Banerjee, Abhijit & Andrew Newman (1993), “Occupational Choice And The Process”, Journal Of Political Economy, Volume 101, Number 2Apr.


và nâng cấp mạng lưới dịch vụ tài chính ở các khu vực nông thôn và thành thị. Thứ ba, chính phủ nên có một hành động cụ thể thông qua ban hành chính sách mục tiêu về tăng cường hiểu biết đối với lĩnh vực tài chính ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa để nâng cao nhận thức về tài chính và thay đổi hành vi tài chính của những người có thu nhập thấp. Thứ tư, các nền kinh tế ở các nước đang phát triển có mức thu nhập bình quân trung bình thấp phải tiếp tục cải thiện thu nhập bình quân đầu người và khả năng tiếp cận thông tin để phát triển một hệ thống tài chính toàn diện hơn. Việc thúc đẩy hơn nữa khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức của các bộ phận dân cư nghèo là một trong những biện pháp giúp tối đa hoá phúc lợi chung của xã hội trong quá trình hội nhập tài chính.

5.4. Khuyến nghị riêng đối với Việt Nam

Nằm trong nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình, tác động của hội nhập tài chính đối với giảm nghèo ở Việt Nam là tích cực nhưng không mạnh bằng nhóm các quốc gia có mức thu nhập trên trung bình và dưới trung bình. Với những hạn chế còn tồn tại ở Việt Nam thông qua các phân tích định tính ở chương 3, một vài kiến nghị được đề xuất riêng với Việt Nam như sau:

Thứ nhất, chính phủ Việt Nam cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn nhẹ để tận dụng các cơ hội và đẩy nhanh tiến độ của các dự án FDI, tránh lãng phí nguồn lực, đồng thời nâng cao vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ người nghèo các quy trình và thủ tục cần thiết để họ có thể nhanh chóng nhận được nhận những hỗ trợ từ FDI.

Thứ hai, Việt Nam nên thu hút FDI có chọn lọc, có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường. Việt Nam cần thu hút các nhà đầu tư có uy tín, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia có trách nhiệm xã hội cao. Để thực hiện được điều này, chính phủ cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách liên quan đến đầu tư một cách nhất quán, minh bạch. Đồng thời, Việt Nam cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách thu hút các dự án công nghệ cao, ban hành các tiêu chuẩn để hạn chế và ngăn chặn các dự án FDI chất lượng thấp.

Thứ ba, chính phủ cần có những khoản dự phòng cần thiết từ nguồn thuế thu nhập FDI, hay tăng cường khuyến khích nhiều hơn nữa sự đóng góp tài trợ của các dự án FDI để hỗ trợ cho những người nghèo thoát khỏi cuộc sống khó khăn, cùng cực khi môi trường kinh tế vĩ mô biến động tiêu cực như trong giai đoạn đại dịch COVID-19.

Thứ tư, chính phủ cần tăng cường năng lực giám sát và trách nhiệm trong quản lý và điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong quá trình hội nhập tài chính.


Mức độ độc lập và vị thế nói trên của NHNN cần được đảm bảo chặt chẽ với năng lực và trách nhiệm về quản lý điều hành. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý và các chuyên viên của NHNN phải được tuyển chọn và đào tạo một cách chuyên nghiệp để đảm bảo có trình độ chuyên môn và tiếp thu kinh nghiệm thực tế. Mặt khác, cần xây dựng chế độ trách nhiệm và các chế tài xử lý một cách nghiêm túc đối với việc hoàn thành trách nhiệm của mỗi cán bộ quản lý và chuyên viên của NHNN theo các mục tiêu và nhiệm vụ được giao. Hoạt động của NHNN cần phải được giải trình và chứng minh được sự phù hợp với các yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội, đúng pháp luật và có hiệu quả. Trong khi nâng cao trách nhiệm, tăng cường khả năng quản lý, điều tiết và giám sát đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động của các NHNN đối với sự an toàn và phát triển bền vững của cả hệ thống tài chính Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tích cực và chủ động giám sát hoạt động của hệ thống tài chính theo các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo sự an toàn, hiệu quả, không can thiệp sâu và bằng các mênh lệnh hành chính. Điều này là hết sức cần thiết vì khi mức độ mở cửa thị trường tài chính càng tăng lên theo yêu cầu hội nhập thì những ảnh hưởng và tác động của thị trường tài chính quốc tế vào nền kinh tế Việt Nam sẽ càng lớn, mức độ rủi ro và nguy cơ tổn thất lớn hơn từ những biến cố của tình hình tài chính và áp lực cạnh tranh toàn cầu. Để đáp ứng yêu cầu đó, NHNN cần phải tăng cường hiệu quả giám sát và quản lý theo phương thức mới và thực hiện thông qua hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng và các công cụ kinh tế mang tính chất gián tiếp. Trong đó, các văn bản pháp luật và các công cụ này vừa phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế vừa phải phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm đảm bảo sự tuân thủ và những phản ứng phù hợp của các NHTM trong việc để thực hiện các chính sách và vận hành các công cụ điều tiết của NHNN cũng như của các cơ quan chức năng khác nhằm thiết lập lại sự cân bằng và phát triển nền nền kinh tế.

Thứ năm, Việt Nam cần phát triển lành mạnh hoá hệ thống tài chính ngân hàng trong bối cảnh hội nhập tài chính ngày càng mạnh mẽ. Hệ thống ngân hàng lành mạnh có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển thị trường tài chính. Do vậy, ngoài việc các ngân hàng cần triển khai chuẩn Basel II, đảm bảo vốn thích hợp, tăng hạn mức sở hữu nước ngoài, tăng cường giám sát dựa trên rủi ro, mở rộng áp dụng chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế, đồng thời chính phủ cũng nên hiện đại hoá khung chính sách tiền tệ. Trong đó, việc ổn định lãi suất liên ngân hàng bằng một tiện ích tiền gửi có mất phí là một cơ chế cần nghiên cứu, cẩn thận loại bỏ các mục tiêu tăng trưởng tín dụng và sử dụng tỉ giá liên ngân hàng làm mục tiêu hoạt động chính cho chính sách tiền tệ.

Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á - 21

Thứ sáu, trong quá trình hội nhập tài chính, chính phủ tiếp tục chú trọng chương trình tài chính toàn diện với mục tiêu đảm bảo sự phát triển của hệ thống tài chính theo


ba trụ cột đó là minh bạch, hiệu quả, bền vững, và hướng tới cung cấp các dịch vụ tài chính (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, chi phí hợp lý phù hợp với nhu cầu và khả năng của tất cả các thành viên trong nền kinh tế, đặc biệt với những người có thu nhập thấp, dễ bị tổn thương trong xã hội. Việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính giúp những người nghèo nâng cao cơ hội, khả năng tiếp cận tài chính, góp phần tạo nền tảng về nghề nghiệp, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, người nghèo gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ tài chính do các rào cản thu nhập. Chính phủ nên hỗ trợ người nghèo không chỉ các dịch vụ tài chính chính thức được thực hiện bởi các Ngân hàng Chính sách xã hội, mà còn các chương trình giáo dục tài chính để theo kịp sự phát triển tiêu chuẩn chung trong cộng đồng. Để đạt được các mục tiêu, chính phủ phải thúc đẩy các chính sách phát triển và gây quỹ cho các chương trình giáo dục tài chính cho toàn dân. Ở Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội được thành lập năm 2003, là đơn vị cung cấp tín dụng chính cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và khu vực nông thôn. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng sống ở vùng sâu vùng xa, nơi có khó khăn (rào cản địa lý). Do đó, ngân hàng Chính sách Xã hội không thể đáp ứng nhu cầu tài chính của đại bộ phận dân cư về các dịch vụ tài chính ngân hàng. Điều này có nghĩa là ngân hàng Chính sách Xã hội vẫn chưa theo kịp xu hướng tài chính vi mô trên toàn thế giới. Để cải thiện tình trạng này, chính phủ cần ban hành nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa đối với các dự án ngân hàng tương tác qua nền tảng điện thoại di động, ứng dụng số mà ngân hàng Chính sách Xã hội đang triển khai nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tài chính tại Việt Nam. Tại Việt Nam, nguồn tài chính phi chính thức vẫn đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng việc dựa vào tín dụng phi chính thức và ít sử dụng tín dụng chính thức trong dài hạn sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế do khả năng đi vay của các cá nhân bị giảm sút. Mặt khác, sử dụng tín dụng phi chính thức làm gia tăng bất ổn tài chính (các nguồn tín dụng này ít chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng). Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần xác định các chính sách điều tiết tín dụng phi chính thức theo các luật và quy định cụ thể đối với thị trường này.

Thứ bảy, người nghèo của Việt Nam cũng có những sự khác biệt riêng như là khả năng tuân thủ các quy định trong công việc còn thấp. Chính vì vậy, cùng với việc đào tạo về kiến thức và kỹ năng làm việc, những người nghèo cần được tập huấn về các quy tắc trong công việc để đảm bảo tính chính xác và an toàn. Ngoài ra, người nghèo ở Việt Nam thường có tâm lý ngại chia sẻ về những khó khăn trong công việc và không chủ động tích cực học hỏi. Nắm bắt được tâm lý trên, các doanh nghiệp cần xây dựng các nhóm hỗ trợ lẫn nhau để khắc phục các điểm yếu và phát huy các điểm mạnh của từng cá nhân, từ đó đạt được những tiêu chuẩn cần thiết trong công việc, nâng cao khả năng tạo thêm thu nhập.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5


Xuất phát từ các kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, để phát huy tối đa những lợi ích và hạn chế tác động tiêu cực của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực Châu Á, những khuyến nghị chung đối với các nước cần được nghiên cứu và triển khai áp dụng bao gồm: (1) Khuyến nghị đối với chính phủ các nước đang phát triển khu vực Châu Á; (2) Khuyến nghị đối với người nghèo của các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Đồng thời, một vài khuyến nghị đối với các chính phủ của các nhóm nước đang phát triển với thu nhập bình quân đầu người khác nhau và khuyến nghị chính sách với riêng Việt Nam được đưa ra nhằm tối ưu hoá lợi ích đối với việc giảm nghèo từ quá trình hội nhập tài chính. Mặc dù các khuyến nghị này cần tiếp tục nghiên cứu và cần có một lộ trình áp dụng, song nếu những khuyến nghị đối với các nhóm nước có thu nhập trên mức trung bình, mức trung bình, dưới mức trung bình được triển khai áp dụng thì tình trạng đói nghèo không những được cải thiện mà còn được giảm thiểu một cách bền vững ở mỗi nhóm nước cụ thể này. Riêng đối với Việt Nam, ngoài những khuyến nghị chung và những khuyến nghị đối với nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, một số vấn đề như cải cách hành chính, hoạt động của hệ thống tài chính (chậm áp dụng các chuẩn mực quốc tế), đặc điểm người nghèo, v.v…) là những khuyến nghị cần được đặc biệt quan tâm.


KẾT LUẬN


Hội nhập tài chính và tình trạng đói nghèo là hai vấn đề mang tính thời sự đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới và các nước đang phát triển khu vực Châu Á cũng không phải là một ngoại lệ. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tại các khu vực khác nhau trên thế giới cho thấy sự cần thiết hay việc nghiên cứu đối với nhóm các nước đang phát triển khu vực Châu Á trong bối cảnh toàn cầu hoá là cần thiết. Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm và cơ sở lý thuyết về hội nhập tài chính, tình trạng đói nghèo, các kênh hội nhập tài chính tác động đến tình trạng đói nghèo ở các quốc gia, luận án tiến hành đã đánh giá thực trạng về mức độ hội nhập tài chính, tình trạng đói nghèo và tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo, ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á trong giai đoạn 2005-2018. Đồng thời, luận án đã xây dựng và thực hiện kiểm định mô hình nghiên cứu thực nghiệm về tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển ở khu vực trong giai đoạn nghiên cứu, bổ sung vào sự hạn chế của những nghiên cứu về mối quan hệ này trong khu vực Châu Á. Kết quả nghiên cứu định tính và định lượng đều chỉ ra rằng tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo đối với mẫu nghiên cứu là các nước đang phát triển khu vực Châu Á về cơ bản là rất tích cực, đặc biệt với nhóm nước có mức thu nhập trên trung bình và dưới trung bình. Điều đó chứng tỏ rằng việc hội nhập tài chính là một trong những sự lựa chọn đúng đắn để thúc đẩy tăng trưởng đồng thời giảm tình trạng đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực Châu Á trong giai đoạn nghiên cứu. Để các nước đang phát triển khu vực Châu Á tiếp tục hội nhập tài chính sâu rộng hơn, cũng như có thể tối ưu hoá những tác động tích cực và giảm thiểu những rủi ro từ quá trình hội nhập tài chính, một số khuyến nghị chính sách chung cho các các quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á từ kết quả nghiên cứu định tính và định lượng quan trọng nhất cần được nghiên cứu và triển khai bao gồm khuyến nghị đối với chính phủ về chính sách hỗ trợ người nghèo từ FDI, về hoàn thiện lộ trình hội nhập tài chính, về thương mại, về tăng trưởng bền vững và khuyến nghị đối với người nghèo ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Đồng thời, luận án đưa ra các khuyến nghị riêng với các nhóm quốc gia với các mức thu nhập bình quân đầu người khác nhau nhằm cải thiện tình trạng đói nghèo của các quốc gia đó trong tiến trình hội nhập tài chính. Mặc dù nằm trong nhóm nước có mức thu nhập trung bình, với nhiều đặc điểm chung về hội nhập tài chính và tình trạng đói nghèo, nhưng Việt Nam vẫn cần có những lưu ý riêng về chính sách vì những hạn chế riêng như vấn đề khó khăn, phức tạp về thủ tục hành chính, việc chậm áp dụng các chuẩn mực quốc tế của


hệ thống tài chính hay việc người nghèo còn khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính. Ngoài ra, người nghèo ở Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng trong việc tuân thủ các quy định và tâm lý trong quá trình làm việc nên các chính phủ, doanh nghiệp cũng cần có những chính sách và giải pháp riêng. Những khuyến nghị chính sách này nếu được nghiên cứu triển khai áp dụng thì sẽ tối ưu các lợi ích đối với việc giảm nghèo từ quá trình hội nhập tài chính.

Cuối cùng, mặc dù luận án đã giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu, tuy nhiên giới hạn của luận án xuất phát từ việc dữ liệu của các chỉ số đo lường đói nghèo và chỉ số pháp lý (de jure) đo lường mức độ hội nhập tài chính không được cập nhật một cách thường xuyên, đầy đủ gây nên sự khó khăn trong kiểm định tác động của hội nhập tài chính đối với tình trạng đói nghèo. Định hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ là tác động của hội nhập tài chính đến bất bình đẳng xã hội ở nhóm các nước đang phát triển khu vực Châu Á.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN‌


1. Đỗ Quỳnh Anh, Lê Quốc Hội, Nguyễn Thị Thanh Dương (2020), ‘The impact of foreign direct investment on poverty reduction in Vietnam’, Proceedings International Conference for Young Researchers in Economics & Business, Hanoi Publishing House, pp.524-536.

2. Đỗ Quỳnh Anh, Lê Quốc Hội, Nguyễn Thị Thanh Dương (2020), ‘The impact of foreign direct investment on income inequality in Vietnam’, Conference Proceedings 3th International Confernce on Contenporary Issues In Economics, Management and Business, Finance Publishing House, pp.1689-1705.

3. Vũ Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thanh Dương (2020), ‘The impact of foreign direct investment on economic structure transformation in the Red River Delta’, Conference Proceedings 3th International Conference on Finance, Accounting and Auditing Sustainable Development in Accounting, Auditing and Finance, National Economics University Publishing House, pp.1178-1189.

4. Nguyễn Thị Thanh Dương, Đặng Ngọc Đức, Hoàng Thị Lan Hương, Phạm Trọng Cường (2021), ‘The impact of international financial integration on poverty in developing countries in Asia in the period 2005-2018’, Conference Proceedings International Conference on Business and Finance, Labour Publishing House, pp.538-551.

5. Nguyễn Thị Thanh Dương, Đặng Ngọc Đức, Lương Thái Bảo, Phạm Trọng Cường (2021), ‘Hội nhập tài chính và đói nghèo ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á’, Tạp chí Ngân hàng, tháng 06 năm 2021, tr. 55-59.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Agenor, P.-R. (2004), “Does Globalization Hurt the Poor?”, International Economics and Economic Policy, vol. 1, pp. 21-51.

2. Agénor, Pierre-Richard (1999), Stabilization Policies, Poverty and the Labor Market Analytical Issues and Empirical Evidence. Mimeo, Washington, DC: World Bank, September.

3. Aghion, P., Caroli, E., & Garcia-Penalosa, C. (1999), “Inequality and economic growth: the perspective of the new growth theories”, Journal of Economic literature, 37(4), 1615-1660.

4. Agustin, S.B (2008), “Indicators of regional financial integration”, Swiss National Bank and IIIS, Trinity College Dublin

5. Alesina, A., & Perotti, R. (1996), “Income distribution, political instability, and investment”, European economic review, 40(6), 1203-1228.

6. Anand, S. & R. Kanbur (1993), “Inequality and Development: A Critique”,

Journal of Development Economics, 41:19–43.

7. Arestis, P. and Caner, A. (2010), “Capital Account Liberalisation and Poverty: How Close Is the Link?”, Cambridge Journal of Economics, vol. 34, pp. 295-323.

8. Asian Development Bank (ADB) (2002), “Revisiting Growth and Poverty Reduction in Indonesia: What Do Subnational Data Show?”, Economics and research department.

9. Asian Development Bank (ADB) (2002), “Poverty, Growth and Inequality in Thailand”, Economics and research department

10. Asian Development Bank (ADB) (2007), Financial Report Outlook.

11. Asian Development Bank (ADB) (2010), “Energy outlook for Asia and the Pacific”, Manila.

12. Asian Development Outlook (ADB) (2019): Strengthening Disaster Resilience

13. Asian Development Bank (ADB) (2021), “Asian Economic Intergration Report, Economics Health COVID-19”, Industry and trade Information and Communications Technology Regional cooperation and integration, tr.45-329

14. Baldacci, Emanuele, Luiz de Mello & Gabriela Inchauste (2001), “Financial Crises, Poverty, and Income Distribution”, Paper presented at the IMF Workshop on Macroeconomic Policies and Poverty Reduction, April.

15. Banerjee, Abhijit & Andrew Newman (1993), “Occupational Choice and the Process”, Journal of Political Economy, Volume 101, Number 2Apr.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/06/2023