Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Hpg Của Ctcp Tập Đoàn Hòa Phát


làm nền tảng và tăng sự hiểu biết cho nghiên cứu khoa học của mình. Những kiến thức thu thập được trên các website, các tạp chí... là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.

Mục đích của việc thu thập thông tin và nghiên cứu tài liệu là:

- Thứ nhất, giúp cho học viên nắm rõ được các phương pháp nghiên cứu đã thực hiện bởi những nhà nghiên cứu trước đây.

- Thứ hai, áp dụng và làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.

- Thứ ba, giúp học viên có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn về đề tài của mình.

- Thứ tư, có thêm kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu.

- Cuối cùng, tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và kinh phí.

Có hai dạng thông tin đề tài thu nhập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê gồm: thông tin định tính và thông tin định lượng. Do đó, đề tài có hai hướng xử lý thông tin như sau: (1) Xử lý logic với thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự việc; (2) Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được.

Xử lý thông tin định tính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài được thực hiện bắt đầu từ việc thu thập thông tin đã có, nhận biết thông tin cho tương lai qua các phương pháp quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu... từ nhiều nguồn khác nhau: Cấp ủy, cấp lãnh đạo cao nhất, ngang cấp, cấp dưới, bên trong hay bên ngoài tổ chức... nhằm có thông tin chính xác kịp thời để có thể xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện, thông tin rời rạc đã thu thập được.


Phân tích và định giá cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát - 6

Bước tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính về lượng thông tin, độ tin cậy, tính thời sự, tính mới. Đặc biệt thông tin sử dụng cần khách quan.

Tiếp đến cần thăm dò nội dung thông tin về nguồn, lựa chọn nội dung; mô tả tài liệu sơ cấp hay thứ cấp. Mục tiêu của thông tin đó phục vụ cấp quản lý nào, mang tính ngắn hạn hay dài hạn... tức là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện, đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý thông tin theo mục đích yêu cầu đã xác định đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện thông tin, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.

Xử lý thông tin định lượng

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm; sau đó sắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao: Những con số rời rạc, bảng số liệu... Cụ thể trong nghiên cứu của mình, học viên đã sử dụng phương pháp xử lý thông tin định lượng để phân tích các mô hình định giá, các hệ số theo từng chỉ tiêu, các chỉ số giá và chỉ số ngành tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu.

Tóm lại, để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài có sử dụng cả hai dạng xử lý thông tin: định tính và định lượng, trong đó chủ yếu sử dụng dạng xử lý thông tin định lượng để sắp xếp các con số rời rạc liên quan đến Phân tích và định giá cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát; từ đó xây dựng các bảng số liệu, xây dựng các mô hình, để tìm ra mối liên hệ và xu hướng chung của nội dung nghiên cứu.

Các kết quả tác giả thu thập được từ các nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp được xử lý, phân loại và được tổng hợp sử dụng trong quá trình phân tích và định giá cổ phiếu.


2.2. Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp thống kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu. Học viên đã sử dụng linh hoạt phương pháp này nhằm tổng hợp số liệu chính xác, mô tả những thông tin xác thực thu thập được qua đó áp dụng phù hợp cho từng mô hình định giá Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những

hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.

2.3. Phương pháp so sánh

So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu. Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối hoặc là số bình quân. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các hiện tượng nhằm xác định nguyên nhân và tìm hướng giải quyết. Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảo thỏa mãn các điều kiện so sánh sau đây:

- Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu.

- Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.

- Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian)

- Ngoài ra cần xác định mục tiêu so sánh trong quá trình nghiên cứu nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu nghiên cứu.


- Mức độ biến động tuyệt đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ. Kỳ thực tế và kỳ kế hoạch, hoặc kỳ thực tế với kỳ kinh doanh trước.

- Mức biến động tương đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ này so với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc.

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu, từ đó giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để ra quyết định lựa chọn.

Điều kiện so sánh: Chỉ tiêu nghiên cứu được đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

Đối tượng so sánh: Các chỉ tiêu về vốn, chỉ tiêu về tài sản, kết quả kinh doanh, tình hình nguồn vốn của đơn vị qua các kỳ nghiên cứu, trên cơ sở nguồn số liệu định lượng thu thập được.

Các dạng so sánh: So sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân. So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu, qua đó thấy được sự biến động về quy mô cả chỉ tiêu nghiên cứu qua các kỳ. So sánh bằng số tương đối sẽ thấy được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu. So sánh với số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực, qua đó xác định được vị trí hiện tại của công ty.

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng. Trong nghiên cứu của mình, học viên áp dụng phương pháp này để đưa ra những so sánh về các chỉ số nền kinh tế, chỉ số ngành và các báo cáo tài chính của CTCP Tập đoàn Hòa Phát qua các thời kỳ khác nhau. Từ đó có cái nhìn tổng quan nhất, xác định rõ tầm quan trọng của công tác nghiên cứu trong việc áp dụng vào thực tiễn tại thời điểm hiện tại.


2.4. Phương pháp dự báo khoa học

Dự báo là những luận điểm có căn cứ khoa học trên cơ sở những nguyên nhân, những quy luật vận động, phát triển của đối tượng mà từ đó dự báo những tình huống và xu thế có thể xảy ra trạng thái khả dĩ của đối tượng trong tương lai và các con đường, các biện pháp cũng như thời hạn để đạt tới trạng thái tương lai đó.

Dự báo là sự phản ánh trước, phản ánh đón đầu hiện thực, nó thể hiện tư tưởng tiên phong, tiến bộ của tư tưởng tiến bộ khoa học.

Phương pháp ngoại suy

Là phương pháp dự báo trong tương lai của đối tượng bằng cách suy trực tiếp từ xu thế phát triển hiện tại của nó (Phương pháp này còn gọi là phương pháp ngoại suy xu hướng)

Cơ sở của phương pháp này là những nguyên lý về sự phát triển của sự vật, hiện tượng trong phép biện chứng duy vật…

Muốn thực hiện được phương pháp ngoại suy cần có những điều kiện thích hợp sau:

+ Đối tượng của dự báo phải hình thành được quy luật trong quá trình vận động của nó.

+ Đối tượng dự báo là những hiện tượng hay quá trình có “sức ỳ” rõ rệt – nghĩa là quá trình sau được bảo tồn, duy trì những xu hướng, những quan hệ cấu trúc của quá trình trước.

+ Tương lai phải là môi trường tương đối ổn định, ít thay đổi và đặc biệt không có biến động.

Như vậy, phương pháp ngoại suy được áp dụng rộng rãi và có kết quả tốt nếu đối tượng dự báo có một lịch sử lâu dài rõ rệt. Phương pháp này thường áp dụng cho dự báo cấp 1 (cơ sở xuất phát của dự báo là khả năng đã


được xác định của tiến bộ khoa học, công nghệ và thông thường phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội).

Học viên đã áp dụng phương pháp ngoại suy trong việc dự báo các chỉ số ngành, dự báo dòng tiền, cũng như các xu hướng thị trường của nền kinh tế và của ngành.

Phương pháp mô hình hoá

Là phương pháp dự báo bằng các mô hình hoá các quá trình và hiện tượng để nghiên cứu và dự báo tương lai của chúng.

Mô hình hóa thường được tiến hành theo ba bước:

- Lập mô hình hóa của đối tượng dự báo: Mô hình định giá.

- Thí nghiệm trên mô hình: Phân tích mô hình định giá dựa trên những thông tin của đơn vị nghiên cứu, của nền kinh tế và ngành.

- Dựa vào sự tương đồng giữa mô hình và đối tượng để chuyển dịch các kết quả nghiên cứu trên mô hình sang đối tượng.

Học viên đã sử dụng phương pháp mô hình hóa để xây dựng những mô hình định giá. Trong mỗi mô hình luôn chú trọng phân tích, tính toán chính xác từ những số liệu thu thập, và nêu rõ ưu điểm, nhược điểm và sự phù hợp của từng mô hình định giá với thực tiễn thị trường.

Trên đây là một số phương pháp học viên đã sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, khi lựa chọn và sử dụng các phương pháp này học viên cũng rất chú ý và tuân thủ các điều kiện sau đây:

- Phải căn cứ vào mục tiêu và loại hình nghiên cứu của đề tài mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp.

- Bản thân mỗi đề tài bao giờ cũng đòi hỏi một hệ các phương pháp nghiên cứu để bổ sung cho nhau, giúp cho người nghiên cứu trong việc thu thập, phân tích, xử lý, kiểm tra thông tin, thể hiện kết quả nghiên cứu…


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU HPG CỦA CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT


3.1. Tổng quan về CTCP Tập đoàn Hòa Phát

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó CTCP Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên và Công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG. Tính đến tháng 3/2016, Tập đoàn Hòa Phát có 18 Công ty thành viên.

Tóm tắt các bước phát triển quan trọng của Tập đoàn Hòa Phát

- Năm 1992: Thành lập CT TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát – Công ty đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát.

- Năm 1995: Thành lập CTCP Nội thất Hòa Phát.

- Năm 1996: Thành lập CT TNHH Ống thép Hòa Phát

- Năm 2000: Thành lập CTCP Thép Hòa Phát, nay là Công ty MTV Thép Hòa Phát

- Năm 2001: Thành lập CT TNHH Điện lạnh Hòa Phát

- Năm 2001: Thành lập CTCP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát

- Năm 2004: Thành lập CT TNHH Thương mại Hòa Phát

- Tháng 1/2007: Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là CTCP Tập đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên

- Tháng 6/2007: Thành lập CTCP Khoáng sản Hòa Phát


- Tháng 8/2007: Thành lập CTCP Thép Hòa Phát, triển khai KLH sản xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương

- Ngày 15/11/2007: Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Tháng 6/2009: CTCP Đầu tư khoáng sản An Thông trở thành công ty thành viên Hòa Phát

- Tháng 6/2009: CTCP Năng lượng Hòa Phát trở thành công ty thành viên

- Tháng 12/2009: KLH Gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 1

- Tháng 7/2010: CTCP Golden Gain Việt Nam trở thành công ty thành viên

- Tháng 1/2011: Cấu trúc mô hình hoạt động Công ty mẹ với việc tách mảng sản xuất và kinh doanh thép

- Tháng 8/2012: Hòa Phát tròn 20 năm hình thành và phát triển, đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước

- Tháng 10/2013, KLH gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 2, nâng tổng công suất thép Hòa Phát lên 1,15 triệu tấn/năm.

- Tháng 9/2014: Triển khai giai đoạn 3 KLH gang thép công suất

750.000 tấn

- Ngày 9/3/2015: Hòa Phát chính thức ra mắt CT TNHH MTV Thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi Hòa Phát, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử Tập đoàn khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

- Ngày 6/7/2015: CTCP Khoáng sản Hòa Phát chính thức đổi tên thành CTCP Phát triển chăn nuôi Hòa Phát

- Tháng 7/2015: Thành lập CT TNHH MTV Thức ăn Chăn nuôi Hòa Phát Đồng Nai

- Tháng 1/2016: Thành lập CT TNHH Chăn nuôi Hòa Phát Quảng Bình

- Tháng 2/2016: Thành lập CTCP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát, công ty thành viên thứ 18 của Tập đoàn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022