Hoạt Động Báo Chí – Con Đường Nhập Thế, Dấn Thân Của Phan Khôi


nhiều thành tựu rực rỡ, nhưng nhìn chung, đó vẫn là sản phẩm của kiểu giao lưu khép kín, biểu thị tư duy “bế quan” thời trung đại” [32, tr 19]. Đến lần dịch chuyển thứ hai này (mặc dù ban đầu còn mang tính cưỡng bức) đã đưa văn hóa, văn học Việt Nam vượt qua khu vực tiến dần vào phạm vi thế giới, đó là sự chuyển động theo hướng hiện đại, cũng có thể đồng nhất với Âu hóa. Thời kỳ “mưa Âu gió Mỹ” này diễn ra hết sức sôi nổi trên mọi phương diện xã hội Việt Nam (qua ba giai đoạn) và đúng như nhận định của Hoài Thanh– Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam: “Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta không còn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét, giận, hờn nhất nhất như ngày trước” [154, tr 19].

Thực chất ban đầu văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây như một sự bắt buộc. Do vậy người Việt có những phản ứng gay gắt với sự có mặt của phương Tây. Đã có hàng loạt những cuộc nổi dậy chống thực dân Pháp mà điển hình là phong trào Cần Vương cùng chính sách bài Tây quyết liệt vì cho rằng không thể dung nạp sản phẩm của giặc. Tuy nhiên, khi người Pháp đã hoàn tất việc bình định Việt Nam và bắt đầu thiết lập quyền cai trị, hình thành các trung tâm đô thị, mở trường học, tuyển chọn công chức người Việt, nhất là khi các tờ báo Quốc ngữ xuất hiện thì ảnh hưởng của văn hóa Pháp lan nhanh. Tư thế từ kháng cự trong tiếp nhận văn hóa phương Tây đã chuyển sang chấp nhận, hoặc chủ động tiếp nhận. Bên cạnh văn hóa Pháp, ảnh hưởng của Tân thư Trung Hoa, tinh thần Minh Trị Nhật Bản đối với Việt Nam cũng rất mạnh mẽ làm cho người Việt quen dần với các khái niệm dân chủ, văn minh,... Những nhà nho thức thời, đặc biệt là những trí thức Tây học bắt đầu thức nhận ra rằng hiện đại hóa là một quy luật. Từ đây diễn ra hàng loạt thay đổi trên mọi bình diện xã hội từ văn hóa, giáo dục, chính trị cho đến nhận thức, tư tưởng của mỗi cá nhân. Nhu cầu giải phóng cá nhân và đòi quyền bình đẳng trở thành nhu cầu cấp bách trong đời sống tư tưởng và văn


hóa người Việt, đặc biệt là đội ngũ trí thức. Có thể thấy, từ đầu thế kỉ XX xã hội Việt Nam đã diễn ra những biến đổi sâu sắc. Đô thị phát triển, lớp công chúng văn học mới ra đời, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, báo chí và xuất phát triển... Tất cả những điều đó đã thúc đẩy, tạo nên “một chuyển đổi toàn diện trong đời sống văn chương, học thuật ở Việt Nam. Bắt đầu từ 1930 trở đi, văn học Việt Nam đã bước qua hệ hình nghệ thuật trung đại để bước vào quỹ đạo của nghệ thuật hiện đại [32, tr 47]. Và cũng rất dễ nhận thấy, hiện đại hóa vừa là một yêu cầu khách quan của thời đại đồng thời là nhu cầu tự thân của chính nền văn học nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần và thẩm mĩ mới của xã hội.

Công cuộc hiện đại hóa đó đã diễn ra trên nhiều phương diện khác nhau

như:

(1) Trước hết là sự thay đổi quan niệm về văn học, tư tưởng thẩm mỹ

của người sáng tác khác hẳn trước: từ văn – thơ chở đạo, nói chí của mô hình trung đại chuyển sang quan niệm xem văn chương như một hoạt động nghệ thuật đi tìm và sáng tạo cái đẹp, từ văn chương để răn đời sang văn chương để hiểu đời. Tình trạng “văn, sử, triết bất phân” đã không còn tồn tại trong văn học thời kỳ này. Cùng với những thay đổi ấy, văn học thật sự thoát khỏi những quan niệm thẩm mĩ, hệ thống thi pháp trung đại (quy phạm, ước lệ dày đặc, sùng cổ, phi ngã...) để hướng đến thi pháp văn học hiện đại (đề cao tiếng nói cá nhân, sáng tạo trên cơ sở phiêu liêu của trí tưởng tượng cá nhân, ngôn ngữ gần gũi với đời sống, giàu cá tính, giọng điệu mang tính đối thoại, thuộc phạm trù điệu nói)[32, tr 33].

(2) Quá trình hiện đại hóa còn được thể hiện ở sự hình thành và xác lập hệ thống thể loại mới có nguồn gốc phương Tây (thơ – kịch – tiểu thuyết thay thế cho văn – thơ – phú –lục). Phóng sự, phê bình văn học cũng là những thể loại xuất hiện trong tiến trình hiện đại này;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.


(3) Quá trình hiện đại hóa văn học cũng gắn liền với hiện đại hóa ngôn ngữ văn học và việc sử dụng chữ quốc ngữ thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm. Có thể xem đây là “bước ngoặt quan trọng của đời sống văn hóa Việt Nam trong xu thế tiến ra phạm vi thế giới” [32, tr 35]. Chữ quốc ngữ sẽ giúp cho quá trình tiếp xúc với văn hóa Âu Tây diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời với ưu thế giản tiện dễ đọc, dễ viết, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày nên dễ dàng trong khả năng biểu đạt đời sống, kể cả những điều nhỏ nhặt nhất. Điều này dẫn đến thúc đẩy được sự phát triển của văn xuôi theo tinh thần hướng tới thực tại.

Phan Khôi với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 6

(4) Hiện đại hóa còn thể hiện ở sự thay đổi chủ thể sáng tạo: từ các nhà nho sang kiểu nhà văn nghệ sĩ mang tính chuyên nghiệp, những trí thức Tây học ngấm sâu tinh thần thời đại mới. Kéo theo đó là sự thay đổi về công chúng văn học: từ tầng lớp nho sĩ sang tầng lớp thị dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên – những người nhạy bén với những tư tưởng canh tân, lối sống mới.

Như vậy, hiện đại hóa đã diễn ra rộng khắp trên mọi hoạt động văn học và làm biến đổi toàn diện, sâu sắc diện mạo văn học Việt Nam. Đây chính là sự biến đổi, một bước chuyển mang tính chất hệ hình.

2.1.2. Sự xuất hiện của mẫu hình trí thức duy tân

Cuộc tiếp xúc và thâm nhập văn hóa, văn học phương Tây vào Việt Nam được đánh dấu ở những tờ báo, những ấn phẩm văn xuôi quốc ngữ, những bản dịch thơ La Fontaine, truyện A. Dumas của một số công chức người Việt làm việc cho chính quyền thực dân – những người được đào tạo từ trường Pháp, thành thạo ngôn ngữ và văn hóa Pháp, như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản... Có thể nhận thấy rằng, “tiếng Pháp là cầu nối đưa họ đến với tư tưởng và văn hóa phương Tây, còn chữ quốc ngữ là công cụ để họ thực hiện sứ mệnh canh tân


văn hóa nước nhà” [47, tr 53]. Và lực lượng trí thức này đã góp phần tạo ra sự thay đổi diện mạo văn học Việt Nam, trở thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc canh tân văn hóa, văn học diễn ra trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Thật ra đã có một sự chuyển giao âm thầm giữa các thế hệ trí thức Việt lúc bấy giờ nhưng dù khác nhau về quan điểm và cung cách ứng xử văn hóa đến thế nào thì điểm chung ở họ vẫn là ở ý thức, tinh thần dân tộc.

Trước hết phải nhắc đến sự đóng góp đáng kể của thế hệ các nhà nho - sĩ phu, thủ lĩnh phong trào Duy tân ở Việt Nam lúc này như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng... Khi đất nước hoàn toàn mất hẳn quyền tự chủ, họ đã thức nhận rằng “để cứu được nước phải tìm một con đường khác – đó là con đường tiếp nhận văn minh phương Tây và dân chủ hóa đất nước, nhằm thay đổi tình trạng hủ lậu, thấp kém của văn minh phương Đông” [92, tr 81]. Như vậy, một đội ngũ trí thức mới (nho sĩ – trí thức yêu nước có đầu óc canh tân) đã được hình thành. Họ tiếp thu tư tưởng tiến bộ văn minh phương Tây qua làn sóng Tân thư để phục vụ cho nhu cầu giải phóng dân tộc và phát triển văn hóa; tổ chức trường Đông Kinh nghĩa thục hướng đến thực hiện nền học mới, đả kích lối học cũ và bài xích sự lạc hậu của các nhà nho bảo thủ. Điều này được minh định cụ thể khi tiếp cận một công trình (là bản in gỗ được lưu trữ tại Thư viện Khoa học quốc gia với Ký hiệu A.567) do nhà trường Đông kinh nghĩa thục phát hành trong thời kỳ nhà trường hoạt động. Nội dung của công trình gồm ba bài. Bài đầu (cũng là bài chính): Văn minh tân học sách nêu rõ tinh thần nền học mới mà nhà trường thực hiện; Bài thứ hai, dưới đầu đề Cáo hủ lậu văn (bài nói với các nhà nho hủ lậu) nhằm mục đích đả kích lối học cũ, và tinh thần lạc hậu của các nhà nho bảo thủ.; Bài thứ ba: Tính khán Cao-ly vong quốc chi thảm trạng (Hẵng nhìn xem tình trạng đau đớn của người Cao –ly


mất nước). Qua bản dịch của Đăng Thai Mai về hai bài đầu đã cho thấy rất rõ tinh thần canh tân của các nhà nho tiến bộ tham gia phong trào Đông kinh nghĩa thục.

Bằng tinh thần nhập thế họ đã rất tích cực trong việc giới thiệu, truyền dẫn tư tưởng văn hóa, văn minh Tây phương vào Việt Nam theo nhiều cách khác nhau nhằm góp phần nâng cao trí dân trí, xây dựng môi trường xã hội dân chủ. Đặc biệt, việc truyền bá chữ quốc ngữ trong quần chúng như một hoạt động văn hóa – chính trị và để rồi chữ quốc ngữ cũng đã trở thành công cụ đắc lực cho cuộc vận động phong trào duy tân tự cường, và văn chương cũ thay đổi theo nhu cầu canh tân văn hóa xã hội.

Sau thế hệ các sĩ phu khởi xướng sự nghiệp canh tân đất nước là một đội ngũ khá đông những người cầm bút với tư cách trí thức tự do như Nguyễn Bá Học, Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn, Trần Trọng Kim, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Khắc Hiếu, Phan Khôi.... Với chủ trương tranh thủ tiếp xúc với văn hóa Pháp (qua học đường và qua phong trào báo chí, xuất bản đã được khởi động trong hai thập niên đầu thế kỷ XX), họ đã sôi nổi tham gia vào các hoạt động xã hội, văn chương, học thuật đương thời. Với “vốn kiến thức sâu về văn hóa phương Đông, nhưng cũng không hoàn toàn xa lạ với văn hóa phương Tây” [92, tr 85] họ đã gặp nhiều thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra và trở thành thành lực lượng quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa văn hóa, văn học dân tộc.

Báo chí và nghề làm báo ra đời, phát triển cũng ảnh hưởng nhiều đến đội ngũ trí thức mới chọn con đường cầm bút để lập thân. Và xét ở một phương diện khác, xuất bản và báo chí đã trở thành nhân tố thúc đẩy tính chuyên nghiệp của văn học, mang lại thuộc tính mới cho văn học, đời sống tinh thần mới cho người cầm bút. Đặc biệt trong thời kỳ chưa có nhà xuất bản như những năm đầu thế kỷ XX ở Việt Nam thì mối quan hệ giữa văn học và


báo chí càng trở nên mật thiết. Hệ thống báo chí phát triển mạnh và có vai trò rất lớn đối với quá trình hiện đại hóa văn học. Báo chí trở thành một mảnh đất màu mỡ để văn học gieo trồng phát triển. Bên cạnh đó, báo chí thời kỳ này còn là cơ sở quan trọng để hình thành nên một đội ngũ sáng tác văn học bằng chữ quốc ngữ. Kiểu nhà văn chuyên nghiệp xuất hiện với mục đích sáng tác không còn là “trí quân trạch dân” như truyền thống mà hướng đến đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người và xã hội đương thời. Thật đúng như nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp đã nhận xét: “ Bên cạnh các trí thức Tây học, những nhà nho thức thời và nhập thế cũng là người tích cực giới thiệu văn hóa, tư tưởng nước ngoài với mục đích mở mang hiểu biết, nâng cao dân trí, tạo dựng môi trương dân chủ. Các tờ Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn, Nam phong tạp chí, Tri Tân, Thanh Nghị... với sự góp mặt của Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Đinh Gia Trinh... đã góp phần tạo nên trường tri thức mới đối với sự chuyển đổi ý thức hệ trung đại sang bờ hiện đại” [32, tr 29]. Báo chí lúc này, vì thế trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp cho sự phát triển văn học dân tộc theo hướng hiện đại hóa.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, bắt nguồn từ hoàn cảnh văn hóa xã hội với những biến chuyển mạnh mẽ của buổi giao thời, báo chí đã tác động đến sự hình thành lực lượng trí thức mới. Bên cạnh các nhà cựu học, các nhà nho duy tân cùng trí thức Tây học lần lượt xuất hiện. Và trong đội ngũ trí thức này Phan Khôi là gương mặt đặc biệt.

2.1.3. Hoạt động báo chí – con đường nhập thế, dấn thân của Phan Khôi

2.1.3.1. Viết cho Đăng cổ tùng báo– dấn thân vào cuộc vận động canh tân xã hội của phong trào duy tân yêu nước

Phan Khôi (1887–1959) sinh ở làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân sinh ông là Phan Trân, đỗ phó bảng dưới triều vua Thành Thái, làm quan đến tri phủ nhưng vì bất hòa với viên công sứ Pháp nên bỏ về


hưu sớm. Thân mẫu là Hoàng Thị Lệ, con gái Hoàng Diệu. Quê hương Phan Khôi là một vùng đất trù phú nằm giữa hai nhánh của sông Thu Bồn và sông Vu Gia nên có vị trí địa lý thuận lợi cho nuôi trồng và giao thương buôn bán. Nơi đây cũng là quê hương của rất nhiều nhà nho Duy tân như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Phan Thành Tài... Nổi tiếng là một sĩ tử thông minh nhưng Phan Khôi chỉ đỗ tú tài trong kỳ thi Hương năm 1906 tại Huế. Mặc dù được các bậc tiền bối như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng đánh giá cao (khi xem lại bản nháp các bài thi) và tiên liệu khả năng sẽ đạt được kết quả xứng đáng hơn trong các kỳ thi tiếp tục ở những năm sau song Phan Khôi đã quyết tâm từ bỏ con đường khoa cử. Ông sớm thức nhận cần phải thoát khỏi môi trường văn hóa chật hẹp, lạc hậu trì đọng này.

Hưởng ứng phong trào Duy tân Phan Khôi là người đầu tiên dám cắt đi búi tóc (biểu tượng của chế độ phong kiến hàng trăm năm đè nặng trong tư tưởng người dân Việt), đồng thời rất tích cực trong việc tự học tiếng Pháp và vận động người dân học chữ quốc ngữ. Trong hồi ký Nhớ cha tôi Phan Khôi, con gái của Phan Khôi là bà Phan Thị Mỹ Khanh đã kể lại rằng: Khi quyết tâm bỏ thi chữ Hán, Phan Khôi quay sang học tiếng Pháp với một người bà con trong họ tộc là Phan Thành Tài. Đồng thời lúc này ông cũng tranh thủ dạy chữ quốc ngữ và chữ Hán cho trường Diên Hồng, do Hội buôn Diên Phong mở để làm trụ sở hợp pháp cho phong trào Duy Tân, Quảng Nam.

Cũng chính từ sự chủ động tiếp thu văn hóa phương Tây này, Phan Khôi đã có nhận thức sâu sắc hơn rằng, muốn thay đổi vận mệnh đất nước cần nâng cao dân trí, đồng nghĩa với việc trước hết phải gắn liền với việc nới rộng không gian văn hóa.

Đăng cổ tùng báo (1907) là tờ báo đầu tiên mà Phan Khôi tham gia viết bài với bút hiệu Tout seul (cô đơn). Đây là tờ báo viết bằng chữ Hán, chủ xướng từ nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngay từ khi cộng tác, Phan Khôi đã xác định sứ mệnh của mình là dấn thân vào cuộc vận động canh tân đất nước


nhằm phục quốc cùng các nhà duy tân yêu nước. Tuy nhiên sự lựa chọn này ở Phan Khôi đã bị ngăn cản bởi sự khủng bố của thực dân Pháp. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục và tờ Đăng cổ tùng báo bị giải thể, đình bản. Lánh về Nam Định để tiếp tục việc học tiếng Pháp với Nguyễn Bá Học song do bị mật thám theo dõi hạch sách nên Phan Khôi phải quay lại Quảng Nam. Năm 1909, ông ra Huế xin vào lớp nhì trường Pellerin để thực hiện cho tới cùng việc học tiếng Pháp. Tuy nhiên vì dính líu đến vụ “xin xâu” (chống sưu thuế) ở Quảng Nam, bị kết tội “chống đối nhà nước bảo hộ” nên ông đã bị bắt giam cùng một số chí sĩ như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Thúc Duyện, Trần Cao Vân, Mai Dị.... Phan Khôi bị kết án ba năm tù. Công cuộc vận động Duy tân bán công khai theo đường lối Phan Châu Trinh coi như bị dập tắt.

Trong tù, Phan Khôi vẫn âm thầm học tiếng Pháp vì ý thức đó là phương tiện để tiến gần với văn minh phương Tây. Ra tù, với vốn Hán học uyên thông ông mở lớp dạy chữ Hán song ông vẫn khuyên học trò nên theo học chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Lúc này, mặc dù vẫn tham gia các vận động bí mật thuộc Việt Nam Quang phục hội của Phan Bội Châu nhưng ông đã không còn mặn mà lắm với các trào lưu chính trị và chính thức chấm dứt hoạt động này vào năm 1914.

Như vậy, khoảng thời gian từ một nhà nho truyền thống đến một nhà nho duy tân nếm trải đủ những thăng trầm thời thế được xem là giai đoạn “tìm đường” của Phan Khôi. Sau tất cả những biến cố thời cuộc Phan Khôi đã có một thức nhận mới giúp ông có “bước chuyển”, đó là hướng đến hoạt động tri thức chuyên nghiệp với tư cách một nhà ngôn luận, tác động đến xã hội bằng ngôn luận.

1.1.3.2. Viết cho Nam Phong tạp chíLục tỉnh tân văn(từ 1918 đến những năm 1920) – dấn thân vào con đường viết báo chuyên nghiệp

Phan Khôi chính thức bước vào nghề báo năm 1918 khi được giới thiệu vào làm cho Nam Phong tạp chí, một tờ báo xuất bản tại Hà Nội (do Phạm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2022