Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Viễn Thông Cần Thơ Giai Đoạn Từ Năm 2013 Đến Năm 2015

nước trên địa bàn thành phố Cần Thơ; do Giám đốc Trung tâm phụ trách, có Phó Giám đốc giúp việc quản lý, điều hành; có Kế toán trưởng phụ trách công tác kế toán, thống kê, tài chính; có bộ phận quản lý giúp việc chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sản xuất trực thuộc.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực

Công nghệ và mạng lưới, đài trạm

Công nghệ, năng lực mạng lưới của Viễn thông Cần Thơ được thể hiện tại Bảng 4.5 như sau:

Bảng 4.5: Cơ cấu năng lực thiết bị mạng mạng lưới VNPT Cần Thơ đến 12/2015



STT


Chỉ tiêu


Tên thiết bị

Dung lượng lắp đặt

(số port)

Dung lượng sử

dụng


Tỷ lệ (%)

1

Hệ thống chuyển mạch,

điện thoại cố định

ALCALTEL

80.000

56.920

71,15

2

Mạng truy cập xDSL (internet ADSL)

DSLAM,

ATM DSLAM, IP DSLAM

10.000

5.265

52,65

3

Mạng truy cập FTTx (internet cáp quang)

DSLAM,

ATM DSLAM, IP DSLAM

30.000

15.980

53,26

4

Truyền hình tương tác

(IPTV (MyTV)

IP DSLAM

10.000

5.129

51,29

5

Truyền dẫn cáp quang

STM-1, STM4-,

STM16,STM 64

309

309

100

7

Mạng cáp ngoại vi

(ĐVT: km)

Cáp đồng, cáp

quang các loại

100.000

56.500

56,50

8

Trạm phát song di động


242

242

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật – Đầu tư)

Trong lĩnh vực năng lực mạng lưới, kỹ thuật, công nghệ những năm qua Viễn thông Cần Thơ đã quy hoạch, đầu tư phát triển mạnh các dịch vụ viễn thông theo hướng đi thẳng vào hiện đại, tiếp cận với kỹ thuật công nghệ tiên tiến của thế giới và đưa ra nhiều dịch vụ mới tiện ích cho xã hội và người tiêu dùng với giá thành hạ, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Qua số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2015 năng lực mạng lưới của Viễn thông Cần Thơ được thể hiện như sau:

- Hệ thống chuyển mạch: Trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Viễn thông Cần Thơ đã đầu tư trang bị 100% Tổng đài điện tử kỹ thuật số hiện đại từ Trung tâm thành phố về đến các trạm ở quận, huyện, và khu dân cư, gồm: 01 tổng đài trung tâm (Host - ALCATEL E10 HC), 44 trạm vệ tinh Alcatel, 10 trạm trạm V5.2 với năng lực phục vụ: Điện thoại cố định: dung lượng lắp đặt 80.000 số thuê bao, đã sử dụng 56.920 số - hiệu suất sử dụng hơn 71,15%.

- Cấu trúc mạng truy nhập xDSL, FTTx: Triển khai tại 93 nhà trạm viễn thông với tổng số thiết bị DSLAM là 182. Trong đó: ATM DSLAM: 49; IP DSLAM: 133 (120 IP DSLAM của Alcatel và 13 IP DSLAM của ZTE); Tổng số cổng FE: 71 L2SW lắp đặt tại 34 Trạm viễn thông trãi rộng khắp địa bàn Thành phố Cần Thơ.

+ Tổng số cổng xDSL (internet ADSL): lắp đặt 10.000 port đã sử dụng

5.265 port, hiệu suất sử dụng 52,65%.

+ Băng rộng FTTx (internet cáp quang): Lắp đặt 30.000 port, đã sử dụng 15.980 port, hiệu suất sử sụng 53,26%.

+ Tổng số thuê bao MyTV (truyền hình tương tác IP) là 5.129 thuê bao.

- Trạm trạm thu, phát sóng di động Vinaphone (BTS VNP) hiện có: 242 trạm đáp ứng tốt yêu cầu phủ sóng điện thoại di động và năng lực phát triển thuê bao điện thoại di động trên địa bàn thành phố.

- Cấu trúc mạng truyền dẫn: Tổng số thiết bị tuyền dẫn cáp quang các loại: 309 đầu. Trong đó: STM-64: 03 đầu, STM-16:16 đầu, STM-4: 07 đầu, STM-1:269 đầu, PDH: 14 đầu.

- Cấu trúc mạng cáp sợi quang: Mạng cáp quang do Viễn thông Cần Thơ quản lý có tổng chiều dài 50.000 km, sử dụng cáp sợi quang có dung lượng từ 04 sợi đến 96FO, đều có vòng Ring vật lý độc lập và dự phòng 1+1 đảm bảo an toàn thông tin và đáp ứng đủ dung lượng truyền dẫn.

- Mạng ngoại vi (cáp đồng): với khoảng 50.000km cáp đồng phủ 100% phường, xã, khu phố trên hầu hết địa bàn của thành phố và khoảng trên 60% mạng cáp viễn thông đã được ngầm hóa (đi dưới lòng đất). Mạng cáp đồng đơn vị không ngừng được bảo trì nâng cấp, đảm bảo phát triển các dịch vụ điện thoại, internet, truyền số liện, truyền hình tương tác... cho hiện tại và trong tương lai.

Dịch vụ viễn thông – CNTT của Viễn thông Cần Thơ được cung cấp trên nền IP hiện đại, hệ thống truyền dẫn có tốc độ cao, khả năng đảm bảo an toàn mạng và độ tin cậy lớn: truyền số liệu đa dịch vụ - ISDN, kênh thuê riêng - DDN, truyền số liệu băng rộng – xDSL, công nghệ MPLS… Các dịch vụ Viễn thông – CNTT của Viễn thông Cần Thơ đều được chọn dựa trên công nghệ mới nhất đã được áp dụng rộng trên thế giới và ứng dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Thiết bị được chọn đều là của các nhà cung cấp hàng đầu thế giới nên dễ dàng mở rộng và nâng cấp.

Tóm lại, với phạm vi hoạt động rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, công tác bảo trì, nâng cao chất lượng mạng lưới được chú trọng, mở rộng vùng phủ sóng, phát triển dung lượng tổng đài, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, mạng viễn thông – CNTT của Viễn thông Cần Thơ đảm bảo đủ năng lực phục vụ việc phát triển thuê bao điện thoại, internet tốc độ cao, đáp ứng nhu của khách hàng với chất lượng dịch vụ ổn định cả trong nước và quốc tế.

Nhân sự và chất lượng nguồn nhân lực

Nhân sự và chất lượng nhân nhân lực của Viễn thông Cần Thơ tính đến thời điểm 31/12/2015 được thống kê tại Bảng 4.6:

Bảng 4.6: Cơ cấu nhân sự theo trình độ đào tạo của VNPT Cần Thơ đến 12/2015


S

T T


Bộ phận

Số LĐ

Phân loại LĐ theo trình độ chuyên môn


Cao học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

I

Các bộ phận quản lý

36






1

Lãnh đạo Cty

03

01

02




2

Phòng Nhân sự

04

01

03




3

Phòng Kế hoạch- Kế toán

12

03

07


01

01

4

Phòng Kỹ thuật- Đầu tư

07

01

06




6

Phòng Hành chánh tổng hợp

10


05


01

04

II

Các đơn vị trực thuộc

374






1

Trung tâm Viễn thông

161

06

74

5

32

44

2

TT Kinh doanh

176

07

106

8

14

41

3

TT Điều hành Thông tin

28

04

19


01

04

4

TT Công nghệ-Thông tin

09

02

07





Tổng cộng(I+II)

410

25

229

13

49

94


Tỷ lệ (%)


6,03

55,80

3,14

11,91

23,12

(Nguồn: Phòng Nhân sự)

Thống kê tại Bảng 4.6 cho thấy thời điểm 31/12/2015 Viễn thông Cần Thơ có 410 lao động được phân bố theo các bộ phận chức năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong đó:

Khối quản lý có 36 lao động, chiếm tỷ lệ 8,78%, đây là lực lượng làm công tác lãnh đạo, quản lý, chuyên viên tham mưu cho lãnh đạo về các chính sách, chiến lược sản xuất kinh doanh, do vậy trình độ của lượng này là rất đồng đều, chủ yếu là tốt nghiệp đại học và sau đại học. Khối các đơn vị trực thuộc có 374 lao động, chiếm tỷ lệ 91,22%, đây là lực lực trực tiếp sản xuất kinh doanh và quản lý tại các đơn vị kinh tế của Viễn thông Cần Thơ nằm ở tất cả các quận, huyện. Đối tượng này trình độ có khác nhau do tính chất cộng việc khác nhau.

Về chất lượng đội ngũ: Lao động có trình độ sơ cấp (công nhân kỹ thuật, khai thác, lái xe) chiếm tỷ lệ 23,12%; Cao đẳng 3,14%, Trung cấp 11,94%. Ba đối tượng này phục vụ chủ yếu trong việc thi công lắp đặt, sửa chữa kỹ thuật đường dây, xây dựng công trình, giao dịch khai thác và phục vụ trong các nghiệp vụ văn thư hành chính. Lao động có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao (55,80%) cho thấy chất lượng nguồn lực của Viễn thông Cần Thơ là khá tốt. Lao động có trình độ sau đại học chiếm 6,03% chủ yếu là cán bộ nghiên cứu, quản lý.

Hình 4.2 dưới đây minh họa rò hơn về cơ cấu động theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Viễn thông Cần Thơ.



Hình 4 2 Biểu đồ trình độ nguồn nhân lực của Viễn thông Cần Thơ Song song 1

Hình 4.2: Biểu đồ trình độ nguồn nhân lực của Viễn thông Cần Thơ

Song song với chất lượng nguồn lực theo trình độ đào tạo, cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính cũng nói lên tính đặc thù công việc và đặc điểm trong kinh doanh. Thống kê tại Bảng 4.7 thể hiện cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi lao động của Viễn thông Cần Thơ.

Xét về cơ cấu lao động theo giới tính: Cán bộ nhân viên nữ là 109 người chiếm tỷ lệ 26,58%; Cán bộ nhân viên nam là 301 người chiếm tỷ lệ 73,42%. Điều này là phù hợp với tính chất hoạt động của Viễn thông Cần Thơ vì hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ nên số lượng nhân viên nam chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động.

Bảng 4.7: Cơ cấu nhân sự theo gới tính và độ tuổi của VNPT Cần Thơ



STT


Chỉ tiêu

Số lao động (người)

Tỷ trọng (%)

I

Nhân sự theo giới tính

410

100

1

Nữ

109

26,58

2

Nam

301

73,42

II

Nhân sự theo độ tuổi

410

100

1

Dưới 30 tuổi

11

2,69

2

Từ 31 tuổi đến 40 tuổi

290

70,73

3

Từ 41 tuổi đến 50 tuổi

93

22,68

4

Trên 50 tuổi

16

3,90

(Nguồn: Phòng Nhân sự)

Xét về cơ cấu lao động theo độ tuổi: Nhân viên có độ tuổi dưới 30 là 11 người, chiếm 2,69%; nhân viên có độ tuổi từ 31-40 chiếm tỷ lệ lớn nhất là 290 người, chiếm 70,73%; nhân viên có độ tuổi từ 41-50 là 93 người tỷ lệ 22,68% và trên 50 tuổi là 16 người, tỷ lệ 3,90%. Thống kê cho thấy lực lượng lao động tại Viễn thông Cần Thơ có tuổi đời tương đối cao. Điều này cũng phù hợp với thực tế của đơn vị, đó là: do yêu cầu đảm bảo việc làm, tăng thu nhập cho nhân viên trong giai

đoạn kinh tế khó khăn, môi trường cạnh tranh quyết liệt nên trong thời gian dài từ năm 2010 đến nay đơn vị rất hạn chế trong tuyển dụng lao động.

Tóm lại, qua nghiên cứu về cơ cấu lao động tại Viễn thông Cần Thơ như đã phân tích là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, lực lượng lao động trình độ có trình độ trung cấp, sơ cấp còn khá cao; lao động có tuổi đời bình quân 40 tuổi và có xu hướng tăng lên. Mặc dù đội ngũ hiện tại là nguồn lực được tuyển dụng và đào tạo rất cơ bản, nhiều kinh nghiệm, thành thạo trong công việc. Tuy nhiên Viễn thông Cần Thơ cũng đang đối mặt với vấn đề già quá nguồn lực, mất cân bằng về cơ cấu lao động.

4.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viễn thông Cần Thơ giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2013 đến 2015 của Viễn thông Cần Thơ được thể hiện tại bảng thống kê 4.8 dưới đây:

Bảng 4.8: Kết quả SXKD của VNPT Cần Thơ giai đoạn 2013 – 2015

ĐVT: triệu đồng


STT

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tốc độ PTBQ

(%)

1

Tổng doanh thu

558.734

570.630

609.270

4,45

2

Doanh thu thuần

558.734

570.630

609.270

4,45

3

Giá vốn hàng bán

558.734

570.630

609.270

4,45

4

Lợi nhuận gộp

49.619

50.285

53.090

3,44

5

Doanh thu HĐTC

426

186

532

64,84

6

Chi phí tài chính

3.541

4.350

4.575

14,01

7

Chi phí quản lý DN

22.535

21.250

19.860

-6,13

8

LN thuần từ HD SXKD

23.969

24.350

25.995

4,16

9

Thu nhập khác

-



-

10

Chi phí khác

-



-

11

Lợi nhuận khác

-



-

12

Lợi nhuận trước thuế

23.969

24.350

25.995

4,16

13

Thuế TNDN

5.992

6.087

6.498

4,16

14

LN sau thuế TNDN

17.977

18.263

19.497

4,16


a. Kết quả thực hiện kế hoạch doanh thu

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kế toán)

Bảng 4.8 cho thấy doanh thu của Viễn thông Cần Thơ tăng dần qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,45%. Trong đó doanh thu năm 2014 tăng 2,12% so với năm 2013; năm 2015 tăng 6,77% so với năm 2014.

b. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận nói lên hiệu quả hoạt động cũng như trình độ quản trị doanh nghiệp. Số liệu điều tra tại Bảng 4.8 cho thấy lợi nhuận sau thuế cũng tăng qua từng năm: năm 2014 chỉ tăng 1,59% so với năm 2013 do năm 2014 là năm đầu tiên Viễn

thông Cần Thơ tái cơ cấu tổ chức sản xuất; năm 2015 tăng 6,75% so với năm 2014. Điều này cho thấy hiệu quả bước đầu của việc tổ chức lại cơ cấu sản xuất.

Tóm lại: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Viễn thông Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015 chịu sự tác động rất mạnh đến từ các cơ chế chính sách của Ngành và của địa phương cũng như tình hình kinh tế của cả nước. Trong đó, cơ chế phân chia nội bộ của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đã chi phối đến tất cả các lĩnh vực như tài chính, đầu tư, hạch toán ... Ngoài ra, môi trường cạnh tranh ngày một quyết liệt cũng đã tác động mạnh đến tình hình thực kế hoạch của đơn vị. Tuy nhiên, bằng sự cố gắng và nổ lực cao, Viễn thông Cần Thơ đã thực hiện khá tốt kết hoạch đã đề ra.

4.2.3 Thực trạng tình hình kinh doanh dịch vụ internet cáp quang FiberVNN của Viễn thông Cần Thơ

a. Cấu trúc mạng internet FiberVNN của Viễn thông Cần Thơ

Dịch vụ FiberVNN là thương hiệu dịch vụ truy cập internet cáp quang tốc độ cao của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Trong mô hình của VNPT, dịch vụ internet cáp quang FiberVNN được phân cấp quản lý và kinh doanh gồm hai bộ phận chính: Công ty điện toán và Truyền số liệu (viết tắc là VDC) và 63 Viễn thông tỉnh, thành trên cả nước (viết tắc là VNPT tỉnh, thành phố), cụ thể như sau:

* Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC)

Là đơn vị chủ quản dịch vụ, có trách nhiệm trong quản lý khai thác thiết bị, xây dựng hệ thống tính cước, hỗ trợ kỹ thuật trên toàn mạng. Phát triển thương hiệu, Logo cho các sản phẩm trong dịch vụ internet cáp quang FiberVNN trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu chung là khuếch trương và và làm nổi bậc hình ảnh của VNPT dưới nhiều hình thức khác nhau.

* Các Viễn thông tỉnh, thành phố

Là đơn vị trực tiếp kinh doanh, khai thác dịch vụ internet cáp quang FiberVNN, quản lý truy nhập từ phía khách hàng đến trước DSLAM tại các viễn thông tỉnh, thành phố, cụ thể:

- Cài đặt mới cho khách hàng tại địa bàn VNPT tỉnh, thành quản lý.

- Quản lý mạng cáp từ khách hàng đến DSLAM.

- Hỗ trợ khách hàng khi có sự cố.

- Các chương trình khuyến mại khách hàng trên địa bàn VNPT tỉnh, thành.

- Phát triển khách hàng.

- Quản lý thuê bao, khai thác thiết bị trên địa bàn VNPT tỉnh, thành.

Hình 4.3 dưới đây thể hiện cấu trúc mạng truy nhập dịch vụ internet cáp quang FiberVNN từ nhà cung cấp đến thuê bao (khách hàng).



Nguồn Viễn thông Cần Thơ Hình 4 3 Sơ đồ mạng truy nhập internet cáp quang 2

(Nguồn: Viễn thông Cần Thơ)

Hình 4.3: Sơ đồ mạng truy nhập internet cáp quang từ nhà cung cấp đến thuê bao Từ phía nhà cung cấp dịch vụ, mạng cung cấp dịch vụ internet cáp quang

FiberVNN được tổ chức thành 3 lớp mạng chính như sau:

Lớp truy nhập mạng (Access Network)

Là phần tiếp cận trực tiếp và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bao gồm những phần tử sau:

- BRAS: (Broad Remote Access Server): Là thiết bị tập trung lưu lượng từ các DSLAM trong một vùng xác định và kết chuyển lưu lượng lên mạng trục ATM+IP và thực hiện các chức năng RAS như xác định quyền truy nhập, tính cước, kết nối dịch vụ,…BRAS hỗ trợ việc tính cước theo gói dữ liệu (packet), thời gian và theo địa chỉ kết nối. BRAS được lắp đặt tại các nút truyền dẫn liên tỉnh và nội tỉnh của mạng chuyển mạch điện thoại công cộng PSTN (PSTN: Public Switched Telephone Netword) để thuận tiện cho việc kết nối với các DSLAM và mạng trục.

- DSLAM và Bộ tập trung lưu lượng DSLAM (DSLAM Concentrator):

+ Thiết bị ghép đường dây truy nhập thuê bao số (DSLAM- Digital Subscriber Line Acess Multiplexer) được lắp đặt cùng nơi với các nút chuyển mạch: Tổng đài HOST (tổng đài chuyển mạch trung tâm) và tổng đài vệ tinh. DSLAM kết nối với đường dây thuê bao điện thoại tại giá MDF thông qua các Bộ phân tách tổng (Splitter) bảo đảm truyền đồng thời số liệu, internet và thông tin thoại POTS (Plain Old Telephone System).

+ Bộ tập trung lượng DSLAM (DSLAM Concentrator hay còn gọi là DSLAMHUB) là thiết bị DSLAM có tích hợp tính năng tập trung (Concentrator) được lắp đặt tại các Tổng đài HOST để tập trung lưu lượng của các DSLAM dung lượng nhỏ kết nối lên BRAS.

- CPE (Customer Premise Equipment) là thiết bị kết cuối khách hàng:

+ CPE có thể là các Modem FTTH rời hoặc tích hợp trong máy tính PC, trong thiết bị LAN, trong các Router của khách hàng.

+ CPE được kết nối với DSLAM tại giao diện RJ.11 của mạng cáp quang thuê bao điện thoại. Điểm kết cuối mạng internet FiberVNN nằm tại nhà thuê bao - tại giắc điện thoại RJ.11 hoặc tương đương.

+ CPE do khách hàng tự trang bị nhưng phải tương thích với mạng FTTH của nhà cung cấp dịch vụ.

Lớp mạng trục (Core Network): Dựa trên cơ sở mạng theo định hướng mạng thế hệ mới NGN. Lớp mạng trục của mạng FTTH do mạng trục ATM+IP/MPLS. Mạng internet FiberVNN được kết nối với mạng internet/VNN (hiện tại đối với VNPT được kết nối qua cổng internet tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng).

Lớp dịch vụ ứng dụng, hệ thống quản lý mạng: Cung cấp các dịch vụ internet tốc độ cao, VoD, Video conference, kết nối WAN, LAN, VPN… Lớp dịch vụ và ứng dụng do nhà cung cấp ISP, OSP đảm nhiệm.

Như vậy, theo cấu trúc mạng được mô tả phân tích trên Hình 3.4 thì về mặt kỹ thuật, Viễn thông Cần Thơ quản lý, khai thác từ DSLAM trở về đến địa chỉ lắp đặt. Công ty Điện toán và Truyền số liệu quản lý, khai thác từ DSLAM đến ISP như mô hình minh họa dưới đây:

Hình 4 4 Mô hình tổng thể mạng cung cấp dịch vụ FiberVNN b Các dịch vụ ứng 3

Hình 4.4: Mô hình tổng thể mạng cung cấp dịch vụ FiberVNN

b. Các dịch vụ ứng dụng trên internet cáp quang FiberVNN do Viễn thông Cần Thơ cung cấp

Về cơ bản, dịch vụ internet cáp quang FiberVNN sẽ giúp khách hàng làm những việc quen thuộc trên internet như dùng thư điện tử, duyệt web, duyệt diễn đàn, tải file…nhanh hơn và những việc đó được thực hiện đồng thời thay vì phải làm lần lượt từng tự như trước đây. Khách hàng có thể thoải mái duyệt internet do không phải chờ đợi modem quay số tổng đài. Một điều đáng chú ý là khách hàng không phải trả cước điện thoại khi dùng internet cáp quang FiberVNN và đường dây vẫn dùng để gọi điện thoại được khi đang duyệt internet. Ngoài các ứng dụng nêu trên, các dịch vụ gia tăng trên nền internet cáp quang FiberVNN được VNPT Cần Thơ cung cấp như:

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí