Mười Hệ Thống Nhượng Quyền Hàng Đầu Của Mỹ


100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%


Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm

5



DN độc lập


DN nhượng quyền


Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm

10


(Nguồn: Phòng thương mại Mỹ)


Năm 2007, có 847.246 cửa hàng nhượng quyền ra đời với doanh thu 816 triệu USD, tạo ra 9,8 triệu việc làm. Tính đến cuối năm 2007 có khoảng hơn 370.000 hệ thống nhượng quyền tại Mỹ. Tốc độ tăng trưởng thực tế hàng năm vào khoảng 4,5% trong suốt giai đoạn 2002 -2007. Mỗi năm có thêm 15.000 đến 16.000 hệ thống nhượng quyền mới được thành lập. Hiện nay tại Mỹ có hơn 3000 nhãn hiệu thực hiện nhượng quyền và khoảng 500 nhãn hiệu khác đang trong quá trình chuẩn bị nhượng quyền; 3500 nhãn hiệu này thuộc về 2800 công ty [27, tr.2].

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế bắt đầu từ tháng 12 năm 2007 nên sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại tại Mỹ có sự chững lại và giảm đi đôi chút.

Bảng 1.3: Franchise Business Economic Outlook, 2006-2009





2006


2007


2008


20093

Annual percent change

2007/2008

2008/2009

Establishments

808.275

847.246

864.784

854.511

2,1%

-1,2%

Employment (Thousands)

9.473

9.805

9.785

9.578

-0,2%

-2,1%

Output (Billion of dollars)

$742,5

$816,0

$839,2

$835,0

2,8%

-0,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa điều kiện và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới - 5

(Nguồn: National Economic Statistics - Franchise economic business overlook)


Số lượng các cửa hàng nhượng quyền mới được thành lập trong năm 2008 so với 2007 chỉ tăng 2,1% . Theo PricewaterhouseCoopers dự đoán do ảnh hưởng của suy thoái con số này sẽ giảm 1,2% trong năm 2009, xuống còn chỉ có 854,511 cửa hàng. Số lượng việc làm được tạo ra cũng giảm đáng kể (từ 9,805 năm 2007 xuống còn 9,785 năm 2008 và ước đoán chỉ còn 9,578 năm 2009) cùng với đó là doanh thu giảm đi. Do các doanh nghiệp nhượng quyền không có cách nào để chống lại sự suy giảm kinh tế đang diễn ra ở Mỹ và trên toàn cầu. Theo một nghiên cứu gần đây của FRANdata, lượng vốn vay của các doanh nghiệp franchise ở Mỹ sẽ giảm 27% trong năm 2009 (so với năm 2008), do đó sẽ giảm khả năng phát triển mở rộng của các doanh nghiệp đang tiến hành nhượng quyền cũng như các doanh nghiệp có ý định nhượng quyền.4


3 Số liệu do PricewaterhouseCoopers (PwC) dự đoán

4 FRANdata, 2009 Franchise Capital Requirement Estimate (November 2008). FRANdata, thành lập năm 1989, là một tổ chức cung cấp thông tin , số liệu về nhượng quyền thương mại.


Ở Mỹ, hệ thống nhượng quyền chiếm tỉ trọng cao nhất trong những năm qua là nhà hàng thức ăn nhanh, sau đó là dịch vụ bảo trì, bán lẻ... Trong 10 hệ thống nhượng quyền hàng đầu của Mỹ có đến 7 hệ thống hoạt động trong lĩnh vực thức ăn nhanh.


Bảng 1.4: Mười hệ thống nhượng quyền hàng đầu của Mỹ



Thương hiệu


Ngành kinh doanh


Số cửa hàng nhượng quyền (2007)


Quốc gia có mặt

Chi phí


đầu tư (10,000 USD)

Doanh thu 2006 ( triệu USD)

7- Eleven

Cửa hàng bán lẻ

30.642

17


15.000

Subway

Thức ăn nhanh

27.929

86

7,6 - 22,7

9.000

Dunkin’Donnta

Thức ăn nhanh

7.276

30


4.800

Pizza Hut

Thức ăn nhanh

9.881

84

110 - 170

5.200

Mc Donald’s

Thức ăn nhanh

23.099

121

50,6 - 160

21.600

Sonic Drive In Restaurants


Thức ăn nhanh


2.656


2


82 - 230


692

KFC

Thức ăn nhanh

11.071

80

110 - 170

523

InterContinental Hotels Group


Khách sạn


3.289


100



1.500

Domino’s Pizza LLC

Thức ăn nhanh

7.902

54

11,8 - 46

1.437

RE/MAX Intl. Inc

Bất động sản

6.973

65

3,55 - 9,7


(Nguồn: Franchise- chọn hay không, tr.111)


Mặc dù ngành hàng thức ăn nhanh và bán lẻ vẫn có sự tăng trưởng đều về số lượng cửa hàng nhượng quyền nhưng dường như chúng đang đánh mất dần thị phần của mình do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành dịch vụ trong suốt những năm qua.


Thay đổi này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu ngành từ sản xuất sang dịch vụ. Đây là khuynh hướng chung của sự phát triển hệ thống nhượng quyền.

Những nhà nhượng quyền Mỹ thường đánh giá tiềm năng và năng lực làm việc cũng như nhiều điều kiện khác của các ứng viên nhận quyền một cách rất nghiêm túc. Bên cạnh việc đánh giá này, việc phân tích, đánh giá thị trường cũng được thực hiện một cách tỉ mỉ và khoa học. Đôi khi công việc này thường được tiến hành nhiều năm trước khi hệ thống xuất hiện. Một ví dụ điển hình đó là KFC. Vào Việt Nam rất sớm, từ năm 1998 nhưng đến tận năm 2007 mới thực hiện nhượng quyền.

Với nền kinh tế có GDP lớn nhất thế giới này, hệ thống nhượng quyền Mỹ không ngừng phát triển và dần chinh phục thế giới bằng sức mạnh và sự chuyên nghiệp của mình.

1.4.2. Singapore


Hoạt động nhượng quyền thương mại bắt đầu du nhập và phát triển ở Singapore vào thập niên 70 của thế kỷ XX. Đến những năm 1980, nhiều công ty nội địa Singapore đã thỏa thuận và giành quyền kinh doanh nhượng quyền đối với các nhãn hiệu quốc tế như KFC, McDonald’s, Pizza Hut và 7-Eleven. Từ đó đến nay, hình thức nhượng quyền thương mại đã trở thành một trong những hình thức chủ yếu cho các doanh nghiệp Singapore muốn thiết lập kinh doanh, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Theo thống kê của Hiệp hội Nhượng quyền Singapore (Franchising and Licensing Association - FLA), tổng doanh thu trong hoạt động nhượng quyền ở Singapore trong năm 2005 là 3,6 tỷ USD, chiếm 18% tổng doanh thu bán lẻ trong nước, trong đó 70% doanh số là của các hệ thống nhượng quyền nước ngoài (đặc biệt là Mỹ) [28, tr.3]. Tuy nhiên, các hệ thống nhượng quyền nội địa cũng đang phát triển nhanh chóng và ngày càng lớn mạnh. Có thể kể đến các thương hiệu nội địa thành công và nổi tiếng nhờ nhượng quyền thương mại như Charles & Keith, Bread Talk, Cavana... Điển hình như


thương hiệu Bread Talk, một hệ thống các cửa hàng bán bánh rất nổi tiếng ở Singapore. Chỉ mới thành lập khoảng 6 năm nhưng Bread Talk đã nhượng quyền rất thành công ở nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Philippines, Đài Loan và cả một số nước ở khu vực Trung Đông như Kuwait, Ả Rập Saudi...

Theo số liệu của Hội đồng nhượng quyền thương mại thế giới (WFC) thì đến năm 2007, tại Singapore có 420 hệ thống nhượng quyền với hơn 3000 cửa hàng [28, tr.5]. Sở dĩ số lượng hệ thống nhượng quyền tại Singapore không cao như nhiều nước khác trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan... vì đảo quốc này có diện tích rất nhỏ bé, hòn đảo chính có diện tích 682 km2 và dân số chỉ gần 5 triệu người (2007) [28,tr.3]. Một nguyên nhân khác nữa là do mỗi công ty chỉ sở hữu một hệ thống nhượng quyền dù rằng số công ty áp dụng hình thức nhượng quyền ở Singapore ngày càng nhiều.

Biểu 1.3: Cơ cấu hệ thống nhượng quyền thương mại tại Singapore, 2007



Dịch vụ hỗ trợ 6%

Ngành khác 10%


Dịch vụ chăm sóc sức khỏe 3%


Thực phẩm và ăn uống

36%


Giáo dục và đào tạo

19%

Bán lẻ 26%



(Nguồn: Singapore Franchise Industry Survey 2007)


Trong số các doanh nghiệp nhượng quyền thì có đến 80% doanh nghiệp là thành viên của FLA. Hiện FLA có 150 thành viên bao gồm các nhà nhượng quyền trong và


ngoài nước [22, tr.139]. FLA chủ động tìm kiếm và phát triển nền tảng tinh thần doanh nghiệp và tính quốc tế trong ngành công nghiệp nhượng quyền Singapore. Bên cạnh đó, FLA khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhượng quyền thương mại để kinh doanh, tổ chức các chương trình giáo dục hướng nghiệp, các sân chơi cho doanh nghiệp nhằm trao đổi ý tưởng và tìm kiếm cơ hội hợp tác, hỗ trợ các thành viên tiếp cận các chương trình tiếp thị quốc tế thông qua mối quan hệ với các cơ quan Chính phủ và các hiệp hội, tổ chức về nhượng quyền thương mại.

Chính phủ Singapore cũng rất quan tâm đến ngành công nghiệp nhượng quyền. Chính phủ nước này đã áp dụng rất nhiều biện pháp và chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động nhượng quyền diễn ra mạnh mẽ như thành lập các hiệp hội tư vấn chuyên nghiệp như FLA, Hiệp hội các doanh nghiệp quốc tế Singapore (International Enterprise Singapore - IES) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nội địa xây dựng năng lực kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại và thu hút công ty nhượng quyền quốc tế đến kinh doanh tại Singapore dưới hình thức nhượng quyền. Đồng thời Chính phủ Singapore cũng tạo môi trường kinh doanh có cơ chế pháp lý thông thoáng để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhượng quyền thương mại hiện có và doanh nghiệp nhượng quyền thương mại tiềm năng. Song song đó, họ cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhượng quyền tiềm năng tìm kiếm và mở rộng các mối quan hệ hợp tác kinh doanh.

Chẳng hạn như, Dự án Hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp địa phương Singapore SPRING (LETAS) được khởi động từ năm 2001 nhằm khuyến khích doanh nghiệp khởi sự và nâng cấp hoạt động kinh doanh của mình bằng nhượng quyền thương mại với tổng kinh phí khoảng 250,000 đô la Singapore, hay việc tổ chức các sự kiện liên quan đến nhượng quyền thương mại như là hội thảo, triển lãm thường xuyên... Điển hình là hội thảo “ Nhượng quyền toàn cầu - Global Franchising” đã thu hút nhiều nhà kinh doanh thương mại từ các quốc gia trên thế giới đến Singapore đầu tư dưới hình


thức nhượng quyền. Ngoài ra, còn có các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức nhượng quyền như “Kế hoạch hỗ trợ phát triển nhượng quyền thương mại - Franchise Development Assistant Scheme - FRANDAS” được bắt đầu từ năm 1990. Với kế hoạch này các công ty nội địa có kết quả hoạt động tốt và có cơ sở để phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại sẽ nhận được sự hỗ trợ để phát triển hệ thống của mình và quảng cáo về hệ thống nhượng quyền thương mại ra thị trường quốc tế. FRANDAS cũng hỗ trợ cả các nhà nhượng quyền thương mại nước ngoài nếu họ muốn tìm đối tác nội địa.

Trong tương lai, Hiệp hội các doanh nghiệp quốc tế Singapore (IES) sẽ cùng liên kết chặt chẽ với Hiệp hội nhượng quyền Singapore (FLA) nhằm thúc đẩy và định vị phát triển Singapore thành một “cứ địa nhượng quyền thương mại” của toàn khu vực Đông Nam Á.

1.4.3. Thái Lan


Hiện nay, ngành công nghiệp nhượng quyền thương mại rất phổ biến và thành công ở thị trường Thái Lan. Nhiều nhà đầu tư đã và đang tìm kiếm cơ hội ở lĩnh vực này bởi sự hấp dẫn của thị trường và những thủ tục thông thoáng, an toàn từ phía Chính phủ. Theo thống kê của Phòng Thương mại Mỹ, năm 2006 Thái Lan có 435 hệ thống nhượng quyền với hơn 30,000 cửa hàng hoạt động, trong đó có 350 hệ thống nhượng quyền của các doanh nghiệp Thái Lan, 85 hệ thống nhượng quyền của các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh thu từ các doanh nghiệp nhượng quyền nội địa đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 45% tổng doanh thu ngành công nghiệp nhượng quyền [22,tr.144]. Đây là những con số rất ấn tượng bởi trong bối cảnh các thương hiệu nhượng quyền nước ngoài “xâm nhập” một cách ồ ạt vào thị trường nội địa các nước châu Á thì Thái Lan đã có một sự phát triển tích cực hệ thống nhượng quyền trong nước của mình. Nếu như vào năm 2000, thị phần giữa các nhà nhượng quyền Thái Lan và các nhà nhượng quyền nước ngoài là 30:70 thì đến năm 2006 tỉ lệ đó đã là 45:55.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí