Phân Tích Ảnh Hưởng Chính Sách Tiền Tệ Thông Qua Lãi Suất Và Độ Dốc Trái Phiếu Đến Tỷ Lệ Sinh Lời Trên Tỗng Tài Sản Roa


Năm 2010, thị trường chứng khoán, tỷ giá, lãi suất… có những biến động theo chiều hướng phức tạp khiến thu nhập ngoài lãi giảm. Tuy tốc độ tăng trưởng GDP đã tăng trở lại nhưng sự cạnh tranh gay gắt của các NH niêm yết gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Không những thế, áp lực tăng vốn điều lệ theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/11/2006 đã làm vốn chủ sở hữu các ngân hàng niêm yết tăng quá nhanh nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao kết hợp với PTT tăng mạnh trở lại, tất cả dẫn đến ROA và NIM có xu hướng giảm. ROA trung bình của chín ngân hàng niêm yết giảm xuống mức 1,16% và NIM giảm xuống mức 2,7%. Trong đó, SGB đạt ROA cao nhất là 4,7%.

Năm 2011 tiếp tục là một năm khó khăn với ngành ngân hàng với những diễn biến kinh tế vĩ mô phức tạp. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn đều giảm, chi phí dự phòng RRTD tăng mạnh nhưng thu nhập lãi tăng cao nhờ cho vay các ngân hàng thiếu thanh khoản thông qua thị trường liên ngân hàng và chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động giảm. Nhờ đó, hai chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của khối ngân hàng niêm yết đều tăng, ROA tăng lên mức 1,19% và NIM tăng lên mức 3.58%

Trong 3 năm gần đây giai đoạn 2012-2014, do chịu ảnh hưởng từ khó khăn kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng phải đối mặt với tình trạng chất lượng các khoản tín dụng đi xuống, hậu quả của tăng trưởng tín dụng nóng những năm trước đó. Khả năng sinh lời củamột số ngân hàng sụt giảm cùng sự tăng lên của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đã khiến cho các chỉ tiêu sinh lời ROA, NIM, PTT trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm. Năm 2012, có đến 8/9 ngân hàng niêm yết đạt tốc độ tăng trưởng ROA âm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tiếp tục giảm trong khi tốc độ tăng trưởng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng tiếp tục làm khả năng sinh lời của các ngân hàng niêm


yết giảm trong năm 2013, với 5/9 ngân hàng niêm yết đạt tốc độ tăng trưởng ROA âm. Năm 2014, dù thu nhập lãi thuần đã có sự gia tăng trở lại, nhưng do thu nhập ngoài lãi giảm, cộng với tình hình nợ xấu khiến cho các ngân hàng phải tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và làm giảm các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam thừa nhận trích lập dự phòng rủi ro đang là hạng mục tiêu tốn chi phí lớn, trong bối cảnh nợ xấu tăng khi các nhà băng phải thực hiện phân loại nợ sát hơn nhằm thực hiện Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Một nguyên nhân nữa cũng tác động lớn tới lợi nhuận ngân hàng đó là xu hướng giảm của lãi suất do áp lực cạnh tranh cao. Với áp lực cạnh tranh, các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng tín dụng. Dù thời gian qua, một số ngân hàng đã giảm lãi suất huy động nhằm tiết giảm chi phí và tạo cơ sở cho việc giảm lãi suất cho vay nhưng việc giảm lãi suất cho vay vẫn sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay thường giảm nhanh hơn lãi suất huy động do khoản vay mới đã phải áp dụng mức lãi suất mới, nhưng huy động có kỳ hạn thì không thể điều chỉnh được lãi suất.

Nhìn chung, giai đoạn 2008-2012 là giai đoạn khó khăn của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Dù các ngân hàng niêm yết đã cố gắng tăng trưởng tín dụng, gia tăng thu nhập nhưng khả năng sinh lời của ngân hàng vẫn giảm vì đặc điểm của thị trường tài chính Việt Nam, tính cạnh tranh ngày càng cao của ngành ngân hàng và quan trọng nhất là những nguyên nhân đến từ nội tại hoạt động của ngân hàng như nợ xấu, chi phí hoạt động cao…Một số ngân hàng hoạt động không hiệu quả đã phải sáp nhập hoặc tái cơ cấu để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn, và bài toán về tái cơ cấu vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn tiếp theo sự chỉ đạo quyết liệt của NHNN nhằm tạo lập một hệ thống ngân hàng có sức mạnh tài chính bền vững, đủ sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Năm 2016, nhiều NHTM bắt đầu tìm lại thời hoàng kim, xét về lợi nhuận, dù


áp lực trong xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống nói chung vẫn song hành. gợi mở từ 2015, định hình rò hơn trong 2016, hướng tìm lại thời hoàng kim tại một số NHTM có lợi nhuận cao bắt đầu khẳng định đóng góp lớn của mảng tín dụng tiêu dùng. Không phải đến thời điểm mới nhận ra miếng đất màu mỡ tín dụng tiêu dùng bởi trong nhiều năm trước, cơ chế trần lãi suất cho vay đã siết chặt tiềm năng đó, cũng như cơ cấu nguồn vốn chưa có sự dịch chuyển thuận lợi cho yêu cầu sử dụng như vài năm gần đây.Đến nay, cơ chế pháp lý thuận lợi hơn, tiềm năng tín dụng tiêu dùng mới thực sự được khai thác. Và không còn là tiềm năng nữa, nó cụ thể ở đóng góp rất lớn tại những điển hình lợi nhuận 2016, như tại VPBank, Techcombank, HDBank ..

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Qua các phân tích về khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua ROA, NIM, NNIM, PTT ta có thể thấy được tình hình thị trường diễn biến thay đổi như thế nào. Cụ thể hơn với bài luận văn trên, tôi xem xét các chính sách lãi suất sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời như thế nào.


Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu đến khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

3.1.Phân tích ảnh hưởng chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu đến tỷ lệ sinh lời trên tỗng tài sản ROA

Biểu đồ 3.2:So sánh giá trị bình quân của ROA, STRATE, SYIEDC trung bình qua các năm từ 2006-2016



16

14

12

10

8

6

STRATE

SYIEDC ROA

4

2

0

2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018


Nguồn: Dữ liệu tác giả tổng hợp


Dựa trên nghiên cứu Borio et al.(2017), kết quả nghiên cứu cho rằng bằng chứng thực nghiệm chính sách tiền tệ có tác động đến khả năng sinh lời của NHTM tại Việt Nam cụ thể hơn có mối quan hệ phi tuyến giữa lãi suất, đường cong lợi suất trái phiếu với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA. Đây là mối quan hệ đổi chiều, ban đầu khả năng sinh lời của ngân hàng tăng cùng chiều với lãi suất, đến một mức lãi suất cao nhất định thì lãi suất tăng lên, khả năng sinh lời của ngân hàng giảm.

Chúng ta có thể thấy giai đoan từ 2006-2007 khi STRATE,SYIEDIC tăng cùng chiều với ROA.Sau đó từ 2007-2008, khi STRATE,SYIEDIC tăng đến đỉnh điềm thì ROA lại giảm. Quá trình này lại tiếp tục trong năm 2011, khi STRATE,SYIEDIC tăng lên thì ROA giảm sau đó lại quan hề cùng chiều. Cụ thể lãi suất ngắn hạn với độ dốc của đường cong lợi suất tác động tới tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) là cùng chiều hướng hình U ngược.


3.2. Phân tích ảnh hưởng chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM


Biểu đồ 3.3:So sánh giá trị bình quân của NIM, STRATE, SYIEDC trung bình qua các năm từ 2006-2016

16

14

12

10

8

6

4

2

0

2004

STRATE

SYIEDC NIM

2006

2008

2010

2012

2014

2016

2018


Nguồn: Dữ liệu tác giả tổng hợp


Dựa trên nghiên cứu Borio et al.(2017), kết quả nghiên cứu cho rằng bằng chứng thực nghiệm chính sách tiền tệ có tác động đến khả năng sinh lời của NHTM tại Việt Nam cụ thể hơn có mối quan hệ phi tuyến giữa lãi suất, đường cong lợi suất trái phiếu với thu nhập lãi thuần NIM. Đây là mối quan hệ đổi chiều, ban đầu khả năng sinh lời của ngân hàng tăng cùng chiều với lãi suất, đến một mức lãi suất cao nhất định thì lãi suất tăng lên, khả năng sinh lời của ngân hàng giảm.

Dưới những điều kiện thường, cả 2 mức lãi suất và độ dốc đường cong lãi suất có thể được dự đoán để liên hệ với thu nhập ròng cao hơn. Mối quan hệ này có khả năng trở nên đặc biệt mạnh mẽ tại những mức lãi suất danh nghĩa rất thấp và mờ nhạt đi khi lãi suất tăng cao hơn – lúc này nó lòm xuống, chúng ta có thể thấy rò 2 năm lãi suất rất cao là 2008,2010 thì 2 năm này lại có giá trị NIM rất thấp. Cụ thể lãi suất ngắn hạn với độ dốc của đường cong lợi suất tác động tới thu nhập lãi thuần NIM là cùng chiều hướng hình U ngược.


3.3. Phân tích ảnh hưởng chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu đến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi NNIM.

Biểu đồ 3.4:So sánh giá trị bình quân của NNIM, STRATE, SYIEDC trung bình qua các năm từ 2006-2016

20


15


10


5

STRATE

SYIEDC NNIM

0

2004

-5

2006

2008

2010

2012

2014

2016

2018

Nguồn: Dữ liệu tác giả tổng hợp


Dựa trên nghiên cứu Borio et al.(2017) , kết quả nghiên cứu cho rằng bằng chứng thực nghiệm chính sách tiền tệ có tác động đến khả năng sinh lời của NHTM tại Việt Nam cụ thể hơn có mối quan hệ phi tuyến giữa lãi suất, đường cong lợi suất trái phiếu với tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng PTT. Đây là mối quan hệ đổi chiều, ban đầu khả năng sinh lời của ngân hàng tăng cùng chiều với lãi suất, đến một mức lãi suất cao nhất định thì lãi suất tăng lên, khả năng sinh lời của ngân hàng giảm.

Lãi suất cao hơn có thể dẫn đến thu nhập ngoài lãi thấp hơn thông qua 2 tác động chính: hiệu quả định giá cổ phiếu và phí và tiền hoa hồng.Tất cả điều kiện khác bằng nhau, lãi suất cao hơn sẽ tạo ra các khoản lỗ trên danh mục đầu tư chứng khoán của ngân hàng. Sự ảnh hưởng đến tài khoản kết quả kinh doanh sẽ phụ thuộc vào các quy ước kế toán. Chúng ta có thể thấy giai đoan từ 2007-2008, khi STRATE tăng thì PTT giảm; giai đoạn 2008-2010, STRATE giảm thì PTT tăng.Cụ thể lãi suất


ngắn hạn với độ dốc của đường cong lợi suất tác động tới tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng PTT là cùng chiều hướng hình U ngược.


3.4. Phân tích ảnh hưởng chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu đến dự phòng rủi ro tín dụng PTT

Biểu đồ 3.5:So sánh giá trị bình quân của PTT, STRATE, SYIEDC trung bình qua các năm từ 2006-2016


16

14

12

10

8

6

4

2

0

2004

STRATE

SYIEDC

PTT

2006

2008

2010

2012

2014

2016

2018


Nguồn: Dữ liệu tác giả tổng hợp


Dựa trên nghiên cứu Borio et al.(2017), kết quả nghiên cứu cho rằng bằng chứng thực nghiệm chính sách tiền tệ có tác động đến khả năng sinh lời của NHTM tại Việt Nam cụ thể hơn có mối quan hệ phi tuyến giữa lãi suất, đường cong lợi suất trái phiếu với tỷ lệ thu nhập ngoài lãi NNIM. Đây là mối quan hệ đổi chiều, ban đầu khả năng sinh lời của ngân hàng tăng cùng chiều với lãi suất, đến một mức lãi suất cao nhất định thì lãi suất tăng lên, khả năng sinh lời của ngân hàng giảm. Lãi suất cao hơn và, đến 1 mức độ thấp hơn, 1 sườn dốc ít dốc hơn của đường cong lãi suất thường được dự đoán là đi đôi với những khoản lỗ cho vay cao hơn.


Chúng ta có thể thấy giai đoan từ 2006-2007 khi lãi suất và độ dốc trái phiếu tăng cùng chiều với PTT.Sau đó từ 2007-2008, khi lãi suất và độ dốc trái phiếu tăng đến đỉnh điềm thì PTT lại giảm. Quá trình này lại tiếp tục trong năm 2011, khi lãi suất và lợi suất trái phiếu tăng lên thì PTT giảm sau đó lại quan hề cùng chiều. Cụ thể lãi suất ngắn hạn với độ dốc của đường cong lợi suất tác động tới tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng PTT là cùng chiều hướng hình U ngược.

Kết luận Chương 3:


Chương 3 đã giới thiệu tổng quan về bối cảnh kinh tế Việt Nam và tình hình hoạt động của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2006-2016, và phản ảnh mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu và khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam. Trước năm2008, tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng niêm yết rất tốt nhờ những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế. Sau năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dù Chính phủ và NHNN đã có những biện pháp kích thích kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng vẫn gặp khó khăn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu…đã tác động không nhỏ làm giảm lợi nhuận và khả năng sinh lời của các NHTMCP niêm yết trên TTCK VN.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí