thải sau khi qua hầm biogas được điều tiết vào hệ thống hồ sinh học trước khi thải ra môi trường. Công trình đưa vào sử dụng góp phần tích cực cho việc bảo vệ môi trường
Đây là công nghệ mới được đưa vào Việt Nam trong vài năm vừa qua. Loại bạt sử dụng trong xây dựng loại hầm này là HDPE (High Density Polyethinel)[13].
Ưu điểm của loại hầm này:
- Có dung tích lớn tùy ý, có thể lên tới hàng nghìn m3. Chính vì vậy có thể áp dụng được cho các trang trại chăn nuôi lớn.
- Giá thành rẻ tính cho một đơn vị dung tích
Nhược điểm:
- Kém bền hơn so với loại hầm xây bằng gạch.
- Dễ chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài.
- Dễ bị hỏng (thủng) nếu có các yếu tố tác động.
Công nghệ này có ưu điểm lớn nhất là thu hồi tận dụng lại khí gas làm chất đốt từ hầm Biogas => khí gas này có thể bán và sử dụng trong gia đình, lượng gas sinh ra lớn, sử dụng lâu năm Chi phí đầu tư ban đầu mức trung bình thấp. Hồ chứa sau Biogas là nơi tập trung nước thải thành một nguồn duy nhất và đồng thời để chứa cho hệ thống hoạt động liên tục.Trong công trình này áp dụng kết hợp giữa chức năng điều hòa và kị khí. Tại đây quá trình xử lý kị khí diễn ra mạnh mẽ và xử lý được khoảng 50% đến 60% nồng độ chất ô nhiễm từ sau bể Biogas.
4.3. Đánh giá chất lượng môi trường và tình hình xử lý chất thải nước thải tại trang trại
4.3.1. Chất lượng nước thải
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa Lý (1994) nước thải chăn nuôi sau khi qua Biogas, BOD giảm khoảng 79-87%, Coliform giảm 98-99.7%, trứng giun sán giảm 95,6-97%. Phân lợn có tỷ lệ C/N=2025 thích hợp cho xử lý kị khí bằng bể biogas
Nồng độ của các chỉ tiêu chất lượng nước thải tại trang trại được chỉ trong bảng 4.8. Theo đó thì giá trị pH trong nước thải dao động trong khoảng từ 8.02- 10,18 đối với cả hai loại nước thải trước biogas và sau bioga tức là đều ở trạng thái trung tính. Hàm lượng oxy hòa tan (DO) dao động từ 2,06 – 3,20 mg/l đối với nước thải trước khi xử lý và từ 3,92- 4,1mg/l đối với nước thải sau khi xử lý; Đối với nước thải trước biogas nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) dao động từ 519,59 - 530,78 mg/l sau biogas BOD5 dao động từ 325,88 – 349,47mg/l; Nhu cầu oxy sinh hóa học (COD) trước khi xử lý dao
động trong khoảng 740,17 – 745,30mg/l, sau khi xử lý dao động từ 477,12 – 481,18 mg/l; Chất rắn lơ lửng (TSS) có nồng độ dao động từ 646,79 – 672,23mg/l, sau khi xử lý nồng độ dao động trong khoảng 337,04 – 352,11mg/l ; Chất dinh đưỡng như NO3- trong nước thải dao động trong khoảng từ 0,07 – 0,08 mg/l, sau khi xử lý qua bể biogas hàm lượng dao động trong khoảng từ0,05 – 0,06mg/l.
Bảng 4.8. Hiệu quả xử lý nước thải bằng hầm biogas phủ bạt tại trang trại lợn nái ông Vũ Ngọc Toàn
Chỉ tiêu | Đơn vị | Hàm lượng trước và sau xử lý bằng bể bioga | QCVN 62-MT: 2016/BTNMT | |
Trước xử lý | Sau xử lý | |||
pH | 9,89 | 8,09 | 5,5-9 | |
BOD5 | mg/l | 526,47 | 336,82 | 100 |
COD | mg/l | 742,24 | 479,45 | 300 |
DO | mg/l | 2,67 | 3,99 | - |
NO3- | mg/l | 0,07 | 0,05 | - |
TSS | mg/l | 658,7 | 346,83 | 150 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trại heo Nái ông Vũ Ngọc Toàn, xã Hòa Mạc – Văn Bàn – Lào Cai - 1
- Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trại heo Nái ông Vũ Ngọc Toàn, xã Hòa Mạc – Văn Bàn – Lào Cai - 2
- Đánh Giá Chung Về Tình Hình Chăn Nuôi Lợn Tại Trang Trại Vũ Ngọc Toàn
- Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trại heo Nái ông Vũ Ngọc Toàn, xã Hòa Mạc – Văn Bàn – Lào Cai - 5
- Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trại heo Nái ông Vũ Ngọc Toàn, xã Hòa Mạc – Văn Bàn – Lào Cai - 6
Xem toàn bộ 52 trang tài liệu này.
Nguồn: (Số liệu phân tích tại Viện kỹ thuật công nghệ môi trường Hà Nội)
Qua bảng kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng các chất ô nhiễm BOD, COD, TSS đều cao hơn QCVN 62-MT: 2016/BTNMT. Cụ thể:
Trước khi xử lý
- pH: Vượt quá QCCP từ 0,8 đến 1
- BOD5: Vượt quá QCCP từ 5,26 lần
- COD:vượt quá 2,47 lần
- TSS: Vượt quá QCCP từ 4,39 lần Sau khi xử lý
- pH: nằm trong khoảng giới hạn của QCCP
- BOD5: vượt quá QCVN từ 3,36 lần
- COD vượt QCVN 1,6 lần
- TSS: vượt quá QCVN từ 2,31 lần
Hiệu suất xử lý chất thải sau khi qua hầm biogas đối với pH đạt tiêu chuẩn cho phép; Các thông số BOD5 đạt hiệu suất 36,02%; COD đạt hiệu suất 35,40%; TSS đạt hiệu suất 47,34% đều không đạt QCVN nước thải chăn nuôi.
4.3.2. Chất lượng nước mặt
QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt được quy định chi tiết tại phụ lục 1 khóa luận này.
Kết quả phân tích các mẫu nước được lấy trong các ao lắng tại trang trại được trình bày trong bảng 4.9. Theo đó giá trị pH nước đều ở mức trung tính khi dao động trong khoảng từ 6,81 – 6,87. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) dao động từ 4,36 – 4,85 mg/l; Hàm lượng BOD5 dao động trong khoảng từ 162,39 – 188,05 mg/l; Hàm lượng COD dao động 210,15 - 259,58 mg/l; Hàm lượng TSS dao động trong khoảng từ 170,84 – 181,26mg/l; Các chất dinh dưỡng NO3- dao động từ 0,026 – 0,03mg/l.
Bảng 4.9. Chất lượng nước mặt tại ao sinh học ở trang trại lợn nái ông Vũ Ngọc Toàn
Chỉ tiêu | Đơn vị | Chất lượng nước ở ao lắng (Ao sinh học) | QCVN 08- MT:2015/BT NMT (*) | QCVN 01- 79:2011/BNN – PTNT (**) |
pH | 6,83 | 6-8,5 | 5,5-9 | |
BOD5 | mg/l | 172,74 | 4 | |
COD | mg/l | 234,14 | 10 | 50-100 |
DO | mg/l | 4,62 | ≥ 6 | 4.0 - 8 |
NO3- | mg/l | 0,028 | 2 | |
TSS | mg/l | 174,43 | 20 |
Nguồn:(Số liệu phân tích tại Viện kỹ thuật công nghệ môi trường Hà Nội)
*: QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
**: QCVN 01-79:2011/BNN - PTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, qui trình kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y.
Việc khảo sát chất lượng nước tại ao sinh học của trang trại chăn nuôi ông Toàn cho thấy hiệu suất xử lý chất thải tại ao sinh học so với nước thải đầu vào đạt 67,18% đối với BOD5; TSS đạt hiệu suất 52,01% , mặc dù hiệu suất xử lý khá cao nhưng các chất ô nhiễm đặc trưng của nước thải chăn nuôi (COD, DO, BOD5, TSS) đều vượt quá QCCP. Cụ thể như sau:
So với QCVN 08 – MT:2015/BTNMT
-BOD5: Vượt quá giới hạn cho phép từ 43,18 lần
-COD: cao hơn so với QCVN 08/cột A1 từ 23,41 lần
-DO: Hàm lượng oxy hòa tan các mẫu nước đều thấp hơn mức 1,38 mg/l theo ngưỡng yêu cầu
-TSS: Vượt quá giới hạn cho phép từ 8,7 lần
trong khi đó giá trị pH và hàm lượng NO3- của các mẫu nước ao sinh học đều thỏa mãn yêu cầu của QCVN 08/cột A1
So với QCVN 01 – 79:2011/BNN – PTNT
- Giá trị pH của các mẫu nước ao nuôi cá đều thỏa mãn yêu cầu của TCCP.
- COD: Vượt quá giới hạn cho phép từ 2,34 lần
- DO: nằm trong ngưỡng cho phép
Từ những so sánh trên ta có thể thấy chất lượng nước mặt của các ao sinh học tại trang trại chăn nuôi lợn ông Toàn hiện không được tốt khi có tới 4/6 chỉ tiêu chất lượng không thỏa mãn QCVN 08/cột A1.
4.3.3. Chất lượng không khí
Ô nhiễm mùi gây ra bởi hoạt động chăn nuôi không chỉ là vấn đề ở Việt Nam mà còn cả ở các nước phát triển.Tuy nhiên, hiện nay chưa có phương pháp chuẩn nào dùng để xác định mùi.
Khí thường gặp trong chăn nuôi là NH3, H2S, CH4 và CO2. Những khí này tạo nên mùi hôi thối trong hầu hết khu vực chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe con người và các loài động vật khác.
Theo Curtis, có bốn nhóm mùi tại các cơ sở chăn nuôi: các axit béo bay hơi, các hợp chất lưu huỳnh; indoles và phenol; amoniac và amin dễ bay hơi.Chất thải chăn nuôi gia súc toàn cầu tạo ra chiếm tới 65% NH3, điều này có nghĩa là chăn nuôi là một trong các tác nhân chính làm tăng khí nhà kính. Nồng độ NH3 trong khí thải từ chuồng nuôi lợn dạng kín cao hơn mức cho phép khoảng 30 – 40 lần. Nồng độ trung bình của NH3 trong khí thải từ chuồng nuôi là khoảng 3700 µg/m3, ngưỡng gây mùi của nó là 27 µg/m3, đó là lí do tại sao các trang trại chăn nuôi lợn thường gặp các vấn đề về mùi.
Bảng 4.10. Đặc điểm các khí sinh ra khi phân hủy kị khí
Loại khí | Mùi | Đặc điểm | Giới hạn tiếp xúc | Tác hại |
NH3 | Mùi hăng, xốc | Nhẹ hơn không khí | 20 ppm | Kích thích mắt và đường hô hấp trên gây ngạt ở nồng độ cao, dẫn đến tử vong |
CO2 | Không mùi | Nặng hơn không khí | 1000 ppm | Gây uể oải, nhức đầu, có thể gây ngạt dẫn đến tử vong ở nồng độ cao |
H2S | Mùi trứng thối | Nặng hơn không khí | 10 ppm | Là khí độc gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, bất tỉnh, tử vong |
CH4 | Không mùi | Nhẹ hơn không khí | 1000 ppm | Gây nhức đầu, gây ngạt, gây nổ ở nồng độ 5 - 15% trong không khí. |
(Trương Thanh Cảnh, 2002)
Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh được quy định tại QCVN 06 : 2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh chi tiết xem tại phụ lục 2 khóa luận này.
Tác hại của khí thải chăn nuôi không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gia súc, gia cầm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người công nhân. Triệu chứng thường gặp trên người công nhân và một số tiêu chuẩn về nồng độ khí độc và mùi trong chuồng nuôi.
Bảng 4.11. Triệu chứng thấy ở công nhân nuôi heo có khí độc chăn nuôi
Triệu chứng | Tỷ lệ quan sát (%) |
Ho | 67 |
Đàm | 56 |
Đau họng | 54 |
Chảy mũi | 45 |
Đau mắt (xốn mắt, chảy nước mắt) | 39 |
Nhức đầu | 37 |
Tức ngực | 36 |
Thở ngắn | 30 |
Thở khò khè | 27 |
Đau nhức cơ | 25 |
Nguồn: Donham và Gustafson (1992). Trích Nguyễn Chí Minh (2002)
Theo kết quả điều tra phỏng vấn 14 công nhân tại trang trại cho thấy hiện trạng môi trường không khí được đánh giá là ô nhiễm gồm 4 phiếu tương đương với 28,57%, 8 phiếu cho rằng chất lượng môi trường không khí trong trang trại là bình thường ứng với 57,1% và 1 phiếu tốt tương ứng với 14,29%. Các thông tin thu thập được đều do cảm nhận của mỗi công nhân trong trang trại.
Đối với các triệu chứng ở công nhân theo kết quả điều tra phỏng vấn tại trang trại nhận được chủ yếu là thỉnh thoảng hoặc rất ít khi gặp phải, cụ thể như sau:
Bảng 4.12. Triệu chứng thấy ở công nhân nuôi heo tại trại Vũ Ngọc Toàn
Triệu chứng | Tỷ lệ (%) | |||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Rất ít khi | Không | |
Ho | 0 | 50 | 8,57 | 21,43 |
Nhức đầu | 0 | 21,43 | 42,86 | 35,71 |
Đau họng | 0 | - | 14,29 | 85,71 |
Tức ngực | 0 | - | 28,57 | 71,43 |
Đau mắt (xốn mắt, chảy nước mắt) | 0 | - | 28,57 | 71,43 |
Chảy mũi | 0 | 7,14 | 57,14 | 35,72 |
80
70
67
64.29
64.28
60
58,57
54
50
45
40
37
39
Kết quả điều tra
36
30
28.57 28.57
Điều tra quan sát của Donham
và Gustafson(1992)
20
14.29
10
0
Ho Nhức đầu Đau họng Tức ngực Đau mắt Chảy mũi
Hình 4.5. Sơ đồ so sánh triệu chứng thường thấy của công nhân chăn nuôi heo
Kết quả phỏng vấn đối với một số triệu chứng của công nhân tại trang trại cho thấy có sự khác biệt so với số liệu điều tra quan sát của Donham và
Gustafson (1992). Theo kết quả phỏng vấn 14 công nhân tại trang trại cho thấy đối với một số triệu chứng có tỷ lệ cao hơn so với kết quả điều tra của Donham và Gustafson cụ thể: Đối với những biểu hiện về nhức đầu cao hơn 27,29%; chảy mũi cao hơn 19,28%. Còn đối với các triệu chứng , tức ngực, đau họng, đau mắt theo phỏng vấn đều có số liệu thấp hơn so với số liệu điều tra quan sát của Donham và Gustafson.
Bảng 4.13. Mức độ ô nhiễm không khí xung quanh trại Vũ Ngọc Toàn
Mức độ mùi | Tỷ lệ (%) |
Rất ô nhiễm | 0 |
Ô nhiễm trung bình | 15 |
Ít ô nhiễm | 15 |
Không ô nhiễm | 70 |
(Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn) Qua phỏng vấn tại các hộ xung quanh trại ông Vũ Ngọc Toàn hầu hết những người được hỏi cho rằng không khí xung quanh không bị ô nhiễm (70%), đối với ô nhiễm tiếng ồn chiếm 15% kết quả này khác với kết quả thăm dò ý kiến của người dân xung quanh của phòng Tài nguyên & Môi
trường (2010) tại các khu chăn nuôi trên địa bàn huyện.
Theo kết quả thăm dò ý kiến của người dân xung quanh các khu chăn nuôi trên địa bàn huyện đã cho thấy có tới 50% số người được hỏi than phiền về mùi hôi thối phát sinh từ các khu chăn nuôi, trong khi đó các than phiền khác như: ô nhiễm nước và làm chết cá chỉ chiếm 20%, ô nhiễm tiếng ồn chỉ chiếm 2% còn lại 18% là các than phiền khác.
4.3.4. Ô nhiễm đất
Chất thải chăn nuôi khi không được xử lý mang đi sử dụng cho trồng trọt như tưới, bón cho cây, rau, củ, quả, dùng làm thức ăn cho người và động vật là không hợp lý. Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng tồn tại của mầm bệnh
trong đất, cây cỏ có thể gây bệnh cho người và gia súc, đặc biệt là các bệnh về đường ruột như thương hàn, phó thương hàn, viêm gan, giun đũa, sán lá…
Qua điều tra phỏng vấn 20 hộ dân xung quanh trang trại về môi trường đất thì có 19 hộ (95%) cho rằng hoạt động chăn nuôi của trang trại không có ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp tại gia đình, chỉ có duy nhất 1 hộ cho rằng môi trường đất của gia đình chịu ảnh hưởng do chất thải chăn nuôi ứng với 5%.
Bảng 4.14. Mức độ ô nhiễm môi trường đất xung quanh trang trại
Mức độ ô nhiễm | Tỷ lệ (%) | |
Đất | Không ô nhiễm | 95 |
Ô nhiễm | 5 | |
Mức độ cần thiết phải xử lý chất thải | Rất cần thiết | 85 |
Cần thiết | 15 | |
Không cần thiết | 0 |
(Nguồn: Số liệu điều tra) Vậy có thể kết luận việc chăn nuôi tại trang trại ông Toàn không có ảnh hưởng lớn tới môi trường đất của các hộ dân xung quanh trang trại. Bên cạnh đó người dân cũng ý thức được mức độ quan trọng của việc xử lý chất thải, qua điều tra 20 hộ dân tất cả đều cho rằng việc xử lý chất thải chăn nuôi là cần thiết và rất cần thiết. trong đó rất cần thiết gồm 17 phiếu chiếm 85% và 3
phiếu đánh giá là cần thiết chiếm 15%.
4.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho trang trại
4.4.1. Giải pháp quản lý
Công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, giữ gìn môi trường sinh thái. Việc xử lý chất thải chăn nuôi được thực hiện dễ dàng để vừa tạo ra các loại phân bón hữu cơ có giá trị, hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,
lại vừa thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người chăn nuôi đối với công tác bảo vệ môi trường.
Giải pháp trước mắt
- Nâng cao hiệu quả xử lý của các bể biogas.
- Xây dựng bể chứa nước thải sau Biogas và có biện pháp tiếp tục xử lý trước khi thải xuống ao, kênh mương.
Giải pháp lâu dài
- Về cơ cấu tổ chức quản lý:
Xây dựng các nguyên tắc, nội quy vệ sinh an toàn chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh ...
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các văn bản quản lý môi trường (đánh giá ĐTM, quản lý bản cam kết BVMT,... của các cơ sở chăn nuôi lợn).
Thất thoát điện trong khâu quạt mát, sưởi ấm cho lợn: Sử dụng lãng phí: Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết; Thiết bị sử dụng tiêu tốn nhiều điện: Thay thế thiết bị khác
Thất thoát điện trong khâu bơm nước vệ sinh chuồng do thời gian vệ sinh chuồng trại lâu. Lắp đầu vòi bơm nhỏ xịt chuồng.
Kiểm tra, sửa chữa núm uống tự động thường xuyên tránh trường hợp núm uống tự động bị rò rỉ. Bố trí hệ thống thu hồi nước rò rỉ khi lợn uống để rửa chuồng.
Mất cám trong khâu bảo quản do chuột cắn: Sử dụng thuốc diệt chuột; Gia cố kho chống chuột.
- Về đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường chăn nuôi
Mùi từ công đoạn vệ sinh chuồng trại Phân thải bị lắng đọng ở đường ống dẫn nước thải: Nâng cấp cải tạo hệ thống thoát nước thải. Kiểm tra, sửa chữa đường ống nước thải định kỳ, nâng cấp cải tạo hệ thống thoát nước thải.
Thu gom phân kịp thời, Sử dụng chế phẩm tăng khả năng hấp thụ, giảm mùi hôi.
Thức ăn thừa: Điều chỉnh lại lượng thức ăn, đổ thức ăn thừa cho cá
Lượng phân thải ra lớn sử dụng chế phẩm làm tăng khả năng hấp thụ thức ăn cho lợn. Thu gom phân, bán cho bên ngoài. Xây dựng hệ thống Biogas.
Vỏ bao thức ăn cho lợn Sử dụng để chứa phân thải Bán ra bên ngoài. Vỏ bao thức ăn sau khi tái sử dụng để chứa phân Thu gom cho công ty Môi trường xử lý.
Rác thải từ khâu phối giống, chăm sóc, chăn nuôi: Ống dẫn tinh, túi tinh sử dụng trong phối giống, vỏ lọ chứa môi trường pha chế tinh, các loại thuốc, vacxine, vỏ hộp giấy, nilon các loại, bơm tiêm, kim tiêm, gang tay, giày, ủng cũ, hỏng: Có thể khử trùng tái sử dụng ống dẫn tinh; Thu gom rồi bán phục vụ cho tái chế; Thu gom cho Công ty môi trường xử lý; Quy định nơi để rác nhất định. Có túi đựng rác thải nguy hại: kim tiêm, bơm tiêm riêng.
Thu gom kịp thời phân khô, hạn chế phân rơi vãi dưới nền chuồng.
4.4.2. Biện pháp công nghệ
Từ kết quả phân tích mẫu nước thải của trang trại ta có thể thấy hiệu quả của hệ thống xử lý là chưa cao. Từ thực trạng trên cần đề xuất các giải pháp khắc phục phù hợp.
Giải pháp công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:
- Sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý mùi hôi và ủ phân compost;
- Chú trọng việc hướng dẫn xây dựng, quản lý vận hành, khắc phục các sự cố để phát huy hiệu quả của các công trình khí sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi;
- Phổ biến kỹ thuật tách phân rắn để ủ compost kết hợp chế phẩm vi sinh để làm phân bón và các công trình xửlý sau biogas trong trường hợp nước thải xả vào môi trường.
Hình 4.6. Các yếu tố quan trọng cần quan tâm trong thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi phổ biến hiện nay là sử dụng bể Biogas để cung cấp khí sinh học cho việc đun nấu, thắp sáng và chạy máy phát điện... Việc xử dụng bể Biogas ở các trang trại chăn nuôi nhằm mục đích xử lý chất thải và khai thác nguồn năng lượng mới. Nhưng nước thải sau bể Biogas vẫn còn nhiều chất gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý trước khi thải vào môi trường. Việc lựa chọn phương pháp và lựa chọn quy trình xử lý nước phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Lưu lượng nước thải.
- Các điều kiện của trại chăn nuôi (khả năng đầu tư xây dựng, diện tích đất xây dựng hệ thống xử lý nước thải).
- Hiệu quả yêu cầu xử lý: áp dụng tiêu chuẩn thải đối với ngành chăn nuôi 10-TCN – 678: 2006.
Xây dựng hầm biogas có dung tích phù hợp với quy mô chăn nuôi để xử lý chất thải.
Bảng 4.15. Tính toán lượng thải và xác định dung tích bể Biogas
Nội dung thông số | ĐVT | Số lượng |
1. Số lợn nái: | Con | N1 |
Nhu cầu thức ăn | kg/con/ngày | 5 |
Nhu cầu nước uống, nước tắm, nước rửa chuồng | lít/con/ngày | 40 |
Lượng phân tạo ra (30% lượng thức ăn) | kg/con/ngày | 1,5 |
Lượng nước thải tạo ra (70% lượng nước sử dụng) | lít/con/ngày | 28 |
Tổng lượng phân tạo ra | tấn/ngày | 1,5*N1 |
Tổng lượng nước thải tạo ra | m3/ ngày | 0,028*N1 |
Tổng lượng chất thải (phân + nước thải) | m3/ ngày | 1,528*N1 |
2. Số lợn giống, lợn thịt: | Con | N2 |
Nhu cầu thức ăn | kg/con/ngày | 2,5 |
Nhu cầu nước uống, nước tắm, nước rửa chuồng | lít/con/ngày | 40 |
Lượng phân tạo ra (30% lượng thức ăn) | kg/con/ngày | 0,75 |
Lượng nước thải tạo ra (70% lượng nước sử dụng) | lít/con/ngày | 28 |
Tổng lượng phân tạo ra | tấn/ngày | 0,75* N2 |
Tổng lượng nước thải tạo ra | m3/ ngày | 0,028* N2 |
Tổng lượng chất thải (phân + nước thải) | m3/ ngày | 0,778* N2 |
Tổng lượng chất thải | m3/ ngày | Q=1,528*N1+0,778*N2 |
Thời gian lưu trữ trong bể | Ngày | 15 |
Tổng thể tích hữu ích bể chứa | M3 | V=15*Q |
(Nguồn: Trần Mạnh Hải, 2009)