Các Phương Pháp Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Tăng Trưởng


3.2. Về ban lãnh đạo

Để điều hành một doanh nghiệp thành công, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải là những người có tâm huyết, gắn bó với doanh nghiệp, nhất là những lúc mà doanh nghiệp phải trải qua những giai đoạn phát triển khó khăn. Nếu ban lãnh đạo không tâm huyết với doanh nghiệp thì rất khó có thể chèo lái doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn trở ngại và vì một động cơ nào đó, có thể đưa ra những quyết định không đảm bảo quyền lợi cho cổ đông. Thông thường, nếu ban lãnh đạo yêu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời là những nhà sáng lập và nắm giữ một số lượng cổ phần đủ lớn thì sẽ tâm huyết với doanh nghiệp hơn là những nhà lãnh đạo chỉ được thuê để làm công việc đó. Vì khi là nhà sáng lập thì ban lãnh đạo xem doanh nghiệp như là đứa con tinh thần của mình nên sự phát triển của nó rất quan trọng đối với họ.

Kinh nghiệm chuyên môn và kinh nghiệm quản lý cũng đóng va i trò rất quan trọng đối với sự thành công của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Các nhà đầu tư thường đánh giá cao những người có nhiều năm kinh nghiệm về chuyên môn và quản lý trong ngành.

Ngoài các yếu tố về tâm huyết và kinh nghiệm một nhà lãnh đạo thành công còn cần phải có tư duy chiến lược, sự sáng tạo và đổi mới, biết cách thu hút và khai thác nhân tài, và có tham vọng lớn. Tư duy chiến lược sẽ giúp định hướng doanh nghiệp phát triển đúng hướng trong dài hạn, tận dụng được các cơ hội và khai thác được tối đa thế mạnh của mình. Sự sáng tạo và đổi mới sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển năng động hơn, có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, nhạy bén trong việc nhận biết và khai thác cơ hội. Khả năng thu hút và khai thác nhân tài sẽ giúp cho doanh nghiệp có lợi thế hơn đối với các doanh nghiệp khác trong ngành và luôn có chi phí lao động thấp so với giá trị mà đội ngũ


lao động mang lại. Và cuối cùng là một ban lãnh đạo có tham vọng sẽ luôn tìm mọi cách để doanh nghiệp phát triển nhanh và có hiệu quả, chiến thắng trong cạnh tranh, tăng trưởng về thị phần.

3.3. Về quy mô hoạt động

Về mặt lý thuyết thì chu kỳ phát triển của một doanh nghiệp thường trải qua bốn giai đoạn đó là khởi đầu, tăng trưởng, bão hoà và suy thoái. Trong thực tế thì mõi doanh nghiệp có tuổi đời khác nhau, có thời gian của mỗi giai đoạn khác nhau và có thể chỉ trải qua một vài giai đoạn trong toàn bộ chu kỳ đó. Như vậy, những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, đang trong giai đoạn tăng trưởng sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn những doanh nghiệp có quy mô lớn và đi vào giai đoạn bão hoà.

Nếu đánh giá chung thì những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thường có tốc độ tăng trưởng cao hơn các doanh nghiệp lớn. Nguyên onhân là do các doanh nghiệp lớn thường có quy mô khá cồng kềnh, trì trệ, kém năng động. Các doanh nghiệp này thường là đã chiếm một thị phần tương đối lớn và do vậy nó không có đất để có thể phát triển với tốc độ cao. Muốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp này phải mở rộng, xâm nhập được thị trường mới, hoặc có sản phẩm vượt trội so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để có thể chiếm lĩnh thị phần, hoặc có sản phẩm mới hứa hẹn mang lại doanh thu lớn để đảm bảo cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Ngược lại với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là những doanh nghiệp năng động hơn. Các doanh nghiệp này thường mới phát hiện được một khoảng trống, một phân khúc thị trường có nhiều tiềm năng và họ đang cố gắng để đáp ứng tốt nhu cầu của phân khúc thị trường đó. Vì vậy họ có thị trường để đảm bảo duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian.


Phân tích và định giá cổ phiếu của các công ty tăng trưởng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 3

3.4. Về khả năng cạnh tranh

Để đánh giá khả năng cạnh tranh thành công của một doanh nghiệp chúng ta sẽ đánh giá cả hai mặt của cạnh tranh đó là áp lực cạnh tranh của ngành và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Về áp lực cạnh tranh của ngành: phụ thuộc vào mức độ độc quyền của ngành, các rào cản gia nhập ngành cao hay thấp. Nếu một ngành có mức độ độc quyền cao và rào cản gia nhập ngành cao thì doanh nghiệp đó có thể thu được lợi nhuận độc quyền nhờ khả năng định giá độc quyền, và các rủi ro xuất phát từ nguyên nhân cạnh tranh sẽ rất thấp. Đối với những doanh nghiệp này thì tốc độ tăng trưởng của họ phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ phát triển của ngành.

Về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: phụ thuộc vào các yếu tố như: Chất lượng sản phẩm, giá, tính độc đáo của sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Để có thể chiến thắng trong cạnh tranh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn, sản phẩm của doanh nghiệp phải có chất lượng vượt trội, được bán với giá tương đối thấp so với chất lượng mà nó mang lại, và nó phải có tính độc đáo, không thể bị nhầm lẫn với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của khách hàng mục tiêu so với sản phẩm của đối thủ. Ngoài ra, một doanh nghiệp sở hữu một thương hiệu nổi tiếng cũng có lợi thế cạnh tranh nhất định, nhất là đối với những ngành mà sản phẩm của các công ty tương đối đồng nhất, khách hàng rất khó đánh giá và so sánh chất lượng sản phẩm của các công ty khác nhau, thì lúc đó thương hiệu của sản phẩm là rất quan trọng vì khách hàng lựa chọn sản phẩm chủ yếu dựa vào uy tín của doanh nghiệp và thương hiệu của sản phẩm.

Như vậy có thể nói để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian tương đối dài thì doanh nghiệp hoặc là phải hoạt động trong một


ngành kinh doanh có rào cản gia nhập ngành tương đối lớn và có tốc độ tăng trưởng cao.

3.5. Về chiến lược kinh doanh

Trong một môi trường kinh doanh thay đổi ngày càng nhanh chóng, tốc độ xuất hiện các cơ hội và nguy cơ cũng nhanh hơn đối với các doanh nghiệp. Vì vậy để doanh nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn thì doanh nghiệp phải xây dựng cho mình được một chiến lược kinh doanh phù hợp để đón đầu các cơ hội và có biện pháp đẩy lùi các nguy cơ. Một chiến lược đúng đắn và phù hợp phải đảm bảo được khả năng phát huy tối đa lợi thế, điểm mạnh của doanh nghiệp mình và khắc phục được những điểm yếu đang tồn tại.

Về cơ bản, khi xây dựng chiến lược kinh doanh, các nhà xây dựng chiến lược cần trả lời được các câu hỏi sau:

- Phương hướng phát triển trong dài hạn, tức là mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ vươn tới trong dài hạn là ở đâu;

- Thị trường và phạm vi thị trường mà doanh nghiệp sẽ tham gia. Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những hoạt động nào mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để tham gia trên thị trường đó;

- Lợi thế của doanh nghiệp là ở đâu và làm thế nào để doanh nghiệp phát huy nó? Tức là doanh nghiệp làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó;

- Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị…) cần phải có để có thể cạnh tranh được;

- Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp;



gì?

- Những giá trị và kỳ vọng mà các cổ đông của doanh nghiệp cần là


Quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược bao gồm phân tích chiến

lược, lựa chọn chiến lược và thực hiện chiến lược.

Để phân tích và đánh giá chiến lược của một doanh nghiệp có phù hợp hay không nhà đầu tư có thể thu thập thông tin từ các nguồn như bản cáo bạch, trang web của doanh nghiệp… Ở đó sẽ nêu rõ về môi trường hoạt động kinh doanh, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp và chiến lược phát triển trong dài hạn của doanh nghiệp. Nhà đầu tư phải đưa ra được đánh giá của mình về tính khả thi của chiến lược và khả năng thực hiện chiến lược đó của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các dự báo hỗ trợ cho công tác định giá doanh nghiệp của nhà đầu tư.

Khi đánh giá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư cần cảnh giác với những doanh nghiệp có chiến lược đa dạng hoá quá mức, không tập trung vào những lĩnh vực ngành nghề mà mình có thế mạnh và kinh nghiệm. Khi đó khả năng cạnh tranh của nó thường có xu hướng giảm sút và khó đi tới thành công. Việc đa dạng hoá kinh doanh quá mức có thể là hệ quả của việc xây dựng chiến lược thiếu thận trọng, chạy theo lợi nhuận trước mắt nhưng không ý thức được đầy đủ những rủi ro có thể xảy ra và cũng có thể là xuất phát từ tham vọng bành trướng của ban lãnh đạo doanh nghiệp không xuất phát từ động cơ tối đa hoá lợi ích cho cổ đông.

Như vậy có thể nói để duy trì được tốc độ tăng trưởng trong dài hạn thì doanh nghiệp phải có được một chiến lược kinh doanh khả thi, đảm bảo mức tăng trưởng cao hàng năm, được xây dựng trên những nguồn lực hiện có của doanh nghiệp và dự báo tốt về những thay đổi của môi trường kinh doanh.


3.6. Về các chỉ tiêu tài chính

Mặc dù các chỉ tiêu tài chính của một công ty phụ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động của doanh nghiệp, các giai đoạn phát triển trong chu kỳ hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp… nên không thể đưa ra những đặc trưng mang tính cụ thể về các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên khi đặt các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh với các doanh nghiệp có cùng điều kiện để so sánh thì các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ có các chỉ tiêu tài chính có xu hướng như sau:

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng: Như phần trên đã nêu về khái niệm của công ty tăng trưởng, đây là những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao về doanh thu, lợi nhuận, quy mô tài sản… Nếu các chỉ tiêu này được duy trì trong cả những thời gian mà môi trường kinh doanh của công ty gặp khó khăn thì mức độ bền vững của sự tăng trưởng sẽ cao hơn. Tuy nhiên đây là số liệu tăng trưởng trong quá khứ, để duy trì được tốc độ tăng trưởng trong tương lai doanh nghiệp cần phải có mức đầu tư hợp lý và khả năng mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới…

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: Do các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thường cần một lượng vốn tái đầu tư hàng năm lớn, do đó tiền mặt dự trữ thường không nhiều, nhu cầu vốn lớn có thể dẫn tới mức độ vay vốn cao hơn mức trung bình. Vì vậy các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của các doanh nghiệp này thường không cao, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp có chỉ số này thấp quá thì ca cơ sở rủi ro như rủi ro thanh toán, rủi do do biến động lãi suất… là rất lớn.

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn: Vớ i nhóm chỉ tiêu này thì các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và các


doanh nghiệp bình thường không có sự khác biệt lớn nào. Nếu doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao mà nguồn vốn tài trợ cho việc đầu tư lại chủ yếu dựa vào vốn vay chứ không phải dựa vào lợi nhuận tích luỹ thì trong cơ cấu nguồn vốn thường nguồn vốn vay có tỷ trọng lớn và rủi ro hoạt động của doanh nghiệp này sẽ cao.

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động: Doanh nghiệp tăng trưởng cao thường có các chỉ tiêu này rất tốt. Nhờ có khả năng khai thác tốt các tài sản của mình nên các doanh nghiệp này thường có giá thành thấp, khả năng cạnh tranh cao. Các chỉ tiêu như vòng quay của tổng tài sản, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, tỷ lệ doanh thu trên tài sản cố định… thường rất cao. Các chỉ tiêu này cũng phản ánh rất tốt khả năng điều hành của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp: Để một doanh nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh thì nó phải tạo ra được một nguồn tiền mặt hàng năm lớn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư của mình. Vì vậy chỉ có những doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao mới đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh. Do đó các chỉ tiêu như tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu… của các doanh nghiệp tăng trưởng thường khá cao.

- Nhóm các chỉ tiêu đánh giá tính cho mỗi cổ phần: Do khả năng sinh lợi cao nên chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) của các doanh nghiệp này thường khá cao. Hơn nữa do có tốc độ tăng trưởng cao nên nhà đầu tư thường đặt kỳ vọng rất lớn và cổ phiếu của các doanh nghiệp này nên nó thường được giao dịch ở mức giá khá cao do đó chỉ tiêu giá trên thu nhập (P/E) thường cao. Tuy nhiên nếu mua cổ phiếu có chỉ tiêu P/E quá cao nhà đầu tư có thể gặp phải rủi ro lớn và mức sinh lời cũng thấp do thị trường đã đánh giá cao tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đó vì vậy cơ


hội mua cổ phiếu ở mức giá rẻ là không còn. Nhà đầu tư cần tìm kiếm những công ty có tiềm năng tăng trưởng cao, tuy nhiên chưa được thị trường nhận biết, do đó nó vẫn được giao dịch ở mức P/E thấp. Ngoài ra, chỉ tiêu hệ số giá trị trường trên giá trị sổ sách (P/B) của các doanh nghiệp này thường cao. Còn tỷ suất cổ tức trên giá thị trường (D/P) thường thấp do các doanh nghiệp này thường dùng phàn lớn lợi nhuận thu được để tái đầu tư, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng, còn lợi nhuận dành cho việc chi trả cổ tức thường là thấp.‌

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU TĂNG TRƯỞNG

1. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu của các công ty trên thị trường chứng khoán

1.1. Các nhân tố vĩ mô

1.1.1. Tình hình chính trị

Tình hình chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán. Các yếu tố chính trị bao gồm những thay đổi về Chính phủ và các hoạt động chính trị. Ví dụ như khi Chính phủ đưa ra những kiến nghị với Quốc hội thì thị trường chứng khoán sẽ chịu tác động trừ khi những kiến nghị đó đã được dự đoán chính xác trước. Những kiến nghị này có thể là về sửa đổi chính sách kinh tế, chính sách thuế, chi tiêu ngân sách, quốc phòng, các kế hoạch xây dựng lớn… Chi riêng kế hoạch chi tiêu ngân sách cũng đủ để tác động đến rất nhiều ngành nghề liên quan.

Thay đổi chính trị cũng làm cho nhiều quy định và sự kiểm soát c ủa Chính phủ trong một số ngành được thắt chặt và một số quy định trong các ngành khác lại được nới lỏng. Chúng đều có tác động rất lớn tới kết quả kinh doanh của mỗi ngành, mỗi công ty.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí