Cảm Quan Tính Dục Và Thân Phận Người Phụ Nữ Trong Văn Học Việt Nam Từ Thế Kỷ Xviii Đến Cuối Thế Kỷ Xix

tam cương, ngũ thường. Và cuối cùng, ước mơ của nữ sĩ họ Hồ vẫn mãi chỉ là mơ ước: “Ví đây đổi phận làm trai được”!

2.3.3. Cảm quan tính dục và thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX

Hai thế kỷ XVIII và XIX cũng chứng kiến tiếng nói bênh vực nữ quyền của nhà Nho giàu lòng nhân ái. Ba kiểu nhân vật phụ nữ đều do nhà văn – nhà Nho sáng tác đã tạo nên một “cơn sốt” thực sự cho giai đoạn văn học này, đó là: người chinh phụ (vợ lính), người cung nữ và người kỹ nữ.

Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (theo sử sách ghi chép lại thì ông sinh ra và mất ở đầu thế kỷ XVIII) nguyên tác bằng chữ Hán là một tác phẩm viết về người vợ lính trong cuộc sống đời thường. Khi người chồng đi đánh trận xa, nhiều năm không tin tức và cũng không rõ ngày về, người chinh phụ có những giấc mơ gặp chồng; có những cảm nhận cô đơn trên chiếc giường trống vắng và có cả nỗi lo về tuổi xuân đang qua đi uổng phí. Có thể nói, nhân vật chinh phụ chỉ là cái cớ để tác giả Đặng Trần Côn lên tiếng nói giùm cho những người phụ nữ quý tộc với khát khao sâu kín nhưng lại vô cùng sôi nổi về hạnh phúc lứa đôi đầy màu sắc nhục thể. Tác phẩm chứa đựng tư tưởng đòi quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người. Tác phẩm này đã được nhiều người dịch sang thơ Nôm và theo thông tin của Viện nghiên cứu Hán Nôm mà chúng tôi được biết thì hiện nay còn giữ được 07 bản dịch. Hiện tượng có nhiều bản dịch Chinh phụ ngâm như thế cho thấy “làn sóng tư tưởng mạnh mẽ đối với tư tưởng đặt ra trong tác phẩm” [66, tr.100].

Vào giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, ở Việt Nam xuất hiện một trào lưu viết về đề tài người cung nữ, trong đó Cung oán ngâm khúc của nhà Nho Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798) là một tác phẩm tiêu biểu. Thực tế, nhân vật cung nữ là một kiểu nhân vật khá truyền thống trong văn học phương Đông, nhưng ở Việt Nam, đến giai đoạn này mới được nhà Nho chú ý khai thác. Đây là một kiểu nhân vật nữ có nhan sắc nhưng bất hạnh vì chế độ cung nữ. Đoạn trích nỗi sầu oán của người cung nữ gồm 36 câu (từ câu 209 đến câu 244) của tác phẩm. Nhà thơ đã đặc tả tâm

trạng chua chát, cay đắng của người cung nữ: “Trong cung quế âm thầm chiếc bóng/ Đêm năm canh trông ngóng lần lần/ Khoảnh làm chi bấy mùa xuân!/ Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi”.

Dưới chế độ phong kiến, khi hàng trăm hàng ngàn cung nữ xinh đẹp phải phục vụ cho nhu cầu ăn chơi, giải trí của một ông vua, thì tất nhiên, đời sống tình dục của họ vô cùng cơ cực. Tác giả đã tái hiện cảm giác khoái lạc của cung nữ khi được sủng ái và sự đau buồn khi bị thất sủng. Cung oán ngâm khúc vì thế mang đặc điểm nữ quyền nổi bật.

Tác gia – nhà Nho Nguyễn Du (1765 – 1820) là người đi xa hơn cả trên con đường đấu tranh cho nữ quyền. Nhân vật chính trong Truyện Kiều là Thúy Kiều – một người con gái lương thiện, có khát vọng mạnh mẽ về tình yêu tự do, nhưng lại bị xã hội đẩy vào thân phận kỹ nữ, bị đầy đọa cả về thể xác lẫn tinh thần. Đây thực tế không phải chỉ là bi kịch của riêng nàng Kiều mà còn là bi kịch chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cách ứng xử không theo chuẩn mực Nho giáo trong tình yêu của Thúy Kiều với Kim Trọng chính là điểm mấu chốt mà nhà văn, nhà thơ thiên tài Nguyễn Du muốn gửi gắm đến độc giả.

Cả ba nhân vật nữ trong những tác phẩm nêu trên đều là những người phụ nữ xinh đẹp và được nhà Nho nhìn nhận từ quan điểm “hồng nhan bạc mệnh”. Quan niệm “hồng nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đố” vốn dĩ là mệnh đề phổ biến trong tư tưởng Nho gia. Tuy nhiên, vào thời kỳ thoái trào của Nho học, Nho sĩ Việt Nam đã dùng mệnh đề này để tiếp cận chủ nghĩa nữ quyền theo cách riêng của họ. Và điều đáng nói ở đây là họ thực sự có ý thức lên án chế độ xã hội nam quyền đã đày đọa những phận “hồng nhan”.

Kể từ khi nền văn học dân gian định hình, trở thành món ăn tinh thần trong lòng công chúng và kể từ khi nền văn học Trung đại Việt Nam được đến với độc giả thì vấn đề phái tính và nữ quyền là vấn đề luôn được đặt ra róng riết. Người phụ nữ Việt Nam trong văn học dân gian hiện lên thật đẹp và hình ảnh của họ như đã tiếp thêm sức mạnh cho những câu ca dao phản kháng dù còn yếu ớt và còn “nhạt”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Văn học Trung đại đã đánh dấu một bước tiến mới về vấn đề phái tính và giải phóng nữ quyền mà Hồ Xuân Hương dường như là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam dám thể hiện công khai. Tuy vậy, bản thân nữ sĩ họ Hồ và một số nhà Nho tiến bộ khác vẫn không thể vượt qua được ngưỡng cửa của những “gác tía”, “lầu son” do những điều kiện khác nhau của nhận thức và của cuộc sống. Cuộc đấu tranh cho phái tính và nữ quyền mới ở khúc dạo đầu.

2.4. Ý thức phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam trước năm 1975

Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu - 7

2.4.1. Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945

Năm 1858, giặc Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Từ 1858 đến hết thế kỉ XIX, thực dân Pháp chủ yếu hoạt động về quân sự. Đến đầu thế kỉ XX, chúng mới tiến hành khai thác thuộc địa về mặt kinh tế. Sau hai cuộc khai thác lần thứ nhất và lần thứ hai, cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc. Từ Nam chí Bắc, nhiều đô thị, thị trấn mọc lên như những trung tâm kinh tế, văn hoá, hành chính của xã hội thực dân. Giao lưu văn hóa Đông – Tây ngày càng được mở rộng, tinh thần dân tộc được đề cao. Chúng ta thực sự bước vào “cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam mấy mươi thế kỷ” [86, tr.17].

Những chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đã tạo nên sự phân tầng xã hội, kéo theo sự ra đời của giai cấp công nhân, trong đó có giai cấp công nhân và tầng lớp những người lao động tham gia nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như giáo viên, thư ký, bảo mẫu, con sen, đầu bếp, y tá, hộ sinh, … mà nhiều người trong số họ là lao động nữ. Phụ nữ không chỉ làm việc trong các đồn điền, xí nghiệp mà còn làm việc tại nhà riêng của những ông Tây, bà Đầm, những gia đình quý tộc phong kiến và bắt đầu làm quen với cuộc sống đô thị. “Từ chỗ bị lợi dụng và bóc lột, phụ nữ dần ý thức được thân phận của mình và bắt đầu cất tiếng nói đòi bình đẳng. Năm 1918, lần đầu tiên một tờ báo dành riêng cho phụ nữ đã ra đời (Nữ giới chung), do một phụ nữ làm chủ bút là Sương Nguyệt Anh. Nhiều phụ nữ bắt

đầu xuất hiện trên văn đàn, báo chí, những lĩnh vực trước đây chủ yếu do nam giới nắm quyền”. [17, tr.2].

Để thuận tiện cho sự cai trị, người Pháp buộc phải mở trường học để dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp mà trước hết là để đáp ứng nhu cầu học hành của chính con cái họ và sau đó là mong muốn đào tạo những thông dịch viên phục vụ cho việc thông dịch những chính sách, chủ trương của “nước Mẹ”. Và vì thế, lần đầu tiên, nhiều người Việt Nam, trong đó có phụ nữ, được tiếp xúc với một nền giáo dục Tây học và bắt đầu tiếp nhận ảnh hưởng của làn sóng tân thư. Kể từ đây, ý thức dân chủ và bình đẳng giới đã bắt đầu xuất hiện và dần phát triển một cách tự giác.

2.4.1.1. Phan Khôi và Manh Manh nữ sĩ: Khúc dạo đầu của phê bình nữ quyền trong văn học đầu thế kỷ XX

Đầu thế kỷ XX, bên cạnh những cây bút nam giới đã khá quen thuộc trên văn đàn Việt Nam thời bấy giờ như Phan Khôi, Trần Trọng Kim, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Nguyễn Phan Long, Cao Văn Chánh, Diệp Văn Kỳ,… thì những cây bút nữ như Manh Manh nữ sĩ, Vân Hương nữ sĩ, Nguyễn Thị Hồng Đăng, Lê Thị Huỳnh Lan, Đạm Phương nữ sĩ, Phan Thị Bạch Vân,… đã có những trao đổi, tranh luận trên văn đàn, đưa ra những cách nhìn nhận, những quan điểm về vấn đề nữ quyền. Tuy nhiên, có thể nhận thấy hầu hết các tư tưởng nữ quyền trong văn học giai đoạn này mặc dù rất sôi nổi nhưng thường nặng về vấn đề phong trào, tập trung vào phương diện xã hội nhiều hơn.

Phan Khôi (1887 – 1959) là một học giả tên tuổi, một nhà văn, nhà thơ lớn, người đỗ Tú tài Hán học nhưng lại cổ vũ cho phong trào Thơ mới ngay khi phong trào vừa mới manh nha. Sinh ra ở Quảng Nam, Ông là người sớm tiếp thu tư tưởng mới, áp dụng tư tưởng duy lý phương Tây để phê phán những thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân Pháp. Phan Khôi từng tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục và làm việc cho một vài tạp chí ở miền Bắc. Vào năm 1928, Phan Khôi trở vào Nam viết cho các báo Thần Chung Phụ nữ tân văn.

Được coi là người tiếp nhận văn học từ ánh sáng của tư tưởng nữ quyền, những bài viết của Phan Khôi trên văn đàn là những bài viết có ý nghĩa hết sức sâu sắc ở phương diện phê bình văn học bởi Ông thường đi vào những vấn đề thuần văn học để lý giải, để nhận định và nhận diện những vấn đề đặc trưng, có ý nghĩa xã hội và thời đại.

Xuất thân Hán học, Phan Khôi là người cảm nhận rõ nhất sự thiệt thòi của những người phụ nữ trong xã hội cũ khi họ không được xã hội cho phép thụ hưởng một nền học vấn như nam giới. Ông cũng cho rằng điều thiệt thòi của nữ giới về mặt học vấn cũng chính là sự thiệt thòi của nền văn học nước nhà bởi tình trạng “rỗng” và “lép” đội ngũ tác giả nữ trong lịch sử văn chương:

“Bởi phụ nữ nước ta xưa nay đã chịu dốt nát từ đời nọ đời kia như vậy, cho nên trong đám chị em mình mà được một vài tay biết chữ, biết làm câu thơ, câu văn, thì đời đã cho là một sự lạ đời hiếm có. Những người biết chữ ấy, hãy còn để tiếng đến bây giờ, làm của báu cho những nhà cầm viết khi nào muốn khoe khoang cho nữ giới thì lại đem ra”; và “Nếu vậy thì chị em ta phải thú thiệt rằng nền văn học của nữ giới ta, từ xưa tới nay, chưa hề có bao giờ” [20].

Phan Khôi đưa ra hai luận điểm để luận giải về tầm quan trọng, về cái cần phải có trong mỗi tác phẩm văn học, đó là hình ảnh người phụ nữ.

Ở luận điểm thứ nhất, Ông cho rằng người phụ nữ là phái đẹp và những gì liên quan đến cái đẹp đều gắn với họ, còn tác phẩm văn học thì lại luôn hướng đến cái đẹp, hướng đến sự hoàn mỹ, vậy thì chẳng có lý do gì một tác phẩm hay và để lại dấu ấn trong mọi thời đại lại không phải là một tác phẩm viết về người phụ nữ. Để minh chứng cho luận điểm này, Phan Khôi đã đưa ra những kiệt tác của nền văn học cổ điển từ Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo đến Kinh thi của Trung Quốc; từ Sở từ của Khuất Nguyên đến những sáng tác đã trở thành kinh điển của các thi nhân bậc nhất trong thơ Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị; và ở Việt Nam, từ Truyện Kiều của Nguyễn Du đến Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn,… đều là những tác phẩm hướng đến người phụ nữ, lấy người phụ nữ làm trung tâm, lấy

cuộc đời, số phận với những thăng trầm của họ làm điểm tựa cho sự tồn tại vĩnh cửu của tư tưởng người cầm bút:

“Tôi rất lấy làm lạ rằng xưa nay bất kỳ nước nào cũng vậy, văn học là phần đàn ông, đàn ông đứng vào trung tâm của văn học, thì làm sao trong văn học, lại cứ hay nói đến chuyện đàn bà. Càng làm những áng văn chương hay chừng nào thì lại càng nói tinh về chuyện đàn bà chứng nấy” [21].

Ở luận điểm thứ hai, Phan Khôi đã đưa ra nhận định thuộc về thiên tính và đặc trưng nữ giới:

“Chúng ta có những cái tánh trầm tĩnh, nhẫn nại, dùng những cái tánh ấy mà nghiên cứu văn học, thì không có gì hạp cho bằng, có lẽ chúng ta theo nghề văn học còn dễ dàng hơn đờn ông nữa. Còn có một điều thích hiệp nữa, là văn học chuyên trọng về đường tình cảm, mà chúng ta là giống có tình cảm nhiều hơn đờn ông, thì thật là tiện lợi cho chúng ta biết mấy” [21].

Những lý lẽ trên của Phan Khôi quả thực mang tính hợp lý của nó. Thực tế, khi nhìn nhận khái niệm văn học nữ quyền, chúng tôi không có ý bác bỏ quan điểm cho rằng không phải tất cả sáng tác của các tác giả nữ đều thuộc về dòng văn học nữ quyền. Tiêu chí “văn học nữ quyền” ở đây không phải là giới tính của tác giả hay giới tính của nhân vật văn học mà là nội dung sáng tác phải có liên quan đến việc bảo vệ, bênh vực quyền sống của phụ nữ, giải phóng phụ nữ. Dù vậy, chúng tôi hoàn toàn đồng cảm với Phan Khôi bởi quan niệm người phụ nữ sẽ gần gũi và dễ dàng chiếm lĩnh thế giới văn chương hơn khi họ cầm bút sáng tác bởi phụ nữ vốn mang trong mình bản chất của sự nữ tính, sự yếu mềm, nhạy cảm, thiên về bộc lộ đời sống tình cảm bên trong mà đây cũng chính là thuộc tính và khuynh hướng của văn học. Tác phẩm văn học luôn phải đảm nhận vai trò quyến rũ độc giả của mình cũng như người phụ nữ nữ tính, mà nữ tính thì vô cùng quyến rũ và khiến người ta khó cưỡng lại.

Từ những quan điểm nêu trên, Phan Khôi cổ xúy mạnh mẽ cho việc xã hội hiện đại nên trao cho người phụ nữ cái quyền được trau dồi học vấn, để rồi với vốn

tri thức có được, người phụ nữ, theo một cách riêng, sẽ có những đóng góp cho xã hội bằng những sản phẩm trí tuệ mang màu sắc của riêng họ.

Đọc những bài viết của Phan Khôi, người ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng Ông thực sự là một học giả có tư tưởng lớn lao và vô cùng sâu sắc trong nghiên cứu và bảo vệ nữ quyền. Tư tưởng giải phóng phụ nữ của Phan Khôi, xét về mặt nào đó, có thể giải quyết triệt để cội rễ sinh ra sự bất bình đẳng nam nữ trong đời sống văn hóa nói chung và trong lĩnh vực văn học nói riêng.

Cùng với Phan Khôi, Manh Manh nữ sĩ cũng là một nhà báo sắc sảo trên văn đàn đương thời.

Manh Manh nữ sĩ tên thật là Nguyễn Thị Kiêm (1914 – 2005) là người được sinh ra ở Tiền Giang, nhưng sống ở Sài Gòn từ nhỏ. Là người hưởng ứng cho Phong trào Thơ mới do Phan Khôi đề xướng vào năm 1932, Manh Manh nữ sĩ đã có nhiều bài viết trên Phụ nữ tân văn, cổ vũ cho phong trào này. Không chỉ bảo vệ Thơ mới, Manh Manh nữ sĩ còn là người tham gia viết nhiều bài tham luận bênh vực nữ quyền, đòi bình đẳng với nam giới, đả kích các tập tục hủ bại như trọng nam khinh nữ, tảo hôn, đa thê.

Ngay từ khi vừa tham gia viết bài cho Phụ nữ tân văn, nữ sĩ Manh Manh cũng có bài diễn thuyết ủng hộ cho quan điểm của Phan Khôi về vai trò của người phụ nữ đối với văn chương và trí thức nhân loại, trong đó nhấn mạnh phong trào học thuật của phụ nữ ở các quốc gia tiên tiến:

“…Cái địa vị của đàn bà ở trong văn học cũng không phải là thấp thỏi gì, theo như nhiều người đã tưởng. Và cái ảnh hưởng của đàn bà đối với những bậc văn nhân tao sĩ cũng rất là nặng nề và thâm thiết, nhờ đó mà văn học phát đạt vô cùng [3].

Manh Manh nữ sĩ phân chia văn học thành hai thể loại chính là văn học khách quan và văn học chủ quan. Bà cho rằng nguyên do người phụ nữ bị đánh giá thấp và bị loại ra khỏi đời sống văn chương là vì họ không có năng lực của sự khách quan ấy. Và vì thế, Bà đề xuất việc phụ nữ cần phải nam hóa, mang trong

mình những suy nghĩ mang đặc tính của nam giới để đến với sự khách quan, nhưng đồng thời vẫn phải giữ bản sắc nữ giới của mình:

“Bởi vậy mà mới đây có sự cách mạng rất đáng chú ý ở làng văn nữ giới là sự nam hóa, nghĩa là sự đàn bà muốn hóa theo đàn ông. Sự nam hóa nầy là kết quả dĩ nhiên của cái phong trào nữ quyền thế giới.

Quyền lợi trong xã hội đã muốn hưởng ngang nhau thì địa vị trong văn học cũng không được cách vị. Đàn ông chê đàn bà không sở trường về lối khách quan nghị luận, đàn bà phải tỏ ra là có” [3].

Quan điểm đi tìm năng lực khách quan cho người phụ nữ của Manh Manh nữ sĩ như đã nêu ở trên, xét về khía cạnh nào đó lại mang tính chủ quan. Mặc dù vậy, cũng giống như Phan Khôi, Manh Manh nữ sĩ luôn nhấn mạnh rằng yếu tố cốt lõi tạo nên năng lực sáng tác của nữ giới chính là thế giới cảm xúc chủ quan phong phú, là đời sống nội tâm nhạy cảm.

Qua những bài viết của mình, Manh Manh nữ sĩ thể hiện cái nhìn sắc sảo, tinh tế và đầy biện chứng trong việc mở lối cho người phụ nữ đến với sáng tác văn chương và cho những người phụ nữ cầm bút. Manh Manh nữ sĩ đã trải lòng mình để đưa ra những quan điểm (dù có thể còn chút cải lương, khiên cưỡng), nhưng cùng với Phan Khôi, những luận điểm của bà là khúc dạo đầu cho một nền văn học nữ quyền Nam Bộ sau này.

2.4.1.2. Văn học Nam Bộ đầu thế kỷ XX: Từ người phụ nữ mù chữ đến người phụ nữ viết văn

Văn chương nữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX thực sự khởi sắc với sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ vốn bấy lâu bị phong kín bởi những quan niệm và định kiến. Nếu như trước đây, người phụ nữ phải cam chịu cảnh mù chữ, khiến người phụ nữ sắc sảo thông minh đến mấy cũng không thể đọc biết, mà chỉ nghe biết mà dùng ngón tay cái điểm chỉ vào những thứ văn bản mà đôi khi nó liên quan đến quyền lợi, thậm chí cả mạng sống của người phụ nữ. Người phụ nữ biết chữ và người phụ nữ viết văn – một điều lạ lẫm khó có thể hình dung nổi trong suốt thời kỳ phong

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023