Đường MACD (đường trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ) cắt và nằm phía trên đường zero thì lúc đó tín hiệu mua cổ phiếu vào và giá cổ phiếu có xu hướng tăng (điểm hình là đầu tháng 12/2014).
Đường MACD gần như đi ngang từ tháng 10/2016 cho đến cuối năm 2016 báo hiệu VCB sẽ biến động mạnh trong thời gian tới.
Dựa vào đồ thị phân tích kỹ thuật trong giai đoạn từ 2013 đến 2016 ta nhận thấy rằng, có sự lập lại đối với sự biến động giá cổ phiếu VCB: sau thời điểm công bố bảng cáo tài chính thì giá cổ phiếu biến động mạnh, nếu ngân hàng làm ăn có lãi, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước thì giá cổ phiếu VCB có chiều hướng tăng vượt bậc (điểm hình là 4/2015 đến 7/2015 và 4/2016 đến 9/2016). Còn ngân hàng làm ăn thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp hơn năm trước, lợi nhuận trên mỗi cổ phiểu giảm hay có nhiều thông tin tiêu cực bất lợi đến ngân hàng thì giá cổ phiếu sẽ có chiều hướng đi xuống, và nằm giữa dải dưới đường Bollinger Bands và SMA 20.
Kết luận:
Từ quá trình phân tích cổ phiếu VCB trong giai đoạn 2013-2016 ta có thể rút ra một số kết luận sau:
- Cổ phiếu VCB là cổ phiếu của ngân hàng tăng trưởng, lợi nhuận năm sau đều cao hơn năm trước (điểm hình là vào năm 2014; 2015; 2016)
- Giá sẽ có xu hướng tăng từ 4 đến tháng 7 sau khi ngân hàng đưa ra bảng báo cáo tài chinh năm, tôi có nhận định cho nhà đầu tư là nên đầu trong giai đoạn này.
- Từ quá trình phân tích, tôi nhận thấy rằng Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam tiếp tục gia tăng lợi nhuận trong năm 2017 và cùng với đó là các chỉ số tài chính ROA, ROE, P/E và EPS được cải thiện so với năm 2016 và cổ phiếu VCB sẽ tăng giá mạnh trong năm 2017 và dự đoán sẽ đạt mức giá 50,000 và là cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn nhất nhà đầu tư (do năm 2016 lợi nhuận đạt ở mức cao hơn 6,800 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2015).
1.2. Phân tích cơ bản
Quá trình phân tích các chỉ số tài chính ROA, ROE, P/E, M/P, Tỷ số lợi nhuận giữ lại, tỷ số tăng trưởng thì cổ phiếu VCB có những mặt ưu điểm cần tiếp tục phát huy và những nhược điểm cần phải khắc phục:
- Ưu điểm:
+ Các chỉ số ROE, P/E, M/P đều ở mức cao so với trung bình ngành ngân hàng, đây chính là tín hiệu tích cực đối với cổ phiếu VCB. Nhưng mức tăng của các chỉ sổ vẫn còn ở khá thấp, đặc biệt là chỉ só ROE mức tăng bình quân chỉ đạt trên 10% so với năm trước. Vì lẻ đó, ngân hàng phải tiếp tục không ngừng phát triển,gia tăng lợi nhuận đưa cổ phiếu VCB duy trì đứng đầu so với ngành ngân hàng và tiếp tục củng cố vị thế cổ phiếu VCB trên thị trường. Là top cổ phiếu đứng đầu và có mức sinh lời cao.
+ Ngân hàng tiếp tục gia tăng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và bổ sung vào vốn chủ sở hữu là tín hiệu tốt, giúp cho nguồn vốn ngân hàng ngày càng mạnh và ngân hàng có thể mạnh dạng đầu tư vào những dự án có mức sinh lời cao và gia tăng mức sinh lời cho cổ đông.
+ Chỉ số ROA còn ở mức thấp, năm 2015 dù Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đạt lợi nhuận hơn 5,313 tỷ đồng nhưng ROA cũng ở mức 0.85% thấp hơn so với ROA trung bình ngành (1%). Việc ROA thấp hơn trung bình ngành cần được cải thiện bằng cách gia tăng lợi nhuận ròng hoặc mức tăng lợi nhuận ròng phải tương xứng với mức tăng của tổng tài sản. Vì lẻ đó, ngân hàng cần tiếp tục có chính sách phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận mỗi năm để cổ phiếu VCB được thị trường đánh giá cao và có sức hút với nhà đầu tư.
1.3. Phân tích kỹ thuật
Đồ thị biến động của chỉ số VN-Index của thị trường và biến động giá cổ phiếu VCB có dạng tương tự nhau và có xu hướng đi lên sau giai đoạn khủng hoảng vào 8/2012. Từ quá trình phân tích có thể thấy, cổ phiếu VCB gia tăng giá trong ở một giai đoạn nhất định, điểm hình là từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, sau giai đoạn đó thì cổ phiếu VCB tăng ở mức vừa phải và có xu hướng đi lên do tình hình kinh doanh khả quan của ngân hàng. Việc sử dụng dữ liệu quá khứ để vẽ ra được đường biến động giá trong tương lai là một kỹ thuật phân tích của nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư có thể mua bán đúng thời điểm gia tăng được lợi nhuận cho nhà đầu tư.
2. Nhận định chung cổ phiếu VCB
2.1. Triển vọng đầu tư
Xu hướng giá cổ phiếu tăng sau thời kỳ khủng hoảng cùng với các chỉ số tài chính của cổ phiếu VCB ở mức cao hơn trung bình ngành cho thấy triển vọng tốt khi đầu tư cổ phiếu VCB.
Tiềm lực tài chính mạnh (lượng tiền mặt trong ngân hàng tính thời điểm cuối năm 2015 ở mức trên 8,500 tỷ đồng) và lợi nhuận tăng qua các năm của Vietcombank nên cổ phiếu VCB nhận được nhiều kỳ vọng của nhà đầu tư.
Khối lượng cổ phiếu VCB niêm yết lớn, hạn chế được tình trạng đầu cơ, làm giá.
Tỷ lệ sở hữu | Số cổ phiếu nắm giữ tính đến 31/12/2016 | |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | 77.11% | 2,774,239,348 |
Mizuho Bank, Ltd | 15% | 539,665,286.3 |
Cổ đông tổ chức, cá nhân khác | 7.89% | 283,863,941 |
Tổng | 100% | 3,597,768,575 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đường Macd – Trung Bình Biến Đổi Phân Kỳ Hội Tụ
- Đồ Thi Biểu Diễn Cơ Cấu Hđv Của Vietcombank Từ Năm 2013-2015
- Tỷ Số Lợi Nhuận Ròng Trên Vốn Chủ Sở Hữu (Roe)
- Phân tích cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
( Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –www.vietcombank.com.vn)
Ngoài hai cổ đông lớn là: ngân hàng nhà nước Việt Nam và cổ đông chiến lược Mizuho Bank, Ltd chiếm lần lượt là 77.11% và 15% Vốn chủ sở hữu của ngân hàng Vietcombank. Số cổ phiếu mà các tổ chức, cá nhân khác nắm giữ lên đến 283,863,941 cổ phiếu tương đương với 7.89% vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Với lượng lớn cổ phiếu đang nằm ngoại thị trường cho thấy triển vọng đầu tư và khả năng thanh khoản của cổ phiếu VCB, trung bình 10 phiên khối lượng giao dịch khớp lệnh ở mức 850,969 cổ phiếu chiếm tỷ lệ 0.3% trên số cổ phiếu đang nằm ngoại thị trường, cho thấy cổ phiếu VCB là cổ phiếu thanh khoản tốt.
Vietcombank là ngân hàng duy nhất đã tất toán hết phần nợ xấu tồn đọng tại WACC (phần nợ xấu được xử lý thông qua trái phiếu của WACC) và Vietcombank hưởng lợi từ việc nới room khối ngoại ở mức 9.1% để thu hút nhà đầu tư bên ngoài để tiếp tục củng cố tài chính cũng như xử lý nợ xấu tồn đọng tại ngân hàng.
Vietcombank đã tăng vốn điều lệ thêm 9,327 tỷ đồng và phát hành thành công 8000 tỷ trái phiếu dài hạn, trong đó có 6,000 tỷ tăng vốn cấp 2. Với 2,000 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 10 năm được phát hành ra công chúng trong thời gian phát hành 1 tháng đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài.
Qua biểu đồ ta có thể thấy các chỉ số ROE, ROA của ngân hàng Vietcombank tăng qua các năm và đặc biệt đáng chú ý là năm 2016 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức 1.46% giảm 18.44% so với năm 2015 và tỷ số an toàn vốn CAR tăng so với năm 2015 cho thấy được triển vọng rất tốt của ngân hàng Vietcombank. Kế hoạch trong năm 2017, ngân hàng duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 2% và tăng mức tổng tài sản lên 874,575 tỷ đồng tăng 11% so với năm 2016 và lợi nhuận trước thuế đạt 9,200 tỷ đồng tăng 8% so với năm 2016.
Vốn chủ sở hữu, chi nhánh hoạt động của ngân hàng Vietcombank chỉ đứng sau BIDV và Viettinbank nhưng mà tỷ suất lợi nhuận trên phần vốn chủ sở hữu lại cao hơn các ngân hàng khác, cùng với chính sách cổ tức duy trì được mức ổn định qua các năm, lợi nhuận tăng qua hàng năm làm tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu VCB và được thị trường đánh giá
Hình 3.2: Đồ thị tăng trưởng TS, VCSH và LNST của Vietcombank từ
năm 2012-2016
(Nguồn:Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam -www.vietcombank.com.vn)
Từ đồ thị ta thấy, từ năm 2012 đến cuối năm 2016 tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng qua các năm, mức tăng trưởng bình quân mỗi năm lần lượt là 17.47% và 3.66% cho thấy triển vọng rất tốt về tương lai của ngân hàng. Không những vậy lợi nhuận của ngân hàng Vietcombank tăng qua các năm và mức tăng lợi nhuận bình quân trong giai đoạn 2012-2016 là 12.17%.
2.2. Rủi ro
Vietcombank vẫn thuộc sở hữu chi phối của SBV(NHNN) nên vẫn chịu ảnh hưởng bởi các quyết định mang tính mệnh lệnh hành chính. Nếu Vietcombank bị buộc phải sát nhập với một ngân hàng yếu kém, khi đó triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của Vietcombank có thể bị ảnh hưởng phần nào.
Gần đây, có tin đồn Eximbank và Sacombank sẽ được sáp nhập vào Vietcombank khiến môt số nhà đầu tư băn khoăn. Tôi cho rằng khả năng xảy ra kịch bản này là rất thấp bởi 2 lý do:
- Lãnh đạo Vietcombank đã nhiều lần khẳng định Vietcombank sẽ cân nhắc sáp nhập với những ngân hàng có văn hóa tương đồng và giúp nâng cao vị thế của Vietcombank.
3. Chiến lược đầu tư:
Từ triển vọng và rủi ro của cổ phiếu trên tôi đưa ra chiến lược đầu tư trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư vào cổ phiếu VCB – Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam:
- Cổ phiếu VCB là một trong những ưu tiên trong việc đầu tư dài hạn, với tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm là 14% trong vòng 5 năm tới.
- Cổ phiếu VCB được đánh giá là cổ phiếu tăng trưởng trong dài hạn phụ thuộc vào nền kinh tế vĩ mô và ngân hàng TW là người dẫn dắt về giá do vậy ngân hàng Vietcombank không có khả năng tạo ra lợi suất vượt trội từ đặt giá sản phẩm dịch vụ, điều này dẫn tới việc ngân hàng Ngoại thương phải sử dụng được chiến lược cạnh tranh dị biệt sản phẩm và quản trị cắt giảm chi phí mạnh nhằm gia tăng lợi nhuận ròng của ngân hàng.
- Tổng tài sản, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng qua các năm cho thấy quy mô và triển vọng phát triển của ngân hàng, tỷ lệ chia cổ tức hằng năm là 10% - 12% và giá cổ phiếu tăng cho thấy triển vọng đầu tư vào cổ phiếu trong dài hạn là hợp lý.
- Giá cổ phiếu VCB còn ở mức trung bình và được đánh giá có triển vọng dài hạn và ngắn hạn trong việc cải thiện tình hình kinh doanh.
- Nhà đầu tư cần tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán để theo dõi tình hình kinh doanh của ngân hàng Vietcombank và sử dụng phân tích kĩ thuật cũng như thông tin của thị trường để chọn mua, bán cổ phiếu trong thời điểm thích hợp.