Địa Bàn Hoạt Động Và Đặc Điểm Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty.


chịu trách nhiệm bảo quản và lưu trữ. Các chứng từ về thu chi nhập xuất đều được sắp xếp và đóng file để tiện theo dòi.

Hệ thống sổ sách, chứng từ ban đầu được tổ chức khoa học hợp pháp, hợp lệ, tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành của bộ trưởng bộ tài chính. Việc áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung hoàn toàn phù hợp quy mô sản xuất, kinh doanh của công ty, phù hợp chuyên môn kế toán cùng việc áp dụng chương trình kế toán máy tại công ty.

Công ty tổ chức hệ thống sổ chi tiết và sổ tổng hợp đầy đủ, dễ dàng cho công tác kiểm tra đối chiếu, đặc biệt chú trọng tới việc lập hệ thống sổ chi tiết nhằm cung cấp thông tin chi tiết, đầy đủ, kịp thời cho người quản lý, tạo điều kiện cho việc tổng hợp cuối kỳ và lên báo cáo.

Việc lập các báo cáo cũng được kế toán thực hiện một cách khoa học và đơn giản do áp dụng kế toán máy. Định kỳ, kế toán tổng hợp tập hợp các báo cáo của công ty rồi lập báo cáo cho phần hành mình phụ trách. Ngoài các báo cáo được lập theo đúng mẫu quy định do bộ tài chính quy định, kế toán còn lập ra các báo cáo cho việc quản trị nội bộ. Các báo cáo này không chỉ được theo dòi trên máy mà còn được in ra để lưu trữ bảo quản.

Công ty áp dụng kế toán máy trong công tác kế toán máy. Do đó đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản lý chứng từ vào sổ và lên báo cáo. Với các nghiệp vụ kinh tế phức tạp, kế toán lập một phiếu xử lý kế toán nhằm tổng hợp các chứng từ , định khoản rồi mới lập vào máy. Phiếu xử lý kế toán này cũng được lập trên máy tính nên đảm bảo tính chính xác, kịp thời. Với một trình tự hạch toán một cách hợp lý như vậy, công việc kế toán trở nên đơn giản, dễ thực hiện.

2.1.6. Tình hình nhân sự tại công ty.

Nhân lực hoạt động của công ty được sử dụng, bố trí hợp lý và phát huy được trình độ của từng người. Tổng số lao động tại công ty là 650 người, trong đó:

Lao động gián tiếp quản lý là 28 người, chiếm 4,31% gồm:


Trình độ đại học: 1,08%.


Trình độ cao đẳng: 1,38%.

Trình độ trung cấp: 1,85%.


Lao động phục vụ sản xuất, trực tiếp sản xuất và lao động phổ thông là 622 người, chiếm 95,69%. Là công ty may mặc nên đa số lao động chủ yếu là lao động nữ có tay nghề và trình độ thấp.

Cán bộ khung, cán bộ khâu ký thuật khâu sản xuất được gửi đi đào tạo các lớp ngắn hạn và dài hạn nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời yêu cầu công việc.


1,38%

1,08%

1,85%

Đại học

95,69%

Cao đẳng

Trung cấp

Phổ thông

Biểu đồ 2.1. Tình hình phân bổ trình độ nhân sự.



( Nguồn: Phòng nhân sự)

Là một doanh nghiệp sản xuất chuyên gia công hàng may mặc, thì việc phân bổ trình độ nhân sự như trên là phù hợp. Vấn đề quan trọng là công ty có các thợ may lành nghề, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, giảm thiếu các chi phí, tăng doanh thu. Bộ máy quản lý của công ty là 28 nhân viên trên tổng số 650 người của công ty, chiếm 4,31% là phù hợp đối với một doanh nghiệp may mặc.


Tuy nhiên, công ty cần có những biện pháp sử dụng lao động, không mất nhiều chi phí mà vẫn hiệu quả. Công ty cũng nên nâng cao hơn nữa trình độ của các nhân viên quản lý. Tăng hiệu quả hoạt động của công ty.


2.1.7. Tình hình kinh doanh của công ty.


Bảng 2.1. Tình hình kinh doanh của công ty.

Đơn vị tính: VNĐ.



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1.Doanh thu thuần.

35.253.421.588

47.278.474.643

69.088.638.800

2.Giá vốn hàng bán.

22.269.359.742

40.228.691.964

48.306.914.986

3.Lợi nhuận gộp.

12.984.061.846

7.049.782.679

20.781.723.814

4.Doanh thu tài

chính


116.153.586


45.567.269


35.434.572

5.Chi phí tài chính.

12.766.329

10.363.392


6.Chi phí bán hàng.

2.790.087.417

5.619.714.380

9.061.143.891

7.Chi phí quản lý doanh nghiêp.


7.404.151.933


3.145.014.890


11.929.868.875

8.Lợi nhuận thuần.

2.893.209.753

(1.679.742.714)

(173.854.380)

9.Thu nhập khác.

43.709.928

127.338.853


10.Chi phí khác.

18.000.000

468.968.066

575.636.017

11.Lợi nhuận khác.

25.709.928

(341.629.213)

(575.636.017)

12. Tổng lơi nhuận kế toán trước thuế.


2.918.919.681


(2.021.371.927)


(749.490.397)

13.Thuế thu nhập doanh nghiêp.


313.055.427



14.Lợi nhuận kế toán sau thuế.


2.605.864.254


(2.021.371.927)


(749.490.397)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH Jadeluck - 6

( Nguồn: Phòng kế toán).


Bảng 2.2. Bảng tổng hợp tình hình kinh doanh.

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tổng thu

35.413.285.102

47.451.380.765

69.124.073.372

Tổng chi

32.494.365.421

49.472.752.692

69.873.563.769

Tổng lợi nhuận trước thuế


2.918.919.681


(2.021.371.927)


(749.490.397)

( Nguồn: Phòng kế toán)


Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy, doanh thu của công ty tăng qua các năm, tuy nhiên lợi nhuận lại giảm và hiện tại đang trong tình trạng thua lỗ. Lý do bắt nguồn ở đâu, ta sẽ phân tích cụ thể như sau:

Nguồn thu của công ty đến từ 3 bộ phận bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và từ nguồn thu nhập khác. Trong đó, nguồn thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu chính và có biến động tăng rất nhanh qua các năm.

Năm 2011, doanh thu thuần của công ty là 35.253.421.588 đồng. Năm 2012 doanh thu thuần là 47.278.474.643 đồng, tăng 34,11% so với năm 2011. Năm 2013, doanh thu thuần là 69.088.638.800 đồng, tăng 46,13% so với năm 2012.

Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác tuy không phải là nguồn thu chính của công ty nhưng cũng góp một phần vào nguồn thu của công ty.

Tổng thu từ 3 nguồn trên của công ty trong năm 2011 là 35.413.285.102 đồng. Tổng thu năm 2012 là 47.451.380.765 đồng, tăng 33,99% so với năm 2011. Và tổng thu năm 2013 là 69.124.073.372 đồng, tăng 45,67% so với năm 2012.

Các khoản chi của công ty bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, ngoài ra còn có khoản chi phí khác. Tổng phí tăng qua các năm, cụ thể:

Năm 2011, tổng chi của công ty là 32.494.365.421 đồng. Năm 2012, tổng chi là 49.472.752.692 đồng, tăng 52,25% so với năm 2011. Năm 2013, tổng chi là

69.873.563.769 đồng, tăng 41,24% so với năm 2012.


Để thấy rò lý do lợi nhuận của công ty giảm qua các năm và đang trong tình trạng thua lỗ, ta quan sát biểu đồ 2.2 sau:


Biểu đồ 2.2. Tình hình thu- chi của công ty.

Đơn vị tính: VNĐ.



80.000.000.000


70.000.000.000

69.873.563.769


69.124.073.372

60.000.000.000

49.472.752.692

50.000.000.000

47.451.380.765

40.000.000.000

35.413.285.102

30.000.000.000

32.494.365.421

Tổng thu

Tổng chi

20.000.000.000


10.000.000.000


0

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


(Nguồn: Phòng kế toán).


Qua biểu đồ 2.2 ta thấy, do tổng chi của công ty tăng quá cao, cao hơn tổng thu, nên lợi nhuận của công ty giảm và trong tình trạng thua lỗ. Mặc dù, trong năm 2011, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty là 2.918.919.681 đồng, lợi nhuận khá cao. Nhưng đến năm 2012, công ty bị thua lỗ tới 2.021.371.927 đồng. Và đến năm 2013, rút kinh nghiệm trong năm 2012, tăng doanh thu và giảm chi phí, tuy nhiên lợi nhuận của công ty vẫn không có do tổng chi vẫn cao hơn so với tổng thu. Trong năm 2013, công ty bị lỗ số tiền là 749.490.397 đồng.

Qua những phân tích trên, tình hình kinh doanh của công ty mặc dù đang dần cải thiện nhưng không mấy khả quan. Chi phí bỏ ra quá cao trong khi nguồn thu lại không bù đắp được các khoản chi. Vì thế, trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp khắc phục tình trạng này, tăng lợi nhuận của công ty.


2.1.8. Địa bàn hoạt động và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.

2.1.8.1. Địa bàn hoạt động.

Trụ sở và nhà xưởng của công ty có địa chỉ tại số 2977/10/2B, khu phố 5, quốc lộ 1A, phường Tây Thới Nhất, quận 12, TP Hồ Chí Minh.

Thị trường và địa bàn hoạt động của công ty chủ yếu là khu vực phía nam, bao gồm khách hàng là các công ty may mặc trong nước. Ngoài ra, công ty hoạt động xuất khẩu và gia công hàng may mặc cho khách hàng nước ngoài. Thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Mỹ là những thị trường lớn của công ty.

2.1.8.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh.

Hình thức hoạt động chủ yếu của công ty là gia công hàng may mặc cho các công ty trong nước, và gia công hàng xuất khẩu nước ngoài, nên chủ yếu nguyên liệu nhận về đều do khách hàng cung cấp. Trước khi nhận đơn đặt hàng, công ty yêu cầu khách hàng tác nghiệp sẵn sản phẩm. Khi mẫu sản phẩm được khách hàng chấp thuận công ty mới tiến hành sản xuất.

Sơ đồ quy trình sản xuất:


Sơ đồ 2.4. Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty.

Nguyên vật liệu

Cắt

May

Hoàn thành (ủi, đóng)

KCS ( kiểm phẩm)

( Nguồn: Bộ phận sản xuất)


Khách hàng của công ty không những các công ty may mặc trong nước mà có cả khách hàng nước ngoài, đặc biệt là khách hàng Trung Quốc, Hàn Quốc. Một số khách hàng trong nước của công ty như công ty TNHH dệt may Eclat Việt Nam, công ty TNHH An Đô Quốc Tế, công ty Colltex….

2.1.9. Khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước.

Hiện nay ngành may mặc được xếp vào hạng phân tán, tăng trưởng chậm lại, dư thừa năng lực sản xuất dẫn đến giảm giá, cạnh tranh quốc tế có xu hướng tăng lên. Tại thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài , công ty đang đối mặt với việc hàng


loạt các công ty dệt may lần lượt mở ra. Công ty phải đối mặt với việc cạnh tranh về giá cả, mẫu mã và cạnh tranh về xuất khẩu…

Tuy nhiên, công ty thường xuyên nhập khẩu hàng hóa vật tư từ nước ngoài hoặc được bạn hàng cung cấp có nguyên vật liệu, vật tư có chất lượng cao, cộng vào đó công ty luôn thay đổi mẫu mã và luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đặc biệt công ty luôn giữ uy tín. Vì thế công ty vẫn thu hút được lượng lớn khách hàng và tiêu thụ ở những thị trường có nhu cầu lớn.

Trong tương lai công ty sẽ có thể gặp khó khăn. Công ty cần phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, đa dạng mặt hàng và phương thức kinh doanh, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Có thế công ty mới đứng vững khi ngành dệt may đang bão hòa, tăng trưởng chậm lại.

2.1.10. Phướng hướng phát triển tại công ty.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong thời gian tới, công ty đề ra những phương hướng sau:

Trang bị thêm máy móc tiên tiến, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất.


Tăng cường tích lũy bổ sung vốn bằng mọi hình thức kể cả vốn vay nếu xét thấy cần thiết.

Mở rộng thị trường tiêu thụ.


Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phân công lao động hợp lý, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cán bộ, đào tạo công nhân lành nghề, nâng cao hiệu quả sản xuất.


2.2. Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tai công ty TNHH Jadeluck.

2.2.1. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn tại công ty.

2.2.1.1. Phân tích tình hình phân bổ vốn lưu động.

Hiệu quả quản lý VLĐ tại công ty thể hiện ở tình hình quản lý tài sản lưu động và hiệu quả sử dụng các tài sản thông qua việc tìm hiểu các chỉ số tài chính.

Tài sản lưu động của công ty TNHH Jadeluck chủ yếu gồm: Tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác.

Quản lý tài sản lưu động tại công ty là việc tìm hiểu và phân tích cơ cấu cũng như biến động các khoản mục trong tài sản lưu động, được thể hiện qua bảng 2.3: Cơ cấu tài sản lưu động và bảng 2.4: Biến động tài sản lưu động sau:


37

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí