Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phan Đình Nguyên
Bảng 2.5. Phân tích vốn lưu động ròng.
Đơn vị tính: VNĐ.
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Chênh lệch | ||||
2012/2011 | 2013/2012 | ||||||
Số tiền | Số tiền | Số tiền | Tương đối | Tuyệt đối (%) | Tương đối | Tuyệt đối (%) | |
Tài sản lưu động | 14.788.231.468 | 16.991.886.673 | 33.560.987.576 | 2.203.655.205 | 14,90 | 16.569.100.903 | 97,51 |
Nợ ngắn hạn | 13.002.981.479 | 18.680.576.580 | 35.839.469.474 | 5.677.595.101 | 43,66 | 17.158.892.894 | 91,85 |
Vốn lưu động ròng | 1.785.249.989 | ( 1.688.689.907) | (2.278.481.898) | (3.473.939.896) | (194,59) | (589.791.991) | 34,93 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Xét Về Tổ Chức Quản Lý Và Phòng Kế Toán.
- Địa Bàn Hoạt Động Và Đặc Điểm Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty.
- Phân Tích Vốn Lưu Động Ròng, Nhu Cầu Vốn Lưu Động Ròng Và Ngân Quỹ Ròng.
- Cơ Cấu Các Khoản Mục Của Các Khoản Phải Thu Ngắn Hạn.
- Phân Tích Tình Hình Quản Lý Tài Sản Lưu Động Khác.
- Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty.
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
( Nguồn: Phòng kế toán).
46
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phan Đình Nguyên
Qua bảng 2.5 ta thấy vốn lưu động ròng của công ty đang có xu hướng giảm, thể
hiện:
Năm 2011, vốn lưu động ròng của công ty là 1.785.249.989 đồng. Vốn lưu động ròng>0 là dấu hiệu tốt, trong năm này công ty không chỉ sử dụng nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho TSDH và TSCĐ mà còn sử dụng một phần tài trợ cho TSLĐ, cân bằng tài chính an toàn.
Năm 2012, vốn lưu động ròng của công ty ở mức âm 1.688.689.907 đồng, giảm 3.473.939.896 đồng( tức giảm 194,59% ) so với năm 2011.
Năm 2013, vốn lưu động ròng của công ty tiếp tục giảm thêm 589.791.991 đồng, xuống mức âm 3.473.939.896 đồng.
Vốn lưu động ròng của công ty giảm liên tiếp qua hai năm 2012 và 2013 cho thấy nguồn vốn thường xuyên của công ty ngày càng không đủ để tài trợ cho tài sản cố định, công ty phải đi vay ngắn hạn để bù đắp cho khoản thiếu hụt này. Thể hiện trên bảng cân đối cho thấy công ty luôn đi vay ngắn hạn. Mức vay ngắn hạn cao nhất vào năm 2013 là 5.934.912.415 đồng. Tuy nhiên khi xét góc độ sâu hơn đó là ngân quỹ ròng, thì tình thế tài chính công ty lại thay đổi hoàn toàn. Nghiên cứu bảng 2.6 sau:
47
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phan Đình Nguyên
Bảng 2.6. Phân tích vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng.
Đơn vị tính: VNĐ.
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Chênh lệch | ||||
2012/2011 | 2013/2012 | ||||||
Số tiền | Số tiền | Số tiền | Tương đối | Tuyệt đối (%) | Tương đối | Tuyệt đối (%) | |
Hàng tồn kho | 164.098.036 | 4.667.865.886 | 6.543.200.311 | 4.503.767.850 | 2.744,56 | 1.875.334.425 | 40,18 |
Khoản phải thu | 4.664.566.258 | 2.317.039.631 | 13.907.646.491 | (2.347.526.627) | (50,33) | 11.590.606.860 | 500,23 |
Nợ ngắn hạn | 10.999.101.761 | 18.103.723.380 | 29.904.557.059 | 7.104.621.619 | 64,59 | 11.800.833.679 | 65,18 |
Vay ngắn hạn | 2.003.879.718 | 576.853.200 | 5.934.912.415 | (1.427.026.518) | (71,21) | 5.358.059.215 | 928,84 |
Nợ ngắn hạn trừ vay ngắn hạn | 8.995.222.043 | 17.526.870.180 | 23.969.644.644 | 8.531.648.137 | 94,85 | 6.442.774.464 | 36,76 |
1.Vốn lưu động ròng | 1.785.249.989 | (1.688.689.907) | (2.278.481.898) | (3.473.939.896) | (194,59) | (589.791.991) | 34,93 |
2.Nhu cầu vốn lưu động | (4.166.557.749) | (10.541.964.663) | (3.518.797.842) | (6.375.406.914) | 153,01 | 7.023.166.821 | (66,62) |
3.Ngân quỹ ròng | 5.951.807.738 | 8.853.274.756 | 1.240.315.944 | 2.901.467.018 | 48,75 | (7.612.958.812) | (85,99) |
( Nguồn: Phòng kế toán).
48
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phan Đình Nguyên
Năm 2011, do nhu cầu VLĐ ròng quá thấp âm 4.166.557.749 đồng, trong khi vốn lưu động ròng là 1.785.249.989 nên ngân quỹ ròng của công ty là 5.951.807.738 đồng.
Năm 2012, nhu cầu VLĐ ròng của công ty không cao và ở mức âm lớn 10.541.964.663 đồng. Nên mặc dù vốn lưu động ròng là âm 1.668.689.907 đồng, nhưng ngân quỹ ròng vẫn tăng 48,75% lên mức 8.853.274.756 đồng.
Năm 2013, ngân quỹ ròng của công ty là 1.240.315.944 đồng, giảm 85,99% so với năm 2012.
Với nhu cầu VLĐ ròng luôn âm, nên ngân quỹ ròng luôn dương, điều này cho thấy tài chính công ty vẫn đang trong tình trạng an toàn, không gặp khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn.
Qua việc xét ngân quỹ ròng, ta thấy đánh giá tài chính công ty không chỉ nhìn một phía mà phải xem xét nhiều khía cạnh. Mỗi khí cạnh, mỗi khoản mục có ảnh hưởng khác nhau, cho thấy khả năng quản lý được cụ thể hơn, mặt nào cần phát huy, mặt nào cần có biện pháp cải thiện. Để thấy cụ thể tình hình quản lý vốn lưu động, ta sẽ cùng phân tích tình hình quản lý các khoản mục của công ty qua các mục tiếp theo.
2.2.1.3. Phân tích tình hình quản lý vốn bằng tiền.
Đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh và kịp thời, lượng vốn bằng tiền đối với mỗi doanh nghiệp luôn quan trọng. Tại công ty TNHH Jadeluck, vốn bằng tiền của công ty gồm: Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Vì là doanh nghiệp có các đơn đặt hàng xuất khẩu là chủ yếu nên tiền gửi ngân hàng của công ty bao gồm tiền Việt Nam Đồng và đồng ngoại tệ đô la Mĩ( USD) nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán.
Cơ cấu và biến động của các khoản mục vốn bẳng tiền được thể hiện qua bảng 2.7: Cơ cấu vốn bằng tiền và bảng 2.8: Biến động vốn bằng tiền sau:
49
Bảng 2.7. Cơ cấu vốn bằng tiền.
Đơn vị tính: VNĐ.
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | ||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | |
Tiền | 8.528.623.788 | 100,00 | 8.702.722.525 | 100,00 | 11.582.076.520 | 100,00 |
1.Tiền mặt tại quỹ | 7.697.964.549 | 90,26 | 8.657.469.938 | 99,48 | 11.324.177.212 | 97,77 |
2.Tiền gửi ngân hàng | 830.659.238 | 9,74 | 45.252.587 | 0,52 | 257.899.308 | 2,23 |
VNĐ | 91.344.739 | 11,00 | 28.174.444 | 62,26 | 8.711.248 | 3,38 |
Ngoại tệ | 739.314.499 | 89,00 | 17.078.143 | 37,74 | 249.188.060 | 96,62 |
( Nguồn: Phòng kế toán).
Bảng 2.8. Biến động vốn bằng tiền.
Đơn vị tính: Đồng.
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Chênh lệch | ||||
2012/2011 | 2013/2012 | ||||||
Số tiền | Số tiền | Số tiền | Tương đối | Tuyệt đối (%) | Tương đối | Tuyệt đối (%) | |
Tiền | 8.528.623.788 | 8.702.722.525 | 11.582.076.520 | 174.098.737 | 2,04 | 2.879.353.995 | 33,09 |
1.Tiền mặt tại quỹ | 7.697.964.549 | 8.657.469.938 | 11.324.177.212 | 959.505.389 | 12,46 | 2.666.707.274 | 30,80 |
2.Tiền gửi ngân hàng | 830.659.238 | 45.252.587 | 257.899.308 | (785.406.651) | (94,55) | 212.646.721 | 469,91 |
VNĐ | 91.344.739 | 28.174.444 | 8.711.248 | (63.170.295) | (69,16) | (19.463.196) | (69,08) |
Ngoại tệ | 739.314.499 | 17.078.143 | 249.188.060 | (722.236.356) | (97,69) | 232.109.917 | 1.359,11 |
( Nguồn: Phòng kế toán).
51
Qua bảng 2.7 và bảng 2.8 ta thấy giá trị khoản mục vốn bằng tiền có biến động thất thường về cơ cấu. Lượng vốn bằng tiền của công ty luôn tăng, tuy nhiên các khoản mục bên trong có biến động tăng giảm thất thường. Để thấy rò ta sẽ quan sát biểu đồ 2.7 và biểu đồ 2.8 sau:
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu các khoản mục vốn bằng tiền.
Năm 2011
Năm 2012
Tiền mặt tại quỹ
0,32%
0,20%
Tiền mặt tại quỹ
8,67%
1,07%
90,26%
Tiền gửi ngân hàng(VNĐ)
Tiền gửi ngân hàng(USD)
99,48%
Tiền gửi ngân hàng(VNĐ)
Tiền gửi ngân hàng(USD)
Năm 2013
0,08%
2,15%
Tiền mặt tại quỹ
97,77%
Tiền gửi ngân hàng(VNĐ)
Tiền gửi ngân hàng(USD)
( Nguồn: Phòng kế toán).
Biểu đồ 2.8. Biến động các khoản mục vốn bằng tiền.
Đơn vị tính: VNĐ.
12.000.000.000
11.324.177.212
10.000.000.000
8.657.469.938
8.000.000.000
7.697.964.549
Tiền mặt tại quỹ
6.000.000.000
4.000.000.000
Tiền gửi ngân hàng(VNĐ)
2.000.000.000
739.314.499
28.174.444 249.188.060
-
91.344.739
Năm 2011
17.078.143
Tiền gửi ngân hàng(USD)
Năm 2012 Năm 2013
8.711.248
( Nguồn: Phòng kế toán).
Đối với lượng tiền mặt tại quỹ:
Năm 2011, lượng tiền tại quỹ của công ty là 7.697.964.549 đồng, chiếm tỷ trọng 90,26% trong tổng giá trị vốn bằng tiền.
Năm 2012, tiền mặt tại quỹ tăng 12,46% so với năm 2011 lên mức 8.657.469.938 đồng. Tỷ trọng khoản mục này tăng lên mức cao 99,48%.
Năm 2013, lượng tiền mặt tại quỹ tăng với tốc độ 30,80% so với năm 2012 lên mức 11.324.177.212 đồng, chiếm tỷ trọng 97,77% trong tổng giá trị vốn bằng tiền.
Đối với khoản tiền gửi ngân hàng, công ty sử dụng hai loại tiền chính là đồng nội tệ Việt Nam và đồng ngoại tệ đô la Mỹ. Tiền gửi ngân hàng của công ty có tỷ trọng rất nhỏ so với tỷ trọng tiền mặt tại quỹ cũng có biến động thất thường qua các năm, phụ thuộc vào lượng khách hàng trong nước hay ngoài nước. Thể hiện: