Tương Quan Về Khả Năng Cạnh Tranh Giữa Hàng Dệt May Việt Nam Và Trung Quốc


Mục đích của việc điều chỉnh chính sách hoàn thuế xuất khẩu lần này nhằm: khống chế thêm một bước tăng trưởng quá nhanh trong xuất khẩu hàng hoá, giải quyết mâu thuẫn nổi trội phát sinh do xuất siêu quá lớn mang lại, làm tốt cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, khống chế xuất khẩu các mặt hàng “tiêu hao năng lượng nhiều, gây ô nhiễm cao, mang tính tài nguyên”, thúc đẩy thay đổi phương thức tăng trưởng ngoại thương và cân bằng xuất nhập khẩu, giảm thiểu cọ sát thương mại, thúc đẩy chuyển biến phương thức tăng trưởng kinh tế và duy trì phát triển kinh tế xã hội.


III – Tương quan về khả năng cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc

Trung Quốc là đầu tầu kinh tế của châu Á, là nước có công vực dậy nền kinh tế khu vực. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng tương đối cao, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,1%, nhập khẩu tăng 40% và tiếp nhận 50% hàng xuất khẩu của châu Á. Tuy nhiên, sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế Trung Quốc cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho những nền kinh tế mới nổi trong khu vực ví dụ như Việt Nam. Rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ lớn trước sực ép cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc.

Hàng hoá Trung Quốc có thể chia thành hai loại. Một loại hàng hoá có hàm lượng lao động cao, đơn giản như dệt may, da giày và một loại là hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao vừa có lao động giản đơn vừa có lao động lành nghề như điện tử dân dụng. Hiện nay, Trung Quốc có sức cạnh tranh rất lớn ở cả hai loại hàng này, trong khi đó Việt Nam chỉ có ở loại thứ nhất còn loại thứ hai thì Việt Nam chưa thể cạnh tranh với Trung Quốc. Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc ngay trên một số thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và cả ASEAN.


Dệt may hiện là một trong số những sản phẩm cạnh tranh chính giữa Việt Nam và Trung Quốc do ngành dệt may của Viêt Nam đang phát triển với tốc độ cao có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu trong số những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, trong khi Trung Quốc lại là nhà sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thé giới, chiếm khoảng 50% thị phần dệt may toàn cầu. Có thể nói, ngay sau khi gia nhập WTO Trung Quốc đã nhanh chóng tạo nên những cơn sóng thần trên thị trường dệt may thế giới.


1 – Những điểm tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Thực tế thì cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dệt may.

- Thứ nhất, dệt may là ngành sản xuất truyền thống lâu đời ở cả hai nước. Cách đây cả ngàn năm, con đường tơ lụa đã lưu dấu một bước phát triển kinh ngạc của Trung Quốc. Năm 1949, Trung Quốc có gần

Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc - cơ hội và thách thức - 9

180.000 xưởng dệt tư nhân với xấp xỉ 800.000 công nhân và 8.000 chuyên gia kỹ thuật. Dệt may nhanh chóng đã trở thành một trong những ngành ưu tiên phát triển của Chính phủ Trung Quốc. Trong khi đó, ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam cũng đã được đầu tư phát triển ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20. Với sự giúp đỡ của các nước anh em và bạn bè quốc tế, chúng ta đã cải tạo và xây dựng được hàng loạt nhà máy dệt may có công suất lớn như: Dệt 8 - 3, Dệt Vĩnh Phú, Dệt kim Đông Xuân, Dệt Nam Định, May 10, May Thăng Long. Hiện nay, Chính phủ hai nước đều rất chú trọng phát triển ngành này, nhiều chính sách hỗ trợ ngành dệt may đã được thực hiện.

- Thứ hai, cả Trung Quốc và Việt Nam đều được xếp vào danh sách những nước có dân số đông nhất trên thế giới với khoảng 1,8 tỷ dân của Trung Quốc và hơn 85 triệu dân của Việt Nam cung cấp một lượng lớn lao động cho ngành dệt may của mỗi nước. Đây là một lợi thế trong


ngành dệt may mà không phải nước nào cũng có được. Đồng thời, dân số đông chính là một thị trường tiêu thụ nội địa lớn cho ngành may mặc. Hiện nay, 2/3 sản lượng hàng dệt may của Trung Quốc chủ yếu là để phục vụ thị trường trong nước. Còn ở Việt Nam, Nhà nước và Chính phủ đã xác định các doanh nghiệp trong nước phải dùng thị trường nội địa làm căn bản, thị trường xuất khẩu là động lực phát triển của ngành dệt may. Năm 2006, tổng tiêu thụ nội địa ước đạt 1,8 tỷ USD, trong khi xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ nội địa đạt khoảng 15%/năm. Hiện tại mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp dệt may là làm thế nào để chiếm lĩnh thị trường dệt may nội địa trước cuộc “đổ bộ” của nhiều nhãn hiệu thời trang danh tiếng của nước ngoài vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là hàng thời trang của Trung Quốc.

- Thứ ba, Việt Nam và Trung Quốc đều đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế của cả hai nước. Những rào cản trong ngành dệt may được xoá bỏ sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm của hai nước thâm nhập vào các thị trường nước ngoài dễ dàng hơn.

- Thứ tư, Việt Nam và Trung Quốc có ý thức hệ giống nhau, cùng chung chủ trương xây dựng CNXH theo hoàn cảnh mỗi nước. Theo điều tra của Liên hợp quốc, đây là hai quốc gia ổn định, an toàn nhất trên thế giới, do đó ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm tới đây kinh doanh buôn bán.


2 – Những điểm khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quá trình phát triển ngành dệt may

Mặc dù có rất khá nhiều điểm chung nhưng giữa hai nước vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt tác động không nhỏ tới ngành dệt may của hai nước.


Theo nhận định của các chuyên gia thì hiện tại hàng dệt may của Trung Quốc vẫn có lợi thế hơn, có năng lực cạnh tranh cao hơn hàng dệt may của Việt Nam.

2.1 - Về chất lượng sản phẩm và kiểu cách mẫu mốt.

Theo đánh giá của Uỷ Ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), Trung Quốc được lựa chọn là nguồn cung ứng số một của hầu hết các nhà nhập khẩu dệt may Hoa Kỳ vì nước này có khả năng sản xuất hầu như tất cả các loại sản phẩm dệt may ở mọi cấp độ chất lượng với giá cạnh tranh. Các sản phẩm dệt may mang thương hiệu Trung Quốc đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, với nhiều cấp độ chất lượng, ở các mức giá khác nhau đã có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn các mặt hàng phù hợp với sở thích và khả năng thanh toán của khách hàng. Đa dạng hoá sản phẩm đã mang lại lợi nhuận rất lớn cho Trung Quốc. Song Trung Quốc cũng phải tính tới trường hợp để giảm thiểu rủi ro do phải mua hàng từ một nước duy nhất, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ cũng có kế hoạch mở rộng quan hệ thương mại với những nước có giá thấp khác, đặc biệt là Ấn Độ. Còn về phần Việt Nam, như chúng ta đã biết, hàng dệt may của nước ta từ trước tới nay vẫn được biết tới là mặt hàng có chất lượng cao. Tuy nhiên, hàng dệt may của Việt Nam vẫn chỉ tập trung ở một số chủng loại nhất định như quần, áo jacket, áo thun, áo sơmi...với mẫu mã nghèo nàn, mà vẫn chưa sản xuất được những sản phẩm hàng cao cấp đòi hỏi kỹ thuật cao như veston. Những sản phẩm được coi là sản phẩm cao cấp của Việt Nam thực chất chỉ tập trung vào chất lượng hoặc cao lắm là thương hiệu nhằm phục vụ cho một phân khúc tiêu dùng riêng biệt cụ thể nào đó. Trong khi đó, một sản phẩm được coi là hàng cao cấp đúng nghĩa phải đảm bảo 3 yếu tố: sản xuất, thương hiệu, phân phối. Nếu tình trạng này kéo dài lâu thì hàng dệt may Việt Nam sẽ nhanh chóng chịu thát bại trước sự cạnh tranh ngày càng tăng của Trung Quốc.


2.2 - Về nguyên phụ liệu.

Theo đánh giá của các chuyên gia, sản phẩm dệt may của Việt Nam chưa cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc một phần là vì Việt Nam chưa có hoặc chưa phát triển ngành nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, 70% nguyên phụ liệu của Việt Nam là nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu ai đó sang Trung Quốc và đến các trung tâm hoặc chợ nguyên phụ liệu sẽ thấy rằng ngành sản xuất nguyên phụ liệu của Trung Quốc cực kỳ phát triển không dễ gì quốc gia nào có thể có được. Trong khi đó ở Việt Nam hiện giờ mới đang đi vào xây dựng một trung tâm nguyên phụ liệu dệt may đầu tiên tại Bình Dương. Chính việc không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực sản xuất của ngành dệt may. Phần lớn các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam là làm gia công cho nước ngoài, lợi nhuận thu được thấp, không có khả năng phát huy sáng tạo trong việc thiết kế mẫu mã kiểu dáng. Thử lấy một ví dụ về nguyên liệu tơ tằm của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng công ty Dâu tằm Việt Nam, diện tích dâu tằm của Việt Nam vào khoảng 25.000 ha, đứng hàng thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc. Về lý thuyết, với diện tích trồng dâu như vậy, Việt Nam có thể trở thành một trung tâm sản xuất kén, tơ nguyên liệu có hạng. Thế nhưng, hiện chúng ta vẫn phải nhập tơ sống từ Trung Quốc để se tơ và dệt lụa với số lượng trên 200 tấn/năm. Đây lại là một nghịch lý nữa trong vấn đề nguyên liệu trong ngành dệt bởi nghề trồng dâu, nuôi tằm từ xưa tới nay vẫn được coi là một ngành truyền thống của dân tộc ta.


2.3 - Về giá các sản phẩm dệt may.

Theo Bộ Công Thương, hầu hết các chủng loại hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu đều có giá cao hơn 5-7%, thậm chí là 10% so với hàng cùng loại của Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh. Cụ thể, đối với cat 338/339 (áo sơmi dệt kim cotton) đơn giá trung bình thực hiện tại Việt Nam là 5,79 - 8,2


USD/m2, trong khi đó ở Trung Quốc là 4,68 - 5,84 USD/m2. Nguyên nhân chính là do Việt Nam chưa chủ động được nguyên phụ liệu, đa số phải nhập từ nước ngoài nên đã đẩy giá thành phẩm lên cao hơn. Trong khi đó, Trung Quốc lại được coi là quốc gia sản xuất rẻ nhất thế giới. Không chỉ riêng mặt hàng may mặc mà ở tất cả các mặt hàng từ những hàng có hàm lượng kỹ thuật thấp cho tới những mặt hàng công nghệ cao, Trung Quốc đều có thể sản xuất được với chi phí thấp hơn nhiều so với những đối thủ của mình. Ở cả những nước nghèo, đang phát triển hay những trung tâm mua sắm của thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Italy... hàng may mặc của Trung Quốc đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường. Nếu bạn muốn những bộ quần áo giá rẻ, có rất nhiều sản phẩm với mẫu mã phong phú đa dạng có xuất xứ từ Trung Quốc để cho bạn lựa chọn. Còn nếu bạn muốn những mặt hàng chất lượng cao, mẫu mã đẹp thuộc loại “hàng hiệu”, bạn có thể tìm thấy những sản phẩm do Trung Quốc sản xuất tại những trung tâm thương mại lớn, hiện đại của New York, London, Tokyo, Paris, Milan... Mục tiêu mà Trung Quốc đặt ra là đảm bảo tất cả mọi người kể cả người có thu nhập cao hay có thu nhập thấp đều có thể tìm được sản phẩm mình mong muốn


2.4 - Về giá lao động.

Từ trước tới nay Việt Nam vẫn được coi là có lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ. Giá lao động tại Việt Nam vào loại thấp nhất trong khu vực (3 USD/ giờ), nhờ đó làm cho chi phí sản xuất hàng may mặc của Việt Nam cũng thấp hơn nhiều nước khác. Tuy nhiên, theo nhận định của Chủ tịch Hội tư bản công nghiệp trẻ Hoa Kỳ, trong vòng 30 - 50 năm tới nguồn nhân công giá rẻ sẽ không còn là yếu tố mang tính quyết định đối với nhà đầu tư.

Như vậy, có thể nói, các sản phẩm dệt may của Việt Nam đang thua kém Trung Quốc về nhiều mặt.Và đặc biệt tình hình sẽ càng xấu đi khi Hoa Kỳ bãi bỏ hàng rào hạn chế nhập khẩu (còn gọi là biện pháp tự vệ) đối với


hàng dệt may Trung Quốc vào năm 2008. Khi đó, Trung Quốc sẽ được tự do xuất khẩu trở lại và ngành dệt may của Việt Nam sẽ phải chịu một sức ép mạnh hơn bao giờ hết.

Có thể nói, trong vòng một vài năm tới Trung Quốc vẫn sẽ là nước sản xuất, xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, là đối thủ cạnh tranh lớn của nhiều quốc gia trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Nếu không có những chiến lược giải pháp cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may nước mình thì các quốc gia trong đó có Việt Nam sẽ rất dễ bị hàng Trung Quốc loại khỏi những thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và bị lấn át tại ngay chính thị trường nội địa.


CHƯƠNG III‌‌

Cơ hội và thách thức.

Những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.

I – Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

1 – Cơ hội

- Tháng 11/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), khi đó Việt Nam sẽ nhận được những ưu đãi dành riêng cho nhưng nước thành viên của WTO và ngành dệt may của Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu do được bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với các nước thành viên theo quy định của Hiệp định dệt may ATC.

- Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, đặc biệt là vào ngành dệt may để phát triển nguồn nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, hoá chất thuốc nhuộm… nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hoá; thu hút được dòng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hạ tầng như đường xá, giao thông, hạ tầng viễn thông, ngân hàng… tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế cũng như ngành dệt may phát triển hơn nữa. Nhờ đó mà nguồn nhân lực cũng sẽ được cải thiện. Các doanh nghiệp dệt may có điều kiện tiếp cận và đào tạo

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí