Cơ Cấu Các Khoản Mục Của Các Khoản Phải Thu Ngắn Hạn.


Năm 2011, tiền gửi ngân hàng của công ty là 830.659.238 đồng, chiếm tỷ trọng 9,74% trong tổng giá trị tiền doanh nghiệp. Trong đó tiền gửi ngân hàng- Việt Nam đồng là 91.344.739 đồng, chiếm tỷ trọng 11,00% trong tổng giá trị tiền gửi ngân hàng, tiền gửi ngân hàng ngoại tệ-USD là 739.314.499 đồng, chiếm tỷ trọng 89,00% trong tổng giá trị tiền gửi ngân hàng doanh nghiệp.

Năm 2012, tiền gửi ngân hàng của công ty giảm mạnh 94,55% so với năm 2011 xuống mức 45.252.587 đồng, chiếm tỷ trọng 0,52% trong tổng giá trị tiền doanh nghiệp. Trong đó, tiền gửi ngân hàng-VNĐ giảm 69,16% so với năm 2011 xuống còn 28.174.444 đồng, chiếm tỷ trọng 62,26% trên tổng giá trị tiền gửi ngân hàng. Tiền gửi ngân hàng_USD cũng giảm mạnh với mức 97,69% so với năm 2011, xuống mức 17.078.143 đồng, chiếm tỷ trọng 37,74% trên tổng giá trị tiền gửi ngân hàng.

Năm 2013, tiền gửi ngân hàng của công ty tăng lên mức 257.899.308 đồng, tăng 469,91% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 2,23% trên tổng giá trị tiền công ty. Sự tăng lên của tiền gửi ngân hàng là do công ty thu nhiều tiền từ khách hàng nước ngoài, nên tiền gửi ngoại tệ-USD tăng 1.359,11% so với năm 2012 lên mức 232.109.917 đổng, chiếm tỷ trọng 96,62% trên tổng giá trị tiền gửi ngân hàng. Riêng tiền gửi ngân hàng- VNĐ giảm 19.463.196 đồng xuống chỉ còn 8.711.248 đồng chiếm tỷ trọng 3,38% trên tổng giá trị tiền gửi ngân hàng.

Tỷ trọng tiền mặt tại quỹ luôn chiếm tỷ trọng trên 90,00% và lượng tiền mặt tại quỹ luôn tăng và ở mức cao. Một mặt cho thấy khoản mục này rất quan trọng, nhất là việc thanh toán của doanh nghiệp. Nhưng mặt khác cho thấy công ty chưa tăng mức an toàn cho lượng tiền mà mình nắm giữ bằng việc gửi ngân hàng, không những thế còn tạo ra khoản thu từ việc hưởng lãi suất ngân hàng.

Tuy nhiên, cần phải xem xét lãi suất ngân hàng với lãi suất kinh doanh. Nếu lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp hơn lãi suất từ hoạt động kinh doanh thì việc công ty nắm giữ nhiều tiền mặt là rất hợp lý. Lượng tiền tại quỹ lớn cũng làm tăng khả năng thanh toán tức thời của công ty.


Mức tăng quy mô vốn bằng tiền của công ty cho ta thấy khả năng thanh toán của công ty được đảm bảo. Công ty có thể được hưởng các chế độ chiết khấu, giảm giá của nhà cung cấp khi thanh toán đúng hẹn. Tuy nhiên, lượng tiền dự trữ nhiều khiến công ty mất đi một khoản chi phí và không đem lại lợi nhuận, điều này cũng không tốt, công ty cần phải đưa nhanh lượng tiền mặt tại quỹ vào quá trình lưu thông.

2.1.1.4. Phân tích tình hình quản lý khoản phải thu.

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và tìm kiếm các khách hàng uy tín, thường xuyên là rất quan trọng. Vì thế, mỗi doanh nghiệp đều có các chính sánh ưu đãi cho khách hàng trong việc thanh toán, từ đó tạo ra các khoản thu chậm tiền hàng sau ngày bán hàng. Không những thế để tìm nhà cung cấp uy tín, lâu dài thì công ty cũng phải có các khoản ứng trước, vừa hỗ trợ nhà cung cấp trong việc chuẩn bị lượng hàng hóa để cung cấp cho doanh nghiệp, vừa chứng minh cho nhà cung cấp thấy công ty có khả năng thanh toán.

Công ty TNHH Jadeluck cũng như bao các doanh nghiệp khác, cũng không thể tránh khỏi việc không có các khoản phải thu và việc quản lý khoản mục này cũng rất quan trọng. Các khoản phải thu của công ty bao gồm phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu khác và trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Cơ cấu và biến động của mỗi khoản mục trong tổng giá trị các khoản phải thu của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng 2.9 và bảng 2.10 sau:



55


Bảng 2.9: Cơ cấu các khoản mục của các khoản phải thu ngắn hạn.

Đơn vị tinh: VNĐ.




Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Các khoản phải thu

ngắn hạn


4.664.566.258


100,00


2.317.039.631


100,00


13.907.646.491


100,00


1.Phải thu khách hàng


3.243.109.589


69,53


1.248.324.105


53,88


12.040.542.678


86,57

2.Trả trước cho người

bán


1.093.244.323


23,44


318.471.611


13,74


480.890.543


3,46


3.Phải thu khác


331.721.318


7,11


753.752.887


32,53


1.389.722.242


9,99

4.Dự phòng phải thu

khí đòi


(3.508.972)


( 0,08)


(3.508.972)


(0,15)


(3.508.972)


(0,03)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH Jadeluck - 9

( Nguồn: Phòng kế toán).


Bảng 2.10: Biến động các khoản mục của các khoản phải thu ngắn hạn.

Đơn vị tinh: VNĐ.




Chỉ tiêu


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013

Chênh lệch

2012/2011

2013/2012


Số tiền


Số tiền


Số tiền


Tương đối

Tuyệt đối


(%)


Tương đối

Tuyệt đối

(%)

Các khoản phải thu ngắn hạn


4.664.566.258


2.317.039.631


13.907.646.491


(2.347.526.627)


(50,33)


11.590.606.860


500,23

1.Phải thu khách hàng


3.243.109.589


1.248.324.105


12.040.542.678


(1.994.785.484)


(61,51)


10.792.218.573


864,54

2.Trả trước cho người bán


1.093.244.323


318.471.611


480.890.543


(774.772.712)


(70,87)


162.418.932


51,00


3.Phải thu khác


331.721.318


753.752.887


1.389.722.242


422.031.569


127,22


635.969.355


84,37

4.Dự phòng phải thu khí đòi


(3.508.972)


(3.508.972)


(3.508.972)


-


-


-


-

( Nguồn: Phòng kế toán).


57


Qua bảng 2.9 và bảng 2.10 ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn của công ty có biến động tăng giảm thất thường và hiện tại đang chiếm tỷ trọng cao trên tổng giá trị TSLĐ.

Năm 2011, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty là 4.664.566.258 đồng. Năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 2.347.526.627 đồng( giảm 50,33%) so với năm 2011, xuống mức 2.317.039.631 đồng. Năm 2013, khoản mục này tăng nhanh, tăng 500,23% so với năm 2012 lên mức 13.907.646.491 đồng. Sự biến động thất thường của các khoản phải thu ngắn hạn là do sự tác động của các khoản mục nhỏ bên trong. Để thấy cơ cấu cũng như biến động của các khoản mục nhỏ tác động như thế nào ta sẽ quan sát biểu đồ 2.9 và biểu đồ 2.10 sau:


Biểu đồ 2.9. Cơ cấu các khoản mục của các khoản phải thu ngắn hạn.


100

90

86,57%

80

70

60

50

40

30

20

10

0

-10

69,53%

Phải thu khách hàng

53,88%

32,53%

Trả trước cho người bán

Phải thu khác

23,44%

13,74%

Dự phòng phải thu khó đòi

7,11%

-0,08

Năm 2011

-0,15

Năm 2012

9,99%

3,46%

-0,03

Năm 2013


( Nguồn: Phòng kế toán).


Biểu đồ 2.10: Biến động các khoản mục của các khoản phải thu ngắn hạn.

Đơn vị tính: VNĐ.


14.000.000.000


12.000.000.000 12.040.542.678


Phải thu khách hàng

10.000.000.000



Trả trước

8.000.000.000 cho người

bán


6.000.000.000 Phải thu

khác


4.000.000.000


2.000.000.000


3.243.109.589


Dự phòng phải thu khó đòi

1.093.244.323


331.721.318

1.248.324.105 1.389.722.242

753.752.887

318.471.611 480.890.543

- -3.508.972 -3.508.972 -3.508.972

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013


-2.000.000.000


( Nguồn: Phòng kế toán).


Qua biểu đồ 2.9 và 2.10 ta thấy hầu hết các khoản mục trong các khoản phải thu ngắn hạn có biến động tăng lên và vì thế mà các khoản phải thu ngắn hạn tăng, nhất là khoản mục phải thu khách hàng, thể hiện cụ thể sau:

Đối với khoản phải thu khách hàng.


Năm 2011, giá trị khoản phải thu khách hàng là 3.243.109.589 đồng, chiếm tỷ trọng 69,53% trên tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn.

Năm 2012, khoản phải thu khách hàng giảm 50,33% so với năm 2011, xuống mức 1.248.324.105 đồng, chiếm tỷ trọng 53,88% trên tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn. Sự giảm xuống của khoản phải thu khách hàng cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty trong năm này rất tốt, lượng vốn không bị khách hàng chiếm dụng, đưa nhanh lượng vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Năm 2013, giá trị khoản phải thu khách hàng tăng nhanh, tăng 10.792.218.573 đồng( tương ứng tăng 864,54% so với năm 2012), lên mức 12.040.542.678 đồng và chiếm tỷ trọng 86,57% trên tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn. Hiện tại công ty đang bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều vốn, với khoản công nợ ở mức cao gây ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty.

Đối với khoản trả trước cho người bán.


Năm 2011 khoản trả trước cho người bán là 1.093.244.323 đồng, chiếm tỷ trọng 23,44% trên tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn.

Năm 2012, tạo được uy tín với nhà cung cấp trong năm 2011, công ty không cần phải ứng trước một lượng tiền cho nhà cung cấp. Cho nên, khoản trả trước cho khách hàng giảm 70,87% so với năm 2011 xuống mức 318.471.611 đồng và chiếm tỷ trọng 13,74% trên tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn.

Năm 2013, để đáp ứng lượng hàng cung cấp cho khách hàng tăng, lượng vật tư cũng tăng theo, công ty cũng phải ứng trước một số tiền với thỏa thuận, vì đã tạo uy tín với nhà cung cấp từ trước, nên khoản trả trước cho người bán tăng không đáng kể, tăng


51,00% so với năm 2012 lên mức 480.890.543 đồng, chiếm tỷ trọng 3,46% trên tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn.

Đối với các khoản phải thu khác.


Năm 2011, các khoản phải thu khác có giá trị là 331.721.318 đồng, chiếm tỷ trọng 7,11% trên tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn.

Năm 2012, các khoản phải thu khác tăng cao với mức 127,22% so với năm 2011 lên mức 753.752.887 đồng, chiếm tỷ trọng 32,53% trên tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn, đứng thứ hai sau khoản phải thu khách hàng.

Năm 2013, giá trị các khoản phải thu khác tiếp tục tăng cao với mức 84,37% so với năm 2012 lên mức 1.389.722.242 đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng khoản mục này trên tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn giảm còn 9,99%.

Đối với khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi.


Mặc dù với giá trị khoản phải thu tăng cao trong năm 2013, tuy nhiên khoản trích lập dự phòng của công ty vẫn giữ ở mức thấp là 3.508.972 đồng. Điều này cho thấy, khách hàng của công ty đề có khả năng trả nợ đúng hẹn và uy tín, rất tốt cho doanh nghiệp. Việc trích lập dự phòng giúp công ty phòng ngừa được rủi ro trong kinh doanh trong nền kinh tế khó khăn hiện nay.

Nhìn một cách toàn diện, các khoản phải thu ngắn hạn tăng rất nhanh và hiện tại đang ở mức cao. Công ty đang bị chiếm dụng vốn lớn, công tác quản lý của công ty chưa được hiệu quả. Sự tăng lên của các khoản phải thu ngắn hạn do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, việc cạnh tranh gay gắt trong gia công hàng hóa trên thi trường nên công ty có các chính sách trả chậm, chấp nhận thời gian thanh toán dài hơn nhằm lôi kéo khách hàng.

Thứ hai, các công ty cùng ngành xuất hiện ngày càng nhiều và cạnh tranh gay gắt, họ luôn có các biện pháp thu hút nguồn nguyên liệu rẻ. Vì vậy, công ty ứng trước tiền cho nhà cung cấp cũng là cách để cạnh tranh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022