Sử dụng Bollinger Bands rất thích hợp với trường phái dựa vào dao động để kinh doanh. Vì thế nó rất hữu ích cho các nhà đầu tư mua bán option.
3.4.3. Chiến lược mua bán quyền chọn(option):
Có 2 cách cơ bản để kinh doanh option dựa vào sự dao động giá:
+ Chọn mua option khi mức dao động giá nhỏ, với hy vọng mức dao động giá sẽ tăng lên để bán option ở mức giá cao hơn.
+ Chọn bán option khi mức dao động giá cao, với hy vọng mức dao động giá sẽ giảm và sau đó mua lại option này với giá rẻ hơn.
Bollinger Bands sẽ đem lại cho nhà đầu tư option những ý tưởng kinh doanh chắc chắn hơn khi option tương đối mắc ( dao động ở mức giá cao) hoặc option tương đối rẻ (dao động ở mức thấp).
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Chiết Khấu Dòng Tiền Tự Do (Free Cash Flows):
- Tỷ Số Lợi Nhuận Trên Tài Sản - Roa (Return On Total Assets)
- Các Chỉ Báo Về Hoạt Động Của Thị Trường Chứng Khoán:
- Đồ Thi Biểu Diễn Cơ Cấu Hđv Của Vietcombank Từ Năm 2013-2015
- Tỷ Số Lợi Nhuận Ròng Trên Vốn Chủ Sở Hữu (Roe)
- Phân tích cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
+ Tín hiệu mua: khi option tương đối rẻ thì Bollinger Bands co lại đáng kể, mua option ví dụ như hợp đồng chứng khoán 2 chiều (straddle) hoặc hợp đồng chứng khoán 1 chiều (strangle).
+ Lập luận: sau khi đột ngột di chuyển nhanh thì đường giá có khuynh hướng củng cố lòng tin ở một phạm vi giá nào đó (trading range). Sau khi đường giá bình ổn,
+ Tín hiệu bán: khi option tương đối mắc, lúc đó Bollinger Bands mở rộng đáng kể thì nhà đầu tư nên bán option straddle hoặc stragle.
+ Lập luận: sau khi đường giá tăng hoặc giảm đáng kể, các thành phần của đường Bollinger Bands bị tách rời nhau quá xa trong nhiều phiên giao dịch, sau đó đường giá có khuynh hướng trở về trạng thái củng cố và sẽ trở thành kém dao động. Vì lý do đó, khi các thành phần của Bollinger Bands ở cách xa nhau thì đường giá có khả năng trong tương lai sẽ bị thắt chặt lại.
4. Đường MACD – Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ
Khái niệm:
MACD là một từ viết tắt của Moving Average Convergence Divergence. Công cụ này được sự dụng để xác định các trung bình biến đổi để cho biết một xu hướng mới, tăng giá hay giảm giá.
Nó được cấu thành bởi 3 thành phần chính:
+ Đường MACD: EMA(12) đường trung bình giá 12 phiên gần nhất
+ Đường tín hiệu MACD: là đường EMA(9) của đường MACD
+ Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD.
˗ Sự giao cắt của đường trung bình giá.
˗ Biểu đồ MACD
˗ Sự phân kỳ của MACD.
Tên giao dịch: Vietcombank (VCB)
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 30 tháng 10 năm 1962, Ngân hàng Ngoại Thương được thành lập theo quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính Phủ ban hành trên cở sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động NHTM như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ra quyết định số 286/QĐ – NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại Thương trên cơ sở quyết định số 68/QĐ – NH5 ngày 27 tháng 03 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, Ngân hàng Ngoại Thương được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại quyết định số 90/QĐ – TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên gọi viết tắt là Vietcombank.
Tính đến thời điểm cuối năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc, 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6,500 người. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại Thương còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư...
Theo giấy phép số 138/GP – NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp ngày 23/5 Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức chuyển sang hoạt
Ngày 31/12/2008, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc nhận hồ sơ đăng kí niêm yết lần đầu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam với số lượng cổ phiếu đăng kí niêm yết là 112,285,426 cổ phiếu.
Ngày 30/06/2009, cổ phiếu của Vietcombank (mã chứng khoán VCB) Chính thức được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 30/09/2011, Vietcombank đã ký hợp đồng bán cổ phần với Mizuho Bank, Ltd, một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu tại Nhật Bản và là một trong những định chế tài chính lớn nhất thế giới. Sau giao dịch này, Mizuho Bank, Ltd đã trở thành cổ đông chiến lược đầu tiền và cũng là cổ đông chiến lược nước ngoài duy nhất của Vietcombank tính đến ngày 30/08/2016, đã và đang cung cấp cho Vietcombank các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trên nhiều hoạt động kinh doanh của Vietcombank.
Năm 2011, vốn điều lệ của Vietcombank là 19,698 tỷ đồng.
Ngày 1/4/2013 Vietcombank đã tổ chức Lễ kỹ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất do Đảng và nhà nước ban tặng.
1.3. Ngành nghề kinh doanh
Huy động vốn:
- Nhận tiền gửi
- Phát hành giấy tờ có giá
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác và của tổ chức tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nươc Việt Nam dưới hình thức tái cấp vốn.
Hoạt động tín dung:
- Cho vay
- Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác
- Bão lãnh
- Cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
- Mở tài khoản cho khách hàng trong nước và ngoài nước.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nươc và quốc tế
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước quy định
- Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. Việc tham gia cac hệ thống thanh toán quốc tế phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
Các hoạt động khác:
- Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật
- Tham gia thị trường tiền tệ do Ngân hàng nhà nước Việt Nam tổ chức
- Trực tiếp thực hiện kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế theo quy định của pháp luật
- Ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng thương mại, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
- Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ, tư vấn đầu tư phù hợp với chức năng hoạt động của một ngân hàng thương mại, cung ứng các dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Địa bàn kinh doanh:
Tính đến hết năm 2015, bên cạnh trụ sở chính, Vietcombank hiện có 96 chi nhánh với 368 phòng giao dịch hoạt động tại 50/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Mạng lưới hoạt động phân bổ: Bắc Trung Bộ 8.3%, Đông Bắc Bộ 7.3%, Đồng bằng Sông hồng 10.4%, khu vực Hà Nội 15.6%, đồng bằng sông Cửu Long 14.6%, Đông Nam Bộ 11.5%, Hồ Chí Minh 17.7%, Nam Trung Bộ 10.4%, Tây Nguyên 4.2%.
2. Cổ phiếu VCB – Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Ngày 30/06/2009: cổ phiếu VCB được niêm yết giao dịch đầu tiên tại sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, với khối lượng cổ phiếu niêm yết là: 112,285,426, giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên 60,000 đồng.
Hình 2.1: Đồ thị dao động giá của cổ phiếu VCB từ 30/06/2009 đến 3/2017.
(Nguồn: Thông tin giao dịch của cổ phiếu VCB – cafef.vn) Dựa vào biểu đồ kĩ thuật từ ngày 30/06/2009 đến tháng 3/2017 ta nhận thấy rằng:
+ Từ ngày 30/06/2009 đến cuối tháng 11/2014 giá cổ phiếu cứ giao động ở mức giá 15,000 đồng, có lúc xuống mức giá 10,000 đồng và không vượt qua mức giá 20,000 đồng, cũng dễ hiểu vì trong giai đoạn này tình hình kinh tế chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, nợ xấu của ngân hàng tăng cao, vốn đầu tư từ nước ngoài và vốn FDI thấp hơn so với các năm trước làm cho tình hình kinh doanh của ngân hàng Vietcombank trở nên khó khăn hơn.
+ Từ đầu tháng 12/2014 đến nay 03/2017 giá cổ phiếu VCB có xu hướng phục hồi, đồ thị giá cổ phiếu có xu hướng đi lên, bởi vì trong giai đoạn này nền kinh tế một phần đã được phục hồi, nhiều doanh nghiệp đã quay lại sản xuất và công việc kinh doanh của ngân hàng cũng làm ăn có lãi hơn, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, vì lẻ đó cổ phiếu VCB được nhiều người biết đến chọn để đầu tư và giá cổ phiếu VCB cũng được thị trường đánh giá cao.
+ Sau gần 8 năm kể từ ngày niêm yết thì khối lượng cổ phiếu và vốn hóa thị trường càng ngày càng lớn. Theo số liệu từ tháng 03/2017 thì cổ phiếu đang niêm yết
3. Tình hình kinh doanh
Tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015:
Huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn của Viecombank trong năm 2015 tăng trưởng bền vững, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống.
600,000
500,000
400,000
300,000
501,163
Tiền gửi KH
200,000
422,204
322,246
100,000
0
2013
2014
2015
Tỷ VNĐ
Tiền gửi của khách hàng đạt 501,163 tỷ đồng tính đến 31/12/2015, tăng 18.7% so với thời điểm ngày 31/12/2014, cao hơn mức tăng bình quân ngành (14.4%) và củng cố thanh khoản của Vietcombank.
Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn tình hình tiền gửi khách hàng từ năm 2013-2015
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2014 – 2015).
Cơ cấu huy động vốn của Vietcombank dịch chuyển theo hướng bền vững hơn, tiền gửi của khách hàng là nguồn huy động vốn lớn nhất, chiếm khoảng gần 90%. Xét theo kỳ hạn, tiền gửi khách hàng có kỳ hạn ngắn ( ) chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng đang có xu hướng giảm dần, tỷ trọng tiền gửi trên 12 tháng tăng dần, giúp cơ cấu kỳ hạn an toàn và bền vững hơn.