Tỷ Số Lợi Nhuận Trên Tài Sản - Roa (Return On Total Assets)

- Tỷ lệ lạm phát và lãi suất:

Tỷ lệ lạm phát và lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư trên TTCK. Đối với trái phiếu, lãi suất thị trường tăng sẽ làm giảm giá thị trường và ngược lại. Sở dĩ như vậy là do lãi suất thị trường được sử dụng để chiết khấu dòng tiền thu được trong tương lai từ đầu tư trái phiếu, trong khi giá trị thu được của dòng tiền này là cố định. Khi lãi suất thị trường tăng cao, giá thị trường trái phiếu giảm thấp sẽ là cơ hội tốt cho nhà đầu tư trái phiếu.

Sự biến đổi của giá cổ phiếu khi lãi suất thị trường tăng thì hoàn toàn không như vậy. Quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là mối quan hệ không trực tiếp và không diễn ra một chiều như quan hệ giữa lãi suất và trái phiếu. Lý do là vì dòng tiền thu được từ đầu tư cổ phiếu không cố định, chúng có thể thay đổi cùng với lãi suất và mức thay đổi này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức thay đổi lãi suất. Kết quả là giá cổ phiếu có thể giảm, không đổi hoặc tăng tùy theo mức độ thay đổi của dòng tiền thu được từ đầu tư cổ phiếu tăng, không đổi hoặc giảm thấp.

Sự phân tích trên đây cho thấy sự tác động của lãi suất thị trường đối với giá trái phiếu hoặc cổ phiếu. Mỗi nhà đầu tư sẽ lựa chọn cho mình quyết định đầu tư khi nào sao cho có lợi nhất.

- Sự biến động của tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là biểu hiện của giá cả đồng tiền nước này thông qua một đồng tiền nước khác. Nếu nhà đầu tư nhận thấy đồng tiền nội tệ có thể bị mất giá trong tương lai thì họ sẽ chuyển hướng từ đầu tư chứng khoáng sang đầu tư vào tài sản ngoại tệ để tránh thiệt hại do sự giảm giá của chứng khoán. Như vậy sự biến đổi của tỷ giá hối đoái cũng tác động đến những quyết định của nhà đầu tư trên thị trường.

- Xu hướng phát triển thị trường và nền kinh tế:

Đầu tư chứng khoán là loại đầu tư dài hạn, vì thế các nhà đầu tư rất quan tâm đến xu hướng phát triển thị trường và nền kinh tế. Thông thường khi nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của TTCK và ngược lại. Nếu thị trường và nền kinh tế có xu hướng phát triển tốt trong tương lai sẽ là cơ hội khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường. Ngược lại, nếu thị trường và nền kinh tế đã bão hòa hoặc ở trạng

1.2. Phân tích ngành

Mục đích của phân tích ngành là nhằm giúp cho nhà đầu tư thấy rõ những lợi ích hoặc rủi ro gặp khi quyết định đầu tư vào chứng khoán của một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành kinh doanh cụ thể. Những nội dụng cần thực hiện trong phân tích ngành bao gồm: phân tích chu kỳ kinh doanh của ngành, xác định hệ số rủi ro của ngành kinh doanh, mức doanh lợi kỳ vọng và các hệ số tài chính của ngành kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

1.2.1. Chu kỳ kinh doanh của ngành

Cũng giống như nền kinh tế, mỗi ngành kinh doanh cũng có những chu kỳ phát triển nhất định. Mặt dù giữa chu kỳ phát triển của nền kinh tế và của ngành có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau song không phải bao giờ cũng có sự biến động cùng chiều, đồng điệu với nhau. Mỗi ngành có khả năng phản ứng khác nhau đối với những thay đổi trong chu kỳ phát triển của nền kinh tế. Có thể trong khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển song có ngành kinh doanh phát đạt nhưng lại có ngành kinh doanh găp nhiều khó khăn. Các ngành kinh doanh các sản phẩm không phải là sản phẩm thiết yếu, có nhu cầu co giãn (ô tô, sắt thép, sản phẩm điện tư ...) sẽ có lợi hợi trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng, nhưng gặp khó khăn trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái. Ngược lại các ngành kinh doanh các sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng thiết yếu, có cầu không co dãn (lương thực, thực phẩm ...) sẽ không bị ảnh hưởng nhiều ngay trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái.

Phân tích cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - 5

Nhìn chung, triển vọng và chu kỳ kinh doanh của ngành có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Nếu một công ty hoạt động kinh doanh trong ngành còn kém phát triển thì cũng khó có triển vọng đầu tư đem lại hiệu quả cao. Vào cùng một thời điểm nhất định, các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành khác nhau sẽ có mức doanh lợi thu khác nhau, mức rủi ro khác nhau. Do đó cần có sự phân tích đánh giá ngành kinh doanh để chọn ngành có mức doanh lợi cao, mức độ rủi ro thấp để đầu tư. Ngay trong một ngành, mức doanh lợi thu được từ

1.2.2. Đánh giá mức độ rủi ro trong ngành kinh doanh

Mỗi ngành kinh doanh khác nhau cũng có mức độ rủi ro khác nhau. Việc xác định mức độ rủi ro của ngành giúp cho nhà đầu tư lựa chọn được ngành đầu tư có hiệu quả với độ rủi ro tối thiểu hoặc có thể chấp nhận được.

Quy trình phân tích, đánh giá rủi ro của ngành kinh doanh thường được tiến hành theo trình tự sau:

- Xác định hệ số rủi ro ( ) của ngành, từ đó tính toán được mức lợi suất đòi hỏi dựa theo mô hình định giá tài sản vốn (CAMP). Công thức xác định như sau:

( ) ()

Trong đó:

E(R): Mức lợi suất đòi hỏi

RF: Mức lợi suất phi rủi ro

RM: Mức sinh lời bình quân của thị trường

: Hệ số rủi ro ngành

- Phân tích hệ số P/E của ngành:

Hệ số P/E phản ánh thị trường trả giá cho một đồng thu nhập sau thuế của cổ phiếu như thế nào. Việc phân tích hệ số P/E thường được xem xét cả trên 2 góc độ: (1) xem xét mối quan hệ giữa hệ số P/E của ngành và hệ số P/E tổng thể thị trường để thấy được tính hiệu quả trong hoạt động của công ty so với các doanh nghiệp thị trường như thế nào; (2) xem xét các nhân tố ngành tác động đến hệ số P/E ngành như: hệ số trả cổ tức, mức doanh lợi đòi hỏi, tỷ lệ tăng trưởng cổ tức hằng năm ....

- Ước tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS):

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu được xác định dựa vào các phương pháp chủ yếu như phân tích chu kỳ kinh doanh, phân tích đầu vào – đầu ra, phân tích mối quan hệ giữa ngành và nền kinh tế.

- Ước tính lợi suất đạt được:

Để ước tính mức lợi suất đạt được phải tiến hành qua 2 bước. Trước hết cần xác định được giá trị cuối kỳ của chỉ số ngành bằng cách nhân hệ số P/E cuối kỳ tính toán

( )


- Lựa chọn quyết định đầu tư hay không:

So sánh lợi suất đạt được r với mức doanh lợi đòi hỏi E(R), nếu E(R) > r thì nên đầu tư nhiều vào ngành này, ngược lại nếu r < E(R) thì nên rút khỏi đầu tư vào ngành này.

2. Phân tích các tỷ số tài chính


Phân tích tỷ số tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính. Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích các tỷ số tài chính có thể do bản thân doanh nghiệp hoặc các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp bao gồm các nhà cung cấp vốn như ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các nhà đầu tư như công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức... thực hiện.

Tùy theo lợi ích khác nhau, các bên có liên quan thường chú trọng đến những khía cạnh phân tích khác nhau. Nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ thường chú trọng đến tình hình thanh khoản và khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, trong khi các nhà đầu tư thì chú trọng đến khả năng trả nợ dài hạn và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư về cơ bản chú trọng đến lợi nhuận hiện tại và lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của doanh nghiệp cũng như sự ổn định của lợi nhuận theo thời gian.

Các bước tiến hành phân tích tỷ số tài chính:


˗ Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích.

˗ Bước 2: Xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào công thức tính.

˗ Bước 3: Giải thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán.

˗ Bước 4: Đánh giá tỷ số vừa tính toán (cao, thấp hay phù hợp)

˗ Bước 5: Rút ra kết luận về tình hình tài chính doanh nghiệp.

˗ Bước 7: Đưa ra các khuyến nghị để khắc phục hoặc củng cố các tỷ số tài chính.

˗ Bước 8: Viết báo cáo phân tích.


Bài nghiên cứu đứng ở góc độ nhà đầu tư nên tôi tiến hành phân tích các tỷ số sau: tỷ số khả năng sinh lợi, tỷ số tăng trưởng và tỷ số giá thị trường.

2.1. Tỷ số khả năng sinh lợi


Tỷ số khả năng sinh lợi nhằm đo lường khả năng sinh lợi của doanh nghiệp theo từng góc độ khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích.

Đứng ở góc độ cổ đông và nhà đầu tư người ta thường quan tâm đến lợi nhuận sau thuế ở phần tử số. Ở mẫu số, người ta có thể sử dụng doanh thu, giá trị tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu tùy theo mục tiêu phân tích.

2.1.1. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản - ROA (Return on total assets)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

˗ Cách tính:

Tỷ số ROA được xác định bằng cách lấy lợi nhuận (ròng hoặc sau thuế) chia cho bình quân giá trị tổng tài sản. Đứng ở trên góc độ cổ đông thì tử số thường sử dụng lợi nhuận ròng, trong khi đứng trên góc độ chủ nợ thường sử dụng lợi nhuận trước thuế hơn là lợi nhuận ròng. Công thức xác định là:



Trong công thức này, lợi nhuận trên tử số lấy từ số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh, trong khi giá trị tổng tài sản ở mẫu số lấy số liệu từ bảng cân đối kế toán nên phải tính bình quân.

˗ Ý nghĩa:

ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.

˗ Đánh giá:

2.1.2. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu – ROE (Return on total assets)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu – ROE đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông. Đây là chỉ số quan trọng nhất khi đánh giá một doanh nghiệp đứng trên góc độ cổ đông.

˗ Cách tính:

Tỷ số ROE được xác định bằng cách chia lợi nhuận ròng danh cho cổ đông cho bình quân giá trị vốn cổ phần phổ thông. Số liệu lợi nhuận ròng dành cho cổ đông lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, trong khi số liệu vốn chủ sở hữu lấy từ bảng cân đối kế toán nên cần tính số liệu bình quân. Công thức xác định là:


˗ Ý nghĩa:


ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.

˗ Đánh giá:

Cũng như tỷ số ROA, tỷ số ROE trước hết phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với doanh nghiệp tương tự trong cùng một ngành.

2.2. Tỷ số tăng trưởng

Các tỷ số tăng trưởng cho thấy triển vọng phát triển của công ty trong dài hạn. Do vậy, nếu đầu tư hay cho vay dài hạn người ta thường quan tâm nhiều hơn đến các tỷ số này. Phân tích triển vọng tăng trưởng của công ty có thể sử dụng hai tỷ số sau:

2.2.1. Tỷ số lợi nhuận (TSLN) giữ lại

Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Do vậy nó cho thấy được triển vọng phát triển của công ty trong tương lai. Tỷ số này được xác định theo công thức sau:


Tỷ số này đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận. Do vậy có thể xem tỷ số này phản ánh triển vọng tăng trưởng bền vững – tăng trưởng từ lợi nhuận giữ lại






2.3. Tỷ số giá thị trường:

Các nhóm tỷ số như khả năng thanh khoản, tỷ số quản lý tài sản, tỷ số quản lý nợ và tỷ số khả năng sinh lời chỉ phản ảnh tình hình quá khứ và hiện tại của công ty. Giá trị tương lai của công ty như thế nào còn tùy thuộc vào kỳ vọng của thị trường. Các tỷ số thị trường được thiết kế để đo lường kỳ vọng của nhà đầu tư cho cổ đông. Các tỷ số thị trường gồm có:

2.3.1. Tỷ số P/E (Price/Earning Ratio):

Tỷ số P/E được thiết kế để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lợi của công ty. Tỷ số này cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhuận của công ty.

˗ Cách tính:

Tỷ số P/E được xác định bằng cách chia giá thị trường của cổ phiếu cho lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS). Công thức tính tỷ số này như sau:


Do vậy, để xác định P/E nhất thiết công ty phải có cổ phiếu được giao dịch trên thị trường niêm yết hoặc thị trường OTC.

Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) là số tiền mà cổ đông nhận được trên mỗi cổ phiếu. Được tính bằng công thức:



˗ Ý nghĩa:

2.3.2. Tỷ số M/B:

Tỷ số M/B được xây dựng trên cơ sở so sánh giá thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách (thỉnh thoảng so sánh với mệnh giá) cổ phiếu. Qua đó, phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty. Tỷ số này cao cho thấy thị trường đánh giá triển vọng công ty tốt và ngược lại.

˗ Cách tính:


Tỷ số M/B được xác định bằng cách lấy giá thị trường của cổ phiếu chia cho giá trị sổ sách. Công thức xác định tỷ số này như sau:



Giá trị thị trường cổ phiếu được thu nhập dựa vào kết quả giao dịch cổ phiếu trên thị trường niêm yết hoặc OTC. Giá trị sổ sách được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho số cổ phần đang lưu hành.

˗ Ý nghĩa:


Tỷ số M/B cho biết mối quan hệ giữa giá thị trường và giá trị sổ sách của công ty. Tỷ số này lớn hơn 1 và càng cao cho thấy thị trường đánh giá cao triển vọng của công ty và ngược lại.

3. Phân tích kĩ thuật


3.1. Khái niệm:


Phân tích kĩ thuật là khoa học ghi chép biểu đồ dưới dạng đồ thị các giao dịch cổ phiếu hoặc nhóm cổ phiếu trong quá khứ và từ đó vẽ ra được bức tranh về xu thế trong tương lai.

Đồ thị là công cụ của nhà phân tích kĩ thuật. Đồ thị có thể biểu thị bất kỳ sự việc gì xảy ra trên thị trường hoặc các chỉ số tách ra từ đại lượng đó. Đồ thị có thể theo đơn vị tháng, đơn vị tuần, ngày, giờ. Đồ thị có thể biểu thị đại lượng tỷ lệ giữa doanh thu trên giá chứng khoán, đại lượng giá trung bình của các cổ phiếu được mua bán

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2023