VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
______________
HOÀNG THỊ HƯỜNG
PHAN KHÔI
VỚI QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Có thể bạn quan tâm!
- Phan Khôi với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 2
- Những Đánh Giá, Nghiên Cứu Khái Quát Về Thân Thế Và Sự Nghiệp Phan Khôi
- Những Đánh Giá, Nghiên Cứu Về Ảnh Hưởng Của Phan Khôi Đối Với Ngôn Ngữ Dân Tộc
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
______________
HOÀNG THỊ HƯỜNG
PHAN KHÔI
VỚI QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số : 9220121
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp
2. TS. Phạm Thị Thu Hương
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án
Hoàng Thị Hường
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
* MỞ ĐẦU 1
1. Tính c ấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 6
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6
7. Cơ c ấu của luận án 7
* Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8
1.1. Tình hình sưu tập, phục chế di sản P han Khôi 8
1.2 Phan Khôi trong các bài nghiên c ứu, đánh giá 14
* Chương 2: PHAN KHÔI - TỪ KHÁT VỌNG CANH TÂN XÃ HỘI ĐẾN HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, VĂN HỌC 35
2.1. Hiện đại hóa và sự xuất hiện mẫu hình trí thức duy tân 35
2.2. Những vấn đề cơ bản trong canh tân tư tưởng, xã hội, văn hóa của Phan Khôi 49
2.3. Hoạt động văn hóa, văn chương c ủa Phan Khôi 57
* Chương 3: PHAN KHÔI VÀ VIỆC CANH TÂN THƠ VIỆT 75
3.1. Những thi tho ại của P han Khôi – thẩm định và thẩm định mới về thơ 75
3.2. Tuyên ngôn về thơ mới của Phan Khôi 89
3.3. Những hiệu ứng từ quan niệm mới về thơ của P han Khôi 94
* Chương 4: VĂN XUÔI TỰ SỰ PHAN KHÔI GIỮA CÁC HÌNH THỨC TỰ SỰ VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX 105
4.1. Tả thực trong văn xuôi tự sự của P han Khôi 105
4.2. Xu hướng luận đề trong văn xuôi tự sự của P han Khôi 116
4.3. Trạng thái lưỡng lự trong văn xuôi tự sự của Phan Khôi 123
* KẾT LUẬN 147
* DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
* TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong cảnh quan đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX – thời kỳ xảy ra “cuộc biến thiên vĩ đại”, trước nguy cơ bị phương Tây đồng hóa, văn hóa phương Đông buộc phải thích ứng bằng những lựa chọn khác nhau, Phan Khôi (1887-1959) là một trong những người tiên phong và quyết liệt chọn hướng đi canh tân. Qua gần chục tờ báo cộng tác hoặc làm chủ bút, với hàng trăm bài nghị luận, bút chiến sắc sảo, Phan Khôi đã khẳng định vị trí bậc thầy trong thể báo chí chính luận về xã hội, văn hóa, văn nghệ - tạo tiền đề cho cuộc cách tân, hiện đại hóa của văn hóa và văn học Việt Nam. Ông được định vị là người mở đường cho loại hình phê bình văn học ở nước ta theo hướng dân chủ hóa và hội nhập Đông –Tây. Vai trò của ông trong trong việc tìm hướng đi mới cho thơ Việt hiện đại cũng đã được khẳng định. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, suốt một thời gian dài Phan Khôi dường như bị lãng quên. Những năm gần đây, trong xu thế đổi mới, di sản của Phan Khôi đã được phục chế khá đầy đủ, cung cấp cơ sở cho việc đánh giá lại hiện tượng này trong đời sống văn hóa, văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
1.2. Trong chặng đường hiện đại hóa văn hóa, văn học, đến những năm 1930-1940, văn học Việt Nam được xem là chín muồi với sự định hình về quan niệm và cách viết hiện đại. Song đây là một quá trình chuẩn bị lâu dài và cần đến những nhân tố mang tính đột phá, Phan Khôi chính là người đảm đương vai trò đó. Theo nhận định của Lại Nguyên Ân, Phan Khôi hiện diện trước xã hội và cuộc đời chỉ với tư cách nhà báo nhưng qua báo chí, Phan Khôi đã chủ trương đổi mới văn học một cách mạnh mẽ, thậm chí hình thành riêng cho mình quan niệm rất hiện đại, đem đến cú hích đáng kể, tạo tiền đề cho văn học Việt Nam đi tới hiện đại hóa. Hơn nữa, hiện đại hóa ở Việt Nam
những năm đầu thế kỷ XX là một sự chuyển đổi trên mọi phương diện, từ quan niệm văn chương đến việc hình thành các hình thức viết mới, Phan Khôi đã có vị trí ra sao trong toàn bộ công cuộc đổi thay đó? Đấy là vấn đề cần được tiếp tục tìm hiểu, giải quyết.
1.3. Hiện đại hóa là một vấn đề mang tính qui luật, nhưng ở trường hợp Việt Nam, nó còn là sản phẩm của quá trình thực dân hóa, là quá trình nhiều thế hệ trí thức kiếm tìm và kiến tạo bản sắc dân tộc trong tình cảnh vong quốc. Hơn nữa, Việt Nam đi về phía hiện đại, nhập vào quỹ đạo chung của cả thế giới từ truyền thống văn hóa vùng Đông Á trong tình thế bị áp đặt. Tình huống đó khiến cho tiến trình hiện đại hóa của Việt Nam trở thành một bước chuyển bất thường, và ở đó nhiều giá trị truyền thống buộc phải bị phán xét, thậm chí chối bỏ trong khi nhiều giá trị ngoại lai khác được thừa nhận, cổ súy du nhập vào đời sống tinh thần dân tộc. Trạng thái phức tạp này được hiện hữu trong nhiều trường hợp mà Phan Khôi là đại diện tiêu biểu.
Vì vậy, khảo sát, tìm hiểu Phan Khôi với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là một công việc cần thiết để đánh giá đúng vị trí, vai trò của Phan Khôi trong lịch sử văn học dân tộc; đồng thời cung cấp một cách nhìn khách quan, toàn diện hơn về một hiện tượng văn hóa – văn học Việt Nam, để Phan Khôi không còn là “người xa lạ”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát, phân tích những hoạt động văn học, bao gồm cả báo chí trên toàn bộ cuộc đời cầm bút của Phan Khôi để hiểu đúng vị trí văn học sử và đóng góp của ông đối với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, phân tích tác phẩm (báo chí, văn xuôi tự sự, thơ, những dịch
phẩm...) của Phan Khôi từ cái nhìn đồng đại và lịch đại.
- Phân tích, biện luận ý nghĩa lịch sử của các tác phẩm đó với tư cách một bộ phận trong tổng thể hoạt động văn hóa – xã hội của Phan Khôi, từ đó đánh giá đóng góp của ông đối với quá trình hiện đại hóa văn học Viêt Nam những năm nửa đầu thế kỷ XX.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận án chú trọng nghiên cứu các lĩnh vực hoạt động tư tưởng, văn học và báo chí của Phan Khôi (về báo chí tập trung vào các bài viết mang tính phản biện xã hội, tranh luận văn chương; về sáng tác văn học tập trung vào những tác phẩm mang tính mở đường và những bài viết thể hiện cách tân về quan niệm và lối viết).
- Đặt hoạt động sáng tác văn học và báo chí của Phan Khôi trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt nửa đầu thế kỷ XX.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tất cả sáng tác văn học của Phan Khôi bao gồm: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ (sáng tác những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt từ 1918 đến 1940)
- Các tác phẩm báo chí của Phan Khôi liên quan đến vấn đề cách tân tư tưởng, đổi mới cách viết, đổi mới hình thức viết, và quan niệm về nghệ thuật văn chương...
- Các dịch phẩm của Phan Khôi.
Bên cạnh đó, tác phẩm báo chí và văn học của một số nhà văn, nhà báo cùng thời với Phan Khôi được dùng để so sánh và đối chiếu.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận: Như trên đã nói, cuộc đời cầm bút của Phan Khôi nằm trong quá trình hiện đại hóa văn hóa và văn chương Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tức là các hoạt động văn hóa văn chương của Phan Khôi nằm
trong bước chuyển từ trung đại phương Đông sang cận hiện đại phương Tây và ở tình thế xã hội Việt Nam bị thuộc địa hóa. Đây cũng là quá trình thay đổi mang tính cách mạng, hay có thể diễn đạt bằng một khái niệm do Thomas Kuhn từng đề xuất là quá trình “thay đổi hệ hình” (paradigm shift) [79]. Theo diễn giải của Kuhn, quá trình thay đổi này đã tạo “một bước chuyển mang tính cách mạng trong toàn bộ hệ hình tri thức” [207, tr 18], bao gồm: thế giới quan, khung khổ tri thức, ngôn từ biểu đạt, những tín niệm, giá trị và kỹ thuật chung,... Chính từ bối cảnh này đòi hỏi vấn đề hiện đại hóa ở Phan Khôi cần được soi sáng từ quan niệm về sự thay đổi hệ hình.
Thêm nữa, biểu hiện của biến động hệ hình đó lại là hệ quả của nhiều tác nhân chi phối, như quyền lực chính trị, truyền thống chung, trải nghiệm cá nhân,... Điều này cho thấy các hoạt động văn hóa nói chung, văn chương nói riêng của Phan Khôi cũng phải được nhìn nhận, diễn giải như một hoạt động diễn ngôn trong thời kỳ thực dân của Việt Nam: hiện đại hóa trên nền tảng của văn hóa Đông Á ngót nghìn năm, và từ toàn bộ tri thức cùng hệ quan niệm của cá nhân Phan Khôi. Và bản thân Phan Khôi cũng cần được xem là hệ quả của một kiến tạo xã hội (socical construction), được hình thành trong sự tương tác giữa bản ngã (sefl) và kẻ khác (other) [163, tr 47].
Bối cảnh diễn ngôn này cũng sẽ là cơ sở để luận án nhìn nhận các hình thức viết của Phan Khôi theo thi pháp học, gồm thi pháp lịch sử hoặc thi pháp thể loại và lý thuyết tự sự học.
Bên cạnh đó, việc coi những chuyển đổi đầu thế kỷ XX là một thay đổi hệ hình cũng đòi hỏi đề tài phải được tiếp cận từ văn hóa học, cụ thể là nhìn nhận sự nghiệp cầm bút của Phan Khôi nói chung và các vấn đề liên quan đến sáng tác văn chương ở Phan Khôi nói riêng trong mối liên hệ với các thành tố văn hóa khác. Đây là hướng tiếp cận được sử dụng xuyên suốt trong quá trình triển khai luận án.