Một Số Khái Niệm Về Thị Trường Chứng Khoán

1.2. Thị trường chứng khoán

1.2.1. Một số khái niệm về thị trường chứng khoán

TTCK là một tổ chức, là nơi các chứng khoán được mua, bán theo quy tắc đã được quy định trước.

TTCK là nơi giao dịch các giấy tờ có giá, các chứng khoán được thực hiện một cách có tổ chức trong một hế thống luật chặt chẻ.

TTCK là thị trường cổ phiếu (Stock –Market).

TTCK là nơi giao dịch, trao đổi, mua bán các loại chứng khoán.

1.2.2. Sơ lược về TTCK Việt Nam

Do sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng , cùng với đó nhu cần vốn trung và dài hạn cho đầu tư và phát triển ngày càng cao. Để huy động được vốn trung và dài hạn, bên cạnh việc đi vay tại các tổ chức tín dụng thì Chính phủ và doanh nghiệp còn huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán. Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho thị trường thì TTCK Việt Nam ra đời.

Tháng 7/2000: Thị trường giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động với 2 công ty niêm yết đầu tiên là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh – mã cổ phiếu REE và Công ty cổ phần Cáp và vật liệu Viễn thông – mã cổ phiếu SAM. Chỉ số VNIndex: 100

Tháng 03/2005: Thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động với 6 cổ phiếu niêm yết và chỉ số HNX Index: 100.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Sau khi Thị trường giao dịch Hà Nội đi vào hoạt động, thì tổng số các công ty niêm yết trên cả hai thị trường là 44 công ty với tổng giá trị niêm yết là 4.94 nghìn tỷ đồng.

Tháng 08/2007 Thị trường giao dịch chứng khoán TP HCM đổi tên thành Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) TP HCM.

Phân tích cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - 3

Tháng 01/2009 Thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội đổi tên thành Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự tăng trưởng không chỉ về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường. Tính đến ngày 23/2/2017 số cổ phiếu niêm yết ở SGDCK TP HCM là 301, cổ phiếu niêm yết ở SGDCK Hà Nội là 380.

Về lý thuyết phương pháp PTCK có thể theo quy trình từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Theo phương pháp phân tích từ trên xuống, người ta thường bắt đầu từ những phân tích khái quát về tình hình kinh tế vĩ mô (phân tích vĩ mô) cả trong nước và quốc tế, xem xét những ảnh hưởng, tác động của nó đến hoạt động của doanh nghiệp và TTCK, sau đó mới đi đến phân tích tình hình hoạt động của ngành kinh doanh (phân tích ngành) và cuối cùng là hoạt động của từng doanh nghiệp, công ty riêng biệt. Ưu điểm nổi bật của quy trình phân tích này đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với logic nhận thức. Do mục tiêu cuối cùng của hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán là đi tới một quyết định đầu tư cụ thể (đầu tư vào loại chứng khoán nào, giá cả ra sao), vì thế nó được sử dụng khá phổ biến trong phân tích đầu tư chứng khoán.

Ngược lại với trình tự trên, phương pháp PTCK dưới lên lại bắt đầu từ phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của một công ty cụ thể và đặt nó trong mối liên hệ tương quan giữa hoạt động của công ty với môi trường kinh doanh bên ngoài là tình hình hoạt động của ngành hoặc nền kinh tế. Do đặc điểm trên, phương pháp này tỏ ra thích hợp hơn đối với các tổ chức có vai trò tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của TTCK hơn là đối với nhà đầu tư chứng khoán.

1.4. Chứng khoán niêm yết

1.4.1. Khái niệm

Niêm yết chứng khoán: là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch tại SGDCK.

Chứng khoán niêm yết là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng dạng đóng, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán và các loại chứng khoán khác được chấp nhận niêm yết tại SGDCK.

1.4.2. Điều kiện niêm yết:

Nhìn chung ở mỗi SGDCK có điều kiện niêm yết khác nhau, ở SGDCK TP Hồ Chí Minh có điều kiện niêm yết chứng khoán cao hơn so với SGDCK Hà Nội.

Điều kiện niêm yết chứng khoán tại SGDCK TP Hồ Chí Minh:

- Là công ty cổ phần có vốn đều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.

- Có ít nhất 02 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng kí niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắng với niêm yết), tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiếu là 5% và hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm, không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết, tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chinh.

- Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan.

- Tối thiểu 20% cổ phiếu niêm yết có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ Tướng Chính Phủ.

- Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.

- Có hồ sơ đăng kí niêm yết chứng khoán hợp lệ theo quy định.

Tiếp cận kênh huy động vốn dài hạn: khi tham gia niêm yết cổ phiếu trên TTCK, doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường. Huy động theo cách này, doanh nghiệp không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ đó sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình. Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định niêm yết cổ phiếu trên TTCK.

Khuyếch trương uy tín của doanh nghiệp: để được niêm yết chứng khoán, doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức... Do đó, những công ty được niêm yết trên thị trường thường là những công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Thực tế đã chứng minh, niêm yết chứng khoán là một trong những cách thức quảng cáo tốt cho doanh nghiệp, từ đó thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác.

Tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp niêm yết trên TTCK sẽ giúp các cổ đông của doanh nghiệp dễ dàng chuyển nhượng cổ phiếu đang nắm giữ, qua đó tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu.

Gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp: xét về dài hạn, giá cổphiếu của doanh nghiệp niêm yết đều tăng so với mức giá tại thời điểm trước khi niêm yết.

2. Rủi ro của cổ phiếu

2.1. Khái niệm

Rủi ro cổ phiếu là sự không chắc chắn của thu nhập trong tương lai hay nói cách khác rủi ro là sự chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng và lợi nhuận thực tế.

2.2. Các loại rủi ro đối với cổ phiếu

Các nhà đầu tư đều mong muốn tìm kiếm được lợi nhuận trong việc đầu tư của mình, tuy nhiên trong đầu tư luôn ẩn theo những điều không chắc chắn làm cho lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư không như mong đợi:

- Rủi ro lãi suất: là khả năng biến động của lợi tức CK do những thay đổi lãi suất trên thị trường gây ra. Nói một các tổng quát, nếu lãi suất thị trường tăng thì giá trị và thị giá của khoản đầu tư sẽ giảm và ngược lại. Khả năng biến động của lợi nhuận

- Rủi ro sức mua: là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Trái phiếu và các công cụ tài chính có lợi tức cố định hứa hẹn các khoản thanh toán bằng tiền thay vì bằng hàng hoá. Đó là những số tiền cố định không tăng theo lạm phát. Nếu trong khoảng thời gian nắm giữ CK, giá cả hàng hoá dịch vụ tăng, các nhà đầu tư đã bị mất một phần sức mua. Khoản thiệt hại có thể có về sức mua đối với sản phẩm vật chất này là rủi ro sức mua. Rủi ro sức mua thường lớn hơn mức các nhà đầu tư nhận vì lạm phát và các tiềm ẩn của lạm phát không được cảnh báo.

- Rủi ro thị trường: rủi ro thị trường phát sinh từ khả năng biến động của lãi suất thị trường do các lực lượng thị trường luân phiên lên xuống. Khi một chỉ số CK tăng rõ rệt dần dần từ một điểm thấp, trong một thời gian thì xu hướng đi lên này gọi là thị trường lên. Thị trường lên kết thúc khi chỉ số thị trường đạt đến đỉnh điểm và bắt đầu có xu hướng xuống. Thời kỳ mà thị trường giảm xuống điểm thấp nhất kế tiếp gọi là thị trường xuống.

- Rủi ro phá sản: đầu tư trái phiếu, cổ phiếu vào các công ty cổ phần sẽ phải chịu rủi ro khi công ty mất khả năng chi trả. Nếu giá trị tài sản của công ty thấp hơn các khoản nợ, các nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro phá sản công ty. Thị giá của cổ phiếu chắc chắn sẽ suy giảm, có thể gần bằng 0.

Ngoài ra còn có một cách phân loại khá phổ biến, chia rủi ro của cổ phiếu hoặc DMĐT ra thành hai loại:

- Rủi ro hệ thống: (systematic risk): rủi ro biến động lợi nhuận của CK hay của DMĐT do sự thay đổi lợi nhuận thị trường nói chung, gây ra bởi các yếu tố như tình hình nền kinh tế, cải tổ chính sách thuế, thay đổi tình hình năng lượng thế giới... Nó chính là phần rủi ro chung cho tất cả các loại CK và do đó không thể giảm được bằng việc đa dạng hóa DMĐT. Loại rủi ro này còn được gọi là rủi ro thị trường và được đo lường bằng hệ số Be – ta. Rủi ro hệ thống có thể bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất hay rủi ro sức mua.

- Rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk): rủi ro xảy ra đối với một công ty hay một ngành kinh doanh nào đó, nó độc lập với các yếu tố như tình hình kinh tế, chính

3. Định giá cổ phiếu

Định giá cổ phiếu là ta tiến hành hiện giá dòng tiền thu nhập tạo ra cho nhà đầu tư từ cổ phiếu. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu và nắm giữ mãi thì thu nhập nhà đầu tư có được từ cổ phiếu chính là cổ tức được chia hằng năm. Do đó, mô hình định giá cổ phiếu nói chung có dạng như sau:

( )

Trong đó:

( )

( )

∑ ( )



đầu tư.

- Dt là cổ tức được chia ở thời kỳ t và Ke là tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà


Tuy nhiên mô hình này chỉ phù hợp với tình huống nhà đầu tư mua cổ phiếu và

nắm giữ mãi mãi để hưởng cổ tức. Nếu nhà đầu tư mua cố phiếu và chỉ giữ nó khoảng m năm sau đó bán lại với giá Pm thì mô hình định giá cổ phiếu sẽ là:



(


)(


)


( )


Cách định giá như trên được gọi là định giá theo mô hình chiết khấu dòng tiền. Mô hình này chỉ phù hợp khi ước lượng dòng tiền của trái phiếu và mô hình này khó ước lượng chính xác được dòng tiền nhận được từ nhà đầu tư. Để vượt qua những trở ngại này , các nhà phân tích tìm cách mô tả được động thái hay tìm ra quy luật để xác định dòng tiền thu nhập từ cổ phiếu.

Một số mô hình để định giá cổ phiếu phổ thông:

3.1. Mô hình chiết khấu cổ tức:

Mô hình chiết khấu cổ tức được thiết kế để tính giá trị lý thuyết của cổ phiếu. Mô hình này được Merrill Lynch, CS Fisrt Boston và một số ngân hàng đầu tư khác sử dụng với giả định: (1) biết được động thái tăng trưởng cổ tức, và (2) biết được tỷ suất chiết khấu. Liên quan đến vấn đề tăng trưởng cổ tức, chúng ta xem xét các trường hợp sau:

Trong trường hợp này, chúng ta có thể suy luận ra động thái tăng trưởng cổ tức qua các năm theo quy luật như sau:

- Cổ tức năm 1: D1 = D0(1+g), trong đó D0 là cổ tức đã trả năm rồi và g là tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi theo các năm.

- Cổ tức năm 2: D2 = D1(1+g) = D0(1+g) (1+g) = D0(1+g)2

- Cổ tức năm 3: D3 = D2(1+g) = D0(1+g)2 (1+g) = D0(1+g)3

- ....

- ....

Do đó, mô hình định giá cổ phiếu được viết thành:

( ) ( )

( )

( )

( )

( )

()


Trong đó: Ke là tỷ suất yêu cầu của nhà đầu tư. Cổ tức kỳ vọng ở cuối kỳ n bằng cổ tức hiện tại nhân với thừa số (1+g)n.

Tốc độ tăng trưởng: () , hay nói khác đi:


g = (tỷ lệ lợi nhuận giữ lại) ROE = (Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại) Ke


Trong đó:


Trong công thức này, tỷ suất lợi nhuận giữ lại phải bé hơn 1.


Do vậy g = (Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại) Ke < Ke. Suy ra Ke > g. Chúng ta nhân hai về của mô hình (1) định giá cổ phiếu với (1+Ke)/(1+g), sau đó trừ vế với vế cho nhau sẽ được:

( )


Bởi vì Ke > g nên( ) tiến đến zero.

( )

( )()


Kết quả là:


[ ]

()hay


() ( ) ( )

Suy ra, V(Ke – g) = D0(1 + g) = D1 hay là V = D1/(Ke – g).

- Tính mức lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư Ke ( hay là mức lợi suất yêu cầu R):

Để tính được tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư, cần phải dựa vào mức rủi ro của công ty phát hành. Nếu công ty đó có rủi ro càng cao thì nhà đầu tư sẽ đòi hỏi một mức tỷ suất lợi nhuận càng lớn để có thể bù đắp rủi ro đó. Để xác định mức lợi nhuận yêu cầu R nhà đầu tư dựa vào mô hình định giá tài sản vốn ( CAPM).

()


Trong đó:

+ RF: là mức lãi suất tín phiếu kho bạc, có mức rủi ro bằng không.

+ RM: là lợi suất danh mục thị trường

+ : là mức độ rủi ro của công ty

+ (): mức bù rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu.

+ Cách tính hệ số :

Beta hay còn gọi là hệ số beta, đây là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư tương quan với toàn thị trường. Hệ số beta là một tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Beta được tính toán dựa trên mô hình phân tích hồi quy, và bạn có thể nghĩ beta giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chúng đối với sự biến động của thị trường.

Hệ số được tính toán dựa trên số liệu quá khứ về lợi suất đầu tư của một chứng khoán và lợi suất của danh mục thị trường.

Ta có công thức tính hệ số như sau:

()()


Trong đó:

là lợi suất của chứng khoán x tại thời điểm i,là lợi suất trung bình

của chứng khoán x.

là lợi suất của thị trường tại thời điểm i,là lợi suất trung bình của

toàn thị trường.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 21/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí