Phan Khôi với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 2


4.2. Phương pháp nghiên cứu: Việc xác lập hướng tiếp cận các hoạt động văn chương của Phan Khôi như trên sẽ quy định những phương pháp chính để giải quyết đề tài: phương pháp văn học sử, phương pháp loại hình và phương pháp liên ngành.

- Phương pháp văn học sử: Luận án sẽ đặt các hoạt động văn học và báo chí của Phan Khôi trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, đồng thời phân tích tác động của bối cảnh lịch sử, văn hóa – xã hội đến quan điểm, tư tưởng sáng tác, tinh thần học thuật của Phan Khôi.

- Phương pháp loại hình: Dựa vào đặc điểm chung của mẫu hình trí thức - nghệ sĩ duy tân trong giai đoạn giao thời của xã hội Việt Nam để phân tích, lý giải những hoạt động học thuật của Phan Khôi.

- Phương pháp liên ngành: Sử dụng, kết hợp tri thức của các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn hiện đại nhằm phân tích, lý giải một cách thỏa đáng hơn những đóng góp xuất sắc, đa dạng của Phan Khôi đối với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Bên cạnh đó các hiện tượng văn học sử còn có những yêu cầu riêng, phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu cụ thể của mỗi đề tài, nên trong trường hợp Phan Khôi, vấn đề hiện đại hóa văn chương còn đòi hỏi những phân tích sâu vào các hình thức thể loại chính (thơ, văn xuôi), vì thế những gợi ý của lý thuyết thi pháp học (thi pháp lịch sử, thi pháp thể loại) và tự sự học (ngôi kể, người kể chuyện, lời văn) sẽ cần thiết cho quá trình phân tích, luận giải vấn đề. Ngoài ra trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, chúng tôi cũng cụ thể hóa các phương pháp trên bằng một số thao tác, như: so sánh, tổng hợp và

phân tích.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Nghiên cứu một cách toàn diện đóng góp của Phan Khôi với tư cách là người mở đường cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

- Góp phần đánh giá chính xác vị trí văn học sử của Phan Khôi trong diễn trình văn học Việt Nam.

- Cung cấp nguồn tài liệu tham khảo về văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và tác giả Phan Khôi.

Phan Khôi với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 2

6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lí luận

- Luận án góp phần đánh giá đầy đủ hơn con đường hiện đại hóa văn chương dân tộc, bổ sung thêm một tiếng nói vào việc tìm hiểu tính quy luật và tính cụ thể của lịch sử phát triển một giai đoạn.

- Vận dụng một số gợi dẫn của lý thuyết hệ hình, quan niệm diễn ngôn khi tìm hiểu tác phẩm Phan Khôi trong bối cảnh hiện đại hóa Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, luận án sẽ là một khẳng định tính tích cực cho việc dẫn nhập các lý thuyết này vào thực tiễn văn học sử Việt Nam, đồng thời cũng có thể có những đề xuất hoặc điều chỉnh nhất định với bộ khung của các lý thuyết đó.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Các kết quả của luận án sẽ góp phần minh định lại một số nhận xét, đánh giá hoặc chưa đúng, hoặc quá khe khắt về Phan Khôi. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tham khảo cho việc “phục chế” những trường hợp tác giả bị lãng quên khác của văn học Việt Nam.

- Hiện đại hóa là một bài học đặc biệt đối với sự phát triển dân tộc nói chung, chính vì vậy, đây cũng sẽ là một tham khảo cho hoàn cảnh toàn cầu hóa hiện tại của Việt Nam.

7. Cơ cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai thành bốn chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu


Chương 2: Phan Khôi - từ khát vọng canh tân xã hội đến hoạt động văn hóa, văn học

Chương 3: Phan Khôi và việc canh tân thơ Việt

Chương 4: Văn xuôi tự sự của Phan Khôi giữa các hình thức tự sự Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX

Về nguyên tắc, việc định vị Phan Khôi trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam cần được tiến hành ở các phạm vi chính, là phê bình và sáng tác văn chương. Chương 3 và 4 của luận án thực hiện nhiệm vụ khảo sát, đánh giá Phan Khôi trong sự hình thành hai hình thức quan trọng nhất của văn học hiện đại là thơ mới và văn xuôi, tức là định vị Phan Khôi trong phạm vi sáng tác. Còn tư cách phê bình ở Phan Khôi trong sinh hoạt văn chương sẽ được đặt ở chương 2, mà không thiết kế thành một chương riêng, vì trên thực tế Phan Khôi luôn tranh luận, phê bình bằng báo chí và ông vốn không chuyên tâm về văn chương, văn chương chỉ thành mối lưu tâm của Phan Khôi khi nó hàm chứa hoặc liên quan đến các vấn đề canh tân xã hội, canh tân tư tưởng mà ông đang cổ súy. Nói cách khác, luận án đặt tư cách phê bình văn chương của Phan Khôi trong tư cách nhà phản biện xã hội, tư tưởng Phan Khôi.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Phan Khôi là một cây bút đặc biệt nhiệt thành trong đời sống báo chí, văn học, văn hoá Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Riêng trong văn học sử Việt Nam, Phan Khôi chiếm một vị trí đặc biệt. Song vì một số lí do, việc tiếp cận và tìm hiểu tác phẩm của ông lại khá dè dặt. Thậm chí một thời gian dài (hơn ba mươi năm), Phan Khôi còn phải chịu những tổn thất nặng nề về nghề nghiệp và nhân phẩm. Tuy nhiên, khi những thiên kiến chính trị qua đi, Phan Khôi đã trở lại và thành một đề tài luận bàn hấp dẫn.

1.1. Tình hình sưu tập, phục chế di sản Phan Khôi

Trước tác của Phan Khôi khá đa dạng, phong phú song trước năm 1945 hoạt động chủ yếu của ông là viết báo nên hầu hết tác phẩm được công bố trên các tờ báo. Và vì báo chí là một hình thức thông tin, nên bên cạnh ưu điểm cập nhật, phục vụ tức thời thì loại hình viết này cũng phải chịu đựng số phận “đoản mệnh”, các bài báo của Phan Khôi không là ngoại lệ. Bên cạnh đó, do những quan điểm sau này về văn nghệ (trong thời kỳ Nhân văn giai phẩm, 1955-1956), Phan Khôi bị cách ly và không được quyền công bố bài viết thì không chỉ Phan Khôi ra đi hết sức lặng lẽ (1959) mà phần lớn di sản của ông bị lãng quên trong đời sống văn nghệ, đặc biệt là ở miền Bắc.

Ở thời điểm này, nhìn lại, có thể thấy những ấn phẩm của Phan Khôi được xuất bản trong khoảng thời gian ông còn sống gồm:

- Năm 1936, tác phẩm Chương Dân thi thoại do Phan Khôi thực hiện, trích in những bài nói chuyện về thơ của ông trong Nam âm thi thoại đã đăng trên các báo Nam Phong tạp chí, Đông Pháp thời báo, Thần chung, Phụ nữ tân văn, Trung lập báo từ năm 1918–1931. Năm 1996, Nhà xuất bản Đà Nẵng đã in lại cuốn sách này.


- Năm 1939 Nhà xuất bản Tân Dân (Hà Nội) đã cho ra mắt tiểu thuyết xã hội Trở vỏ lửa ra.

- Năm 1950, hầu hết các bài nghiên cứu về tiếng Việt của Phan Khôi trong thời gian ông làm việc ở Ban Ngôn ngữ văn tự của Hội Văn hóa Việt Nam được tập hợp in thành sách với nhan đề là Tìm tòi trong tiếng Việt. Sau đó Phan Khôi đã sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung vào cuốn Tìm tòi trong tiếng Việt và đổi tên thành Việt ngữ nghiên cứu (được nhà xuất bản Văn nghệ in và phát hành vào năm 1955). Đến năm 1977, tác phẩm này được nhà xuất bản Đà Nẵng in lại. Trong lần tái bản này, giáo sư Hoàng Tuệ đã nhận xét, đánh giá cao công trình nghiên cứu về ngôn ngữ này của Phan Khôi và đề nghị “cần đưa vào tủ sách của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học hiện nay, đặc biệt các sinh viên đại học khoa Ngữ văn” [71, tr 13]. Đây có thể coi như một thăm dò cho việc phục chế di sản Phan Khôi sau này.

- Năm 1956, Nhà xuất bản Văn nghệ, Hà Nội xuất bản tác phẩm dịch của Phan Khôi Tuyển tập tạp văn Lỗ Tấn; Thi thiên, Châm ngôn, Nhã ca (các chương trong Kinh thánh Tin lành)...

Thanh Lãng trong hai công trình Phê bình văn học thế hệ 1932 (năm 1967) và Mười ba năm tranh luận văn học 1932 -1945 (năm 1972) đã có những thành quả đáng ghi nhận trong việc tìm kiếm di sản báo chí của Phan Khôi, tập trung ở tờ Phụ nữ tân văn (1929-1934). Như vậy Thanh Lãng là người có đóng góp bước đầu trong việc phục chế một phần di sản báo chí của Phan Khôi.

Còn ở miền Bắc, kể từ sau vụ án Nhân văn giai phẩm, Phan Khôi bị che khuất sau bức màn lịch sử. Tình hình này chỉ thay đổi sau 1986, nhưng sự tháo bỏ định kiến khá chậm chạp. Mười năm, từ 1986 đến 1996, chỉ có 2 ấn phẩm của Phan Khôi (Việt ngữ nghiên cứu, Chương Dân thi thoại) được đưa trở lại sinh hoạt văn hóa văn chương, và đó cũng là những tác phẩm


không mấy gai góc, và ít đại diện cho tính cách và hiểu biết của ông.

Năm 1998, tạp chí Tao Đàn (trọn bộ 2 tập) do Nguyễn Ngọc Thiện và Lữ Huy Nguyên sưu tầm, tuyển chọn cũng đã đưa vào 6 bài viết của Phan Khôi viết năm 1939 như: “Khái luận về văn học chữ Hán ở nước ta”, “Người Việt Nam với óc khoa học (về sự phân loại)”, “Tục ngữ, phong dao và địa vị của nó trong văn học”, “Tôi với thi sĩ Tản Đà”, “Một cái vũ trụ quan còn mờ tối và yếu đuối: Khổng Tử chẳng duy vật mà cũng chẳng duy tâm”, “Vận ngữ với thơ”. Những bài này đã được Lại Nguyên Ân đưa vào trong công trình sưu tập Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1938-1942, xuất bản năm 2017.

Như vậy, nhờ công sức của Thanh Lãng, Nguyễn Ngọc Thiện, Lữ Huy Nguyên, một số tác phẩm đăng báo, đặc biệt là những bài nghị luận về văn chương của Phan Khôi đã được phát hiện lại và công bố tới độc giả. Tuy nhiên số lượng không nhiều, chỉ đến khi nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân công bố hàng loạt kết quả sưu tầm thì công cuộc “phục chế” di sản Phan Khôi mới thực sự bắt đầu. Đó là bộ sách gồm 10 cuốn, sưu tập các tác phẩm báo chí của Phan Khôi từ năm 1928 đến 1942 theo năm công bố, cụ thể như sau:

- Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1928, được Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành, năm 2003, gồm 450 trang tập hợp những bài Phan Khôi đăng trên Đông Pháp thời báo ở Sài Gòn, thường ký bút danh C.D. (viết tắt tên hiệu Chương Dân của ông), đôi khi là K., Kh., trong mục Câu chuyện hằng ngày, Phan Khôi và Diệp Văn Kỳ ký chung bút danh Tân Việt, T.V.

- Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1929, cũng được ấn hành bởi Nhà

xuất bản Đà Nẵng năm 2005 với 800 trang sưu tầm những bài Phan Khôi cho đăng trên các nhật báo Thần chung, Trung lập và tuần báo Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn trong năm 1929.

- Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1930 (Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2006), gồm 1010 trang tập trung các bài viết của ngòi bút Phan Khôi trong


năm 1930 gắn với các tờ báo Thần chung, Trung lập, Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn, Phổ thông ở Hà Nội.

- Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1931 được Nhà xuất bản Hội Nhà văn

phát hành năm 2006, gồm 1030 trang sưu tầm những bài báo trong năm 1931 của Phan Khôi chủ yếu là ở các tờ: nhật báo Trung lập và tuần báo Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn, tuần báo Đông tây ở Hà Nội.

Một loạt các tác phẩm đăng báo của Phan Khôi các năm tiếp theo được Lại Nguyên Ân sưu tập đều do nhà xuất bản Tri thức phát hành:

- Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1932 (2007), tập hợp những tác phẩm của nhà báo, học giả Phan Khôi (1887 - 1959) đăng trên báo chí trong năm 1932 như Đông tây ở Hà Nội, Trung lập Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn.

- Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1933-1934 (2010), tập hợp các bài viết của Phan Khôi ở mấy tháng cuối của giai đoạn khi ông sống và làm báo hiệu quả nhất tại Sài Gòn (1927 - 1933), cộng với hơn một năm ông chuyển ra Hà Nội làm báo, trước khi trở vào Huế hành nghề. Thời gian này, hoạt động làm báo của ông chủ yếu gắn với các tờ Trung lập, Phụ nữ tân văn Công luận (Sài Gòn), Thực nghiệp dân báo Phụ nữ thời đàm (Hà Nội).

- Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1935 (2011), tập hợp các bài báo của Phan Khôi trong năm 1935 hầu như tập trung trên tờ Tràng An báo ở Huế; đây là tờ báo thứ hai Phan Khôi điều hành với tư cách chủ bút. Nếu với tờ Phụ nữ thời đàm từ 2 năm trước (1933-1934), sự điều hành của ông ở vai trò chủ bút dù sao cũng giới hạn ở tính chất của một tuần báo văn hóa xã hội, thì với tờ Tràng An báo, một nhật báo (dù chỉ ra 2 kỳ mỗi tuần) có nội dung tổng hợp mà trước hết là các vấn đề thời sự chính trị xã hội, vai trò chủ bút là một trọng trách mà Phan Khôi trải nghiệm lần đầu tiên trong đời làm báo của mình.

- Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1936 (2012), tổng hợp các bài báo,

bài viết trong thời gian Phan Khôi làm chủ nhiệm tuần báo ra ngày thứ Bảy


Sông Hương ở Huế (từ 1/8/1936-27/3/1937).

- Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1937 (2013), tổng hợp các bài báo của Phan Khôi trong năm 1937 gắn với hai tờ báo: tờ Sông Hương ở Huế và tờ Đông Dương tạp chí ở Hà Nội. Ông tiếp tục phụ trách chủ bút tuần báo Sông Hương thêm 11 số nữa, sau đó Sông Hương tạm ngừng bán lại giấy phép cho nhóm cộng sản Phan Đăng Lưu, Nguyễn Cửu Thạnh. Trở lại quê Quảng Nam ít lâu, ông cùng người vợ trẻ sống ở Huế (chưa rõ các mốc thời gian) rồi sau đó vào Sài Gòn, dạy học tại trường tư thục Chấn Thanh.

- Phan Khôi tác phẩm đăng báo 1938-1942 (2017), tổng hợp các bài

báo của Phan Khôi trong những năm từ 1938-1942 gắn với một số tờ báo như: Đông Dương tạp chí, Thời vụ, Dư luận, Ngày nay, Tao đàn, Phổ thông bán nguyệt san (ở Hà Nội), Dân báo (ở Sài Gòn).

Đây là công trình sưu tầm khổng lồ các tác phẩm báo chí của Phan Khôi (hơn 1000 bài báo có giá trị trong sự nghiệp làm báo của Phan Khôi) từ năm 1928 đến năm 1942 – thời kỳ cây bút Phan Khôi sung sức nhất trên diễn đàn báo chí Việt Nam. Đánh giá về Phan Khôi, Thanh Lãng đã cho rằng: “Sự nghiệp của Phan Khôi hầu hết còn nằm rải rác trên mặt báo. Mà có lẽ những gì tinh túy nhất ông, linh lợi nhất nơi ông, hóm hỉnh nhất ở ông, “Phan Khôi nhất” trong ông... hình như đều chưa được in thành sách mà hãy còn giấu kín dưới những chồng báo” [82, tr 260]. Lại Nguyên Ân chắn chắn cũng tán thành quan điểm trên của Thanh Lãnh nên đã bỏ ra bao tâm huyết để sưu tập các bài báo của Phan Khôi.

Kết quả sưu tầm và biên soạn những bài viết của Phan Khôi là nguồn tư liệu quý giá, khởi đầu cho những nghiên cứu có hệ thống về một học giả, một tác gia. Công việc chuyên nghiệp này của Lại Nguyên Ân được Nguyễn Quân đánh giá cao, coi như là “cuộc phục chế” của một nhà phục chế xuất sắc và có trách nhiệm: “Hơn bẩy nghìn trang sách được xử lý từng từ, từng dấu chấm

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí