Nếu phân tích cơ bản tập trung vào xu hướng kinh tế nói chung, tình hình kinh doanh hiện tại của một ngành công nghiệp hoặc chất lượng cổ phiếu của một công ty cụ thể. Thì phân tích kỹ thuật lại quan tâm đến việc dự báo ngắn hạn về xu thế thị trường và giá cả chứng khoán hơn là tập trung nghiêm cứu một công ty nào đó. Đối với nhà phân tích kĩ thuật, quyết định mua hoặc bán chứng khoán dựa trên hoạt động của thị trường và sự thay đổi xu hướng thị trường.
Các nhà phân tích thị trường chứng khoán sử dụng đồng thời cả hai phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để đưa ra quyết định đầu tư. Họ dùng phương pháp phân tích cơ bản để xác định loại giao dịch nào nên thực hiện và dùng phương pháp phân tích kỹ thuật để chọn thời điểm mua bán thích hợp nhất.
3.2. Các chỉ báo về hoạt động của thị trường chứng khoán:
3.2.1. Các chỉ số giá và bình quân động của giá chứng khoán:
Giá cả các loại chứng khoán có xu hướng biến động đồng loạt. Bất cứ một loại chứng khoán nào đều có khuynh hướng tăng giá khi thị trường lên và giảm giá khi thị trường giảm. Tất nhiên, cũng có những nhân tố khác làm cho giá cả chứng khoán biến động ngược chiều với xu hướng của thị trường. Các chỉ số và bình quân động có vai trò quan trọng trong phân tích kỹ thuật vì chúng thể hiện xu hướng biến động của giá cả chứng khoán.
a. Chỉ số giá chứng khoán
Là chỉ số phản ánh sự biến động của giá chứng khoán tại một thời điểm so với thời điểm gốc nào đó. So sánh giá trị chỉ số giữa hai thời điểm khác nhau ta được sự biến động giá giữa hai thời điểm đó.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Khái Niệm Về Thị Trường Chứng Khoán
- Mô Hình Chiết Khấu Dòng Tiền Tự Do (Free Cash Flows):
- Tỷ Số Lợi Nhuận Trên Tài Sản - Roa (Return On Total Assets)
- Đường Macd – Trung Bình Biến Đổi Phân Kỳ Hội Tụ
- Đồ Thi Biểu Diễn Cơ Cấu Hđv Của Vietcombank Từ Năm 2013-2015
- Tỷ Số Lợi Nhuận Ròng Trên Vốn Chủ Sở Hữu (Roe)
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
Để có tầm nhìn tổng quan về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường, người ta sử dụng chỉ số giá cổ phiếu là loại thông tin quan trọng nhất của thị trường và thường được dùng trong phân tích và đầu tư chứng khoán. Chỉ số giá cổ phiếu là thông tin thể hiện giá cổ phiếu bình quân hiện tại so với giá cổ phiếu bình quân thời kỳ gốc đã chọn.
b. Bình quân động của giá chứng khoán:
Khái niệm: Bình quân động của giá chứng khoán là mức giá bình quân của chứng khoán trong một khoản thời gian xác định.
Bình quân động được phân loại thành bình quân động giản đơn, bình quân động gia quyền, bình quân động tuyến tính. Các mức bình quân động được tính toán liên tục. Một trong những bình quân động thông dụng nhất là bình quân động 200 ngày, ghi nhận giá cả hàng ngày của một loại cổ phiếu trong vòng 200 ngày liên tục. Đường bình quân động là công cụ phổ biến phản ánh xu thế chung của từng cổ phiếu hoặc thị trường nói chung. Các nhà phân tích kỹ thuật dùng đường bình quân động như một chỉ báo xu hướng dài hạn và xem xét các mức giá hiện tại trong mối tương quan với xu hướng này để nhận ra dấu hiệu thay đổi.
Có hai sự so sánh được coi là quan trọng liên quan đến các đường bình quân động:
˗ So sánh thứ nhất: là giữa các mức giá cụ thể và các đường bình quân động ngắn hạn (MA 50 ngày). Nếu xu hướng giá chung của một loại cổ phiếu hoặc thị trường đang đi xuống, đường MA thường sẽ nằm phía trên mức giá hiện tại. Nếu giá cổ phiếu đảo chiều và vượt qua đường MA từ bên dưới kèm theo khối lượng giao dịch lớn thì hầu hết các nhà phân tích coi đây là một thay đổi rất tích cực và cho rằng đây là dấu hiệu sự đảo chiều của xu hướng gia tăng, đường MA cũng có xu hướng gia tăng nhưng vẫn nằm dưới mức giá hiện tại. Nếu giá hiện tại vượt qua đường MA từ bên trên kèm theo khối lượng giao dịch lớn, đây sẽ được coi là một dạng thức tiêu cực báo hiệu sự đảo chiều của xu hướng tăng giá dài hạn.
˗ So sánh thứ hai: là giữa đường bình quân động 50 ngày và đường bình quân động 200 ngày (MA 200 ngày). Thông thường khi hai đường MA này cắt nhau sẽ báo
Nhìn chung, đối với xu hướng giá lên thì đường MA 50 ngày sẽ nằm trên đường MA 200 ngày. Cũng cần lưu ý rằng, nếu khoảng cách giữa hai đường MA này trở nên quá lớn thì nhà phân tích kỹ thuật có thể coi đó là dấu hiệu cổ phiếu đang được mua vào quá nhiều. Một xu hướng giá xuống là khi đường MA 50 ngày luôn nằm dưới đường MA 200 ngày. Nếu khoảng cách giữa hai đường này quá lớn thì đó có thể được coi là dấu hiệu cổ phiếu bán ra quá nhiều.
3.2.2. Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch
Cùng với việc xem xét về biến động giá cả chứng khoán, các nhà phân tích kỹ thuật cũng quan tâm đến khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch. Khối lượng giao dịch là số lượng cổ phiếu được mua, bán trên thị trường và được xác định công thức sau:
∑
Trong đó:
Q: Tổng khối lượng giao dịch của tất cả các loại cổ phiếu thị trường.
Si: số lượng cổ phiếu i được mua, bán trên thị trường.
i: Loại cổ phiếu.
Giá trị giao dịch là giá trị của số cổ phiếu đã được giao dịch. Tính được bằng cách nhân khối lượng giao dịch với giá giao dịch.
Khối lượng giao dịch được xác định chung cho toàn thị trường và người ta cũng xác định riêng cho từng loại cổ phiếu niêm yết. Thông thường khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch được sở giao dịch chứng khoán và hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thông báo hàng ngày. Các con số về khối lượng cho thấy tổng số giao dịch đối với mỗi loại chứng khoán và toàn thị trường. Các nhà phân tích kỹ thuật thường xem xét một cách cẩn thận những con số này vì lịch sử cho thấy sự thay đổi của khối lượng giao dịch có nhiều khả năng dẫn đến các xu hướng về giá cả. Các nhà phân tích kỹ
3.2.3. Vòng quay vốn và cổ phiếu
Vòng quay vốn và vòng quay cổ phiếu phản ánh nhịp độ hoạt động của thị trường và được xác định theo công thức tổng quát sau:
Tổng giá trị thị trường là tổng số vốn cổ phần tính theo giá trị thị trường của các công ty có cổ phiếu được mua bán trên thị trường và được xác định như sau:
Trong đó:
∑
V: tổng giá trị thị trường
S: số lượng cổ phiếu đang lưu hành
P: giá thị trường của một cổ phiếu
i: loại cổ phiếu
Vòng quay vốn và vòng quay cổ phiếu được xác định bình quân chung cho các loại cổ phiếu và người ta cũng có thể xác định cho từng loại cổ phiếu niêm yết.
Hỗ trợ được hiểu như: một đám đông hỗ trợ cổ phiếu A tại giá 50, tức là sẳn sàng mua tất cả các cổ phiếu A với giá thấp hơn 5 điểm so với 50. Hỗ trợ là việc mua một khối lượng cổ phiếu đủ lớn để ngăn chặn xu hướng giảm giá trong một giai đoạn nào đó. Kháng cự được hiểu là ngược lại với hỗ trợ: bán cổ phiếu với khối lượng đủ lớn để đáp ứng tất cả các khoảng đặt mua và do đó ngăn chặn không cho giá tăng lên. Như vậy, hỗ trợ và kháng cự gần như được hiểu là cầu và cung tương ứng.
Mức hỗ trợ là mức giá tại đó có đủ một khối lượng cầu mua cổ phiếu để ngăn chặn xu hướng giảm giá hoặc có thể tăng giá. Mức kháng cự là mức tại đó có đủ chứng khoán cung ra để ngăn chặn xu hướng tăng giá. Do vậy, vùng hỗ trợ thể hiện sự tập trung của cầu và vùng kháng cự thể hiện sự tập trung của cung.
Cơ sở của dự đoán từ lý thuyết hỗ trợ và kháng cự là khối lượng giao dịch của một loại cổ phiếu có xu hướng trao tay nhau. Vì bất kỳ mức giá nào mà tại đó có khối lượng lớn giao dịch xảy ra thường là điểm đo chiều của xu hướng (cấp một, cấp hai, cấp ba) vì vậy đảo chiều tại các mức giá đó luôn luôn có thể xảy ra. Tuy vậy, cũng cần phải chú ý rằng các mức giá này thường xuyên thay đổi vai trò từ hỗ trợ sang kháng cự và ngược lại. Một đỉnh, khi giá cổ phiếu đã vượt qua có thể trở thành vùng đáy của xu hướng đi xuống ở giai đoạn này và một đáy cũ, một khi giá đã tụt qua nó, có thể trở thành vùng của giai đoạn tăng giá sau này.
3.4. Đường Bollinger Bands
Khái niệm:
Đường trung bình (Moving Average): sử dụng mặc định phiên - SMA (20)
Dãi trên (Upper Band): dãi trên thường có độ lệch chuẩn là 2, được tính toán từ dữ liệu giá 20 phiên. Có vị trí nằm trên đường trung bình SMA(20).
Dãi dưới (Lower Band): dãi dưới thường có độ lệch chuẩn là 2 và nằm dưới đường trung bình SMA(20).
Có 3 phương pháp chính để sử dụng Bollinger Bands:
- Phạm vị hoạt động của các dải.
- Vượt ngưỡng của dải Bollinger Bands
- Chiến lược mua bán quyền chọn (option).
3.4.1. Phạm vị hoạt động của các dải Bollinger Bands:
Giữa dải trên và dải dưới của Bollinger Bands là phạm vi hoạt động của phần lớn đường giá. Rất hiếm khi đường giá di chuyển ra khỏi đường Bollinger Bands, đường giá có xu hướng xoay quanh đường trung bình – SMA(20).
Tín hiệu mua: nhà đầu tư mua hoặc mua rải khi đường giá rớt thấp hơn dải dưới của Bollinger Bands.
Những phạm vi nên thận trọng:
+ Nếu theo trường phái chủ động thì nhà đầu tư nên mua hay bán khi đường giá đụng vào các dải của Bollinger Bands. Nhà đầu tư cũng nên chờ xem khi đường giá di chuyển nằm ngoài trên hoặc dưới đường Bollinger Bands và sau đó giá đóng cửa lại nhảy vào trong đường Bollinger Bands thì đây là cơ hội mua hoặc bán khống. Cách mua bán trên là cách để giảm bớt thua lỗ khi đường giá thoát ra khỏi đường Bollinger Bands trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, cách này cũng bỏ qua nhiều cơ hội sinh lời.
+ Một thái cực khác hẵn với cách trên là cách sử dụng ngưỡng của dãi Bollinger Bands.
3.4.2. Vượt ngưỡng của dãi Bollinger Bands
Về cơ bản thì đây là phương pháp trái ngược hẳn và có nhiều điểm ưu thế hơn với phương pháp phạm vi hoạt động của dải Bollinger Bands. Điều kiện cần trước khi vượt ngưỡng thì phải có nhiều phiên củng cố mức giá ngưỡng. Nếu giá đóng cửa nằm ngoài đường Bollinger Bands thì chúng ta phải sử dụng các chỉ báo khác và đồng thời sử dụng đường hỗ trợ hay kháng cự để ra quyết định phù hợp.
Tín hiệu bán: đường giá nằm thấp hơn dải dưới của Bollinger Bands và các chỉ báo khác cũng ám chỉ điều này.
Ngoài ra Bollinger Bands cũng có thể được sử dụng để đo cường độ hướng đi của xu hướng giá.
Xu hướng giá tăng mạnh khi đường giá có khuynh hướng luôn nằm nữa trên của Bollinger Bands, tức là phạm vi giữa dải trên và đường trung binh động SMA(20). Lúc đó, SMA(20) là đường hỗ trợ cho xu hướng giá.