Những Thương Hiệu Việt Nam Đã Và Đang Chuẩn Bị


nghiệp rất thành công với mô hình này. Ngày 10 tháng 4 năm 2005, cửa hàng nhượng quyền đầu tiên của công ty đã đi vào hoạt động tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Kinh Đô là công ty thực phẩm đầu tiên trong nước nhượng quyền kinh doanh cho một cửa hàng bán lẻ. Với phương thức này, bên nhận quyền của Kinh Đô bỏ vốn mở cửa hàng bánh dưới sự hỗ trợ và kiểm duyệt của Kinh Đô, được Kinh Đô chuyển giao mô hình kinh doanh chuẩn, công nghệ sản xuất bánh tại cửa hàng, bí quyết kinh doanh... và khách hàng cũng được hưởng đầy đủ các dịch vụ khuyến mãi và hậu mãi từ công ty. Từ năm 1999 đến nay công ty đã có 26 cửa hàng bán lẻ thực phẩm trong đó có 6 cửa hàng “Kinh Đô Bakery” là cửa hàng nhượng quyền [58].

Không chỉ những tên tuổi lâu năm trên thị trường trong nước mới có thể áp dụng nhượng quyền thương mại mà nhiều doanh nghiệp trẻ cũng đang sử dụng hình thức kinh doanh này như là một bước đi cần thiết để làm lớn mạnh thương hiệu của mình. Như trường hợp mô hình siêu thị www.thegioididong.com của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thế giới di động đã nhượng quyền thương mại ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù mới có mặt trên thị trường không lâu và đang mở rộng thị trường tại phía Nam và miền Tây. Đến nay công ty đã có 9 siêu thị nhượng quyền.

Trong lĩnh vực bất động sản cũng đã xuất hiện hoạt động nhượng quyền thương mại. Nhà Vui là đơn vị tiên phong khởi xướng xây dựng mô hình các trung tâm thiết kế và thi công nhà ở với thương hiệu Nhavui.center. Mô hình nhượng quyền kinh doanh là mô hình trung tâm tư vấn thiết kế và thầu xây dựng, sản phẩm chính là các công trình nhà ở. Năm 2006, mô hình nhượng quyền thương mại Nhavui.center đã chính thức được áp dụng với việc ra đời của các Center ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Đến nay công ty đã có 13 trung tâm nhượng quyền cả tư vấn thiết kế và thi công.


Bảng 2.2: Những thương hiệu Việt Nam đã và đang chuẩn bị


nhượng quyền thương mại


STT

Thương hiệu nhượng quyền

Lĩnh vực

Năm

1

Cà phê Trung Nguyên

Thức uống

1998

2

Thời trang Foci

Thời trang

1998

3

AQ Silk

Thời trang

2002

4

G7 - Mart

Bán lẻ

2006

5

Phở 24

Thực phẩm

2005

6

Siêu thị thế giới di động

Bán lẻ

2005

7

Kinh Đô Bakery

Thực phẩm

2006

8

Hủ tiếu Nam Vang Tylum

Thực phẩm

2006

9

T&T Fashion Shoes

Thời trang


10

NINOMAX

Thời trang


11

Nhà Vui

Bất động sản

2006

12

24/Seven

Bán lẻ


13

Coop Mart

Bán lẻ


14

V - 24h

Bán lẻ

2006

15

Trường đào tạo Việt Mỹ VATC

Đào tạo


16

Nước mía siêu sạch Shake

Thức uống

2005

17

Alo trà

Thức uống


18

Vissan

Bán lẻ


19

Trà sữa trân châu Tapio cup

Thức uống


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa điều kiện và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới - 7

(Nguồn: Nguyễn Khánh Trung - Franchise : chọn hay không? , tr.184-185)


Hiện ngành kinh doanh thực phẩm và phục vụ ăn uống đang là ngành thế mạnh nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp trong nước, có tốc độ nhượng quyền rất nhanh. Các mặt hàng truyền thống của Việt Nam như hàng thủ công, mỹ nghệ, may mặc, thực phẩm là những sản phẩm tiềm năng có thể áp dụng mô hình Franchise nhưng chưa được khai thác.

Đối với đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhượng quyền thương mại vẫn còn là một ẩn số, và các doanh nghiệp này chưa khai thác hiệu quả tiềm năng của phương thức kinh doanh này.

2.1.2. Hệ thống nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Thị trường nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu từ năm 1994 qua hệ thống bán kem Baskin Robbins của Mỹ. Đến nay đã có nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới tiến hành nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Không giống các doanh nghiệp Việt Nam, thay vì nhượng quyền thương mại riêng lẻ, trực tiếp, các thương hiệu này áp dụng bán franchise độc quyền cho cả một quốc gia hoặc nhượng quyền thương mại phát triển khu vực hoặc tự thành lập công ty đại diện thay mặt mình nhượng quyền riêng lẻ, trực tiếp cho các đối tác trong nước.

Các mô hình nhượng quyền tiên phong tại Việt Nam của các thương hiệu nước ngoài được tìm thấy tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có thể là những công ty con (công ty 100% vốn nước ngoài) hoặc liên doanh với tỷ lệ góp vốn cao của các thương hiệu nước ngoài. Tại các doanh nghiệp này, sau khi hoàn thành thủ tục cấp phép đầu tư và thành lập công ty, công ty mẹ ở nước ngoài sẽ tiến hành nhượng quyền cho công ty con/liên doanh tại Việt Nam dưới dạng cấp li-xăng nhãn hiệu và chuyển giao công nghệ (thực chất là chuyển giao toàn bộ hệ thống kinh doanh).


Bên nhận quyền của các thương hiệu nổi tiếng phải là các công ty lớn có tiềm lực tài chính vững mạnh, đủ để mở hàng loạt cửa hàng trong vài năm. Đây là điều kiện bắt buộc đặt ra của chủ thương hiệu mà các công ty nhỏ hoặc cá nhân kinh doanh không thể đáp ứng. Thông thường, các doanh nghiệp đứng ra mua franchise độc quyền các thương hiệu lớn thế giới đều phải chịu lỗ trong ít nhất vài năm đầu để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế FPT - APTECH là một trường hợp điển hình của doanh nghiệp Việt Nam về hình thức nhượng quyền thương mại với vai trò là người nhận quyền. Trung tâm được thành lập trên cơ sở hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa bên nhận quyền - Công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT và bên nhượng quyền - Công ty APTECH Limited của Ấn Độ, trong khuôn khổ hợp tác phát triển công nghệ thông tin giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Ấn Độ. Hợp đồng nhượng quyền thương mại được kí kết, theo đó phía Aptech sẽ cung cấp know - how về việc thành lập trung tâm, hỗ trợ tuyển dụng nhân sự, kế hoạch marketing, phương pháp giảng dạy, giáo trình, giáo án, số lượng và thời lượng môn học, quá trình quản lý chất lượng giáo viên, học viên, sát hạch cấp chứng chỉ đầu ra, chuyển giao quy trình chất lượng ISO 9001 và phần mềm eCAS toàn diện ... Công ty FPT chịu trách nhiệm tổ chức điều hành trung tâm theo đúng quy trình do Aptech đặt ra như cam kết diện tích

trung tâm khoảng 300 - 400 m2, cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc mở rộng trung tâm,

phải có giấy phép hoạt động trung tâm, xây dựng đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn của Aptech, kiểm tra chất lượng giáo viên do Aptech tiến hành, thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Aptech. Phí nhượng quyền ban đầu là khoảng 10.000 USD, phí định kì là 10% doanh thu hàng tháng. Chương trình đào tạo của tất cả các trung tâm được xây dựng trên cơ sở khảo sát nhu cầu trên 600 công ty phần mềm nổi tiếng và được cập nhật liên tục hàng năm cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin thế giới, giúp trang bị cho học viên những kiến thức tin học mới nhất khi tốt nghiệp. Cứ 6 tháng


1 lần, tất cả các trung tâm họp với Aptech Ấn Độ và 3 tháng thì các chuyên gia của họ sang Việt Nam kiểm tra trung tâm.

Lotteria là thương hiệu thức ăn nhanh của Nhật. Tuy nhiên chủ thương hiệu nhượng quyền sang Việt Nam thông qua một người nhượng quyền phụ (sub - franchise) là một công ty của Hàn Quốc. Tính đến thời điểm này, đã có 36 cửa hàng tại Việt Nam. Nhiều thương hiệu trong lĩnh vực đồ ăn nhanh khác như KFC hay Pizza Hut cũng áp dụng hình thức nhượng quyền phụ này. Nhà nhận quyền của hai thương hiệu này không phải đến từ Việt Nam mà là công ty của Singapore và Malaysia.

Bảng 2.3: Những thương hiệu nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam


STT

Thương hiệu nhượng quyền nước ngoài tại Việt

Lĩnh vực

Năm

1

KFC (Mỹ)

Thức ăn nhanh

1998

2

Lotteria (Hàn Quốc)

Thức ăn nhanh

1998

3

Jollibee (Philippines)

Thức ăn nhanh

1997

4

Honda (Nhật)

Dịch vụ bảo dưỡng

1996

5

Suzuki (Nhật)

Dịch vụ bảo dưỡng

1996

6

SYM (Đài Loan)

Dịch vụ bảo dưỡng

1992

7

Yamaha (Nhật)

Dịch vụ bảo dưỡng

1999

8

Swatch (Thụy Sĩ)

Bán lẻ

1998

9

Aptech (Ấn Độ)

Đào tạo

1999

10

Oracle (Mỹ)

Dịch vụ

1994

11

Gloria Jean’s Coffee (Úc)

Thức uống

2007

12

Pizza Hut (Mỹ)

Thức ăn nhanh

2006

13

Best Denki (Nhật)

Bán lẻ

2005



14

Cartridge World (Úc)

Bán lẻ

2007

15

Walt Disney (Mỹ)

Ấn bản phẩm, văn

2007

16

Curves (Mỹ)

Chăm sóc sức khỏe

2005

17

Bourbon Group (Pháp)

Bán lẻ

1994

18

Parkson (Malaysia)

Bán lẻ

2005

19

Metro Cash & Carry (Đức)

Bán lẻ

2001

20

COCA Suki (Thái Lan)

Thực phẩm

2007

21

Sotheby’s International Realty Affiliates (Mỹ)

Bất động sản

2008

22

Dilmah (Sri Lanka)

Thức uống

1996

23

Medicare (Anh)

Bán lẻ

2000

24

World of Sport (Singapore)

Bán lẻ

2005

25

Schu (Singapore)

Bán lẻ

2004

26

CJ Food Villen (Hàn Quốc)

Thực phẩm

2007

27

Valentino Rudy (Ý)

Thời trang

2005

28

Pierre Cardin (Pháp)

Thời trang

1997

29

Fuji (Nhật)

Bán lẻ

1997

30

Dale Carnegie Training (Mỹ)

Đào tạo

2008

31

Kodak (Mỹ)

Bán lẻ


32

Charles & Keith (Singapore)

Bán lẻ

2008

33

Galien Pharma (Pháp)

Dược phẩm

2007

34

Budget rent a car system Inc (Mỹ)

Dịch vụ

2007

35

Công ty Vogelsitze GmbH (Đức)

Phụ tùng ô tô

2008

36

Sergio Rossi S.P.A (Ý)

Thời trang

2008



37

Spinelli Pte Ltd (Singapore)

Thực phẩm và thức

2008

38

Cleverlearn Inc (Mỹ)

Đào tạo

2008

39

Gymboree Play Programs, Inc (Mỹ)

Dịch vụ

2008

40

Sandler Systems Inc (Mỹ)

Đào tạo

2007

41

Escada Aktiengesellshaft (Đức)

Thời trang

2008

42

Hard Rock Limited (Mỹ)

Thực phẩm

2008

43

Genesis (Hàn Quốc)

Thức ăn nhanh

2007

44

CBTL Franchising, LLC (Mỹ)

Thức uống

2008

45

Cherie Hearts Child Development Pte Ltd

Dịch vụ

2008

(Nguồn: Tổng hợp từ : Franchise - chọn hay không, tr.179 - 181, và website Bộ Công thương: http://www1.moit.gov.vn/tttm/Default.aspx?itemid=67 )

Tỷ lệ những người tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam đã tăng đáng kể trung bình 15-20%/năm. Trong số các doanh nghiệp nhượng quyền thì chiếm hơn 50% về cơ bản không thuộc về doanh nghiệp Việt Nam nhưng lại chiếm tới hơn 70% số cửa hàng và doanh số nhượng quyền [30, tr.3]. Số lượng các quốc gia có doanh nghiệp tham gia vào thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đến nay gồm có Mỹ, Thái Lan, Philippines, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Úc, Ý ... nhưng trong đó các doanh nghiệp Mỹ chiếm thị phần lớn nhất.

2.2. NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Thị trường nhượng quyền thương mại ở Việt Nam đang phát triển và còn nhiều tiềm năng với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy còn nhiều những bất cập, hạn chế.


Những hạn chế trong nhận thức về nhượng quyền thương mại, về thương hiệu của các doanh nghiệp, người tiêu dùng

Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, song phần lớn các doanh nghiệp chưa coi trọng vấn đề xây dựng thương hiệu riêng cho mình, chưa nhận thức được nhãn hiệu hàng hóa cũng là một dạng tài sản của doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, việc phát triển thương hiệu là vô cùng quan trọng, cần có thời gian và chiến lược, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm khi sản phẩm đó bán chạy trên thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm và kỹ năng trong việc xây dựng thương hiệu. Một khi doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu riêng thì việc nhượng quyền thương mại cũng không thể thực hiện được.

Ý thức kinh doanh của một số doanh nghiệp chưa cao dẫn đến tình trạng tự ý phá vỡ hay thay đổi mô hình được chuyển nhượng một cách tự nhiên hay cố ý. Ý thức chấp hành quy định, luật pháp của người Việt Nam chưa cao dẫn đến tình trạng dễ dãi trong việc áp dụng mô hình kinh doanh theo đúng chuẩn mực hay sự tự ý áp dụng sai mô hình kinh doanh để trục lợi cá nhân.

Hạn chế trong việc tổ chức quản lý và hiệu quả kinh doanh của các hệ thống nhượng quyền thương mại

- Số lượng hệ thống nhượng quyền tăng nhanh nhưng lại phát triển tự phát, thiếu quy hoạch cụ thể, quy mô nhỏ, phân bố bất hợp lý và thiếu sự quản lý và điều tiết phù hợp của Nhà nước và cơ quan quản lý. Đây là vấn đề đang bức xúc đòi hỏi có giải pháp từ phía Nhà nước và các cơ quan quản lý để khắc phục.

- Chất lượng và hiệu quả kinh doanh của các hệ thống nhượng quyền chưa cao và chưa ổn định. Trong thời gian qua, tuy doanh số hàng hóa, dịch vụ qua hệ thống nhượng quyền đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng còn kém so với tốc độ tăng số

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022