Phân tích cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - 2

NHNN Ngân hàng nhà nước

NH Ngân hàng

NĐT Nhà đầu tư

TMCP Thương mại cổ phần

TTCK Thị trường chứng khoán

PTCK Phân tích chứng khoán

CK Chứng khoán

VCSH Vốn chủ sở hữu

TSCĐ Tài sản cố định

Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn tình hình tiền gửi khách hàng từ năm 2013-2015 45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Hình 2.3: Đồ thi biểu diễn cơ cấu HĐV của Vietcombank từ năm 2013-2015 46

Hình 2.4: Đồ thị tăng trưởng tín dụng của Vietcombank từ năm 2013-2015 46

Phân tích cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - 2

Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn Doanh thu và lợi nhuận sau thuế từ năm 2013 – 2015 48

Hình 2.6: Đồ thị biểu diễn tín dụng/GDP và tốc độ tăng trưởng tín dụng 51

Hình 2.7: Đồ thì biểu diễn chỉ số VN-Index từ năm 2012-2016 59

Hình 2.8: Đồ thì biểu diễn dao động giá của cổ phiếu VCB từ năm 2012-2016 60

Hình 2.9: Đồ thị phân tích kỹ thuật của cổ phiếu VCB từ năm 2013-2014 60

Hình 2.10: Đồ thị phân tích kỹ thuật của cổ phiếu VCB từ năm 2015-2016 61

Hình 2.11: Đồ thị phân tích kỹ thuật đường MACD của cổ phiếu VCB 62

Hình 3.1: Chỉ số ROE, ROA, Tỷ lệ nợ xấu, hệ số CAR từ 2012-2016 67

Hình 3.2: Đồ thị tăng trưởng TS, VCSH và LNST của Vietcombank từ năm 2012- 2016 68

Bảng 2.2: Doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành ngân hàng 50

Bảng 2.3: ROE trung bình ngành và của nhóm ngân hàng đại diện 51

Bảng 2.4: Mô hình hồi quy ước lượng 53

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh và các chỉ số tài chính của Ngân hàng Vietcombank từ năm 2013-2015 55

Bảng 2.6: Phân tích các chỉ số tài chính của Ngân hàng Vietcombank từ năm 2013- 2015 56

Bảng 3.1: Cổ đông nắm giữ cổ phiếu VCB – Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam tính đến ngày 31/12/2016 66

Do các cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bùng nổ vào cuối năm 2008 và các cuộc khủng hoảng ở các nước Châu Á đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Mặt dù thị trường vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng như cũ nhưng vẫn thu hút được đông đảo các nhà đầu tư trong nước ở mọi tầng lớp dân cư trong xã hội và các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán Viêt Nam đa phần chưa nắm được cách thức để chọn một cổ phiếu hay một danh mục cổ phiếu, các nhà đầu tư chỉ coi đó là trò chơi may rủi chứ không biết đầu tư các gì là có lợi. Theo số liệu có được từ tháng 2/2017 ở sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh thì hiện tại có đến 362 mã chứng khoán niêm yết bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ với giá trị niêm yết là 512,244,185.16 (đơn vi: triệu đồng) trong đó cổ phiếu chiếm 89.5% số mã chứng khoán niêm yết và chiếm 98.2% giá trị niêm yết. Ở thị trường Việt Nam có rất nhiều ngành niêm yết trên sàn chứng khoán: như ngành ngân hàng, ngành sản xuất, ngành bất động sản, ngành tiêu dùng ... để chọn được một cổ phiếu hoặc danh mục cổ phiếu để đầu tư phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức về thị trường chứng khoán cũng như am hiểu về lĩnh vực tài chính. Hiện nay với sự hồi phục của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã trở lại sản xuất cũng như nhiều doanh nghiệp mới vừa thành lập, để có vốn để kinh doanh phát triển doanh nghiệp thì các doanh nghiệp đã tìm đến ngân hàng để vay vốn. Với tác động tích cực đó, thì nhiều ngân hàng đã làm ăn có lãi và giá trị cổ phiếu cũng được đánh giá cao.

Với mong muốn tìm hiểu cũng như phân tích cổ phiếu ngành ngân hàng nói chung và cổ phiếu VCB – Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói riêng. Tôi xin chọn đề tài: “Phân tích cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.

Mục tiêu cụ thể

˗ Tìm hiểu về thị trường cổ phiếu Việt Nam và hoạt động của kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

˗ Nắm bắt được phương pháp để phân tích một cổ phiếu: phân tích cơ bản, phân tích kĩ thuật và đinh giá một cổ phiếu

˗ Nhận định được ưu và nhược điểm của một doanh nghiệp ( một cổ phiếu) đưa ra được chiến lược đầu tư phù hợp với thị trường.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

- Cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian:

+ Phân tích cơ bản, định giá cổ phiếu: 1/1/2013 đến 31/12/2015 (3 năm tài chính).

+ Phân tích kĩ thuật: 1/1/2013 đến ngày 31/12/2016

- Không gian: cổ phiếu VCB được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Tìm hiểu các nguồn tài liệu trong và ngoài nước để làm cơ sở phân tích một cổ phiếu

- Thu nhập số liệu: nghiên cứu, quan sát và thu nhập số liệu lịch sử của cổ phiếu hay còn gọi là các số liệu thứ cấp trên TTCK ở các trang web của doanh nghiệp.

- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phương pháp thống kê (định lượng) để xử lý và phân tích các số liệu dưới sự hỗ trợ của phần mền Exel.

- Phương pháp lý giải các số liệu: thông qua việc mô hình hóa, sơ đồ, bảng biểu để trình bày lý giải số liệu sau khi xử lý được các kết quả tính toán: các chỉ số tài chính và định giá cổ phiếu.

- Phân tích hoạt động kinh tế vĩ mô và phân tích ngành ngân hàng.

- Phân tích kĩ thuật đối với cổ phiếu VCB: bằng kĩ thuật biểu đồ hình nến Nhật Bản, sừ dụng các đường trong phân tích kĩ thuật như Bolinger Bands, đường trung bình động, đường MACD, điểm hỗ trợ và kháng cự.

- Sử dụng số liệu lịch sử: chỉ số Vn-Index và giá điều chỉnh của cổ phiếu để chạy mô hình để tìm hệ số và RM.

5. Kết cấu đề tài

Nội dụng nghiên cứu có 3 phần lớn: Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Phần này được chia làm 3 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích cổ phiếu

Chương II: Phân tích cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chương III: Kết quả phân tích, nhận định và chiến lược đầu tư cổ phiếu VCB

của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

Phần III: Kết luận và kiến nghị.

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:

- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ

- Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.

- Hợp đồng góp vốn đầu tư

- Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.

(Trích từ điều 1, khoản 3 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán)

1.1.2. Đặc điểm

Tính thanh khoản

Tính thanh khoản bao gồm: khả năng chuyển tài sản thành tiền mặt tại mức giá gần với giá hợp lý thị trường và khả năng mua và bán một số tài sản nhanh chóng với giá thay đổi ít so với phiên giao dịch trước (giả sử không có thông tin nào mới).

Tính thanh khoản phụ thuộc vào: thời gian chuyển đổi và rủi ro của việc giám sút giá trị của tài sản do chuyển đổi

Đo lường: đo lường tính thanh khoản qua các chỉ số như: khối lượng giao dịch, giá trị vốn hóa...

Tính sinh lời

Tính sinh lời hay lợi nhuận biểu hiện: là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Là tổng mức lãi hoặc lỗ của một khoản đầu tư trong một khoản thời gian nhất định.

Đo lường: lợi nhuận tuyệt đối, lợi nhuận tương đối, lợi nhuận quá khứ, lợi nhuận kì vọng.

- Là sự không chắc chắn của thu nhập trong tương lai

- Là sự không chắc chắn mà một khoản đầu tư sẽ thu được lợi tức

- Xác suất của việc xảy ra kết quả không mong đợi

- Là mức độ xác suất mà một tài sản có thể tăng hoặc giảm giá trị

- Khả năng xảy ra các biến cố không lường trước, khi xảy ra, thu nhập thực tế khác so với thu nhập dự tính

- Là sự chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng và lợi nhuận thực tế.

Đo lường: rủi ro có thể được đo lường thông qua chỉ số phương sai, hiệp phương sai, hệ số .

1.1.3. Phân loại

Theo tính chất

- Chứng khoán vốn: là chứng nhận sự góp vốn kinh doanh vào công ty cổ phần. Đó là các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

- Chứng khoán nợ: là chứng nhận nợ do Nhà nước hoặc doanh nghiệp phát hành khi cần huy động vốn cho các mục đích tài trợ dài hạn. Điểm hình là các loại trái phiếu.

- Chứng khoán phái sinh: là chứng khoán mà giá trị của nó được suy ra từ giá của các loại chứng khoán khác.

Theo khả năng chuyển nhượng

- Chứng khoán vô danh: trên các chứng nhận nợ hay góp vốn không có ghi tên người sở hữu. Loại chứng khoán này có thể dễ dàng mua bán chuyển đổi trên TTCK.

- Chứng khoán ghi danh: là loại chứng khoán mà tên người sở hữu được lưu giữ trong hồ sơ của chủ thể phát hành cũng như trên tờ giấy chứng khoán. Việc chuyển nhượng phải tuân theo các quy định pháp lý cụ thể.

Theo thu nhập

- Chứng khoán có thu nhập ổn định: chứng khoán này được hưởng lợi tức ổn định theo tỷ lệ lãi suất tính trên mệnh giá chứng khoán. Điểm hình là trái phiếu.

- Chứng khoán có thu nhập biến đổi: là loại chứng khoán mà nhà đầu tư yêu cầu tỷ suất sinh lời cao hơn và thường có rủi ro cao hơn và thu nhập từ chứng khoán này không ổn định. Điểm hình là cổ phiếu phổ thông.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2023