Những Công Trình Nghiên Cứu Quan Điểm Và Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Phát Huy Ảnh Hưởng Tích Cực Và Hạn Chế Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Thuyết Tam Tòng, Tứ


trưng của đạo đức phong kiến. Tuy tư tưởng khinh thường phụ nữ đã xuất hiện từ chế độ phụ quyền gia trưởng và có lịch sử kéo dài nhưng chỉ có dưới chế độ phong kiến thì nó mới phát triển đến đỉnh cao” [189, tr.93-94]. Theo tác giả, người phụ nữ là đối tượng bị áp bức, bóc lột nhiều nhất dưới chế độ phong kiến “người phụ nữ phải chịu thêm thân phận nô lệ, bị coi như một thứ tài sản có thể chuyển nhượng, cầm cố. Chức năng đáng giá nhất của họ là sinh con, mà phải sinh con trai để nối dõi tông đường của gia tộc” [189, tr.94]. Người phụ nữ bị bó buộc trong thuyết tam tòng, tứ đức. Đặc biệt trong tứ đức, tác giả chỉ ra rằng, người phụ nữ phải chịu gò mình theo đức hạnh, họ sống trong sự giam cầm của việc giữ gìn trinh tiết. Tư tưởng này đã giam hãm, ngăn cản người phụ nữ đấu tranh giành lấy hạnh phúc chân chính của mình. Tất cả những quan niệm cực đoan trên của Nho giáo về người phụ nữ trong thời trước đã có ảnh hưởng đối với suy nghĩ, tư tưởng của người phụ nữ hiện nay. Vấn đề mà tác giả đưa ra là các giải pháp khắc phục tình trạng trên để nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ hiện nay.

Bài viết Ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Đức Quỳ cho rằng, tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ tới đời sống tinh thần của người Việt Nam. Những chuẩn mực về đạo đức như tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức đều là những khuôn phép vô cùng nghiệt ngã đối với những ai không theo những chuẩn mực ấy, đặc biệt đối với người phụ nữ. Ngày nay, ảnh hưởng mặt trái của đạo đức Nho giáo vẫn còn dai dẳng trong đời sống nhân dân, ở mọi tầng lớp, lứa tuổi. Nó tác động tiêu cực đến suy nghĩ và hành động của một bộ phận người trong xã hội thể hiện trên những phương diện như nếp sống không thật sự dân chủ, đánh giá con người không đúng tiêu chuẩn, coi thường phụ nữ [Dẫn theo 135].

Trong Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Vũ Duy Mền [93] đề cập tới sự ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo và vai trò của hương ước đối với làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hương ước là những quy định của làng xã đối với người dân trong khu vực, những quy định đó thuộc về các mặt kinh tế và đặc biệt là luân thường đạo đức (những quy phạm pháp luật mang tính chất làng xã). Xã hội phong kiến quản lý xã hội bằng luân thường của Nho giáo


như tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức nên những quy định trong hương ước đều nhằm đề cao chế độ phụ quyền - trọng nam khinh nữ. Tác giả cho rằng, trong các hương ước đều quy định người phụ nữ không được tham dự việc làng, phải giữ đúng trật tự cương thường trong gia đình và xã hội, nếu không chồng mà chửa thì bị làng phạt thật nặng... Tuy những quy định đó là để giữ vững đạo lý, trật tự làng xã nhưng đã thể hiện sự khắt khe của lệ làng đối với phụ nữ, sự bất bình đẳng trong quan hệ nam nữ...

Bên cạnh các cuốn sách, còn có nhiều bài báo trên tạp chí của các tác giả khác. Chẳng hạn, Đinh Khắc Thuân với Sự thâm nhập của Nho giáo vào làng xã Việt Nam qua tư liệu hương ước [153] cho rằng Nho giáo thâm nhập vào làng xã trước hết qua các điều lệ trong khoán ước của làng liên quan đến răn bảo, thưởng phạt hành vi đạo đức như khuyên răn trung hiếu, lễ nghĩa, phẩm hạnh. Hương ước làng Quỳnh Đôi, xã Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An soạn năm 1638 có điều ước sau: “Người ta lấy luân lý làm trọng, nghĩa là người làm cha thì tính nết hiền hành, phận làm con thì thờ cha mẹ cho có hiếu, làm anh thì ăn ở với em cho thuận hòa, làm em thì cung kính với anh, chồng nói thì vợ nghe. Làm người cần cư xử là thế, nếu không chẳng khắc gì loài cầm thú”. Điều ước thứ 15 làng Hoàng, xã Cổ Mộc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (năm 1898) quy định: “Đàn bà chửa hoang, nếu phạm vào luân thường và người đàn bà đang có tang hoặc có chồng thì phạt 12 quan tiền”. Trong quan hệ gia đình, làng xã khẳng định quyền nam giới, quyền của người cha trong gia đình. Nam giới mới là thành viên chính thức đại biểu cho quyền thừa kế, thừa tự, và chỉ có người cha mới có quyền cao nhất trong quản lý gia đình. Bởi thế, con cái phải có trách nhiệm vâng lời, nuôi dưỡng, hiếu thảo cha mẹ, ông bà. Các quan hệ gia đình này mở rộng ra dòng họ, chỉ có nam giới mới được vào giáp, được ra đình trung, được chia ruộng và chịu nghĩa vụ nhà nước.

Bài Nho giáo và văn hóa ứng xử của người Việt bình dân trong quan hệ hôn nhân và gia đình của Nguyễn Thị Kim Loan [84] đưa ra quan niệm của Nho giáo về quan hệ vợ chồng, chuyện dựng vợ gả chồng là do cha mẹ toàn quyền quyết định nên hôn nhân “chỉ là việc hoàn thành một nghĩa vụ cao cả


nhất đối với gia tộc là sinh con nối dõi tông đường”; “mất vợ còn có thể lấy vợ khác, thậm chí nhiều vợ khác, chứ mất anh em thì lấy gì để thay thế”. Người phụ nữ trong Nho giáo có một vị trí thật thấp bé và phụ thuộc. Khổng Tử nói: “Đàn bà thì núp theo chồng, cho nên không được phép quyết định việc gì. Có ba điều phải theo: ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con, không dám theo ý riêng mình”. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả cũng khẳng định rằng lối ứng xử như vậy của Nho giáo trong quan hệ vợ chồng thật xa lạ với người Việt bình dân và đưa ra nguyên nhân là Nho giáo vào Việt Nam đã bị khúc xạ để hợp với văn hóa người Việt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Bài Sự truyền bá, phát triển và biến đổi của tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam của Tôn Diễn Phong [117] đăng trên tạp chí Hán Nôm đã chỉ ra ba điểm khác biệt căn bản giữa ảnh hưởng thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam với người phụ nữ Trung Quốc. Một là, tác dụng của phụ nữ Việt Nam không đóng khung trong nội bộ gia đình. Họ có thể tham gia một số hoạt động kinh tế xã hội và sản xuất kinh doanh như mở hiệu buôn, mở hàng ăn, làm xưởng gia công... Việc chợ búa, buôn bán phần nhiều do phụ nữ đảm nhiệm. Trong sản xuất nông nghiệp, các gia đình không thể thiếu phụ nữ đảm nhiệm. Phụ nữ Việt Nam không đứng ngoài hoạt động xã hội. Hai là, trong gia đình, phụ nữ Việt Nam không phải tất cả đều nghe lời nam giới. Trái lại, họ có quyền, có tiếng nói trong công việc gia đình, đối với những việc trọng đại, cả vợ lẫn chồng đều cùng nhau bàn bạc. Do mua bán là việc của phụ nữ, nên kinh tế gia đình phần nhiều do phụ nữ quản lý. Ba là, trong việc hôn nhân, nam nữ Việt Nam rõ ràng có bình đẳng hơn. Điều này thể hiện rõ trong bộ Luật Hồng Đức. Ngoài ra, trong xã hội phong kiến Việt Nam, phụ nữ thuộc tầng lớp xã hội nào chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho gia càng lớn thì sự trói buộc của lễ giáo phong kiến đối với họ càng nặng nề, địa vị xã hội của họ càng thấp kém hơn. Như gia đình các hoàng tộc, quan lại, Nho sĩ chẳng hạn. Còn phụ nữ trong các gia đình bình dân do chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho gia tương đối ít, nên sự trói buộc của lễ giáo phong kiến đối với họ cũng tương đối ít.


Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay - 3

Cuốn Những hủ tục bất công trong vòng đời người phụ nữ Việt Nam của Lê Thị Nhâm Tuyết [167]. Đây là một công trình chuyên sâu về giới. Qua cách tiếp cận sự biến đổi của các chuẩn mực, các giá trị văn hóa trong xã hội Việt Nam, tác giả chú ý nhiều đến những tập tục lạc hậu liên quan đến phụ nữ - những người vốn chịu nhiều bất công trong xã hội có nguồn gốc từ thuyết tam tòng.

Thứ hai, những công trình nghiên cứu về người phụ nữ Việt Nam hiện đại

Trong Nhiệm vụ phụ nữ trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, Ban tuyên huấn Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [6], xác định: Trong công tác vận động quần chúng nói chung của Đảng, công tác phụ nữ là một bộ phận quần chúng của Đảng không thể thiếu được trong công cuộc cách mạng nhất là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Công tác phụ nữ có khó khăn, gian khổ, nhưng cán bộ ta vì quyền lợi lâu dài của phụ nữ tức là sự nghiệp giải phóng triệt để cho phụ nữ thì không gì vinh dự hơn là chúng ta đã thực hiện nguyện vọng sâu xa nhất của mỗi người phụ nữ Việt Nam từ bao nhiêu đời nay mong ước. Đó là tiền đồ vinh quang nhất của mỗi cán bộ phụ nữ.1, An tâm công tác, trung thành với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp giải phóng phụ nữ. 2, Tích cực làm tốt công tác phụ nữ, dù ở trong lĩnh vực công tác nào cũng không nên tách rời công tác phụ nữ. 3, Ra sức học tập, nâng cao tinh thần phê bình, tự phê bình, đảm bảo đoàn kết nội bộ.

Nguyễn Thị Thọ trong Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay

[151] đã chỉ ra những nhân tố quy định và những chuẩn mực căn bản của đạo đức gia đình Việt Nam. Tất cả các yếu tố và đặc điểm này đều có sự tác động bởi quan điểm đạo đức của Nho giáo. Tác giả cũng trình bày những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, của tư tưởng đạo đức Nho giáo đối với đạo đức gia đình. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng trên và xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay.

Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay của Dương Thị Minh [94], trong đó, tác giả chỉ ra cụ thể các chức năng của người phụ nữ trong gia đình và xã hội là tái sản xuất ra con người của gia đình; giáo dục gia đình, thực hiện chức năng kinh tế; chức năng thoả mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm trong gia đình; chức năng xây dựng gia đình ấm no, bình


đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những mặt hạn chế của người phụ nữ Việt Nam hiện nay: lực lượng tham gia chính trị xã hội còn thấp, số ít phụ nữ là chủ hộ gia đình, vẫn còn nhiều tình trạng bạo lực gia đình... Tất cả ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của người phụ nữ ngày nay.

Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đỗ Thị Bình - Lê Ngọc Văn - Nguyễn Linh Khiếu [9]. Ở công trình này, các tác giả đã thực hiện rất nhiều các cuộc khảo sát và điều tra xã hội học về vai trò của người phụ nữ với những số liệu cụ thể. Thông qua các kết quả khảo sát, các tác giả cho chúng ta thấy vai trò rất lớn của người phụ nữ. Họ là những người có công lớn trong việc phát triển kinh tế cho gia đình, là người làm chính các việc chăm sóc con, chăm sóc người già, người ốm và dạy bảo con. Tuy nhiên, tỉ lệ phụ nữ đứng tên sổ đỏ, sở hữu nhà và chủ hộ kinh doanh gia đình so với nam giới là thấp nhất. Nguyên nhân của vấn đề này là do tính gia trưởng, đề cao vai trò của nam giới đã tồn tại lâu đời trong đời sống xã hội nước ta.

Bài viết Lễ giáo Nho gia phong kiến kìm hãm bước tiến của phụ nữ Việt Nam hiện nay của Lê Văn Quán [120], đã chỉ ra những mặt tiêu cực trong quan niệm của Nho giáo về người phụ nữ. Tác giả sử dụng những thuật ngữ trong dân gian để dẫn chứng những tiêu cực đó là trọng nam khinh nữ, nam ngoại nữ nội, nam tôn nữ ti, nhất nam viết hữu thập nữ viết vô, một trăm đứa con gái không bằng hạt... của con trai... Những hậu quả của những tư tưởng trên đó là người phụ nữ bị coi thường khinh rẻ trong xã hội. Tác giả lấy dẫn chứng những trường hợp phụ nữ bị gia đình chồng, chồng đánh đập ruồng bỏ mà nguyên nhân sâu xa của vấn đề đều xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào trong đời sống người dân Việt Nam.

Tác giả Vân Chi trong bài viết Phan Bội Châu với vấn đề phụ nữ [24] đã để cập tới quan niệm của Phan Bội Châu về nữ giới. Những quan điểm của ông về phụ nữ được thể hiện rõ trong cuốn sách Vấn đề phụ nữ. Phan Bội Châu đánh giá cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Ông nói: “ Phụ nữ là những người có trách nhiệm làm mẹ tốt, làm vợ hiền, biết việc thơ văn, hay nghề buôn bán, khéo đường dạy dỗ con em, giúp đỡ quân lính. Mẹ tốt thì sinh được con ngoan, vợ hiền thì giúp được chồng giỏi. Hơn nữa về các sự nghiệp chính


trị người phụ nữ có quyền lợi khôn cùng. Có chú trọng việc giáo dục thì mới bỏ được riêng tư mà theo công lợi, mới làm cho nước nhà giàu mạnh tấn tới”. Mạnh mẽ và triệt để hơn khi Phan Bội Châu cho rằng “trong một nước nếu không có phụ nữ yêu nước thì nước ấy sẽ làm đầy tớ cho người ta thôi”. Khác với các nhà tư tưởng cùng thời vào đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu đã phê phán thuyết tam cương, tam tòng - cho rằng đó là rào cản ngăn chặn sự phát triển tiến bộ của người phụ nữ. Phan Bội Châu phê phán những người phụ nữ học đòi văn hóa Tây học lai căng, sống theo ý thích cá nhân của mình, thích chơi thể thao, từ chối nội trợ... đi ngược lại với phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Ông phê phán phong trào đòi nữ quyền giả tạo.

Ông đề cao việc vận động phụ nữ làm cách mạng, phụ nữ tham gia công tác xã hội. Phan Bội Châu cho rằng: “Phụ nữ vận động là một việc cần thiết trong xã hội đời bây giờ” [24] và muốn bắt tay vào việc vận động phụ nữ trước hết phải nhận thức được vai trò của phụ nữ trong xã hội, trong quốc gia, trong loài người. Chủ trương vận động phụ nữ của Phan Bội Châu gồm 4 nội dung: 1. Mở mang về đường trí thức của phụ nữ; 2. Liên kết đoàn thể phụ nữ;

3. Chấn hưng chức nghiệp của phụ nữ; 4. Nâng cao địa vị của phụ nữ”. Trong 4 nội dung trên theo Phan Bội Châu quan trọng nhất là việc nâng cao trình độ trí thức cho phụ nữ vì chỉ có trên cơ sở nâng cao trình độ trí thức cho phụ nữ mới có thể thực hiện nâng cao địa vị phụ nữ.

1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

Tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Đề án 343 [15], Bộ giáo dục và đào tạo xác định: Những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam cần giữ gìn, phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là phẩm chất yêu nước; Ý thức trách nhiệm đối với gia đình và xã hội; Ý thức tiếp thu tri thức, làm chủ khoa học, công nghệ và kỹ năng nghề nghiệp; Tinh thần năng động, sáng tạo và ý chí vươn lên trong cuộc sống;


Xây dựng lối sống văn hóa của phụ nữ Việt Nam; Ý thức pháp luật; Phẩm

chất nhân hậu, vị tha.

Cuốn Công, dung, ngôn, hạnh thời nay của Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hương [17] khẳng định: các nhà khoa học đã dự báo thế kỷ 21 là thế kỷ của phụ nữ. Phụ nữ chiếm hơn một nửa nhân loại trên thế giới. Trong lịch sử phát triển của mọi quốc gia, mọi dân tộc, thái độ đối với phụ nữ luôn luôn là một vấn đề thời sự, một vấn đề đạo đức, chính trị, cũng là thước đo của một xã hội văn minh. Tác phẩm bàn đến Công, dung, ngôn, hạnh với mục đích giúp người phụ nữ tự đánh giá mình một cách nghiêm túc, bởi cái khó nhất của một con người là tự biết mình là ai? Cuốn sách với mong muốn góp phần nhỏ trong việc định hướng, gợi ý cho các bạn gái hiện nay: Cảm nhận, suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực “công, dung, ngôn, hạnh” mang giá trị đạo đức, truyền thống - nét đẹp văn hóa của người phụ nữ Việt Nam nói chung và cho các bạn gái nói riêng, nhất là trong xu hướng mở cửa và hội nhập hiện nay.

Trong Gia đình, phụ nữ với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững của Lê Thi [145], tác giả chỉ ra vai trò của người phụ nữ, của gia đình đối với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường nhân văn và đề cao việc thực hiện sự bình đẳng về giới, cải thiện đời sống phụ nữ là yêu cầu quan trọng để nâng cao chỉ số phát triển con người Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra những suy nghĩ của mình về ý nghĩa của công, dung, ngôn, hạnh xưa và nay. Theo ý tác giả, tứ đức của Nho giáo có rất nhiều ưu điểm để chúng ta tiếp thu vận dụng trong xã hội hiện đại. Từ đó đưa ra những giải pháp xây dựng chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Luận văn thạc sĩ Ảnh hưởng của học thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo đối với đạo đức người phụ nữ ở đồng bằng Sông Hồng hiện nay của Bùi Nhật Hương [60] đã đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam. Phân tích những nhân tố tác động đến sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức với đạo đức người phụ nữ ở đồng bằng Sông Hồng. Đặc biệt, luận văn chỉ ra


thực trạng ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với đạo đức người phụ nữ ở đồng bằng sông Hồng. Và đưa ra ba phương hướng và bốn giải pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực; hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đến việc xây dựng đạo đức mới cho người phụ nữ đồng bằng sông Hồng hiện nay.

Ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường - Đại học Sư phạm của Hoàng Thị Thuận [154] đã có những đánh giá sâu sắc về ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức: phát huy bình đẳng giới; xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, phản tiến bộ do tàn dư của thuyết tam tòng, tứ đức để lại; đổi mới chính sách xã hội đối với phụ nữ; phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Tiểu kết chương 1


Những nội dung các công trình nghiên cứu đã đạt được:

Thứ nhất, các công trình đã khái quát quá trình hình thành, phát triển qua các giai đoạn phát triển chủ yếu: Nho giáo Xuân Thu; Nho giáo thời Lưỡng Hán; Nho giáo thời Tam quốc; Nho giáo thời Thanh. Và đặc biệt là Nho giáo ở Việt Nam.

Thứ hai, các công trình đã làm rõ những phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo. Trong đó, các tác giả đặc biệt đề cao những giá trị của Nho giáo và coi đạo đức Nho giáo có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hoàn thiện nhân cách con người.

Thứ ba, các công trình đã khái quát một số đặc điểm đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam và nêu lên những tàn dư của đạo đức Nho giáo cần phải quét sạch trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Thứ tư, các công trình đã làm rõ khái niệm và nội dung chủ yếu của

thuyết tam tòng, tứ đức trong lịch sử phát triển của Nho giáo Trung Quốc

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí