Thực Trạng Cung Cấp Dịch Vụ Internet Cáp Quang Fibervnn Của Viễn Thông Cần Thơ

Bảng 4.1: Cơ cấu đất đai của thành phố Cần Thơ


TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ trọng (%)

I

Đất nông nghiệp

115.091,50

81,70

1

Đất SX nông nghiệp

113.518,60

80,57

2

Đất nuôi trồng thủy sản

1.343,00

0,95

3

Đất dùng vào Lâm nghiệp

227,10

0,16

4

Đất nông nghiệp khác

2,80

0,0020

II

Đất phi nông nghiệp

25.607,90

18,30

1

Đất ở

13.340,70

9,46

2

Đất chuyên dùng

11.071,70

7,85

3

Đất chưa sử dụng

1.195,50

0,84

Tổng (I+II)

140.894,90

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ internet cáp quang FiberVNN của Viễn thông Cần Thơ - 6


d. Tài nguyên nước và chế độ thủy văn

(Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ)

Cần Thơ có sông Hậu là dòng chảy chính qua thành phố, có mạng lưới kinh rạch làm nhiệm vụ chuyển nước từ sông Hậu xuyên qua địa bàn thành phố ra biển Tây và bán đảo Cà Mau. Trở ngại chủ yếu của chế độ thuỷ văn là ngập lũ hàng năm (từ tháng 7 đến tháng 11) do lũ tràn về từ sông Hậu và tứ giác Long Xuyên vào phía Bắc Cần Thơ, mức ngập trung bình khoảng 50-100cm tập trung ở các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt…

4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ

Cần Thơ là thành phố cửa ngò của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm kinh tế, văn hóa, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng ĐBSCL và của cả nước.

a. Đặc điểm kinh tế của thành phố Cần Thơ

Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg Thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng ĐBSCL.

Thành phố Cần Thơ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân 5 năm (2006 - 2010) tăng 15,13%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 là 10,70%, năm

2013 tăng 11,32% so với năm 2012. Riêng GDP năm 2014 ước tính đạt 69.546,37 tỷ đồng, tăng 12,11% so với năm 2013.

Theo điều tra về cơ cấu kinh tế và giá trị sản xuất của ngành kinh tế của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012 đến 2014 tại Bảng 4.2 cho thấy tốc độ phát triển bình quân về giá trị sản xuất theo giá hiện hành là tương đối cao (17,02%), trong đó:


Về nông nghiệp: tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất toàn ngành tiếp tục tang. Năm 2014 thực hiện 15.141,43 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân đạt 2,44%, chiếm 6,54% trong giá trị sản xuất của ngành kinh tế. Ngành nông nghiệp - thủy sản từng bước phát triển theo định hướng sản xuất tập trung, tăng cường cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng và hiệu quả cao với mô hình đa canh bền vững; Công tác xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, tích cực.

Bảng 4.2: Số liệu tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế thành phố Cần Thơ



TT


Ngành kinh tế

Đơn vị

tính


Năm 2012


Năm 2013


Năm 2014

Tốc độ PTBQ

(%)


I

GTSX theo giá hiện

hành

tỷ đ


169.173,43


193.974,90


231.572,93


17,02


1

Sản xuất nông lâm -

thủy sản

tỷ đ


14.426,90


14.676,86


15.141,43


2,44


2

Công nghiệp - xây

dựng cơ bản

tỷ đ


99.517,24


117.050,48


146.177,85


21,24

3

Thương mại - dịch vụ

tỷ đ

55.229,27

62.247,55

70.253,64

12,78

II

Cơ cấu GTSX

%

100,00

100,00

100,00



1

Sản xuất nông lâm -

thủy sản

%


8,53


7,57


6,54



2

Công nghiệp - xây

dựng cơ bản

%


58,83


60,34


63,12


3

Thương mại - dịch vụ

%

32,65

32,09

30,34


(Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ)

Về công nghiệp- xây dựng: tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp thành phố đạt trung bình rất cao, đạt 21,24%/năm (giai đoạn 2012 - 2014); giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2014 đạt 146.177,43 tỷ đồng (tăng gấp 1,5 lần so với năm 2012). Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chiếm 63,12% (năm 2014) trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

Về thương mại - dịch vụ: hoạt động thương mại được đầu tư phát triển đa dạng, theo hướng văn minh, hiện đại với các loại hình siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống… tạo thị trường hàng hóa phong phú, bước đầu thể hiện vai trò tổng đại lý, phân phối hàng hóa cho vùng ở cả thành thị và nông thôn. Thương mại dịch vụ chiếm 30,34% trong cơ cấu kinh tế của thành phố, giá trị sản xuất năm 2014 đạt 70.253,64 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,78%.

Riêng lĩnh vực dịch vụ, một số ngành dịch vụ đang trở thành trung tâm của vùng như Dịch vụ tài chính - ngân hàng: đến nay trên địa bàn thành phố hiện có 51 tổ chức tín dụng với hàng trăm địa điểm giao dịch ngân hàng.

Dịch vụ du lịch: Cần Thơ là điểm đến ưa thích của khách trong và ngoài nước. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch được đẩy mạnh. Lượng khách du lịch

đến với Cần Thơ năm sau cao hơn năm trước: Năm 2012, thành phố tiếp đón và phục vụ 790.000 lượt khách du lịch (trong đó có 21.000 lượt khách quốc tế). Trong năm 2013, Cần Thơ đón được 950.000 lượt khách du lịch. Năm 2014, có 980.000 lượt du khách đến tham quan lưu trú tại thành phố Cần Thơ, tăng gấp hơn 6 lần so với năm 2004 (16.000 lượt du khách).

Ngoài ra, trong năm 2014, thành phố Cần Thơ có 7 dự án được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài với tổng số vốn đầu từ là 35,01 triệu USD nâng tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Cần Thơ lên thành 70 dự án với số vốn đạt 415,86 triệu USD (tính lũy kế các dự án được cấp phép và còn hiệu lực đến ngày 31/12/2014).

b. Đặc điểm xã hội thành phố Cần Thơ

Dân số và lao động của thành phố Cần Thơ theo số liệu điều tra năm 2014 được thể hiện tại Bảng 4.3.

Bảng 4.3: Đặc điểm dân số và lao động trên địa bàn Thành phố Cần Thơ


STT

Địa phương

Dân số (người)

Mật độ dân số (người/km2)

1

Quận Ninh Kiều

258.218

8.822

2

Quận Ô Môn

135.971

1.028

3

Quận Bình Thủy

120.576

1.706

4

Quận Cái Răng

91.927

1.345

5

Quận Thốt Nốt

166.639

1.412

6

Huyện Vĩnh Thạnh

116.511

391

7

Huyện Cờ Đỏ

126.427

406

8

Huyện Phong Điền

101.630

811

9

Huyện Thới Lai

124.370

486


Cộng toàn thành phố

1.242.269

Cộng bình quân: 882

(Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ)

Qua thống kê cho thấy dân số toàn thành phố Cần Thơ là 1,24 triệu người, mật độ trung bình 882 người/km2, dân cư phân bố tương đối đồng đều và thường tập trung vào các quận trung tâm của đô thị như Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt.

Bảng thống kê 4.4 dưới đây cho thấy dân số trong độ tuổi lao động của thành phố Cần Thơ tương đối cao, tỷ lệ tăng theo từng năm: 52,16% năm 2012, 52,77% năm 2013 và 54,78% năm 2014. Điều này cho thấy nguồn nhân lực của Cần Thơ là rất dồi giàu. Trong đó, lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp hơn chút ít là lĩnh vực nông lâm - thủy sản và lĩnh vực công nghiệp

– xây dựng chiếm tỷ lệ thấp nhất. Tuy nhiên, trong năm 2014 tỷ lệ lao động lĩnh vực công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng cao, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông lâm - thủy sản giảm xuống trong khi lao động lĩnh vực thương mại - dịch vụ vẫn duy trì mức tỷ lệ cao nhất theo từng năm. Như vậy, kinh tế thành phố Cần Thơ bắt đầu có sự dịch chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, bắt đầu thu hút số lượng lớn lao động từ nông thôn chuyển ra thành thị.


Bảng 4.4: Cơ cấu lao động phân chia theo khu vực kinh tế

Danh mục

Đơn vị tính

2012

2013

2014

1. Dân số

Người

1.220.160

1.232.260

1.242.269

2. Tổng số lao động

Người

636.428

650.342

680.611

- Khu vực I: nông lâm - thủy sản

Người

253.992

260.418

252.327


%

39,91

40,04

37,07

- Khu vực II: công nghiệp - xây dựng

Người

126.943

127.593

145.539


%

19,95

19,61

21,38

- Khu vực III: thương mại - dịch vụ

Người

255.493

262.331

282.745


%

40,14

40,33

41,51

3. Tỷ lệ lao động/dân số

%

52,16

52,77

54,78

(Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ)

Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 62,90 triệu đồng/người/năm, tương đương 2.989 USD (tăng trên 6 lần năm 2004). Năm 2014, thu nhập bình quân đầu người đạt 70,20 triệu đồng, tăng 7,10 triệu đồng so với năm 2013, tức tương đương 3,298 USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 7,20% đầu năm 2010 xuống còn 5,30% (theo tiêu chí mới) vào cuối năm 2013.

Do tốc độ đô thị hóa cao, năm 2014 dân cư thành thị chiếm 66,58%, dân cư nông thôn chỉ chiếm 33,42%. Cơ cấu dân số hoạt động phi nông nghiệp là 45,56% vào năm 2005, sau 10 năm (2014) lên khoảng 55,08% cho thấy người nông dân chuyển sang các hoạt động công - thương nghiệp và dịch vụ rất nhanh. Tuy nhiên, hoạt động nông nghiệp và quy mô nông thôn vẫn còn giữ một vai trò đáng kể trong nền kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ.

4.2 THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG FIBERVNN CỦA VIỄN THÔNG CẦN THƠ

4.2.1 Tổng quan về Viễn thông Cần Thơ

a. Giới thiệu chung về Viễn thông Cần Thơ

- Tên đơn vị: Viễn thông Cần Thơ (tên viết tắt VNPT Cần Thơ)

- Địa chỉ: số 11 Phan Đình Phùng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

- Điện thọai: 07103 824222 – Fax: 07103 820888

- Website: www.vnptcantho.com.vn

* Lịch sử hình thành và phát triển

- Ngày 12/08/1976: Bưu điện tỉnh Hậu Giang ra đời và được chính thức họat động với đội ngũ cán bộ và cơ sở thông tin liên lạc khu vực Tây Nam bộ được chính quyền Cách mạng tiếp quản với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu còn rất lạc hậu. Năm 1992 do có sự thay đổi về địa giới hành chính, tỉnh Hậu Giang tách ra thành 02 tỉnh là Cần Thơ và Sóc Trăng. Tổng cục Bưu điện có Quyết định số 16/TCCB, ngày 20/11/1992 giải thể Bưu Điện tỉnh Hậu Giang và thành lập hai đơn vị mới là Bưu điện tỉnh Cần Thơ và Bưu điện tỉnh Sóc Trăng. Trong đó có Công ty

Điện báo – Điện thọai thuộc Bưu điện tỉnh Cần Thơ (Công ty Điện báo - Điện thoại là tiền thân của Viễn thông Cần Thơ ).

- Năm 2004, Tỉnh Cần Thơ được chia tách thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh mới Hậu Giang. Để phù hợp với tình hình mới, Bưu điện tỉnh Cần Thơ chính thức được chia tách thành ba đơn vị đó là: Bưu điện tỉnh Hậu Giang, Bưu điện thành phố Cần Thơ và Công ty Viễn thông Cần Thơ - Hậu Giang. Công ty Viễn thông Cần Thơ - Hậu Giang được thành lập theo Quyết định số 53/2004/QĐ-BBCVT, ngày 19/11/2004 của Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

- Năm 2011, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội cũng như để thống nhất mô hình trong toàn ngành; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã quyết định một lần nữa tổ chức lại Viễn thông Cần Thơ - Hậu Giang thành hai đơn vị trực thuộc Tập đoàn. Viễn thông Cần Thơ được thành lập theo Quyết định số 109/QĐ-VNPT-HĐTV-TCCB, ngày 13/06/2011 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam.

- Năm 2014, xuất phát từ yêu cầu tin gọn cơ cấu tổ chức và tăng cường bộ phận sản xuất trực tiếp, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã ra quyết định số 180/QĐ-VNPT-HĐTV-TCCB ngày 14/07/2014 cải tổ mô hình hoạt động của Viễn thông Cần Thơ.

* Chức năng, nhiệm vụ

Viễn thông Cần Thơ là doanh nghiệp nhà nước, đơn vị kinh tế trực thuộc của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), có tư cách pháp nhân, điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành, con dấu theo mẫu dấu doanh nghiệp nhà nước; được giao quyền quản lý vốn và tài sản tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ của đơn vị; có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với VNPT.

Chức năng

- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ;

- Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin;

- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – công nghệ thông tin;

- Kinh doanh các dịch vụ quảng cáo; dịch vụ truyền thông;

- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên;

- Cung cấp dịch vụ viễn thông Hệ 1 (phục vụ Đảng và chính quyền);

- Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép.

Nhiệm vụ và quyền hạn

- Trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực:

+ Quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác được Nhà nước và Tập đoàn giao để thực hiện các chức năng của Viễn thông Cần Thơ.

+ Phân cấp lại các đơn vị trực thuộc quản lý, sử dụng các nguồn lực đã được Tập đoàn giao. Điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc khi cần thiết cho việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh và phục vụ chung của đơn vị.

- Trong việc tổ chức, quản lý, kinh doanh và phục vụ:

+ Lập phương án đề nghị Tập đoàn xem xét quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sản xuất và quản lý trực thuộc có con dấu riêng, quyết định tổ chức bộ máy quản lý trên cơ sở lựa chọn các mô hình mẫu do Tập đoàn quy định.

+ Tổ chức, quản lý, khai thác, điều hành phát triển mạng lưới viễn thông theo phân cấp của Tập đoàn và những quy định quản lý về viễn thông.

+ Chủ động phát triển kinh doanh các loại hình dịch vụ viễn thông và mở rộng hoặc thu hẹp kinh doanh các ngành nghề phù hợp với khả năng kinh doanh của Viễn thông Cần Thơ trong phạm vi được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Trong lĩnh vực quản lý tài chính:

+ Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

+ Sử dụng vốn và các quỹ của Viễn thông Cần Thơ để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh doanh.

b. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Viễn thông Cần Thơ

* Mô hình tổ chức

Viễn thông Cần Thơ được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng sau:


Phòng Kế hoạch Kế toán

Phòng Kỹ thuật Đầu Tư

Phòng Nhân sự

Phòng Hành chánh Tổng hợp

Trung tâm Kinh doanh

Trung tâm Viễn thông

Trung tâm Điều hành Thông tin

Trung tâm Công nghệ Thông tin

BAN GIÁM ĐỐC

Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức Viễn thông Cần Thơ

Trong mô hình tổ chức được trình bày tại Hình 4.1, mỗi phòng ban, cá nhân đều có chức năng nhiệm vụ riêng và đều vì mục tiêu chung của Viễn thông.

- Ban Giám đốc: gồm có Giám đốc và 02 Phó Giám đốc;

- 04 Phòng chức năng;

- 04 đơn vị trực thuộc.

Giám đốc Viễn thông chỉ đạo trực tiếp công tác của các bộ phận chức năng và các Trung tâm trực thuộc. Phó Giám đốc thay mặt điều hành công việc trong phạm vi được phân công (kỹ thuật và kinh doanh). Các phòng chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc thực hiện những nội dung công việc thuộc chức năng của mình, có thể thực hiện một số quyền theo uỷ quyền của Giám đốc Viễn thông.

Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận

- Ban Giám đốc

+ Giám đốc: Do Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, là người có quyền quản lý và thi hành cao nhất của đơn vị, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Tập đoàn và trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ tiền lương, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch tài chính, ký kết hợp đồng. Là Chủ tịch các Hội đồng: Thi đua khen thưởng; Nâng ngạch, nâng lương, Tuyển dụng lao động, Khoa học kỹ thuật; Định mức kinh tế kỹ thuật; Thanh lý tài sản và nợ của Viễn thông Cần Thơ.

+ Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Do Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, là người giúp Giám đốc chỉ định các mặt công tác qui hoạch, kế hoạch, quản lý, vận hành, bảo dưỡng mạng lưới viễn thông – tin học; Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý sản xuất kinh doanh. Chủ tịch các Hội đồng: Bảo hộ lao động; Hội đồng Năng suất chất lượng và một số lĩnh vực khác.

+ Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Do Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, là người giúp Giám đốc chỉ định các mặt công tác qui hoạch, kế hoạch, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh; Tổ chức khai thác kinh doanh các dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin:; tiếp thị, chăm sóc khách hàng.

- Các Phòng chức năng

+ Phòng Nhân sự: Với vai trò tham mưu cho Giám đốc nghiên cứu, tổ chức, thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ công tác tổ chức cán bộ lao động đúng với qui định của ngành và Nhà nước; Đề xuất với Giám đốc những chủ trương biện pháp để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và công tác tổ chức cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực lao động, tiền lương, chính sách xã hội, bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động.

+ Phòng Kế hoạch - Kế toán: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác như sau:

. Lập kế hoạch kinh doanh tiếp thị sản phẩm hang hoá, dịch vụ viễn thông, Công nghệ thông tin trong toàn đơn vị; Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phát triển sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường; Tổ chức quản lý và trực tiếp triển khai thực hiện công tác giá cước tiếp thị, quản lý các kênh bán hàng, bán hàng và chăm sóc khách hàng; Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc khách hàng và giải quyết kiếu nại của khách hàng có liên quan đến lĩnh vực phụ trách; Xây dựng các chiến lược kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mãi các dịch vụ viễn thông

– công nghệ thông tin.

. Lập các kế hoạch tài vụ quản chế tài vụ theo chế độ hạch toán kinh tế; lập sổ sách kế toán quỹ, làm các thủ tục xuất tiền chi tiêu, thanh toán các khoản tiền; đảm bảo việc nộp thuế, khấu hao tài sản cố định cho Nhà nước theo đúng qui định; theo dòi, xây dựng chế độ hạch toán và báo cáo trong nội bộ đơn vị, tổ chức và hướng dẫn các công tác hạch toán của các phòng chức năng và khối các đơn vị kinh tế trực thuộc.

+ Phòng Kỹ thuật – Đầu tư: Là một bộ phận chuyên môn quản lý về kỹ thuật, nghiệp vụ Viễn thông – Tin học, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Giám đốc. Có nhiệm vụ giúp Giám đốc nghiên cứu tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện các nghiệp vụ Viện thông – Tin học theo qui định của ngành và Nhà nước, đảm bảo phục vụ đắc lực cho các hoạt động sản xuất ở các đơn vị, đồng thời đề xuất với Giám đốc những chủ trương, biện pháp để thực hiện công tác quản lý kỹ thuật nghiệp vụ Viễn thông –Tin học tại các đơn vị cơ sở, nhằm tổ chức mạng lưới hợp lý và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về quản lý công tác đầu tư, xây dựng cơ bản, xây dựng phát triển mạng lưới, thiết bị công nghệ trong toàn đơn vị.

+ Phòng Hành chính tổng hợp: Tổng hợp tình hình hoạt động chung của đơn vị để báo cáo Lãnh đạo theo định kỳ và bình thường. Thực hiện công tác văn thư hành chính: lưu trữ, bảo quản, tiếp phát công văn hồ sơ, tài liệu, giữ con dấu; Soạn thảo các bản báo cáo… Truyền đạt các chỉ thị của Giám đốc đến các đơn vị trực thuộc. Tổ chức đưa, đón nơi ăn chốn nghỉ cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị tham gia học tập, tham dự hội nghị tại đơn vị.

Ngoài ra, có bộ phận các chuyên viên: Bảo vệ - PCCN, Thi đua khen thưởng, Thanh tra, Tổng hợp; đây là các bộ phận chức năng hoạt động độc lập, trực thuộc Giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực được phân công.

- Các đơn vị kinh tế trực thuộc

Viễn thông Cần Thơ có 4 đơn vị kính tế trực thuộc: Trung tâm Kinh doanh, Trung tâm Viễn thông, Trung tâm Điều hành thông tin và Trung tâm Công nghệ thông tin.

Các đơn kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Viễn thông Cần Thơ có tư cách pháp nhân, hoạt động theo phân cấp của Viễn thông Cần Thơ, có con dấu riêng theo mẫu doanh nghiệp Nhà nước; được mở tài khoản tại Ngân hàng, kho bạc Nhà

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí