Đặc Điểm Môi Trường Và Thực Trạng Chính Sách Marketing – Mix Đối Với Dịch Vụ Internet Cáp Quang Ftth Của Công Ty Cổ Phần Viễn Thông Fpt Chi Nhánh Huế


6.Chi phí quản lý

8.023

8.530

7.624

0.507

6.3

-0.906

-10.6

7. Lợi nhuận từ hoạt động

kinh doanh

2.477

3.594

1.567

1.117

45.1

-2.027

-56.4

8. Lợi nhuận trước thuế

2.467

3.584

1.557

1.117

45.1

-2.027

-56.6

9.Thuế thu nhập doanh

nghiệp

-

-

-

-

-

-

-

10.Lợi nhuận sau thuế

2.467

3.584

1.557

1.117

45.1

-2.027

-56.6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty FPT chi nhánh Huế)

Về doanh thu: Trong 3 năm trở lại đây doanh thu công ty có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2019 tăng 49.332 triệu đồng tương ứng 64,6% so với năm 2018, năm 2020 tăng

22.374 triệu đồng tương ứng với 17,8% so với năm 2019. Doanh thu tăng mạnh trong giai đoạn 2018 – 2019 do số lượng người sử dụng Internet ngày càng nhiều, công ty mở thêm các văn phòng giao dịch và tăng độ phủ sóng trên địa bàn thành phố Huế. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm ra đời sản phẩm FPT Play Box với số lượng lớn đem lại nguồn doanh thu cao cho công ty. Năm 2020 doanh thu tăng nhẹ do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu Covid-19 lên toàn bộ nền kinh tế, các lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hưởng kể cả viễn thông.

Về giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh trong 3 năm qua, từ 2018 – 2019 tăng 46.500 triệu đồng tương ứng với 77,2%, năm 2019 – 2020 tăng 30.610 tương ứng với 28,7% . Giá vốn hàng bán tăng do ảnh hưởng của giá cả hàng hóa, sản phẩm dịch vụ tăng lên kèm theo đó là sự nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng.

Vể chi phí: chi phí bán hàng có sự tăng trưởng nhẹ qua các năm, từ 2018 – 2019 tăng

1.136 triệu đồng tương ứng với 21,1% và tăng 878 triệu đồng (13,5%) từ 2019 – 2020. Chi phí quản lý có sự giảm nhẹ giai đoạn 2019 – 2020 giảm 906 triệu đồng tương ứng với 10,6% do công ty cắt giảm chi phí quản lý để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Về lợi nhuận: từ 2018 – 2019 lợi nhuận sau thuế tăng 1.117 triệu đồng (45,1%), tuy nhiên từ 2019 – 2020 lại giảm 2.027 triệu đồng (56,6%) một phần nguyên nhân do công ty chưa kiểm soát tốt chi phí, ra sức đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để đảm bảo hiệu quả đáp ứng nhu cầu khách hàng mặt khác do chịu thuế khá cao nên lợi nhuận ròng giảm mạnh. Cần có giải pháp nhằm giải quyết triệt để vấn đề chi phí xuống thấp nhất để đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả trong môi trường cạnh tranh.

Qua phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2018 – 2020, có thể thấy

được sự tăng trưởng cũng như phát triển của công ty hằng năm và đang có những chuyển biến

khá tích cực. Dự báo trong năm 2021, tình hình kinh doanh của FPT chi nhánh Huế sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa với nhiều kế hoạch cũng như chiến lược mà công ty đã đề ra.

2.2.Đặc điểm môi trường và thực trạng chính sách marketing – mix đối với dịch vụ Internet cáp quang FTTH của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế

2.2.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách marketing-mix đối với dịch vụ Internet cáp quang tại FPT chi nhánh Huế

2.2.1.1.Môi trường vĩ mô

Kinh tế

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, nó chi phối sức mua, khả năng thanh toán của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ điều mà doanh nghiệp quan tâm khi muốn phát triển sản phẩm, dịch vụ ở một thị trường. Dịch vụ Internet tuy rất tiện dụng cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh nhưng nó cũng chịu tác động không nhỏ từ môi trường kinh tế.

Tình Thừa Thiên Huế những năm gần đây liên tục tái cơ cấu nền kinh tế, khơi thông các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư xã hội, khuyến khích đẩy mạnh các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, tuy nhiên vẫn còn nhiều biến động.

Theo Tổng cục thống kê Thừa Thiên Huế, năm 2019 giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tính đạt 31.330 tỷ đồng. Trong đó, khu vực dịch vụ duy trì đà tăng trưởng ổn định, ước đạt 7,39%. Đến đầu năm 2020, trước tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt mức rất thấp, tổng sản phẩm (GRDP) chỉ tăng 0,38% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 6,87% của 6 tháng đầu năm 2019, trong đó khu vực dịch vụ tăng trưởng âm 2,26%. Để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 7,5 - 8%, GRDP bình quân đầu người từ 5800 – 7000 USD đến năm 2030, trong năm 2020 tỉnh đã thực hiện quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, dịch vụ; chú trọng khắc phục tồn tại, hạn chế, vướng mắc nhất là đối với ngành hàng, sản phẩm chủ lực, mũi nhọn.

Văn hóa – xã hội

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa. Bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, giá trị truyền thống, văn hóa truyền thống cách mạng góp phần tích cực vào việc xây dựng Huế thành thành phố Festival của Việt Nam. Tiếp tục bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Ngoài ra, tổ chức hội thảo, tuyên truyền chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.

Theo báo cáo số 438/BC-UBND/2020 của UBND tỉnh, đã công nhận, xếp hạng 2 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh, tiến hành trùng tu, tôn tạo 26 di tích. Đang xây dựng phương án khai thác, mở rộng các hoạt động dịch vụ tại các hệ thống di tích bên ngoài khu vực Hoàng Thành như: Khu Thượng Thư đường Bộ Lại; Di tích Cung An Định; Di tích Eo Bầu Nam Xương, Nam Thắng. Trùng tu tôn tạo 11 di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế và 7 di tích ngoài quần thể; kinh phí bố trí đạt 121,081 tỷ đồng.

Các dịch vụ du lịch, di tích lịch sử thu hút không ít khách tới với Huế mỗi năm, đây là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là FPT nên nắm bắt những yếu tố này để đưa ra các gói cước dịch vụ tiện ích nhất.

Chính trị - pháp luật

Thực hiện theo Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg), các doanh nghiệp viễn thông cần nâng cao năng lực cạnh tranh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài nguyên viễn thông để cung cấp các dịch vụ viễn thông với chất lượng tốt, giá cước hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ; đầu tư, nâng cấp và mở rộng mạng lưới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đây là cơ sở và mục tiêu để khích lệ các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, mở rộng mạng lưới kinh doanh để có thể mang dịch vụ chất lượng cao đến đông đảo khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Công nghệ

Do nhu cầu sử dụng Internet tốc độ cao ngày càng tăng tại Việt Nam, dịch vụ băng rộng ngày càng phát triển. Trong những năm qua, để cung cấp cho khách hàng dịch vụ Internet băng rộng cố định, các doanh nghiệp viễn thông thường sử dụng công nghệ ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line – Đường dây thuê bao số không đối xứng) thông qua cáp điện thoại cố định. Tuy nhiên ADSL hiện tại chất lượng khá thấp, không ổn định, về lâu dài khó có thể đáp ứng được các dịch vụ của tương lai vì yêu cầu về nội dung Internet ngày càng khổng lồ và yêu cầu tốc độ và băng thông lớn (như xem phim có độ phân giải cao, truyền hình trực tiếp độ nét cao…). Vì vậy, dịch vụ Internet cáp quang xuất hiện để đáp ứng nhu cầu này và đang ngày càng trở nên phổ biến. Ngoài ra, việc tích hợp nhiều dịch vụ trên một đường truyền đang được các nhà cung cấp tận dụng và cũng được khách hàng đón nhận, điển hình là dịch vụ Internet trên mạng truyền hình cáp. Bên cạnh đó, khi khách hàng phải di chuyển thường xuyên và cần kết nối Internet thì dịch vụ băng rộng di động là sự lựa chọn hợp lý. Hầu hết các nhà mạng di động đang cung cấp dịch vụ Internet di động 4G, 5G với tốc độ

được cải thiện lên gấp nhiều lần.

Tùy theo nhu cầu sử dụng thì khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ băng rộng phù hợp như: Internet di động với ưu thế vượt trội về tính tiện lợi khi người dùng có thể truy cập Internet từ bất kỳ nơi đâu có phủ sóng di động; hoặc Internet cố định với ưu điểm là tốc độ cao, ổn định, có thể cung cấp nhiều dịch vụ cần băng thông lớn (như ADSL, Internet cáp quang, Internet trên hệ thống truyền hình cáp…). Ngoài dịch vụ ADSL ngày càng ít được sử dụng do những hạn chế về chất lượng và khả năng đáp ứng thì các dịch vụ còn lại đều có khả năng thay thế cho nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng.

2.2.1.2.Môi trường vi mô

Nội bộ doanh nghiệp

Nhằm đạt mục tiêu gia tăng thị phần dịch vụ, FPT chi nhánh Huế đang thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung nhằm thu hút khách hàng. Hiện nay, chất lượng dịch vụ giữa các nhà cung cấp gần như tương đương nhau nên sự tranh canh chủ yếu là về chất lượng phục vụ của đội ngũ bán hàng, chăm sóc khách hàng, các chương trình quảng cáo, khuyến mãi. Thời gian qua, hoạt động marketing của FPT chi nhánh Huế chưa được đẩy mạnh toàn diện, chủ yếu chỉ thực hiện các chương trình khuyến mãi (miễn phí hòa mạng, tặng tháng cước cho khách hàng, tặng thiết bị đầu cuối), marketing trực tiếp và chăm sóc khách hàng (gửi email, gọi điện để tư vấn các chương trình khuyến mãi, dịch vụ phù hợp, tặng cước cho khách hàng nhân dịp sinh nhật), bán hàng cá nhân (nhân viên kinh doanh), băng rôn và tờ rơi tại điểm giao dịch. Hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng cáo chưa được chú trọng. Vì vậy, thương hiệu FPT chưa được phổ biến rộng rãi.

Với nguồn nhân lực trẻ, năng động, FPT chi nhánh Huế có ưu thế trong các hoạt động tiếp xúc với khách hàng. Riêng về hoạt động khuyến mãi, quảng cáo cần ngân sách không nhỏ và đúng thời điểm để phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, FPT chi nhánh Huế là đơn vị trực thuộc công ty Cổ phần Viễn thông FPT nên nguồn ngân sách thực hiện cho các chương trình marketing lớn cần được công ty phê duyệt. Vì vậy, chi nhánh khó chủ động thực hiện các chương trình marketing quy mô. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của FPT là những doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường viễn thông Việt Nam có danh tiếng và tiềm lực tài chính mạnh, sẵn sàng đầu tư cho các chương trình marketing lớn. Đây cũng là hạn chế của FPT Huế trong hoạt động marketing.

Nhà cung cấp

Trong lĩnh vực viễn thông, doanh nghiệp cần tập hợp các sản phẩm, dịch vụ đầu vào, từ

đó mới tạo ra được dịch vụ hoàn chỉnh để cung cấp cho khách hàng. Nhà cung cấp cho FPT chi nhánh Huế bao gồm nhà cung cấp đường truyền quốc tế, trong nước, nhà cung cấp các thiết bị đầu cuối (để trang bị tại địa điểm của khách hàng), nhà cung cấp cáp truyền dẫn (để đấu nối đến nhà khách hàng)… Do đó chất lượng dịch vụ sẽ bị tác động nhiều từ các nhà cung cấp đầu vào này.

Để đảm bảo chất lượng dịch vụ thì doanh nghiệp cần tính toán và chọn lựa các nhà cung cấp có uy tín, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng với giá thành hợp lý để đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế.

Các trung gian marketing

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT Chi nhánh Huế không có các trung gian marketing. Công ty thực hiện phân phối dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Và các hoạt động khác như nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, tư vấn cho khách hàng đều do những nhân viên của công ty đảm nhiệm. Chính vì thế, mà người tiêu dùng có thể an tâm hơn trong việc sử dụng dịch vụ, ngoài ra thì công ty có thể tiết kiệm được chi phí phân phối sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, không có trung gian phân phối, sẽ rất khó cho khách hàng tìm kiếm và tiếp cận dịch vụ cũng như hoạt động cung ứng không được phát huy hiệu quả ngoài giờ hành chính.

Khách hàng

Cùng với sự bùng nổ của Internet và sự phát triển của công nghệ thông tin thì nhu cầu liên lạc, trao đổi thông tin và giải trí ngày càng tăng. Thu nhập của người dân tại thành phố Huế cao hơn so với các huyện trong tỉnh. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông càng có nhiều cơ hội để thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ. Đối tượng khách hàng mà FPT chi nhánh Huế nhắm đến là các cá nhân/hộ gia đình và các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet. Tình hình khách hàng sử dụng dịch vụ internet cáp quang của FPT chi nhánh Huế được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.7: Số lượng thuê bao Internet cáp quang giai đoạn 2018 - 2020


Thuê bao

2018

2019

2020

2019/2018

2020/2019

+/-

%

+/-

%

FTTH

3095

5093

6001

1998

64.56

908

17.83

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty FPT chi nhánh Huế)

Dựa vào bảng trên có thể thấy, số lượng thuê bao sử dụng Internet cáp quang giai đoạn

2018 – 2020 tăng qua các năm. Cụ thể trong năm 2019, phát triển được 1998 thuê bao tương

ứng tăng 64,56% so với năm 2018, từ 2019 – 2020 có sự tăng nhẹ với 908 thuê bao tương ứng với 17,83%. Điều này chứng tỏ công ty đang trên đà tăng trưởng tốt, cần chú ý đẩy mạnh công tác bán hàng phù hợp hơn nữa để kêt quả kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, đảm bảo luôn tăng trưởng số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ qua các năm.

Ngoài ra, công ty đang tập trung khai thác các đơn vị có tỷ trọng thuê bao trên 5% chủ yếu ở Phường Phú Hòa, Phú Hội, Trường An, Vĩnh Ninh, Phú Nhuận...Các phường ven thành phố như Hương Long, Thuỷ Xuân, Thuỷ Biểu,… hiện còn ít thuê bao do yếu tố địa lý cũng như nhu cầu từng vùng, càng xa trung tâm thì mức độ sử dụng mạng sẽ ít hơn. Tuy nhiên, đây là những vùng đang đô thị hoá nên rất có tiềm năng phát triển dịch vụ.

Bảng 2.8: Tỷ trọng khách hàng FTTH theo khu vực tại Tp Huế năm 2020


Địa bàn

Số khách hàng

Tỷ trọng (%)

1. Phường An Cựu

158

2,6

2. Phường An Đông

156

2,6

3. Phường An Hòa

169

2,8

4. Phường An Tây

140

2,3

5. Phường Hương Sơ

208

3,5

6. Kim Long

141

2,3

7. Phú Bình

328

5,5

8. Phú Cát

281

4,7

9. PhườngPhú Hậu

211

3,5

10. Phường Phú Hiệp

136

2,3

11. Phường Phú Hòa

317

5,3

12. Phường Phú Hội

339

5,6

13. Phường Trường An

347

5,8

14. Phường Vĩnh Ninh

327

5,4

15. Phường Phú Nhuận

331

5,5

16. Phường Phú Thuận

201

3,3

17. Phường Phước Vĩnh

186

3,1

18. Phường Phường Đúc

214

3,6

19. Phường Tây Lộc

259

4,3


20. Phường Thuận Hòa

286

4,8

21. Phường Thuận Lộc

152

2,5

22. Phường Thuận Thành

312

5,2

23. Phường Vỹ Dạ

251

4,2

24. Phường Xuân Phú

181

3,0

25. Phường Hương Long

105

1,7

26. Phường Thủy Xuân

135

2,2

27. Phường Thủy Biều

130

2,2

Tổng cộng

6.001

100,0

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty FPT chi nhánh Huế)

Bên cạnh đó, khi khách hàng có nhiều sự lựa chọn về dịch vụ từ các nhà cung cấp khác nhau thì họ càng có yêu cầu cao hơn đối với dịch vụ. Mặt khác, do các nhà cung cấp thường tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn để lôi kéo khách hàng của nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông nên mức độ trung thành của khách hàng đối với một sản phẩm, dịch vụ nào đó đã suy giảm. Vì vậy, các doanh nghiệp ngày càng khó khăn trong việc giữ chân khách hàng cũng như thu hút thêm khách hàng mới.

Đối thủ cạnh tranh

FPT chi nhánh Huế đang tập trung phát triển trên địa bàn thành phố Huế. Các đối thủ chính của FPT tại thị trường này là VNPT, Viettel và VTVcab. Đây là các nhà cung cấp có thị phần lớn, trong đó thành phố Huế tập trung đông dân cư nên được các doanh nghiệp này tập trung khai thác.

VNPT - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

VNPT tiền thân là Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam - được thành lập vào tháng 04/1975. VNPT là Tập đoàn kinh tế chủ đạo của Nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và Công nghệ Thông tin.

VNPT đã sớm đưa dịch vụ truy nhập Internet băng rộng ADSL tới người dùng từ năm 2003, và hiện đang phục vụ hàng triệu khách hàng trên cả nước. VNPT hiện là ISP chiếm tới 2/3 thị phần thuê bao Internet trên cả nước, cung cấp dịch vụ xDSL tốc độ lên tới 15 Mbps trên cả nước.

Bên cạnh mạng ADSL, mạng cáp quang tới tận nhà thuê bao FTTH đã được triển khai và đưa vào cung cấp dịch vụ trên 63 tỉnh thành. Ngoài cung cấp kết nối Internet, băng thông từ 6-

100Mbps, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của người dùng về các dịch vụ giá trị gia tăng yêu cầu băng thông lớn như: IPTV, Đào tạo trực tuyến, Hội nghị truyền hình đa phương tiện… VNPT hiện đang dẫn đầu thị trường FTTH tại Việt Nam.

Có cơ sở hạ tầng vững chắc và rộng lớn, thị phần lớn nên VNPT được rất nhiều người tín nhiệm và tin dùng, ra đời từ rất sớm và thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường. Khả năng cung cấp dịch vụ Internet với mức giá thấp nhất. Hơn nữa đây là một doanh nghiệp nhà nước nên trình độ cán bộ công nhân viên cao và khâu quản lý tốt, khả năng phát triển tốt.

Bảng 2.9: Giá cước dịch vụ FTTH của VNPT


Nguồn http banhangvnpt com Viettel Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel là 1


(Nguồn: http://banhangvnpt.com/)

Viettel - Tập đoàn Viễn thông quân đội

Viettel là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chính thức gia nhập thị trường viễn thông từ ngày 15/10/2000, cho đến nay Viettel đã trở thành doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam. Viettel hiện cung cấp các dịch vụ, sản phẩm điện tử - viễn thông - công nghệ thông tin tại thị trường Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài ở một số quốc gia như Lào, Campuchia, Peru, Haiti…

Riêng dịch vụ Internet cáp quang được cung cấp từ năm 2014, đến nay FTTH của Viettel đã sở hữu một cơ sở hạ tầng rộng khắp 63 các tỉnh thành, phủ đến tận địa bàn các xã cùng khả năng cung cấp đường truyền ổn định với tốc độ download/upload lên đến 75Mbps. Với mong muốn mang dịch vụ Internet cáp quang đến với mọi nhà, Viettel đang nỗ lực thực hiện mục tiêu này.

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí