Nằm trên một diện tích khá rộng tại Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh. Với hoạt động chính là sản xuất gia công các loại hàng may mặc phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước.
Trong thời gian đầu, hoạt động sản xuất của công ty còn gặp nhiều khó khăn do chưa quen môi trường làm việc và công tác sản xuất, đồng thời cũng chưa tuyển dụng nhiều lao động…được sự hỗ trợ của ủy ban nhân dân quận 12, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước, cùng với sự nỗ lực hết mình của ban giám đốc, đã đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đi dần vào ổn định. Hiện nay, công ty đang sở hữu một phân xưởng sản xuất với 12 chuyền may cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại. Sản xuất gia công nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu sang nước ngoài với nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú, đảm bảo về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.
2.1.1.1. Quy mô hoạt động.
Số vốn đầu tư: 300. 000 USD. Quy mô hoạt động gồm:
01 phân xưởng sản xuất chính.
01 văn phòng giao dịch.
01 nhà kho.
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ.
Chức năng.
Trực tiếp kí hợp đồng gia công may xuất khẩu, nhận ủy thác gia công hàng xuất khẩu cho các công ty may mặc nước ngoài, đồng thời công ty còn trực tiếp sản xuất sản phẩm may mặc và tiêu thụ trong nước, góp phần gia tăng doanh thu cho công ty.
Nhiệm vụ:
Tuân thủ các quy tắc hành xử về trách nhiệm xã hội, môi trường an ninh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
Nhiệm vụ trọng tâm của công ty là tập trung đầu tư phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, gia công sao cho đảm bảo chất lượng, sản phẩm hoàn hảo, giá cả gia công hợp lý, giao hàng đúng hạn.
Với nhu cầu hiện nay của khách hàng, mục tiêu của công ty là phấn đấu mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín doanh nghiệp. Để làm được điều đó, công ty luôn chú trọng công tác tổ chức sản xuất, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thường xuyên chăm lo đời sống và nâng cao nhận thức cho công nhân viên công ty.
2.1.2. Bộ máy tổ chức của công ty.
Tổ chức bộ máy quản lý và chức năng của công ty:
Sơ đồ bộ máy:
Quản đốc
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty.
TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
Bộ | Bộ | Bộ | Bộ | Bộ | ||||||
nghiệp | phận | phận | phận | phận | phận | |||||
vụ | kế | kinh | kế toán | xuất | nhân | |||||
hoạch | doanh | nhập | sự | |||||||
khẩu |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH Jadeluck - 2
- Vốn Bằng Tiền Và Các Khoản Đầu Tư Ngắn Hạn.
- Phân Tích Tình Hình Quản Lý Và Sử Dụng Vốn Bằng Tiền.
- Địa Bàn Hoạt Động Và Đặc Điểm Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty.
- Phân Tích Vốn Lưu Động Ròng, Nhu Cầu Vốn Lưu Động Ròng Và Ngân Quỹ Ròng.
- Phân Tích Vốn Lưu Động Ròng Và Ngân Quỹ Ròng.
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
TT | TT tổ | TT | TT các | Kỹ thật | TT tổ | |||||||
bảo | KCS | cắt | hoàn | chuyền | xưởng | mẫu | ||||||
trì | thành |
( Nguồn: Bộ phận nhân sự)
Chức năng:
Tổng giám đốc công ty: Tổng giám đốc công ty có quyền hạn cao nhất trong công ty, là người trực tiếp điều hành, hoạch định thống nhất mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh công ty. Tổng giám đốc là người có tư cách pháp nhân thay mặt công ty quyết
định công việc hàng ngày và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.
Giám đốc: Giám đốc là người tham mưu về các mặt kinh doanh, kỹ thuật, phụ trách chỉ đạo các phòng ban, phân xưởng, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về hành vi của mình trên lĩnh vực được giao.
Xưởng trưởng: Xưởng trưởng là người trực tiếp điều hành sản xuất, quản lý mọi hoạt động của phân xưởng và các bộ phận khác trong công ty. Giám sát việc thực hiện sản xuất trong kỳ, quản lý các khâu sản xuất chính trong quy trình công nghệ của công ty, bao gồm các khâu: Cắt, may, hoàn thành, kiểm phẩm, … chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các lĩnh vực, bộ phận mà mình quản lý.
Quản lý nghiệp vụ: Giúp tổng giám đốc quản lý, điều hành các tổ chức kế hoạch sản xuất, giám sát trong kỳ công ty.
Bộ phận kế hoạch: Trực tiếp theo dòi đơn đặt hàng về số lượng, mã hàng, quy cách, chủng loại….
Bộ phận kinh doanh: Thống kê đầy đủ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đề ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả cũng như lên kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty trong tương lai.
Bộ phận kế toán: Là người chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính, báo cáo thuế, giám sát sổ sách, tài sản, thu chi của công ty một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó, kế toán còn có nhiệm vụ theo dòi phát sinh trong tháng, quý, năm, theo dòi các khoản phải thu, phải trả của khách hàng.
Bộ phận xuất nhập khẩu: Chuyên về công tác chuẩn bị cho quá trình xuất nhập khẩu, theo dòi nhập xuất thành phẩm, tổ chức, nâng cao công tác xuất nhập khẩu để xuất nhập hàng hóa đúng hạn hợp đồng.
Bộ phận nhân sự: Tuyển dụng lao động, bố trí nhân sự. Thực hiện các thủ tục hành chính, chế độ chính sách cho người lao động. Xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ công
nhân viên trong công ty căn cứ vào nhiệm vụ chung của công ty. Có nhiệm vụ quản lý, sắp xếp lao động hợp lý. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nội quy công ty.
2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty.
Kế toán trưởng
Kế toán tiền lương
Kế toán công nợ
Thủ quỹ
( Nguồn: Bộ phận kế toán)
Chức năng nhiệm vụ:
Kế toán là công cụ quan trọng để quản lý một doanh nghiệp. Tại công ty TNHH JADELUCK, bộ phận kế toán được tổ chức phù hợp với tình hình thực tế giúp ban giám đốc điều hành tốt công tác tài chính thống kê, hạch toán kế toán của công ty.
Bộ phận kế toán gồm 4 thành viên: 01 kế toán trưởng, 01 kế toán tiền lương, 01 kế toán công nợ, 01 thủ quỹ.
Kế toán trưởng: Là người trực tiếp quản lý, điều hành bộ phận kế toán, tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán tại công ty một cách hợp lý, khoa học. Kế toán trưởng là người trực tiếp ký duyệt các chứng từ kế toán, lập các báo cáo tài chính vào cuối kỳ, giúp tổng giám đốc trong việc phân tích tình hình kinh tế, nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý kinh doanh, củng cố hoàn thiện chế độ hạch toán của công ty theo chế độ pháp lý. Chịu trách nhiệm về số liệu ghi trên bảng quyết toán, đồng thời phải chịu trách nhiệm về nộp đầy đủ, đúng hạn báo cáo tài chính theo quy định của cơ quan nhà nước.
Kế toán công nợ: Theo dòi tình hình thanh toán của công ty với nhà cung cấp và khách hàng.
Kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm tính toán tiền lương, bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên công ty. Kiểm tra tình hình thực hiện kế toán lao động tiền lương, quỹ lương và các khoản phụ cấp cho công nhân viên theo hình thức trả lương đang áp dụng. Cung cấp số liệu vào báo cáo tình hình lao động, tiền lương hàng tháng, lập báo cáo về lao động tiền lương toàn công ty.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt, bảo quản tiền mặt, chi lương cho cán bộ công nhân viên, ghi chép sổ quỹ, báo cáo tiền quỹ, chịu trách nhiệm với tổng giám đốc về tình hình biến động tăng giảm tiền mặt của công ty.
2.1.4. Các hình thức kế toán tại công ty.
Chế độ kế toán:
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam Đồng.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Bình quân cuối kỳ.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định.
Đánh giá tài sản cố định theo giá mua thực tế, tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá đã trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.
Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng: Trừ dần vào nguyên giá tài sản cố định cho thời gian sử dụng tài sản cố định đó vào sử dụng.
Hình thức tổ chức kế toán:
Công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung. Tất cả hững công việc như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
ghi sổ, lập báo cáo tài chính đều được thực hiện tập trung tại phòng kế toán công ty.
Số kế toán Công ty đang sử dụng theo hình thức nhật ký chung kết hợp với việc ghi chép trên máy vi tính. Do đó, hàng ngày kế toán cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung. Sau đó ghi vào sổ cái theo từng tài khoản kế toán phù hợp. Cuối tháng kế toán cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối kế toán phát sinh và lập báo cáo tài chính .
Sơ đồ hình thức nhật ký chung:
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức nhật ký chung.
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
( Nguồn: Bộ phận kế toán)
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng
Hệ thống chứng từ sử dụng.
Công ty đang sử dụng các loại chứng từ dựa trên các mẫu in sẵn do Bộ Tài Chính phát hành bao gồm:
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
Phiếu thu, phiếu chi
Hóa đơn thuế GTGT.
Phiếu đề nghị tạm ứng.
Bảng thanh toán tiền lương.
Hệ thống tài khoản: công ty áp dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo quy định 1141 QTKT do bộ trưởng bộ tài chính phát hành ngày 01 tháng 11 năm 1995.
Báo cáo tài chính, bao gồm:
Bảng cân đối kế toán mẫu B01-DN.
Bảng cân đối phát sinh.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mẫu B02-DN.
2.1.5. Nhận xét về tổ chức quản lý và phòng kế toán.
Bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty đã xây dựng mô hình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty. Các phòng ban chức năng được tổ chức hoạt động chặt chẽ, phân công trách nhiệm rò ràng đã phát huy được hiệu quả thiết thực trong tổ chức lao động, góp phần đưa công ty không ngừng phát triển.
Bộ máy kế toán : Công ty đã tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ, quy trình làm việc khoa học cán bộ kế toán được bố trí hợp lý, phù hợp với khả năng trình độ mỗi người. Mỗi phần hành kế toán đều được phân công, giao việc cụ thể, không chồng chéo. Việc phân chia nhiệm vụ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán giúp cho viêc hạch toán chính xác, đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh. Công ty chú trọng đến việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ các bộ, nhân viên kế toán, vì vậy đội ngũ kế toán khá vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực tác phong làm việc khoa học.
Phòng kế toán là cầu nối giữa bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất, tham mưu cung cấp kịp thời, chính xác giúp ban lãnh đạo công ty nắm bắt được tình hình tài chính của công ty một cách kịp thời. Bên cạnh đó phòng kế toán còn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong toàn công ty để đảm bảo công tác hạch toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh nói riêng, đánh giá giá thành sản phẩm được thuận lợi, độ chính xác cao.
Trong quá trình tổ chức chứng từ, kế toán đảm bảo đúng nguyên tắc về biểu mẫu, luân chuyển, ký duyệt đồng thời cũng tuân thủ các chế độ, kiểm tra, ghi sổ, bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ. Khi tập hợp đủ chứng từ thì kế toán mới tiến hành ghi sổ. Vì vậy, đảm bảo tính đầy đủ, an toàn cho chứng từ. Việc sắp xếp, phân loại chứng từ cũng được thực hiện một cách hợp lý, chứng từ của phần hành kế toán nào thì kế toán phần hành đó