Mô Hình Chiết Khấu Dòng Tiền Tự Do (Free Cash Flows):

là phương sai lợi suất của danh mục thị trường.

+ Cách tính Rm:

RM là lợi suất danh mục thị trường được tính như sau:

( )

Trong đó:

RM: là % thay đổi VN-Index mỗi ngày

252 là số ngày trong 1 năm

b. Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng không:

Đây là một trường hợp đặc biệt của mô hình tốc độ tặng trưởng cổ tức không đổi g = 0

V =

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.


Phân tích cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - 4

Các cổ phiếu có cổ tức ổn định và duy trì trong thời gian dài thì công thức này có thể áp dụng để xác định gần đúng giá cổ phiếu. Cổ phiếu ưu đãi có thể xem như là loại cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng không.

c. Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức thay đổi:

Khi tốc độ tăng trưởng cổ tức g thay đổi qua từng giai đoạn thì công thức định giá Gordon trên đây không còn phù hợp, nó cần được bổ sung. Chẳng hạn, một cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cổ tức là g1 trong t1 năm đầu, sau đó tăng với tốc độ g2 mãi mãi. Công thức định giá có thể được viết thành:

()

(

)

()()


Nếu tách riêng giai đoạn cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng g2, chúng ta thấy nó tương đương và phù hợp với mô hình định giá cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng không đổi g=g2, D0 chính là cổ tức ở năm thứ t1 và D1 chính là cổ tức ở năm thứ t1+1. Do đó, có thể áp dụng mô hình Gordon cho giai đoạn này như sau:


(

)

∑ [] [

] [ ]

()()


Thay bộ phận này vô mô hình định giá, chúng ta có giá cổ phiếu xác định như sau:

()

()


Trong đó D0, g1, g2, Ke và=(1+g2) = D0 (1+g1)(1+g2) đã biết nên giá cổ phiếu hoàn toàn có thể tính được.

3.2. Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do (Free cash flows):

Về cơ bản dòng tiền của công ty bằng lợi nhuận ròng cộng với khấu hao. Tuy nhiên ban giám đốc chưa hẳn được tự do sử dụng toàn bộ dòng tiền. Do đó, cần hiệu chỉnh dòng tiền bằng một chỉ tiêu khác, gọi là dòng tiền tự do (free cash flows – FCF).

Dòng tiền tự do là dòng tiền thật sự dành cho cổ đông sau khi công ty đã đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động ròng cần thiết để tiếp tục duy trì hoạt độn. Nói khác đi, dòng tiền tự do là dòng tiền còn lại dành cho cổ đông sau khi đã trừ đi phần tiền tái đầu tư. Dòng tiền tự do được xác định theo công thức sau:

FCF = Dòng tiền hoạt động – Tổng đầu tư vào tài sản hoạt động

Dòng tiền hoạt động = Lợi nhuận hoạt động sau thuế (NOPAT) + Khấu hao Tổng đầu tư tài sản hoạt động = Đầu tư ròng tài sản hoạt động + Khấu hao Do đó:

FCF = (NOPAT + Khấu hao) – (Đầu tư ròng tài sản hoạt động + Khấu hao)

= NOPAT – Đầu tư ròng tài sản hoạt động

Về thực hành, dòng tiền tự do thường được tính dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước và tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của dòng tiền tự do theo công thức sau:

Dòng tiền hoạt động sau thuế = Lợi nhuận hoạt động + Khấu hao TSCĐ hữu hình và vô hình – Thuế

Dòng tiền tự do = Dòng tiền hoạt động sau thuế - Chi phí đầu tư ròng tài sản hoạt động (kể cả chi đầu tư TSCĐ và chi cho vốn lưu động ròng).

Thật ra, định giá cổ phiếu dựa vào dòng tiền tự do cũng là một cách vận dụng mô hình Gordon, chỉ khác biệt ở hai chổ: (1) do công ty không trả cổ tức nên thay vì chiết khấu cổ tức chúng ta chiết khấu dòng tiền tự do, và (2) kết quả giá trị chiết khấu nhận được không phải là giá trị cổ phiếu mà là giá trị công ty. Để xác định giá trị cổ phiếu, chúng ta phải lấy giá trị công ty trừ đi nợ phải trả, sau đó chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Với dòng tiền tự do, chúng ta cũng có thể định giá theo hai

Phương pháp định giá cổ phiếu dựa vào dòng tiền tự do có thể thực hiện theo quy trình gồm các bước như sau:

+ Bước 1: Chia thời kì hoạt động của công ty thành hai thời kỳ: thời kỳ có lợi thế cạnh tranh và thời kỳ còn lại. Thời kỳ có lợi thế cạnh tranh là thời kỳ đầu khi công ty mới đi vào hoạt động chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh, do đó, thời kỳ này thường có tốc độ tăng trưởng cao.

+ Bước 2: Ước lượng dòng tiền tự do cho thời kỳ có lợi thế cạnh tranh.

+ Bước 3: Giả định dòng tiền tự do cho những năm kế tiếp có tốc độ tăng trưởng không đổi và ước lượng dòng tiền tự do cho thời kì này.

+ Bước 4: Xác định giá trị công ty dựa vào dòng tiền tự do. Bước này gồm có những tính toán sau:

d. Tính hiện giá dòng tiền tự do (FCFt) trong thời kỳ có lợi thế cạnh tranh trong khoảng T năm theo công thức sau:



( )( )( )


Trong đó FCF1 =FCF0 (1 + g)1, FCF2 = FCF0 (1 + g)2, ... , FCFt = FCF0 (1 + g)T,

với FCF0 là dòng tiền tự do năm vừa rồi.

e. Tính giá trị còn lại sau thời kỳ lợi thế cạnh tranh. Với giả định dòng tiền tự do có tốc độ tăng trưởng không đổi g, áp dụng mô hình Gordon, chúng ta có thể tính giá trị công ty cho thời kỳ còn lại theo công thức:


( )


f. Tính hiện giá của giá trị phần còn lại. Do phần giá trị còn lại xác định theo mô hình Gordon được tính vào năm T nên cần chiết khấu về hiện tại, tức chiết khấu về năm định giá. Công thức tính như sau:

( )

( )

( )(


)



( )


( )( )

( )(

)


h. Tính giá trị phần vốn chủ sở hữu. Giá trị phần vốn chủ sở hữu chính là giá trị công ty sau khi trừ phần nợ phải trả. Do đó:

Giá trị vốn chủ sở hữu (E) = V – Gía trị thị trường của nợ (D)

+ Bước 5: Tính giá trị cổ phiếu. Giá trị cổ phiếu (V) bằng giá trị vốn chủ sở hữu chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành (n). Do đó:




3.3. Phương pháp định giá cổ phiếu theo tỷ số PE (Price – Earnings ratio):

Phương pháp này đưa ra cách tính giá cổ phiếu rất đơn giản bằng cách lấy lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu nhân với tỷ số PE bình quân ngành:

V = (Lợi nhuận kỳ vọng trên cổ phiếu) (Tỷ số PE bình quân ngành)

4. Nguồn dữ liệu để thực hiện nghiên cứu

Đề tài thực hiện phân tích cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, hướng giải quyết đề tài, tôi thực hiện phân tích cơ bản như định giá cổ phiếu, phân tích các chỉ số tài chính, các yếu tố vĩ mô và phân tích kĩ thuật đối với cổ phiếu VCB trong khoảng thời gian từ 01/01/2013 – 31/12/2016. Ngoài ra để đánh giá tốt được đề tài nghiên cứu: tôi còn đánh giá tính thanh khoản của cổ phiếu VCB trên sàn Hose: dựa vào khối lượng giao dịch mua bán hằng ngày trên thị trường chứng khoán Hose.

Dữ liệu nghiên cứu:

+ Các chỉ số GDP, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số lạm phát và lãi suất thị trường từ năm 2013 đến 2015.

+ Dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam từ năm 2013 đến 2016.

+ Chỉ số Vn-Index từ ngày 1/1/2013 đến 31/12/2015.

+ Giá đóng cửa của cổ phiếu VCB từ ngày 1/1/2013 đến 31/12/2016.

1.1.1. Phân tích môi trường chính trị - xã hội của đất nước

Môi trường chính trị, xã hội của một quốc gia thể hiện ở hệ thống các yếu tố và thể chế quản lý xã hội (như hiến pháp, luật pháp, các văn bản pháp quy của cơ quan hành chính), cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy quản lý hành chính nhà nước các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, tôn giáo, sắc tộc, đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước.

Thực tế đã chứng minh sự ổn định của môi trường chính trị - xã hội của đất nước là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp và thị trường chứng khoán. Thật vậy, sự mất ổn định chính trị xã hội của đất nước, bất kể vì lý do gì cũng gây tổn hại, thậm chí làm gián đoạn hoạt động thị trường chứng khoán và hiệu quả của các doanh nghiệp.

Nếu một nước có chiến tranh thì ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế thật khó lường, mọi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sẽ bị đảo lộn và nó cũng gây ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển kinh tế đất nước và khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ các nước trên thế giới.

Ở các nước những thay đổi về thể chế chính trị như sự thay đổi của Chính phủ hoặc người đứng đầu đất nước cũng có tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán. Bởi lẽ, sự thay đổi về thể chế chính trị thường kéo theo những thay đổi về chính sách kinh tế - xã hội, chính sách chi tiêu ngân sách, chính sách ngoại giao và an ninh quốc phòng... của Chính phủ. Thậm chí chỉ một cuộc họp được triệu tập bất thường của

1.1.2. Ảnh hưởng của môi trường pháp luật

Ngày nay hầu hết các nước đều quản lý đất nước theo chế độ pháp quyền, vì thế môi trường pháp luật cũng có tác động quan trọng đến hoạt động của doanh nghiệp và TTCK. Nền kinh tế thị trường có đặc điểm cơ bản là thị trường đóng vai trò chính trong sự phân bổ sự dụng nguồn lực trong xã hội, còn nhà nước chỉ là người tạo lập khung khổ pháp luật (luật chơi) và giám sát thực thi pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường. Chẳng hạn, việc ban hành và thực hiện luật doanh nghiệp thống nhất, luật chống độc quyền sẽ tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho giá chứng khoán của các doanh nghiệp được hình thành theo cơ chế cạnh tranh hơn trên thị trường. Luật thâu tóm, sáp nhập công ty có thể gây tác động tích cực hoặc tiêu cực đến các công ty có chứng khoan niên yết trên thị trường. Tương tự các chính sách tài chinh – tiền tệ liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp như: chính sách thuế và phí đối với các công ty niêm yết, chính sách ưu đãi đối với các đầu tư chứng khoán, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương, chính sách tài khóa của Chính phủ nới lỏng hoặc thắt chặt... cũng có tác động nhiều đên hoạt động của TTCK và các công ty niêm yết.

Tóm lại, môi trường pháp lý có tác động mạnh mẽ, là điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và sự phát triển của TTCK. Việc phân tích môi trường pháp lý cần được xem xét trên nhiều mặt như: tính hệ thống, đồng bộ, ổn định, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật chi phối đến hoạt động của các doanh nghiệp và TTCK.

1.1.3. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế và “cú sốc” kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế thường biến động theo những chu kỳ kinh tế nhất định. Thông thường một chu kỳ kinh tế thường bao gồm các giai đoạn tăng trưởng, ổn định, suy thoái và hồi phục. Ở giai đoạn tăng trưởng, nền kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng tăng cao, điều này cũng khuyến khích nhiều nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, TTCK vì thế càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ.

Sau giai đoạn tăng trưởng, nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng bằng. Độ dài của giai đoạn phát triển này cũng không

Ở giai đoạn suy thoái, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng giảm dần. Nguyên nhân của sự suy thoái kinh tế cũng rất khác nhau mỗi nước. Có thể do những sai lầm trong chính sách kinh tế, do ảnh hưởng của khủng hoảng chính trị hoặc chiến tranh, do tác động của các cú sốc kinh tế bên ngoài... Khi nền kinh tế rơi vào trạng thái khủng hoảng mà biểu hiện là giá cả leo thang, sức mua của đồng tiền giảm sút, các nhà đầu tư có xu hướng rút khỏi TTCK thì tác động tiêu cực của nó tới TTCK càng trở nên tội tệ, thậm chí có thể nên sự đổ vỡ của TTCK. Nếu có chính sách điều hành kinh tế vĩ mô đúng đắn, Chính phủ có thể từng bước kiềm chế và sớm khắc phục được tình trạng này, đưa nền kinh tế hồi phục và trở lại quỹ đạo phát triển.

1.1.4. Tác động của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh

Ngày nay hợp tác, mở cửa và hội nhập kinh tế đã trở thành một xu thế trong phát triển kinh tế mỗi nước. Mở cửa và hội nhập kinh tế vừa đem lại những thời cơ, song đồng thời đem lại những thách thức, nguy cơ đối với nền kinh tế mỗi nước. Các nước có điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp nhận được nhiều công nghệ - kĩ thuật hiện đại, nhiều nguồn lực tài chính và kinh nghiệm quản lý tiên tiến cho sự phát triển đất nước. Tuy nhiên mặt trái của toàn cầu hóa là tăng lên sức ép cạnh tranh và sự thua thiệt của các nước có nền kinh tế kém phát triển. Vì thế, để đánh giá những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các nước chậm phát triển thường thực hiện mở cửa, hội nhập phù hợp để vừa thích ứng dần với nền kinh tế thế giới, vừa bảo vệ nền kinh tế trong nước theo những cam kết nhất định, trong đó cam kết về thuế quan và thương mại có vị trí quan trọng.

Trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu hóa, tác động của các cú sốc kinh tế từ bên ngoài cũng có tác động quan trọng. Những năm gần đây, tác động của sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào của nền kinh tế như giá dầu thô, sắt thép, phân bón, ngoại tệ mạnh... của thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến các nước có nền kinh tế sức cạnh tranh thấp. Để khắc phục tác động tiêu cực của các cú sốc kinh tế, các nước không có con đường nào khác là phải tìm mọi cách nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế, làm cho nền kinh tế trong nước thích ứng dần với nền kinh tế thế giới.

Các điều kiện kinh tế vĩ mô của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp và TTCK do có liên quan trực tiếp đến mức độ rủi ro hệ thống của thị trường. Khi phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô không thể không xem xét sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản như: tốc độ tăng trưởng (GDP), tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, thu nhập của dân cư, kinh ngạch xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách, chỉ số giá chứng khoán trên thị trường... Các yếu tố vĩ mô cơ bản trên đều có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư trên TTCK.

- Chỉ tiêu sản phẩm quốc nội (GDP):

Là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản, phản ánh tổng giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ cuối cùng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao cho thấy nền kinh tế đang phát triển, điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu bán hàng. Ngược lại, nếu tốc độ tăng trưởng thấp có nghĩa nền kinh tế có những dấu hiệu trì trệ, các nguồn lực kinh tế như đất đai, tài nguyên, con người, tiềm năng khoa học kĩ thuật và vốn chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả. Điều này có thể khiến nhiều nhà đầu tư rút khỏi thị trường.

- Tỷ lệ thất nghiệp:

Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng, giữ vai trò chủ thể cho mọi quá trình sản xuất. Vì vậy tỷ lệ thất nghiệp cao cho thấy nền kinh tế còn kém phát triển, chưa tạo được nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động, nền kinh tế chưa hoạt động ở khả năng cao nhất. Chính phủ vì thế cần có chính sách khuyền khích người dân bỏ vốn kinh doanh, tạo việc làm mới cho người lao động. Kinh nghiệm phát triển khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong những năm qua cho thấy đây là một hướng quan trọng để tạo thêm việc làm cho người lao động.

- Cân đối thu chi ngân sách:

Chỉ tiêu thu chi ngân sách là một chỉ tiêu tài chính vĩ mô quan trọng phản ánh mức độ vững chắc của tài chính nhà nước. Thặng dư ngân sách phản ánh sự vững chắc, lành mạnh của tài chính nhà nước, khuyến khích mọi người bỏ vốn đầu tư. Ngược lại, sự thâm hụt ngân sách lại phản ánh những khó khăn nhất định của tài chính nhà nước và thường phải bù đắp bằng các khoản vay nợ của Chính phủ. Các khoản vay

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 21/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí