Phân Tích Tình Hình Quản Lý Và Sử Dụng Vốn Bằng Tiền.


Nếu vốn lưu động âm và giảm: mức độ an toàn tài chính giảm, doanh nghiệp gặp áp lực về thanh toán ngắn hạn và có nguy cơ phá sản.

Nếu vốn lưu động dương và tăng qua nhiều năm: cân bằng tài chính của doanh nghiệp đang tiến triển rất tốt.

Nếu vốn lưu động ròng có tính ổn định: có tăng giảm nhưng không đáng kể, điều đó thể hiện rằng hoạt động kinhdoanh đang trong trạng thái ổn đinh.

Cách 2:



Vốn lưu

động ròng

Tài sản lưu động Nợ ngắn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

= -

và đầu tư ngắn hạn hạn

Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH Jadeluck - 4


Với cách tính này, chỉ số này đã thể hiện rò cách sử dụng vốn lưu động ròng. Vốn lưu động được phân bổ vào các khoản như tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho, từ đó nhấn mạnh tới sự linh hoạt trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng.


Chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động ròng trong hoạt động sản xuất kinh doanh được tính dựa vào nhu cầu vốn lưu động ròng, ta phân tích cân bằng tài chính như sau:

Nếu khoản chênh lệch giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ( phần chênh lệch là các khoản vốn bằng tiền sau khi đã bù đắp các khoản vay ngắn hạn được gọi là ngân quỹ ròng) dương, thể hiện cân bằng tài chính an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp, nên không gặp khó khăn trong thanh toán ngắn hạn.

Nếu vốn lưu động ròng bằng nhu cầu vốn lưu động(tức ngân quỹ ròng bằng 0), thể hiện toàn bộ các khoản vốn bằng tiền là đầu tư ngắn hạn được hình thành từ các khoản vay ngắn hạn. Đây là tình trạng mất cân bằng tài chính.

Nếu chênh lệch giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng âm. Thể hiện, vốn lưu động ròng không đủ tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng, doanh nghiệp


cần huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó. Và tài trợ một phần tài sản cố định khi vốn lưu động ròng âm. Cân bằng tài chính lúc ngày kém an toàn và bất lợi với doanh nghiệp.

1.4.3. Phân tích biến động từng khoản mục.


Quản lý vốn lưu động một cách hiệu quả trên cơ sở cân nhắc các yếu tố rủi ro và tính sinh lợi trong từng khoản mục của giá trị tài sản là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Vì vậy, để quản lý vốn lưu động một cách hiệu quả cần phải quan tâm đến những nội dung sau:

1.4.3.1. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền.


Tiền là loại tài sản mang tính rủi ro cao, doanh nghiệp cần kiểm soát một cách hiệu quả loại tài sản này, tránh tình trạng thất thoát. Mục tiêu quản lý vốn bằng tiền là tối thiểu hóa lượng tiền mà doanh nghiệp nắm giữ nhằm các mục đích sau:

Duy trì hoạt động sản xuất: đáp ứng nhu cầu mua sắm vật tư, thanh toán tiền hàng, tiền lương cho công nhân viên.

Dự phòng: vốn bằng tiền vận động không theo bất kỳ một quy luật nào, vì vậy doanh nghiệp cần duy trì lượng vốn bằng tiền để duy trì khả năng thanh toán cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Đầu tư: khi có các cơ hội đầu tư tạm thời trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng lượng dự trữ vốn bằng tiền để đầu tư, tạo cơ hội làm gia tăng lợi nhuận.

Dù với bất kỳ mục đích nào, việc quản trị vốn bằng tiền đạt được hiệu quả cao nhất đều phụ thuộc vào sự dự đoán chính xác nhu cầu tiền của doanh nghiệp.

1.4.3.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng khoản phải thu.


Quản lý các khoản phải thu luôn gắn với chi phí phát sinh, tuy nhiên khi chấp nhận tín dụng sẽ có khả năng làm tăng doanh thu. Vì vậy doanh nghiệp cần có các chính sách tín dụng hợp lý, cộng theo việc luôn đôn đốc thu hồi nợ, theo dòi, xem xét khả năng thanh toán, khả năng vốn đảm bảo và tình trạng kinh tế của khách hàng.


Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng bao gồm:


Uy tín trong nhiều năm: thể hiện tinh thần trách nhiệm thanh toán của khách hàng đối với việc trả nợ đối với bản thân doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp khác.

Tỷ suất tự tài trợ: thể hiện khả năng tài chính dài hạn, tính tự chủ và ồn định, không bị sức ép từ chủ nợ.

Tỷ suất nợ: phản ánh mức độ tài trợ của các khoản nợ đối với tài sản. Giúp nhà đầu tư đánh giá rủi ro và cấp tín dụng.

Điều kiện kinh tế: khả năng phát triển, xu thế ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

1.4.3.3. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho.


Giá trị hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản lưu động nên sự biến động tài sản này có ảnh hưởng lớn tới sự biến động của vốn lưu động. Mỗi doanh nghiệp đều phải có lượng hàng tồn kho thích hợp, quá trình dự trữ này sẽ đảm bảo cho việc duy trì sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn khi có biến động thất thường hoặc nhu cầu thị trường tăng lên. Vì vậy, việc phân tích hàng tồn kho là rất quan trọng, tùy theo đặc điểm mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp mà nhà quản lý cần có lượng hàng tồn kho thích hợp cho doanh nghiệp mình.

1.4.3.4. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản lưu động khác.


Quản lý và sử dụng tài sản lưu động khác giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh hơn, bao gồm các khoản sau: tạm ứng, chi phí trả trước, cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.

Phân tích tình hình tạm ứng cho thấy công tác quản lý công nợ nội bộ tại doanh nghiệp.

Chi phí trả trước cần được quản lý chặt chẽ vì giá trị này chịu ảnh hưởng của sự phân bổ chi phí và sự phù hợp khi tính doanh thu, chi phí doanh nghiệp.


Giá trị các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ không sử dụng cho hoạt động sinh lời của doanh nghiệp, đây là khoản khó chuyển đổi thành tiền nếu doanh nghiệp không trả nợ vay hay vi phạm quy định liên quan đến cầm cố, ký cược, ký quỹ.

1.4.4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.


Hiệu quả sử dụng VLĐ được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: số vòng quay bình quân VLĐ, số ngày bình quân một vòng quay VLĐ, hệ số đảm nhiệm VLĐ, tỷ suất sinh lời VLĐ, các chỉ số phân tích hiệu quả các khoản phải thu như số vòng quay bình quân khoản phải thu, số ngày bình quân một vòng quay khoản phải thu và các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho như số vòng quay bình quân hàng tồn kho, số ngày bình quân một vòng quay hàng tồn kho.

1.4.4.1. Phân tích chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Số vòng quay bình quân vốn lưu động.



Doanh thu thuần

Số vòng quay bình quân vốn lưu động =

(Vòng/năm)

Giá trị vốn lưu động bình

quân

Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của VLĐ trong kỳ phân tích hay một đồng VLĐ

bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Số vòng càng lớn thì hiệu quả sử dụng càng tốt.

Số ngày một vòng quay vốn lưu động



360

Số ngày bình quân một

vòng quay vốn lưu động

=

(Ngày/vòng)

Số vòng quay bình

quân vốn lưu động


Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho VLĐ quay được một vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng nhanh.

Để đánh giá sâu hơn, ta sẽ xét tới mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng các loại tài sản.

Ta xét hai nhân tố:


Mức ảnh hưởng của doanh thu thuần đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động được tính như sau :


∆ vốn lưu động =

Doanh thu thuần năm n+1

-

Doanh thu thuần năm n

Vốn lưu động năm n

Vốn lưu động năm n

Mức ảnh hưởng của vốn lưu động đến sự tăng giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động

được tinh như sau :



∆ vốn lưu động =

Doanh thu thuần năm n+1

-

Doanh thu thuần năm n+1

Vốn lưu động năm n+1

Vốn lưu động năm n

Tác động tích cực của nhân tố doanh thu đã làm cho tốc độ luân chuyển VLĐ của

công ty tăng lên và công ty đã tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) do thay đổi tốc độ luân chuyển được tính như sau:


Doanh

thu

Số ngày bình quân một vòng quay vốn lưu động

năm n+1

-

Số ngày bình quân một vòng quay vốn lưu động

năm n

∆v =

thuần năm

n+1

x

360


Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.


Vốn lưu động bình

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =

quân

Doanh thu thuần


Chỉ tiêu này cho ta biết bao nhiêu đồng VLĐ làm ra một đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng thấp thì sức sinh lời từ VLĐ càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm càng lớn.

Sức sinh lời vốn lưu động



Lợi nhuận sau thuế

Mức sinh lời vốn lưu động =

X 100%

Vốn lưu động bình

quân

Chỉ tiêu này cho ta thấy, cứ 100 đồng vốn lưu động bình quân bỏ ra thì sinh ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận. Giá trị của chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt.

1.4.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng khoản phải thu.

Số vòng quay bình quân khoản phải thu.


Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ của các khoản phải thu hoán chuyển thành tiền, chỉ tiêu này được thể hiện qua số ngày bình quân một vòng quay khoản phải thu, căn cứ vào số vòng quay bình quân khoản phải thu ta tính được số ngày bình quân một vòng quay khoản phải thu.


Số vòng quay bình

quân khoản phải thu

=

Doanh thu thuần

(Vòng/năm)

Khoản phải thu

bình quân


Số ngày bình quân một vòng quay khoản phải thu.



Số ngày bình quân một

vòng quay khoản phải thu

=

360

(Ngày/vòng)

Số vòng quay bình

quân khoản phải thu

Số ngày bình quân một vòng quay khoản phải thu càng nhỏ càng tốt. Quá trình hoán

chuyển thành tiền của các khoản phải thu tăng.


1.4.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho.


Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho hay tốc độ hoán chuyển thành tiền của hàng tồn kho được tính dựa trên số vòng quay bình quân hàng tồn kho.



Số vòng quay bình quân hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán

=

(Vòng/năm)

Giá trị hàng tồn kho bình quân

Hệ số này phản ánh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, số vòng quay càng lớn thì

càng tốt.



360

Số ngày bình quân môt

vòng quay hàng tồn kho

=

(Ngày/ vòng)

Số vòng quay bình quân hàng tồn kho

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì càng tốt.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH JADELUCK.


2.1. Giới thiệu khái quát chung về công ty TNHH JADELUCK.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Công ty TNHH JADELUCK là doanh nghiêp 100% vốn nước ngoài, tên giao dịch bằng tiếng anh là JADELUCK INTERNATIONANL CO., LMT, được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1127/GP-HCM do chủ tịch ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 20 tháng 06 năm 2006. Chứng nhận thay đổi lần thứ nhất số 411023000479 ngày 29 tháng 08 năm 2007.

Trụ sở và nhà xưởng của công ty có địa chỉ tại số 2977/10/2B, khu phố 5, quốc lộ 1A, phường Tây Thới Nhất, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Mã số thuế:0304427481.

Điện thoại: (08) 35925040- Fax: (08) 35925042.

Số tài khoản:- 0102-3700-7954 USD.


-0102-0000-7954 VND.


Tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương việt nam( Techcombank) và ngân hàng Băng cốc (Bangkokbank)

Người đại diện công ty: Ông YANG CHING YUAN.

Chức vụ: Tổng giám đốc.

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty: Sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu.

Số lượng cán bộ công nhân viên: 650 người, trong đó số lao động của công ty là 628 người.

Với sự phát triển và hội nhâp của nền kinh tế Việt Nam, số lượng các công ty nước ngoài đầu tư Việt Nam ngày càng tăng, trong đó, công ty TNHH JADELUCK là một điển hình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022