Hình Thức Của Hợp Đồng Thế Chấp Phần Vốn Góp

dùng làm tài sản góp vốn trong doanh nghiệp. Những tài sản này theo quy định đều có thể được dùng để thế chấp nhằm bảo đảm việc thực hiện những nghĩa vụ dân sự. Quy định này của BLDS 2015 đã góp phần giúp các doanh nghiệp có thể đưa tài sản là phần vốn góp tham gia hoạt động dân sự và có cơ hội tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng một cách dễ dàng hơn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Phần vốn góp trong công ty được đem ra thế chấp là tài sản dưới dạng quyền tài sản

Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất thực chất là việc sử dụng giá trị tương đương vốn góp vào công ty của quyền tài sản này vào quan hệ thế chấp. Thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản đã được góp vốn trong doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo đó, tài sản dùng để bảo đảm ở đây là quyền sử dụng đất vì vậy hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tuân theo các quy định về thế chấp tài sản là phần vốn góp vừa tuân theo quy định riêng điều chỉnh đối với tài sản đặc biệt đó là đất đai.

2.2.2. Hình thức của hợp đồng thế chấp phần vốn góp

Với nền tảng là cơ sở cho mọi hoạt động dân sự diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam, BLDS 2015 là nền tảng cơ bản điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong xã hội. Quan hệ thế chấp cũng vậy, pháp luật dân sự có những quy định để điều chỉnh hoạt động này. Cụ thể: Tại Điều 319 quy định về Hiệu lực của thế chấp tài sản:

“1. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.”

Như vậy, để đảm bảo cho hoạt động thế chấp tài sản là phần vốn góp trong công ty thì cũng như các loại hợp đồng thế chấp khác thì hợp đồng thế chấp phần vốn góp cũng phải lập thành văn bản và tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của hợp đồng.

2.2.3. Nội dung hợp đồng về thế chấp phần vốn góp

Như đã trình bày tại chương 1, theo quy định của BLDS 2015 vả LDN 2014 thì có thể dùng quyền tài sản đối với phần góp vốn trong doanh nghiệp làm tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng thì việc áp dụng hoạt động thế chấp của doanh nghiệp đối với phần vốn góp diễn ra khó khắn bới tính trừu tượng của quyền tài sản đối với phần vốn góp trong công ty. Quyền tài sản này khi được các tổ chức tín dụng xác định nhằm phục vụ cho hoạt động thế chấp diễn ra không hiệu quả. Bởi lẽ, quyền thì nhiều nhưng việc dùng để bảo đảm cho hoạt động thế chấp của tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp không được bao nhiêu. Thông thường, trong hoạt động thế chấp thì các tổ chức tín dụng cần có cơ sở nhằm đảm bảo cho hoạt động thể chấp của mình. Do vậy, nội dung hợp đồng thế chấp phần vốn góp cần mang tính chất bao quát, cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

* Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thế chấp phần vốn góp

Tuân thủ những quy định pháp luật dân sự về hình thức hợp đồng thì đối với hợp đồng thế chấp phần vốn góp cần tuân thủ những quy định chung đó là: Chủ thể giao kết hợp đồng (tức pháp nhân- chủ sở hữu của phần vốn góp) cần có năng lực pháp luật dân sự (Điều 86 BLDS 2015[3]) Với tư cách là chủ thể độc lập, bình đẳng với các chủ thể khác trong một quan hệ pháp luật dân sự, pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự. Những quyền, nghĩa vụ này không quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2015, mà được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên biệt về loại hình pháp nhân đó, trong quyết định thành lập và Điều lệ của pháp nhân. Đồng thời, pháp nhân phải chịu trách nhiệm theo quy định tại

Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật Việt Nam - 6

điều 87 BLDS 2015 [3]; Đối tượng của hợp đồng thế chấp phần vốn góp là quyền tài sản của pháp nhân thuộc sở hữu hợp pháp của bên thế chấp (tức là của doanh nghiệp); Nội dung không trái với những quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, nghĩa vụ của bên thế chấp và bên được thế chấp phải hợp pháp và quy định cụ thể. Cuối cùng, hình thức của hợp đồng thế chấp phải được lập thành văn bản, có hiệu lực giữa các bên kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp các bên có thoả thuận khác (khoản 1, điều 10, Nghị định 163). Giao dịch bảo đảm này có tính đối kháng với các bên thứ ba kể từ thời điểm đăng ký tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp và tuân thủ những quy định của pháp luật đề ra.

* Chủ thể của hợp đồng thế chấp phần vốn góp


Theo quy định của pháp luật dân sự nói chung thì bên thế chấp là chủ thể có nghĩa vụ là người thứ ba thực hiện thế chấp bảo lãnh và bên nhận thế chấp là người có quyền. Đối với các chủ thể này, đặc biệt là bên thế chấp, chủ thể thế chấp không chỉ đơn thuần là thực thể con người, ngoài ra đó có thể là các pháp nhân thương mại. Bởi việc góp vốn thành lập một Công ty không chỉ có thể nhân được phép thực hiện, mà còn có các chủ thể khác như Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần, Công ty hợp danh cùng góp vốn. Pháp luật Doanh nghiệp và Luật dân sự không phản đối quyền sở hữu của pháp nhân cũng như hoạt động định đoạt của các pháp nhân này đối với tài sản mà họ có. Ngoài ra, việc thế chấp tài sản là phần vốn góp trong công ty có thể được thực hiện bởi người thứ ba nhằm bảo lãnh cho một nghĩa vụ của người có nghĩa vụ trong quan hệ giao dịch trước đó để đảm bảo cho nghĩa vụ này được thực hiện bằng tài sản là phần vốn góp trong công ty của người thứ ba. Điều này tạo điều kiện cho các hợp đồng bảo lãnh thế chấp được thực hiện nhanh chóng và thuận tiện hơn, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn của giao lưu dân sự - thương mại.

Đối với phần vốn góp trong công ty thì cần có người đại theo pháp luật hoặc đại diện theo pháp luật theo ủy quyền xác lập. Bên thế chấp và bên nhận thế chấp có quan hệ với nhau thông qua quan hệ có nghĩa vụ dân sự được bảo đảm, bên thế chấp phải thực hiện một nghĩa vụ nhất định để bảo đảm cho quyền lợi của bên nhận thế chấp hoặc bảo lãnh cho nghĩa vụ của ai đó(đối với người bảo lãnh là người thứ ba) nhất định được thực hiện, do đó, để cam đoan rằng nghĩa vụ này sẽ được bảo đảm, bên thế chấp sử dụng quyền tài sản của mình trong công ty để đem ra bảo đảm. Khi sử dụng quyền tài sản của mình là vốn góp trong công ty, người đại diện của công ty sẽ xuất hiện như một chủ thể quan sát và bảo vệ tài sản của công ty mình khi nó được một chủ thể thành viên có quyền đem vào quan hệ bảo đảm.


*Đối tượng của hợp đồng thế chấp phần vốn góp

Đối tượng của hợp đồng thế chấp phần vốn góp đó là quyền tài sản (phàn vốn góp trong công ty của các chủ sở hữu). Quyền tài sản được pháp luật quy định và thừa nhận và được quy định rõ ràng.

* Những điều khoản cơ bản

Trong hợp đồng thế chấp phần vốn góp cần có những điều khoản cơ bản và những điều khoản thỏa thuận giữa các bên. Trong đó, những điều khoản cơ bản cần phải có trong hợp đồng đó là:

- Thông tin của các bên khi tham gia hợp đồng thế chấp phần vốn góp

- Nội dung nghĩa vụ bảo đảm: cần phải thể hiện rõ ràng, chi tiết

- Tài sản thế chấp là gì? Cần mô tả một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng. Trong trường hợp đã định giá thì bao nhiêu...

- Nội dung và giá trị của tài sản thế chấp do các bên tham gia thế chấp tự xác định và cần ghi rõ trong hợp đồng

- Thời hạn thế chấp

- Phương thức xử lý tài sản thế chấp là phần vốn góp

Trên đây là những nội dung chủ yếu của hợp đồng thế chấp phần vốn góp trong công ty của doanh nghiệp. Ngoài những nội dung cơ bản như trên thì trong hợp đồng có thể bổ sung một số điều khoản nhằm quy định chi tiết và rõ ràng hơn nhằm giải quyết có hiệu quả khi xảy ra tranh chấp giữa các bên khi tham gia vào hoạt động thế chấp.

2.2.4. Quyền, nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp phần vốn góp trong công ty

* Quyền, nghĩa vụ của bên thế chấp được quy định tại điều 320 và 321 của Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:

Điều 320 quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp: “1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có

quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.” Và tại Điều 321 quy định về quyền của bên thế chấp là: “1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.” đã quy định rõ ràng về những điều mà bên thế chấp phải làm. Đồng thời, với nghĩa vụ mà chủ sở hữu

phần vốn góp phải tuân thủ đã tạo nên hiệu quả trong quá trình tham gia hợp đồng thế chấp.

* Quyền, nghĩa vụ của bên nhận thế chấp được quy định tại điều 322, 323 BLDS 2015 [3]. Cụ thể: Điều 322 quy định về nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

1. Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

2. Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp

luật.


Điều 323. Quyền của bên nhận thế chấp

1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở

hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

2. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

3. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

4. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

7. Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

Trong trường hợp đối với hợp đồng thế chấp phần vốn góp trong công ty có người thứ 3 giữ tài sản thế chấp thì người thứ ba này được quy định quyền và nghĩa vụ tại Điều 324 BLDS [3], cụ thể:

1. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các quyền sau đây:

a) Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận;

b) Được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;

b) Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp;

c) Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Không giống Việt Nam, các nhà làm luật của Pháp lại có một giải pháp hoàn toàn khác cho cùng một vấn đề này. Luật dân sự của Pháp [14] quyết định rằng quyền thế chấp tiếp tục trên các bất động sản đã dịch chuyển sang tay người khác (Điều 2114 Bộ dân luật Pháp) và người có quyền thế chấp đã đăng ký đối với một bất động sản tiếp tục có quyền đối với bất động sản đó cho dù nó được chuyển vào tay người khác (Điều 2166 Bộ dân luật Pháp). Người thế chấp tài sản có quyền tự do chuyển nhượng tài sản đã thế chấp trong thời gian giao dịch thế chấp có hiệu lực. Tuy nhiên, người nhận chuyển nhượng tài sản thế chấp bị rơi vào tình trạng pháp lý bất lợi, họ chỉ có hai sự lựa chọn: Một là họ bị coi như người có nghĩa vụ đối với các nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp, và họ phải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023