thực tiễn cổ phiếu tại thị trường trong nước. Cụ thể về cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát, cũng đã có nhiều báo cáo phân tích, nhiều nghiên cứu phân tích định giá cổ phiếu và thậm chí phân tích và định giá công ty. Những nghiên cứu này cũng đã làm rõ quy trình phân tích và định giá, đưa ra kết quả định giá khá khả quan so với tình hình thực tế của công ty, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều tính mới trong cách tiếp cận.
Vấn đề lựa chọn nghiên cứu của học viên tập trung vào việc giải quyết các vấn đề mà các nghiên cứu trước đây chưa làm được, hoặc đã làm nhưng chưa phù hợp với môi trường thực tiễn. Bài nghiên cứu này sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản để tập trung phân tích và định giá cổ phiếu HPG của CTCP Tập Đoàn Hòa Phát, qua đó xác định được giá trị thực của cổ phiếu HPG qua các mô hình định giá. Hơn nữa đề tài cũng đánh giá tiềm năng phát triển của cổ phiếu công ty, cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân tích và định giá cổ phiếu HPG.
1.2. Khái quát về phân tích và định giá cổ phiếu
Phân tích và định giá cổ phiếu (phân tích cơ bản) là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị thực của cổ phiếu trên thị trường. Sự chênh lệch của giá trị thị trường so với giá trị thực của một cổ phiếu chính là cơ hội để đầu tư. Phân tích cơ bản gồm hai quá trình: Phân tích cổ phiếu và định giá cổ phiếu.
1.2.1. Phân tích cổ phiếu
Phân tích cổ phiếu là cách tiếp cận từ trên xuống qua ba bước: Phân tích nền kinh tế, phân tích ngành và phân tích công ty.
1.2.1.1. Phân tích nền kinh tế
Nền kinh tế thế giới
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích và định giá cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát - 1
- Phân tích và định giá cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát - 2
- Phương Pháp Sử Dụng Dòng Tiền Chiết Khấu
- Phương Pháp Sử Dụng Kỹ Thuật Định Giá Tương Đối
- Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Hpg Của Ctcp Tập Đoàn Hòa Phát
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trong nước, đến triển vọng xuất nhập khẩu của ngành và công ty.
Thứ hai, cạnh tranh về giá từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài mà công ty phải đương đầu, hay lợi nhuận mà công ty đạt được từ đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền trong nước và đồng tiền các nước khác. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến xu hướng xuất nhập khẩu, xu hướng tích luỹ và đầu tư của nền kinh tế.
Nền kinh tế vĩ mô trong nước
Biến động của thị trường chứng khoán có liên quan chặt chẽ tới nền kinh tế vĩ mô trong nước. Nên việc phân tích kinh tế vĩ mô là nhằm đánh giá môi trường kinh doanh và tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty, từ đó tác động đến giá cổ phiếu của công ty. Có nhiều nhân tố vĩ mô cơ bản tác động trực tiếp đến hoạt động phân tích và định giá cổ phiếu. Dưới đây sẽ phân tích cụ thể ảnh hưởng của một số nhân tố:
- Tăng trưởng GDP: GDP là số đo tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. GDP tăng trưởng nhanh cho thấy nền kinh tế đang mở rộng với cơ hội to lớn cho doanh nghiệp gia tăng doanh số và lợi nhuận.
- Việc làm: Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ những người chưa tìm được việc làm trong tổng lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp đo lường mức độ hoạt động hết công suất của nền kinh tế.
- Lạm phát: là sự mất giá của đồng tiền, nó là một vấn đề rất nhạy cảm và tác động rất lớn đến nền kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng. Lạm phát tác động đến đầu tư thông qua lãi suất, tăng trưởng kinh tế. Lạm phát ở mức thấp sẽ khuyến khích đầu tư và sử dụng các nguồn lực, ngược lại, lạm phát quá cao sẽ làm giảm tăng trưởng và hạn chế đầu tư.
- Lãi suất: Mức lãi suất có lẽ là yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng nhất cần xem xét trong phân tích đầu tư. Sự gia tăng lãi suất có xu hướng là những tin
xấu đối với thị trường cổ phiếu. Cho dù có nhiều mức lãi suất khác nhau trong nền kinh tế, các mức lãi suất này có xu hướng biến thiên cùng nhau, vì thế các nhà kinh tế thường thảo luận ở một mức lãi suất đại diện.
- Thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách nhà nước là chênh lệch giữa thu và chi ngân sách của chính phủ. Bất kỳ mức thiếu hụt ngân sách nào cũng phải được bù đắp bằng vay mượn của chính phủ. Các nhà kinh tế tin rằng vay mượn chính phủ thái quá sẽ “chèn lấn” vay mượn tư nhân và đầu tư bằng cách buộc lãi suất tăng lên và ức chế đầu tư kinh doanh.
- Chính sách của chính phủ:
+ Chính sách tài khóa:
Sử dụng chi tiêu và thu thuế của chính phủ cho mục đích cụ thể là bình ổn nền kinh tế, có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một đất nước. Các điều kiện về kinh tế chính sách này tác động sẽ ảnh hưởng đến tất cả các ngành và các công ty trong nền kinh tế.
+ Chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ liên quan đến việc điều chỉnh cung tiền để ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Các nhà kinh tế cho rằng chính sách tiền tệ đóng một vai trò quan trọng trong biến động giá chứng khoán.
Chính sách tiền tệ mở rộng: Nếu lượng cung tiền mở rộng sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong tiêu dùng hàng hóa cũng như làm gia tăng việc sử dụng các tài sản tài chính mà cổ phiếu là một trong số đó.
Chính sách tiền tệ thắt chặt có thể được tiến hành thông qua việc tăng lãi suất chính sách ví dụ như lãi suất cơ bản, dẫn đến việc tăng lãi suất thị trường được sử dụng để chiết khấu dòng tiền trong mô hình định giá. Điều này dẫn đến giá cổ phiếu giảm đi. Kênh thứ hai là thông qua tác động của chính sách tiền tệ đối với sự mong đợi của dòng tiền trong tương lai chẳng hạn như thu
nhập của công ty. Tăng lãi suất bởi việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể làm giảm dòng tiền ròng của công ty.
- Xu hướng nhân khẩu: Yếu tố nhân khẩu học là yếu tố bao gồm dân số, mật độ dân số, địa điểm sinh sống, độ tuổi, giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp, học thức, tình trạng hôn nhân, tính ngưỡng... Đây là yếu tố quyết định hành vi khách hàng, người tiêu dùng và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, đặt biệt là hoạt động phân khúc thị trường.
Chu kỳ kinh doanh
Chu kì kinh doanh là sự biến động lên xuống của các hoạt động kinh tế gây ra bởi các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế. Thông thường, chu kì kinh doanh được đo lường bằng cách xem xét sự biến động của tăng trưởng GDP xoay quanh xu hướng dài hạn của chính nó. Phân tích chu kỳ kinh doanh để thấy được tác động của nó tới các chiến lược đầu tư, giúp nhà phân tích dự báo được liệu nền kinh tế vĩ mô đang cải thiện hay đang đi xuống. Các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh:
Hình 1.1: Chu kỳ kinh doanh
- Suy thoái: Thể hiện rõ nhất là tốc độ tăng trưởng GDP sẽ suy giảm trong trong 2 hay 3 quý liên tiếp. Trong giai đoạn suy thoái, công ty sẽ cắt giảm nhân công, tiết kiệm chi tiêu, hạn chế hàng tồn kho, hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Đáy của suy thoái: Đặc điểm của nền kinh tế trong giai đoạn này là tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập giảm sút, nguồn cung hàng hóa ứ đọng, tỷ lệ hàng tồn kho cao. Khi GDP bắt đầu ngừng suy giảm và bắt đầu tăng trưởng trở lại thì nền kinh tế đã đạt đáy của chu kỳ.
- Phục hồi và Hưng thịnh: Lúc này, GDP bắt đầu tăng trưởng trở lại, và nền kinh tế hồi phục khỏi suy thoái. Hoạt động kinh doanh bắt đầu tiến triển một chút và doanh nghiệp tuyển lao động trở lại, người lao động cải thiện thu nhập và sau đó tăng chi tiêu, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
- Đạt đỉnh: Lúc này, GDP thực của nền kinh tế ngừng tăng trưởng thêm và bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Tại đỉnh của chu kỳ, hoạt động kinh doanh sẽ ngừng mở rộng thêm, việc làm, tiêu dùng và sản xuất của nền kinh tế đạt đến mức cao nhất.
Kinh tế diễn biến theo chu kỳ và chẳng chu kỳ nào giống chu kỳ nào một cách hoàn toàn. Trong một chu kỳ, các hoạt động kinh tế cũng không tăng hay giảm cùng một lúc. Nhà phân tích cố gắng phán đoán đúng tình hình kinh tế, dự báo xem công ty và ngành đang trong giai đoạn nào của chu kỳ kinh doanh. Điều này rất quan trọng trong những dự báo về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và những dòng tiền của công ty, từ đó đem đến một kết quả định giá đáng tin cậy.
Tầm quan trọng của phân tích nền kinh tế đối với định giá cổ phiếu:
Để xác định mức giá hợp lý cho cổ phiếu của một công ty, nhà phân tích chứng khoán phải dự báo cổ tức và thu nhập dự kiến từ công ty. Thành tích của từng công ty sẽ chịu ảnh hưởng từ trạng thái của nền kinh tế tổng thể
và từng ngành. Thêm nữa, bức tranh kinh tế vĩ mô tác động đến các cổ phiếu theo những cách khác nhau, với những mức độ khác nhau. Tóm lại, phân tích nền kinh tế bao gồm cả thế giới và trong nước để xác định các yếu tố tác động tích cực, tiêu cực tới công ty, từ đó đưa ra được những dự báo phục vụ cho việc định giá cổ phiếu của công ty đó.
1.2.1.2. Phân tích ngành
Phân tích ngành có vai trò quan trọng với cùng những lý do như phân tích kinh tế vĩ mô: một ngành khó mà hoạt động tốt khi nền kinh tế vĩ mô đang ốm yếu; tương tự như vậy, công ty trong một ngành đang gặp rắc rối thì thường cũng không hoạt động tốt được. Quá trình phân tích ngành bao gồm: Phân tích độ nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của ngành, phân tích chu kỳ sống của ngành và phân tích môi trường cạnh tranh trong ngành
Độ nhảy cảm với chu kỳ kinh doanh
Một khi nhà phân tích đã dự báo trạng thái của nền kinh tế vĩ mô, điều cần thiết là phải xác định ý nghĩa của dự báo đó đối với các ngành cụ thể. Không phải mọi ngành đều nhạy cảm như nhau trước chu kỳ kinh doanh. Có một số ngành nhạy cảm hơn những ngành khác trong chu kỳ kinh doanh. Những ngành nhạy cảm sẽ có mức biến động cao và rủi ro hơn các ngành khác, nhưng bù lại lợi nhuận cũng sẽ tương ứng cao hơn.
Các yếu tố tác động tới độ nhạy cảm của ngành đối với chu kỳ kinh doanh:
- Thứ nhất là độ nhạy của doanh thu.
- Thứ hai là đòn bẩy hoạt động (DOL), đây là thước đo độ nhạy cảm của lợi nhuận khi doanh thu thay đổi.
Phân tích chu kỳ sống của ngành
Mô hình chu kỳ sống của ngành:
Hình 1.2. Chu kỳ sống của ngành
Giai đoạn khởi động
- Công nghệ hoặc sản phẩm mới; tăng trưởng rất nhanh.
- Rủi ro cao ở cấp công ty, nhưng doanh số và thu nhập tăng rất nhanh ở cấp ngành.
Giai đoạn củng cố
- Xuất hiện những công ty hàng đầu. Động thái của ngành và công ty ăn khớp nhau.
- Tăng trưởng giảm tốc nhưng vẫn nhanh hơn nền kinh tế nói chung.
Giai đoạn chín muồi
- Sản phẩm đã bão hòa trên thị trường. Cạnh tranh bằng giá mạnh hơn => lợi nhuận giảm.
- Dòng tiền ổn định nhưng cơ hội mở rộng có lợi nhuận hầu như không có.
Giai đoạn suy giảm
- Tăng trưởng thấp hơn nền kinh tế hoặc thu hẹp lại
Vai trò của phân tích chu kỳ sống của ngành:
Xác định được ngành đang trong giai đoạn nào của chu kỳ sống là xác định được thực trạng của ngành, ngành đang tăng trưởng hay suy giảm. Kết quả này giúp các nhà phân tích dự báo được tình trạng của các công ty trong ngành, vì hoạt động kinh doanh các công ty phụ thuộc rất nhiều vào tình hình của ngành. Ứng với từng giai đoạn trong chu kỳ sống, ngành có những có những đặc điểm liên quan tới cơ hội tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng bình quân, rủi ro kinh doanh, lợi nhuận. Xác định được những chỉ tiêu này của ngành sẽ là điều kiện để dự báo chính xác các kết quả của công ty, là điều kiện quan trọng trong công tác phân tích và định giá cổ phiếu.
Phân tích cạnh tranh trong ngành
Là khâu quan trọng để dự báo thu nhập của ngành, vì mức độ khốc liệt của cạnh tranh là yếu tố quan trọng tác động tới tiềm năng lợi nhuận của ngành. Dự báo được tăng trưởng thu nhập bình quân ngành có vai trò quan trọng đối với công tác định giá cổ phiếu của công ty. Bởi để phân tích được kết quả của công ty, ta phải gắn nó với ngành đang hoạt động, so sánh đà tăng trưởng của công ty với trung bình ngành. Việc một công ty có vị thế trong ngành hay không thể hiện một phần quan trọng ở các chỉ số tăng trưởng của công ty có cao hơn trung bình ngành hay không. Một công ty được đánh giá tốt trong ngành, thường đem đến những dự báo khả quan cho nhà phân tích về cổ phiếu của công ty đó.
Michael Porter: Năm yếu tố quy định cạnh tranh:
Mối đe dọa gia nhập ngành
Những công ty mới tham gia vào ngành gây sức ép lên giá cả và lợi nhuận. Ngay cả nếu một công ty chưa bước vào ngành, tiềm năng tham gia của công ty cũng gây sức ép lên giá cả vì giá cao và biên lợi nhuận cao sẽ khuyến khích sự tham gia ngành của các đối thủ cạnh tranh mới. Do đó, các