Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản lưu động.
Đơn vị tính: VNĐ.
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | ||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | |
Tài sản lưu động | 14.788.231.468 | 100,00 | 16.991.886.673 | 100,00 | 33.560.987.576 | 100,00 |
1.Tiền | 8.528.623.788 | 57,67 | 8.702.722.525 | 51,22 | 11.582.076.520 | 34,51 |
3.Các khoản phải thu | 4.664.566.258 | 31,54 | 2.317.039.631 | 13,64 | 13.907.646.491 | 41,44 |
4. Hàng tồn kho | 164.098.036 | 1,11 | 4.667.865.886 | 27,47 | 6.543.200.311 | 19,50 |
5.Tài sản lưu động khác | 1.430.943.387 | 9,68 | 1.304.258.631 | 7,68 | 1.528.064.254 | 4,55 |
Tổng tài sản | 17.128.458.871 | 21.011.773.617 | 39.233.725.953 | |||
(%) Tài sản lưu động/ Tổng tài sản | 86,34 | 80,87 | 85,54 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Tình Hình Quản Lý Và Sử Dụng Vốn Bằng Tiền.
- Nhận Xét Về Tổ Chức Quản Lý Và Phòng Kế Toán.
- Địa Bàn Hoạt Động Và Đặc Điểm Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty.
- Phân Tích Vốn Lưu Động Ròng Và Ngân Quỹ Ròng.
- Cơ Cấu Các Khoản Mục Của Các Khoản Phải Thu Ngắn Hạn.
- Phân Tích Tình Hình Quản Lý Tài Sản Lưu Động Khác.
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng kế toán).
Bảng 2.4. Biến động tài sản lưu động.
Đơn vị tính: VNĐ.
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Chênh lệch | ||||
2012/2011 | 2013/2012 | ||||||
Số tiền | Số tiền | Số tiền | Tương đối | Tuyệt đối (%) | Tương đối | Tuyệt đối (%) | |
Tài sản lưu động | 14.788.231.468 | 16.991.886.673 | 33.560.987.576 | 2.203.655.205 | 14,90 | 16.569.100.903 | 97,51 |
1.Tiền | 8.528.623.788 | 8.702.722.525 | 11.582.076.520 | 174.098.737 | 2,04 | 2.879.353.995 | 33,09 |
3.Các khoản phải thu | 4.664.566.258 | 2.317.039.631 | 13.907.646.491 | (2.347.526.627) | (50,33) | 11.590.606.860 | 500,23 |
4. Hàng tồn kho | 164.098.036 | 4.667.865.886 | 6.543.200.311 | 4.503.767.850 | 2.744,56 | 1.875.334.425 | 40,18 |
5.Tài sản lưu động khác | 1.430.943.387 | 1.304.258.631 | 1.528.064.254 | (126.684.756) | (8,85) | 223.805.623 | 17,16 |
Tổng tài sản | 17.128.458.871 | 21.011.773.617 | 39.233.725.953 | 3.883.314.746 | 22,67 | 18.221.952.336 | 86,72 |
( Nguồn: Phòng kế toán).
39
Qua bảng 2.3 và bảng 2.4 ta thấy TSLĐ luôn tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản doanh nghiệp. Thể hiện cụ thể như sau:
Cùng với quá trình đầu tư và chuyển vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng, cùng với đó tài sản lưu động cũng tăng.
Năm 2011, giá trị TSLĐ của doanh nghiệp là 14.788.231.468 đồng, chiếm tỷ trọng 86,34% trong tổng giá trị tài sản doanh nghiệp.
Năm 2012, giá trị tài sản lưu động tăng lên mức 16.991.886.673 đồng, tăng 14.90% so với năm 2011. Tuy nhiên, tỷ trọng TSLĐ trong tổng giá trị tài sản giảm xuống mức 80,87%. Tỷ trọng tài sản lưu động giảm là do trong năm 2012 doanh nghiệp đầu tư vào tài sản dài hạn, tốc độ tăng tài sản dài hạn là:
(4.019.866.944 - 2.340.227.403) / 2.340.227.403 *100% = 71,77% so với năm 2011, tốc
độ đầu tư tăng rất nhiều so với tốc độ tăng 14,90% của tài sản lưu động.
Năm 2013 giá trị TSLĐ tăng rất nhanh, từ 16.991.886.673 đồng năm 2012 lên mức 33.560.987.576 đồng( tăng 97,51% so với năm 2012). Tỷ trọng TSLĐ trên tổng giá trị tài sản cũng tăng lên mức 85,54%.
Biểu đồ 2.3 và biểu đồ 2.4 sẽ cho ta thấy rò hơn về cơ cấu cũng như biến động của TSLĐ.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu TSLĐ và TSDH.
Năm 2011
13,66
%
86,34
%
TSLĐ TSDH
Năm 2012
19,13
%
80,87
%
TSLĐ TSDH
14,46
%
Năm 2013
85,54
%
TSLĐ
TSDH
( Nguồn: Phòng kế toán).
Biểu đồ 2.4. Biến động TSLĐ, TSDH và Tổng TS.
Đơn vị tính: VNĐ.
45.000.000.000
40.000.000.000
35.000.000.000
30.000.000.000
25.000.000.000
20.000.000.000
15.000.000.000
10.000.000.000
5.000.000.000
-
39.233.725.953
33.560.987.576
21.011.773.617
17.128.458.871
16.991.886.673
TSLĐ TSDH
Tổng TS
14.788.231.468
5.672.738.377
4.019.886.944
2.340.227.403
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
( Nguồn: Phòng kế toán).
Công ty là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc, nên giá trị TSLĐ luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản là điều hiển nhiên. Sự tăng lên của TSLĐ qua các năm là do sự tác động của các khoản mục nằm trong TSLĐ. Vậy các khoản mục đó ảnh hường thế nào đến TSLĐ, về cơ cấu cũng như biến động các khoản mục ra sao.
Quan sát biểu đồ 2.5: Cơ cấu các khoản mục TSLĐ và biểu 2.6: Biến động các khoản mục TSLĐ sau:
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu các khoản mục của TSLĐ.
1,11% 9,68%
Năm 2011
Tiền
Năm 2012
7,68%
Tiền
31,54% 57,67%
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
TSLĐ khác
27,47%
51,22%
13,64%
Các khoản
phải thu Hàng tồn kho
TSLĐ khác
4,55%
19,50%
41,44%
Năm 2013
Tiền
34,51%
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
TSLĐ khác
( Nguồn: Phòng kế toán).
Biểu đồ 2.6: Biến động các khoản mục của TSLĐ
Đơn vị tính: VNĐ.
16.000.000.000
14.000.000.000
12.000.000.000
13.907.646.491
Tiền
11.582.076.520
10.000.000.000
8.000.000.000
6.000.000.000
4.000.000.000
2.000.000.000
-
8.702.722.525
8.528.623.788
6.543.200.311
4.664.566.258
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
4.667.865.886
1.430.943.387
2.317.039.631
1.304.258.631
TSLĐ khác
1.528.064.254
164.098.036
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
( Nguồn: Phòng kế toán).
Qua biểu đồ 2.5 và biểu đồ 2.6 ta thấy:
Để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, tiền luôn tăng qua các năm, nhưng ngược lại, tỷ trọng đang có xu hướng giảm, cụ thể:
Năm 2011, lượng tiền của doanh nghiệp là 8.528.623.788 đồng và chiếm tỷ trọng 57,67% trong tổng giá trị TSLĐ.
Năm 2012, giá trị tiền của doanh nghiệp tăng 2,04% so với năm 2011, lên mức 8.702.722.525 đồng. Tỷ trọng tiền trong tổng giá trị TSLĐ giảm xuống 51,22%. Nguyên nhân lượng tiền trong năm 2012 tăng là do công ty tăng doanh thu, làm nguồn lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng từ âm 197.629.134 đồng năm 2011 lên 1.413.293.769 đồng.
Năm 2013, giá trị tiền của doanh nghiệp tăng 33,09% so với năm 2012, đạt mức 11.582.076.520 đồng. Tỷ trọng tiền giảm mạnh còn 34,50% trong tổng TSLĐ, xếp thứ hai sau các khoản phải thu. Trong năm, mặc dù doanh thu tăng, nhưng doanh nghiệp không thu được tiền nhiều hoạt động này, cộng với việc chi cho quá trình sản xuất kinh doanh quá cao làm cho lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm và xuống mức âm 4.143.161.393 đồng. Lượng tiền của doanh nghiệp trong năm 2013 tăng chủ yếu là do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính( đi vay) đem lại. Đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2013 lượng tiền vay ngắn hạn và dài hạn của công ty nhận được là 7.124.880.817 đồng.
Cơ cấu và biến động các khoản phải thu của công ty phụ thuộc vào chính sách bán hàng. Các khoản phải thu của công ty TNHH Jadeluck có biến động thất thường và hiện tại đang chiếm tỷ trọng cao.
Năm 2011, giá trị các khoản phải thu của công ty là 4.664.566.258 đồng và có tỷ trọng 31,54% trong tổng giá trị TSLĐ.
Năm 2012, giá trị các khoản phải thu giảm 2.347.526.627 đồng( giảm 50,33%) so với năm 2011. Giá trị khoản phải thu của công ty trong năm 2012 là 2.317.039.631 đồng và chiếm tỷ trọng 13,64% trong tổng giá trị TSLĐ. Đây là dấu hiệu tốt cho doanh nghiệp,
vì doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn, nhanh chóng đưa vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Năm 2013, giá trị các khoản phải thu tăng cao với mức 500,23% so với năm 2012, lên 13.907.646.491 đồng. Cũng theo đó, tỷ trọng khoản mục này trong tổng giá trị TSLĐ tăng lên mức 41,44%, chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục của TSLĐ. Công ty hiện tại đang bị chiếm dụng vốn từ phía khách hàng, vì vậy công ty cần có các biện pháp đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ hợp lý, tăng hiệu quả quản trị vốn cho doanh nghiệp.
Công ty TNHH Jadeluck là công ty sản xuất, gia công hàng may mặc và chủ yếu là xuất khẩu nên lượng đặt hàng của khách hàng dù ít hay nhiều thì công ty luôn có một lượng hàng tồn kho tùy vào mỗi thời điểm.
Năm 2011, giá trị hàng tồn kho của công ty là 164.098.036 đồng, chiểm tỷ trọng rất nhỏ 1,11% trong tổng giá trị TSLĐ của doanh nghiêp.
Năm 2012, do công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng cho năm 2013 nên lượng hàng tồn kho của công ty tăng 2.744,56% so với năm 2011. Kéo theo đó tỷ trọng tăng cao lên mức 27,47% trong tổng giá trị TSLĐ.
Năm 2013, giá trị hàng tồn kho của công ty tăng 40,18% so với năm 2012, lên giá trị là 6.543.200.311 đồng. Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng giá trị TSLĐ giảm xuống còn 19,50%.
Vì là doanh nghiệp sản xuất, lượng đơn đặt hàng có thể nhiều, tuy nhiên công ty cần có chính sách quản lý hàng tồn kho một cách phù hợp, giảm bớt các chi phí liên quan như lưu kho, bảo quản,… tăng hiệu quả quản trị cho doanh nghiệp.
Dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị TSLĐ, nhưng giá trị của TSLĐ khác cũng có tác động đến sự biến động và quá trình quản trị TSLĐ của doanh nghiệp.
Năm 2011, giá trị TSLĐ khác là1.430.943.387 đồng, chiếm tỷ trọng 9,68% trong tổng giá trị TSLĐ.
Năm 2012, giá tri tài sản lưu động khác giảm 8,85% so với năm 2011 xuống mức 1.304.258.631 đồng, chiếm tỷ trọng 7,68% trong tổng giá trị TSLĐ.
Năm 2013, giá trị TSLĐ khác tăng 223.805.623 đồng( tăng 17,16%) so với năm 2012, lên giá trị 1.528.064.254 đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng khoản mục này giảm chỉ còn 4,55%. Đối với các doanh nghiệp thì tỷ trọng này là phù hợp. Mặc dù vậy, công ty vẫn cần nắm rò biến động và giá trị của khoản mục này thường xuyên để đưa lượng vốn còn nằm trong khoản mục này vào quá trình sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
2.2.1.2. Phân tích vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng.
Tìm hiểu bảng sau:
45