Dịch Vụ Internet Cáp Quang – Ftth Của Vnpt

Một số triết lý về Marketing: Chìa khóa để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là phải xác định đựơc những nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu và đảm bảo thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Quan điểm Marketing được diễn đạt thành những câu nói như: “Hãy yêu quý khách hàng chứ không phải là sản phẩm”, “Khách hàng là thượng đế”…

1.1.1.2.Vai trò

Theo thời gian, vai trò và vị trí của marketing trong doanh nghiệp cũng dần có sự thay đổi. Khi mới xuất hiện marketing được xem là một trong những chức năng hỗ trợ họat động kinh doanh có tầm quan trọng ngang bằng với các hoạt động khác. Sau đó, với tình trạng khan hiếm nhu cầu thị trường marketing được đánh giá là một chức năng quan trọng hơn các chức năng khác. Một thời gian sau marketing được khẳng định là một chức năng chủ chốt của doanh nghiệp còn các chức năng khác chỉ là những chức năng hỗ trợ. Tuy nhiên, tất cả hoạt động của doanh nghiệp đều hướng đến khách hàng nên khách hàng mới là trung tâm, các bộ phận còn lại cần hợp tác để phát hiện và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Cuối cùng, các chuyên gia đồng ý rằng marketing phải giữ vai trò kết nối, hợp nhất các bộ phận để phát hiện và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Đối với doanh nghiệp, marketing giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường do marketing cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi trường bên ngoài. Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có cung cấp được cho thị trường đúng cái thị trường cần, phù hợp với mong muốn và khả năng chi trả của người tiêu dùng hay không. Marketing tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Marketing cung cấp các hoạt động tìm kiếm thông tin từ thị trường và truyền tin về doanh nghiệp ra thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ khách hàng.

Đối với người tiêu dùng, những thông tin được cung cấp bởi các nhà marketing cho người tiêu dùng như đặc điểm, lợi ích của sản phẩm dịch vụ, giá, phân phối và xúc tiến. Những thông tin này không chỉ có lợi cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu, mong muốn và khả năng chi trả của bản thân, mà còn giúp người

tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu, cũng như mua được

những sản phẩm có giá trị cao hơn mức chi phí mà họ bỏ ra.

Có thể coi Marketing là trung tâm của doanh nghiệp, vai trò cơ bản của Marketing là giúp cho doanh nghiệp kinh doanh với định hướng thị trường: sản xuất thứ mà thị trường cần chứ không phải sản xuất ra bất cứ thứ gì mà doanh nghiệp có thể có rồi tìm cách tống ra thị trường và bắt người tiêu dùng phải tiêu thụ. Khách hàng là trung tâm chú ý của doanh nghiệp nên muốn thỏa mãn khách hàng phải biết được họ muốn gì và cung cấp cho khách hàng những thứ họ muốn.

Như vậy, chỉ có Marketing mới có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường - nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

1.1.1.3. Chức năng

Marketing là hoạt động kết nối các chức năng của doanh nghiệp với khách hàng, trở thành một chức năng cơ bản của kinh doanh, giống như sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực, kế toán,... Doanh nghiệp muốn tồn tại thì dứt khoát cũng phải có các hoạt động chức năng như: sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực,... Nhưng các chức năng quản lý, sản xuất quản lý tài chính, nhân lực chưa đủ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, và lại càng không có gì đảm bảo chắc chắn cho sự thành đạt của nếu tách rời nó khỏi chức năng kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường - quản lý Marketing.

Hoàn thiện chính sách Marketing mix đối với gói dịch vụ Home Combo của Trung tâm kinh doanh VNPT Thừa Thiên Huế - 3

Chức năng cơ bản của Marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, giống

như sản xuất tạo ra sản phẩm (Kotler, 2005).

Từ đó xét về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành trong hệ thống chức năng quản trị doanh nghiệp, thì Marketing là chức năng có nhiệm vụ kết nối nhằm đảm bảo sự thống nhất với các chức năng khác. Marketing vừa chi phối, vừa bị chi phối bởi các chức năng khác. Điều đó có nghĩa là khi xác định chiến lược Marketing, đề ra các mục tiêu chiến lược, nhà quản trị Marketing phải đặt nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược.

Marketing trong mối tương quan, ràng buộc với các chức năng khác. Marketing

giúp doanh nghiệp trả lời được các câu hỏi sau:

Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ cần những sản phẩm nào? Họ mua

hàng như thế nào? Ở đâu? Bao nhiêu? Lý do mua hàng?

Khách hàng quan tâm đến những đặc tính nào của sản phẩm? Giá cả có phải là yếu tố mà họ quan tâm không? Quan tâm ở mức độ nào?

Khách hàng muốn sản phẩm như thế nào? Họ mua sản phẩm nào?

Xu hướng thay đổi trong tiêu dùng của khách hàng như thế nào? Doanh nghiệp có thể làm gì để đáp ứng sự thay đổi đó?

Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là lợi nhuận và nhiệm vụ của hệ thống marketing là mang lại khách hàng cho doanh nghiệp bởi khách hàng là nguồn duy nhất đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Không ngừng hoàn thiện và đổi mới hệ thống phân phối sản phẩm, chức năng này gắn kết toàn bộ họat động kinh doanh của doanh nghiệp với người tiêu thụ, tức là chuyển sản phẩm từ người bán đến người mua. Để quá trình này được hoàn chỉnh, nhà marketing cần phải xác định chính sách giá thích hợp và tạo điều kiện dễ dàng cho người mua bằng hệ thống phân phối hữu hiệu. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần phải hiểu biết về sở thích của khách hàng, biết cách thu thập thông tin một cách hiệu quả về sản phẩm và doanh nghiệp và cũng cần phải có chính sách khuyến khích hợp lý đối với việc bán hàng.

1.1.2. Tổng quan về dịch vụ viễn thông

Khái niệm dịch vụ

Dịch vụ là một lĩnh vực kinh tế lớn nhất trong một xã hội hiện đại. Xã hội càng phát triển, trình độ chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội càng cao thì lĩnh vực dịch vụ càng phát triển để đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.

Dịch vụ là một khái niệm phổ biến trong marketing và kinh doanh, có rất nhiều

cách định nghĩa về dịch vụ:

Dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia, trong đó nó có tính vô hình và không dẫn đến sự chuyển giao quyền sở hữu (Koteler&Armstrong, 2010).

Theo ISO 9000, dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

1.1.2.1.Dịch vụ viễn thông VNPT

Thuật ngữ Viễn Thông (telecommunication) được ghép từ communication có nghĩa là liên lạc với tele có nghĩa là xa. Thuật ngữ viễn thông được dùng để chỉ tập hợp các thiết bị, giao thức để truyền thông tin từ nơi này đến nơi khác.

1.1.2.1.Dịch vụ Internet cáp quang – FTTH của VNPT

Khái niệm công nghệ FTTx

FTTx là kiến trúc mạng sử dụng cáp quang để kết nối Viễn thông. Công nghệ này cho phép thực hiện tốc độ truyền tải dữ liệu Internet download/upload ngang bằng nhau, điều mà công nghệ ADSL chưa thực hiện được. FTTx bao gồm các loại sau: FTTN (Fiber To The Node), FTTC (Fiber To The Curb), FTTB (Fiber To The Building), FTTH (Fiber To The Home)….

Hiện nay, FTTH (Fiber to the Home) là giải pháp kết nối mạng bằng cáp quang

đến tại “Nhà khách hàng” đang được TTKD VNPT TT Huế áp dụng triển khai.

Dịch vụ Internet cáp quang FTTH

VNPT TT Huế là một đơn vị cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất trên địa bàn tỉnh TT Huế, với mục tiêu mang đến cho khách hàng những dịch vụ thuận tiện nhất, chất lượng tốt nhất và giải pháp tối ưu nhất và giá cả cạnh tranh nhất.

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu kết nối truy nhập Internet cũng như các dịch vụ trên nền băng rộng trong tương lai, TTKD VNPT TT Huế giới thiệu và cung cấp giải pháp truy nhập Internet qua công nghệ FTTx với nhiều tính năng vượt trội.

Các đặc điểm dịch vụ:

Dùng công nghệ FTTx, truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang tới tận phòng máy của khách hàng

Tốc độ truy cập Internet cao, lên đến 10 Gigabit/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+

Chất lượng tín hiệu ổn định, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, chiều dài cáp…

Tính bảo mật cao.

Nâng cấp băng thông dễ dàng mà không cần kéo cáp mới.

Tất cả các gói cước dịch vụ Internet cáp quang FTTH đều được cấp IP tĩnh rất phù hợp cho các dịch vụ ứng dụng Công nghệ thông tin hiện đại như: Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng ảo), Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo yêu cầu), Video Conference (hội nghị truyền hình), IP Camera…

1.1.2.3. Dịch vụ truyền hình IPTV - MyTV của VNPT

Dịch vụ IPTV của VNPT, do Công ty Phát triển dịch vụ Truyền hình trực tiếp xây dựng và triển khai trên phạm vi toàn quốc với tên gọi thương mại MyTV, là sản phẩm của sự hội tụ, chỉ với một thiết bị đầu cuối, khách hàng có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ khác nhau qua chiếc tivi.

MyTV - dịch vụ truyền hình đa phương tiện do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cung cấp, mang đến cho khách hàng hình thức giải trí khác biệt: Truyền hình theo yêu cầu. Là dịch vụ truyền hình dựa trên công nghệ IPTV nên MyTV có những tính năng nổi trội so với các phương thức truyền hình truyền thống, không chỉ cung cấp các kênh truyền hình đặc sắc trong nước và quốc tế chuẩn SD và HD mà còn cung cấp kho nội dung theo yêu cầu hấp dẫn, phong phú, cập nhật hàng ngày như phim, âm nhạc, karaoke, TVshow, cloudgame,... cùng các tính năng tương tác hai chiều giữa khách hàng với dịch vụ, tạo nên nhiều điểm đặc biệt và hấp dẫn:

Tạm dừng, tua và xem lại chương trình truyền hình.

Xem lịch phát sóng.

Xem phim và VoD (Video on Demands) theo yêu cầu.

Với MyTV, khách hàng không chỉ dừng lại ở việc xem truyền hình đơn thuần mà có thể xem bất cứ chương trình nào mình yêu thích vào bất kỳ thời điểm nào và sử dụng nhiều dịch vụ khác qua màn hình tivi như: xem phim theo yêu cầu, xem trực tiếp, xem lại các giải thể thao lớn, hát karaoke, chơi game, nghe nhạc…

Để sử dụng dịch vụ MyTV, ngoài màn hình tivi tại nhà, khách hàng cần có:

Đường truyền thuê bao của VNPT.

Bộ giải mã Set – top – box của MyTV.

MyTV cung cấp gần 200 kênh truyền hình với tất cả các thể loại: phim, thể thao, tin tức, thời sự, ca nhạc, khám phá, đặc sắc trong nước và quốc tế. Ngoài các kênh truyền hình theo chuẩn SD (Standard Definition) thông thường, lần đầu tiên tại Việt Nam, MyTV cung cấp các kênh truyền hình có chất lượng hình ảnh và âm thanh tuyệt hảo theo chuẩn HD (High Definition).

Sự khác biệt lớn nhất giữa dịch vụ truyền hình của MyTV so với các dịch vụ truyền

hình truyền thống trước đây là khách hàng có thể sử dụng các tính năng:

Khóa các chương trình có nội dung không phù hợp với trẻ em (Parental Lock).

Hướng dẫn chương trình điện tử (EPG): giúp tìm kiếm chương trình truyền hình, lấy thông tin chi tiết về chương trình theo từng thể loại, xem lịch phát sóng.

1.1.3. Phân tích môi trường marketing

1.1.3.1. Môi trường vi mô

Môi trường vi mô ảnh hưởng đến thành công của kinh doanh. Tất cả các kế hoạch, chiến lược và mục tiêu Marketing được thực hiện thông qua các thành phần thuộc môi trường vi mô. Do đó, bộ phận điều hành của doanh nghiệp nơi thực hiện thực tế các ý tưởng, suy nghĩ và khái niệm được thực hiện và dựa trên diễn biến và tình trạng của các thành phần thuộc môi trường vi mô.

Môi trường bên trong doanh nghiệp

Khi xây dựng kế hoạch marketing, các nhà marketing phải xem xét đồng thuận từ các phòng ban trong doanh nghiệp. Tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp có mối quan hệ qua lại với nhau tạo nên môi trường bên trong doanh nghiệp. Lãnh đạo của doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên quan đến mục tiêu, chiến lược và chính sách của toàn doanh nghiệp. Các quyết định của các nhà Marketing đưa ra phải dựa trên chiến lược và kế hoạch của ban giám đốc và phải làm việc chặt chẽ với các phòng ban khác. Các phòng ban khác có ảnh hưởng đến kế hoạch và hành động của phòng marketing và theo khái niệm marketing, tất cả các phòng ban của doanh nghiệp phải nghỉ theo suy nghĩ của người tiêu dùng. Với vai trò marketing cùng với vai trò là người dẫn đầu, phòng marketing cùng với các phòng ban khác từ phòng sản xuất tài chính đến các phòng ban khác (nhân sự) đều phải chia sẻ trách nhiệm trong việc thấu hiểu khách hàng và tạo ra giá trị cho khách hàng.

Khách hàng

Khách hàng là tác nhân quan trọng nhất trong môi trường vi mô của doanh nghiệp. Mục đích của toàn bộ mạng lưới phân phối giá trị là để phục vụ khách hàng mục tiêu và tạo ra mối quan hệ mới đối với khách hàng. Doanh nghiệp có thể nhắm tới bất cứ thị trường nào hoặc tất cả năm loại thị trường: thị trường người tiêu dùng, thị trường nhà sản xuất, thị trường những nhà trung gian, thị trường chính phủ, thị trường quốc tế. Mỗi loại thị trường có những đặc điểm đặc biệt cần có sự nghiên cứu cẩn thận.

Nhà cung ứng

Nhà cung cấp là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới phân phối cung cấp các giá trị tổng thể của doanh nghiệp tới khách hàng. Vì vậy, rắc rối liên quan đến nhà cung cấp có thế ảnh hưởng nghiêm trọng đến marketing. Các nhà marketing phải hiểu về tình hình sẵn có của nhà cung cấp cũng như chi phí cho việc đảm bảo nguồn cung. Tình trạng thiếu nguồn cung cấp hoặc chậm trễ trong quá trình cung ứng cũng như các vẫn đề khác liên quan có thể ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động bán hàng trong ngắn hạn và sự hài lòng của khách hàng trong dài hạn. Tăng chi phí cung cấp có thể buộc doanh nghiệp phải tăng giá bán và như vậy có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Hầu hết các nhà marketing ngày nay xem các nhà cung cấp của họ như là đối tác trong việc tạo ra và phân phối giá trị khách hàng.

Đối thủ

Các khái niệm marketing nói rằng, để thành công một doanh nghiệp phải cung cấp cho khách hàng giá trị lớn hơn và hài lòng hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, các nhà marketing phải thích ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp phải đạt dược lợi thế chiến lược bằng cách định vị những dịch vụ khác biệt chống lại các dịch vụ đổi thủ cạnh tranh trong tâm trí của người tiêu dùng. Không có chiến lược marketing cạnh tranh duy nhất nào là tốt nhất cho tất cá các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp nên xem xét khả năng và vị trí của mình với các đối thủ cạnh tranh.

Trung gian marketing

Trung gian marketing bao gồm những người mua về để bán, các hãng phân phôi hàng hóa vật chất, doanh nghiệp tư vấn, cung cấp các dịch vụ marketing, và các trung gian tài chính giúp các doanh nghiệp xúc tiến, bán và phân phối sản phẩm của mình đến

người mua cuối cùng. Lựa chọn và hợp tác với những người mua về để bán lại không hề dễ dàng.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vu marketing là các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp truyền thông và doanh nghiệp tư vấn marketing có thể trợ giúp doanh nghiệp trong việc xác định và quáng bá sản phẩm của mình ra đúng thị trường. Trung gian tài chính bao gồm các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp bảo hiểm, và các doanh nghiệp khác có thể trợ giúp trong quá trình thực hiện các giao dịch tài chính hoặc hạn chế những rủi ro liên quan đến việc mua bán hàng hoá. Giống như các nhà cung ứng đầu vào, trung gian marketing là một tác nhân quan trọng trong mạng lưới phân phối giá trị tổng thể của doanh nghiệp. Để tạo ra các mối quan hệ khách hàng hài lòng, các doanh nghiệp phải làm nhiều hơn là chỉ tối ưu hóa hiệu suất. Nên doanh nghiệp phải hợp tác hiệu quả với trung gian marketing để tối ưu hóa hiệu suất của toàn bộ hệ thống. Vì vậy, các nhà marketing ngày nay nhận ra tầm quan trọng của các trung gian marketing, xem trung gian như là đối tác chứ không đơn giản chỉ là kênh mà qua đó doanh nghiệp bán sản phẩm.

Công chúng

Công chúng là bất cứ tổ chức nào hiện tại hoặc tiềm tàng quan tâm hoặc tác động đến khả năng của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu của minh. Môi trường marketing của doanh nghiệp bao gồm một số giới công chúng khác nhau và có thể chia ra bảy loại công chúng sau: giới tài chính, giới truyền thông, chính quyền, tổ chức hoạt động xã hội, công chúng địa phương, công chúng nói chung, công chúng nội bộ.

1.1.3.2. Môi trường vĩ mô

Môi trường nhân khẩu học

Nhân khẩu học là sự nghiên cứu những chỉ tiêu liên quan đến dân số như quy mô mật độ, vị trí, tuổi, giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp và những chỉ tiêu khác. Môi trường nhân khẩu học là mối quan tâm lớn đối với các nhà maketing bởi vì nó liên quan đến con người, và con người tạo nên thị trường của doanh nghiệp. Các nhà marketing dòi theo sát các xu hướng nhân khẩu học và các diễn biển thay đổi ở cả thị trường trong và ngoài nước. Những thay đổi về tuổi tác, quy mô, cấu trúc gia đình, sự di chuyển của dân cư, đặc điểm giáo dục, sự đa dạng dân số là những chỉ tiêu mà các nhà marketing cần phân

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí