Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Phòng Chống Rửa Tiền Tại Ngân Hàng Tmcp Kiên Long


nhận biết và cập nhật thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi;”. Theo các văn bản của NHNN và Kienlongbank đều định nghĩa chủ sở hữu hưởng lợi là: cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế đối với một tài khoản hoặc một giao dịch, có quyền chi phối khi khách hàng thực hiện giao dịch cho cá nhân này hoặc cá nhân có quyền chi phối một pháp nhân hoặc một thỏa thuận ủy thác đầu tư. Trong thực tế việc xác định chủ sở hữu hưởng lợi như những văn bản trên rất khó thực hiện và hoàn toàn không có cơ sở, mang tính cảm tính.

- Khoản 4 Điều 8 Quyết định số 4287/QĐ – NHKL ngày 28/08/2014, quy định “Thực hiện những biện pháp hợp lý để xác định nguồn gốc của tài sản” là rất khó thực hiện và chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là những biện pháp hợp lý.

- Khoản 3 Điều 10 Quyết định số 4287/QĐ – NHKL ngày 28/08/2014: “Các giao dịch liên quan đến công nghệ mới”. Tuy khoản 1, Điều 8 Nghị định 116 có quy định thế nào là giao dịch liên quan đến công nghệ mới là “giao dịch sử dụng công nghệ cho phép khách hàng thực hiện giao dịch mà không cần gặp mặt trực tiếp nhân viên của đối tượng báo cáo” nhưng việc quy định của Kienlongbank chỉ giới hạn những giao dịch liên quan đến công nghệ mới như Internet Banking, Mobile Banking, và các loại thẻ Ngân hàng là không còn phù hợp vì các công nghệ này hoàn toàn không mới đối với Kienlongbank và các TCTD khác, chưa kể tương lai sẽ xuất hiện một số công nghệ khác thì văn bản của Kienlongbank lại chưa thể bao quát.

- Các quy định về báo cáo giao dịch đáng ngờ của Kienlongbank hiện tại còn mang tính định tính, thiếu quy định rõ ràng. Ví dụ:

+ Tại điểm i, khoản 1, Điều 14, Quyết định 4287 quy định phải báo cáo giao dịch đáng ngờ khi “Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền gửi vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không”, các quy định trên là chưa thoả đáng. Ví dụ: thế nào gọi là “sự thay đổi đột biến”: số lượng, phần trăm thay đổi là bao nhiêu….hoặc quy định giao dịch mà “tiền gửi vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản” là giao dịch đáng ngờ liệu có hợp lý hay không? (vì có rất nhiều giao dịch như vậy trong hệ thống mỗi ngày).

+ Tại điểm j, khoản 1, Điều 14, Quyết định 4287 quy định “các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản hoặc ngược lại trong một thời gian ngắn; tiền được chuyển qua nhiều tài khoản; các bên không


quan tâm đến phí giao dịch; thực hiện nhiều giao dịch, mỗi giao dịch gần mức giá trị lớn phải báo cáo”. Quy định chưa làm rõ thế nào là “giá trị nhỏ”?, “thời gian ngắn” là bao lâu.

Về phân loại nhận biết khách hàng theo mức độ rủi ro: Căn cứ Điều 6 Nghị định 116 thì trách nhiệm phân loại khách hàng thuộc về đối tượng báo cáo (các TCTD). Tại Kienlongbank trách nhiệm này lại được giao phó lại cho các đơn vị kinh doanh ( Điều 9 Quyết định 4287), chính điều này đã gây bất cập trong việc phân loại khách hàng vì tuỳ mỗi đơn vị được quyền phân loại khách hàng có thể khác nhau mặc dù họ tương đồng tất cả. Vì vậy quy định này mang tính chủ quan cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Thứ ba, Việc đào tạo chưa sát với thực tế, chưa tổ chức kiểm tra sau đào tạo.

Sự khác nhau giữa nhận định của chuyên viên trách về PCRT và kết quả khảo sát cho thấy hiện tại công tác đào tạo hiện tại chỉ mang tính đối phó, thiếu tính tương tác giữa người học và người dạy. Chưa kể việc đào tạo chủ yếu qua cầu truyền hình trực tuyến với những hạn chế của nó cũng ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng đào tạo. Khi hỏi về khó khăn trong công tác báo cáo hoạt động rửa tiền thì nhân viên chuyên trách đáp: “Cái khó khăn hiện nay của Giao dịch viên là làm sao để phát hiện đó là giao dịch đáng ngờ: Vì nó là cảm tính nên ban đầu giao dịch viên rất sợ, bởi vì nếu không báo thì lỡ có chuyện gì xẩy ra thì nó bị dính (để xảy ra giao dịch đáng ngờ - Interviewer), mà báo thì có đáng tin cậy không. Hoang mang lắm. (lắc đầu…)” . Qua đây chứng tỏ công tác đào tạo cần phải được Kienlongbank chú trọng hơn nữa trong thời gian tới.

Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - 10

Thứ tư, Chưa nhận thức một cách sâu sắc tác hại của vấn nạn rửa tiền đến hoạt động của Kienlongbank. Chưa đánh giáđúng và có những hành động đúng để triền khai một cách có hiệu quả những giải pháp.

Kết luận chương 4

Chương 4 đã nghiên cứu phân tích thực trạng công tác PCRT tại Ngân hàng Kiên Long, qua đó nhận thấy công tác này trong thời gian tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng Kienlongbank vẫn còn khá nhiều việc để làm để có thể tiếp tục hoàn thiện hơn nữa công tác này.


CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG


Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân những hạn chế tồn tại trong công tác PCRT tại Kienlongbank, chương 5 sẽ kiến nghị đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác PCRT tại Ngân hàng TMCP Kiên Long. Ngoài ra, chương 5 cũng nêu ra những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1 Kết luận

Rửa tiền hiện đang là một vấn nạn trong nền kinh tế, không chỉ ở các nước đang phát triển mà ngay cả những nước phát triển. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông còn ở mức cao, các quy định về kiểm soát thu nhập chưa được hoàn thiện…chính những điều này là thách thức của Việt Nam trong cuộc chiến chống lại nạn rửa tiền. Theo đó rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng luôn diễn biến phức tạp, tinh vi. Là một TCTD hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, Kienlongbank đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thị trường tài chính quốc tế. Hệ thống hoạt động của Kienlongbank đang phát triển mạnh với việc hợp tác với nhiều định chế trong và ngoài nước. Phạm vi, quy mô và tính chất hoạt động ngày càng lớn mạnh đồng nghĩa với việc Kienlongbank phải đối mặt với nguy cơ rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố và gian lận thương mại - đang là những vấn đề nổi cộm trên toàn cầu.

Đứng trước thách thức đó, trong những năm qua Kienlongbank luôn cố gắng triển khai những kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của công tác PCRT. Tuy nhiên qua nghiên cứu này chứng tỏ công tác PCRT tại Ngân hàng TMCP Kiên Long tuy có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải làm như nâng cao ý thức từ lãnh đạo cao cấp đến những nhân viên thừa hành, kiến thức nghiệp vụ của nhân viên trực tiếp tiếp xúc khách hàng, phần mềm hỗ trợ cảnh báo rửa tiền… tại các đơn vị kinh doanh của Kienlongbank.

Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, tác giả cũng đã kiến nghị được một số giải pháp phù hợp trong bối cảnh Kienlongbank hiện tại. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, tuy tác giả đã cố gắng tìm hiểu tài liệu,


nghiên cứu một cách nghiêm túc nhưng do hạn chế về kiến thức, thời gian nên chắc chắn nội dung còn rất nhiều thiếu xót và cần bổ sung hoàn chỉnh trong thời gian tới.

5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Kiên Long

5.2.1 Thay đổi nhận thức của lãnh đạo, nhân viên về công tác phòng chống rửa tiền.

Bởi lẻ xét cho cùng vấn đề phòng chống rửa tiền là vấn đề của nhận thức, vì có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Chỉ khi nào lãnh đạo, nhân viên của Kienlongbank nhận thức được rằng, hành vi rửa tiền gây ra cho một tổ chức tài chính đó là làm mất uy tín của tổ chức này trong mắt khách hàng và đối tác, từ đó đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Khi đó, các khách hàng, cả người đi vay, nhà đầu tư và người gửi tiền sẽ ngừng giao dịch với ngân hàng bị nghi ngờ rửa tiền khiến họ sẽ mất cơ hội kiếm lời và tăng rủi ro tổng thể của danh mục đầu tư và cho vay.

Không chỉ đe dọa đến sự tồn tại của chính bản thân của ngân hàng mà hoạt động rửa tiền cũng sẽ làm bất ổn thị trường tài chính và nhiều hệ lụy khác... Có thể nói, việc hỗ trợ và nhận thức rủi ro về phòng chống rửa tiền từ ban lãnh đạo cũng là một trong những điều kiện tiên quyết cho một hệ thống phòng chống rửa tiền thành công.

5.2.2 Ban hành các quy trình cụ thể hướng dẫn thực hiện các quy định về PCRT của Kienlongbank

Theo đó, cần có những hướng dẫn cụ thể hơn về công tác PCRT tại các khâu: Mở và sử dụng tài khoản; quy định về nhận biết khách hàng, nhận biết khách hàng giản đơn và tăng cường. Qua đó Kienlongbank cần xác định rủi ro, các dấu hiệu rửa tiền trong từng sản phẩm dịch vụ, từng hoạt động kinh doanh, giao dịch như: Trong hoạt động kế toán giao dịch; hoạt động tín dụng; hoạt động tài trợ thương mại; hoạt động chứng khoán; hoạt động thẻ...Đồng thời cần xây dựng, đưa vào áp dụng ngay mô hình quản trị rủi ro ba cấp độ như một số ngân hàng trong và ngoài nước đang áp dụng, đáp ứng yêu cầu của thông lệ quốc tế.

Ngoài ra cần chấn chỉnh công tác nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng đến các giao dịch viên, kiểm soát viên, phó giám đốc phụ trách kế toán. Bởi lẽ trong công tác phòng, chống rửa tiền thì việc nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng được xem là nội dung cốt lõi trong công tác phòng, chống rửa tiền. Theo đó, Kienlongbank cần thu thập thông tin và tìm hiểu khách hàng kỹ lưỡng trên tất cả các hoạt động nghiệp vụ then chốt của ngân hàng, từ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, nhận


tiền gửi, thanh toán,...Ngân hàng cần liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng như: trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN, cơ quan Interpol để chủ động nắm bắt thông tin về khách hàng.

Hiện nay, Kienlongbank đang sử dụng chương trình tác nghiệp Corebanking TCBS để cập nhật thông tin khách hàng giao dịch (mã Persons). Tuy nhiên việc cập nhật này thường khá sơ xài và thiếu các thông tin như: số điện thoại, địa chỉ thường trú, địa chỉ liên hệ gửi…. khó khăn cho công tác trích xuất thông tin khi cần thiết, ảnh hưởng đến công tác nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng.

5.2.3 Phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của bộ phận PCRT, nhất là vai trò của người đứng đầu.

Ngưởi đứng đầu bộ phận và Trưởng bộ phận cần phải được giao quyền nhiều hơn tránh trường hợp như hiện nay là khi phát sinh các giao dịch đáng ngờ đều phải xin ý kiến của các cấp lãnh đạo cao hơn mà không thể tự quyết. Điều này làm giảm đi tính khách quan qua đó giảm đi hiệu quả của công tác PCRT. Ngoài ra cần phát huy vai trò của các thành viên trong bộ phận PCRT - những người đại diện cho lĩnh vực trong hoạt động của ngân hàng, biến họ thành những “hạt nhân” đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng các quy định, kiểm tra giám sát việc tuân thủ của của các đơn vị kinh doanh trong toàn hệ thống.

5.2.4 Đầu tư nguồn lực tài chính cho hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ công tác PCRT.

Theo đó, chú trọng tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng hiệu quả các phần mềm phát hiện và ngăn chặn các giao dịch đáng ngờ. Dành mức ngân sách hợp lí cho việc đầu tư công nghệ kĩ thuật nhằm phát triển các phần mềm cảnh báo, phát hiện sớm đối với các giao dịch đáng ngờ cũng như nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ công nghệ cho nhân viên phụ trách. Tuy nhiên việc đầu tư hệ thống PCRT cần phải có 2 module thiết yếu là Filtering: ngăn chặn tức thời và Profiling dành cho phân tích sau:

Đối với Profiling: Các ví dụ về kịch bản rửa tiền đưa ra nhằm cài đặt vào trong hệ thống, và kiểm nghiệm kết quả từ các kịch bản đang được xây dựng; thu thập tất cả các giao dịch nghi ngờ phục vụ cho việc profiling; quy tắc với các tham số xác định các thành phần của kịch bản (ví dụ: các tài khoản có giao dịch lớn hơn 300 triệu đồng...; các khách hàng có nhiều hơn 5 tài khoản tại ngân hàng; danh sách các khách hàng đen, các nước, quốc gia không hợp tác về rửa tiền do các tổ chức có uy tín cung cấp hàng năm…


Đối với Filtering: Quy trình cảnh báo trong Filtering; hỗ trợ nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng; xếp hạng rủi ro dựa trên ma trận rủi ro, ma trận rủi ro phải được xây dựng dựa trên: sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mà khách hàng sử dụng, quốc gia khách hàng cư trú...

5.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo

Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo nhằm nâng cao nhận thức và nghiệp vụ về các biện pháp phòng, chống rửa tiền cho tất cả nhân viên có liên quan đến các giao dịch tiền tệ và tài sản khác; kết hợp với cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo các nhân viên của các đơn vị phụ trách về chuyên môn, nghiệp vụ về PCRT theo từng khu vực. Nội dung đào tạo nhân viên phải phù hợp với công việc và mức độ rủi ro rửa tiền liên quan đến công việc đảm nhiệm.

Khắc phục tình trạng như hiện nay là đào tạo hình thức, đối phó với các quy định của NHNN.

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả cố gắng khắc phục khó khăn, cố gắng làm tốt nhất có thể nhưng không thể tránh khỏi một số hạn chế sau:

Vấn đề rửa tiền là một vấn đề nhạy cảm, rất khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng phỏng vấn cũng như các số liệu thu thập tương đối khó khăn, vì các số liệu về rửa tiền đa số đều bảo mật, bị mã hoá để gửi cho Cục PCRT (dạng tài liệu Mật) nên trong quá trình thực hiện tác giả chỉ tiếp cận được với báo cáo giao dịch đáng ngờ. Chính điều này khiến luận văn thiếu tính sinh động về số liệu báo cáo giao dịch lớn, giao dịch chuyển tiền điện tử.

Hạn chế về kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu định tính: phương pháp định tính là một phương pháp tương đối khó.Tại Việt Nam chưa nhiều nghiên cứu có chất lượng bằng phương pháp này trong lĩnh vực kinh tế, vì vậy việc sử dụng phương pháp này trong đề tài nghiên cứu là một thách thức lớn đối với tác giả. Vì vậy trong nghiên cứu chắc chắn sẽ xảy ra một số sai sót, không chặt chẽ về cách thức xử lý và phân tích số liệu.

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu đã thể hiện khá rõ thực trạng của công tác PCRT tại Kienlongbank. Tuy nhiên để có cái nhìn bao quát hơn và chính xác hơn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam thì cần có những nghiên cứu cho hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Do đó, một nghiên cứu có phạm vi nghiên cứu rộng hơn và phương pháp nghiên cứu hiệu quả hơn có thể là một hướng nghiên cứu khả thi trong tương lai.


Kết luận chương 5

Trên cơ sở phân tích thực trạng, những tồn tại mà Kienlongbank đang gặp phải và những bài học kinh nghiệm đã trình bày trong những chương trước, chương 5 đã trình bày hệ thống các giải pháp chi tiết phù hợp với tình hình thực tế của Kienlongbank như áp dụng mô hình kiểm soát rủi ro theo ba cấp độ, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao hiệu quả của bộ phận PCRT, thay đổi nhận thức về PCRT…Ngoài ra chương 5 cũng đã trình bày những khó khăn, hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt

1. Chính phủ, 2005. Nghị định 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống rửa tiền.

2.Chính phủ, 2009. Quyết định 470/QĐ-TTg ngày 13/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ vè việc thành lập Ban chỉđạo phòng, chống rửa tiền.

3. Chính phủ, 2013. Nghịđịnh số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Phòng, chống rửa tiền.

4. Chính phủ, 2013. Quyết định 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

5. Hải An, 2014.Hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền. Tạp chí tài chính online

6. Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thế Tùng, 2016. Tăng cường phòng chống rửa tiền qua hoạt động Ngân hàng khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 6 (457) tháng 06/2016.

7. Ngân hàng Nhà nước, 2013. Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 huóng dẫn thực hiện mọt số quy định về phòng, chống rửa tiền.

8. Ngân hàng Nhà nước, 2014.49 khuyến nghị của cơ quan đặc nhiệm tài chính (FATF)

9. Ngân hàng Kiên Long, 2015. Báo cáo thường niên.

10. Nghi Thu, 2015. Giám sát các giao dịch đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng nhằm phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Tạp chí Tài chính online.

11. Nguyễn Văn Ngọc, 2014. Hệ thống các giải pháp phòng chống rửa tiền ở Việt Nam đến năm 2020. Tạp chí Ngân hàng, số 6 tháng 3/2015.

12. Paul Allan Schott, 2007. Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố . Nhà xuất bản văn hoá thông tin, Hà Nội.

13. Phạm Mạnh Hùng, 2010.Giải pháp phòng chống rửa tiền tại các NHTM Việt Nam”. Tạp chí Ngân hàng, số 21 tháng 11/2011, tr 5-9.

14. Quốc Hội, 2012. Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH ngày 18/06/2012

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2023