Mô Hình Tổ Chức Của Sở Vhtt&dl Tỉnh Bến Tre


xã hội của tỉnh, chiến lược phát triển du lịch quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch;

Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp hoặc ủy quyền quản lý nhà nước về du lịch đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch đã được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch thuộc phạm vi quản lý của Sở trên địa bàn tỉnh;

Quản lý nhà nước về du lịch đối với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân các thành phần kinh tế, các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động kinh doanh du lịch theo phân cấp và quy định của pháp luật;

Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; thẩm định và quyết định công nhận cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu và loại đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao; cấp chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn nghề du lịch và cấp, thu hồi các loại thẻ, giấy phép, văn bằng, chứng chỉ khác thuộc thẩm quyền của Sở theo quy định của pháp luật;

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch của tỉnh; cung cấp thông tin về du lịch cho khách du lịch, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch;

Thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin du lịch phục vụ cơ quan quản lý và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh;

Phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các mô hình, biện pháp bảo vệ trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các khu, tuyến, điểm du lịch;

Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân tỉnh giao; thẩm định hoặc tham gia thẩm định các dự án đầu tư, phát triển du lịch hoặc có liên quan đến du lịch theo quy định của pháp luật;


Quản lý tài nguyên du lịch được giao, điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch và tổng hợp tình hình đầu tư phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh;

Phối hợp công tác giữa các Sở, ngành có liên quan đối với hoạt động du lịch nhằm đảm bảo việc quản lý, điều hành kịp thời và có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở địa phương;

Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

Thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực du lịch, xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu về lĩnh vực quản lý du lịch của tỉnh;

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng cục Du lịch giao;

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được phân công;

Thực hiện các nhiệm vụ khác của Sở.

Bộ máy tổ chức của Sở VHTT & DL Bến Tre gồm:


- Ban Giám đốc Sở

- Văn phòng Sở

- Phòng Tổ chức Cán bộ

- Phòng Tổ chức – Tài chính

- Phòng Nghiệp vụ văn hóa

- Phòng Nghiệp vụ du lịch

- Phòng Nghiệp vụ thể dục thể thao

- Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình

- Thanh tra sở

- Đảng ủy

- Công đoàn

- Đoàn thanh niên


Sở VHTT & DL tỉnh Bến Tre được điều hành bởi một giám đốc và ba phó giám đốc. Số lượng phó giám đốc do UBND tỉnh quyết định tùy theo tình hình thực tế hoạt động của


Sở. Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở.

BỘ VHTT&DL

UBND TỈNH BẾN

TRE

SỞ VHTT&DL

TỈNH BẾN TRE

GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG NGHIỆP VỤ VĂN HÓA

PHÒNG NGHIỆP VỤ THỂ THAO

PHÒNG NGHIỆP VỤ DU LỊCH

VĂN PHÒNG SỞ

PHÒNG

PHÒNG XÂY

Phòng Nghiệp vụ du lịch là đơn vị thực hiện chức năng QLNN về du lịch của tỉnh và quyền hạn được giao.



TỔ

DỰNG

THANH

CHỨC

NẾP SỐNG

TRA SỞ

CÁN BỘ

VĂN HÓA



VÀ GIA



ĐÌNH


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre - 9


Biểu đồ 2.2 Mô hình tổ chức của Sở VHTT&DL tỉnh Bến Tre


2.3.3. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý hoạt động du lịch


Trước đây, Ban Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch phân công 01 Phó Giám đốc phụ trách mảng thương mại và du lịch, theo đó Phòng Nghiệp vụ cũng ghép chung gọi là Phòng Nghiệp vụ, Thương mại và Du lịch; có 01 phó trưởng phòng và 02 chuyên viên phụ trách quản lý du lịch. Khi thành lập Sở Du lịch, buổi ban đầu thành lập Phòng Nghiệp vụ có 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và 03 chuyên viên. Đến nay, Phòng Nghiệp vụ Du lịch trực thuộc Sở VHTT & DL Bến Tre có 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và 05 chuyên viên.

Mối quan hệ công tác giữa Sở VHTT & DL với các Phòng Văn hóa – Thông tin huyện, thị xã, thành phố là mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ;


chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch công tác lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

Phòng Văn hóa – Thông tin huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ các lĩnh vực công tác của ngành và chấp hành nghiêm chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định. Theo đó, ở 08 huyện, thị xã, thành phố của Bến Tre, Phòng VHTT cấp huyện hiện có 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và các chuyên viên phụ trách quản lý du lịch ở địa phương.

Đến cấp cơ sở, UBND cấp xã phụ trách chung văn hóa xã hội do phó chủ tịch phụ trách và cán bộ văn phòng thực hiện nhiệm vụ do cấp huyện hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, công tác quản lý về du lịch chủ yếu được thực hiện ở địa bàn cấp tỉnh và cấp huyện, ở cấp cơ sở như phường, xã chủ yếu là bảo vệ di tích văn hóa – lịch sử, bảo vệ môi trường du lịch và giữ gìn an ninh trật tự, an toàn cho du khách là chính.

Có thể nói đội ngũ cán bộ quản lý du lịch ở địa phương khá mỏng, nhất là ở cấp huyện và cấp cơ sở hầu như không có cán bộ phụ trách được đào tào bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý các hoạt động du lịch. Một số thì được đào tạo thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn do Sở VHTT & DL phối hợp với các công ty lữ hành, nhà hàng tổ chức, tuy nhiên về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch thì hầu như các cán bộ, chuyên viên ở đây phải tự cập nhật kiến thức trong quá trình công tác.

Chính vì vậy, công tác QLNN về du lịch ở địa phương từ cấp huyện trở xuống kém hiệu quả, chủ yếu là thực hiện công việc chỉ đạo từ Sở VHTT&DL, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về du lịch tại địa phương, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho du khách, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phương,...

2.3.4. Hoạt động cấp phép


Luật Du lịch đưa ra đòi hỏi cao hơn trong kinh doanh du lịch (như phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm đối với các nhà điều hành tour nội địa, 4 năm đối với các nhà điều hành tour quốc tế và khoản tiền đảm bảo lớn hơn). Lần đầu tiên đưa ra một loại hình cơ sở lưu trú mới là nhà có phòng cho thuê. Cơ quan QLNN về du lịch cấp địa phương sẽ chịu trách nhiệm cấp phép kinh doanh và xếp hạng các nhà nghỉ và nhà có phòng cho thuê,


cũng lần đầu tiên đưa ra một loại hướng dẫn viên du lịch mới là thuyết minh viên (Điều 78). Những thay đổi này hoàn toàn thích hợp với tính chất đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch như hiện tại ở Việt Nam. Thực tế đã cho thấy những bất cập trong việc quản lý các cơ sở kinh doanh quy mô nhỏ ở các địa phương, bao gồm các nhà trọ, đại lý lữ hành, quán ăn và hướng dẫn viên du lịch địa phương. Trong thời kỳ đầu phát triển du lịch nên nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm dịch vụ này là rất cao, dẫn đến hiện tượng các cơ sở kinh doanh du lịch nhỏ mọc lên như nấm sau mưa và hoạt động lộn xộn. Nhiều địa phương chưa có bộ phận đăng ký kinh doanh du lịch, các cơ quan QLNN về du lịch thì chỉ có trách nhiệm cấp phép còn quản lý các cơ sở kinh doanh này được giao cho các cơ quan không đúng thẩm quyền như công an. Rõ ràng những quy định này trong Luật Du lịch mới đã gắn rõ trách nhiệm cho các cơ quan QLNN và nghĩa vụ đối với các đơn vị kinh doanh, tạo tiền đề cho việc xây dựng một hệ thống kinh doanh du lịch có chất lượng và được quản lý chặt chẽ.

Một trong những nội dung QLNN về du lịch là hoạt động cấp phép, cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao Sở VHTT&DL là cơ quan QLNN về du lịch có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận hoạt động, kinh doanh du lịch trên địa bàn cấp tỉnh như:

Cấp, đổi, cấp lại, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch (nội địa và quốc tế) và giấy chứng nhận thuyết minh viên du lịch.

Cấp, đổi lại, thu hồi quyết định công nhận xếp hạng đối với:

+ Hạng 1, 2 sao cho cơ sở lưu trú: khách sạn và làng du lịch,

+ Hạng đạt tiêu chuẩn sao cho căn hộ du lịch, biệt thự du lịch,

+ Hạng đạt tiêu chuẩn cho cơ sở lưu trú: khách sạn, nhà nghỉ, nhà có phòng cho khách du lịch thuê.

Hướng dẫn thủ tục, phối hợp với Bộ VHTT&DL xếp hạng sao đối với các cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao, 4 sao, 5 sao.

Hướng dẫn, thẩm định và đề xuất với Bộ VHTT&DL cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.


Cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam.

Cấp phép tổ chức hội chợ, triển lãm du lịch.

Cấp, cấp lại thu hồi quyết định công nhận khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch trên địa bàn tỉnh.

Xác nhận xe ô tô đạt chuẩn chuyên vận chuyển khách du lịch.

Theo thống kê của Sở VHTT&DL tỉnh Bến Tre tính đến ngày 31/12/2012 số lượng khách sạn tăng đáng kể: từ 11 cơ sở (2000) lên 45 cơ sở lưu trú du lịch (2012). Trong đó có 2 khách sạn 3 sao, 4 khách sạn 2 sao, 2 khách sạn 1 sao (một số khách sạn đủ tiêu chuẩn và đang làm hồ sơ xét), 03 nhà khách, 37 khách sạn, nhà nghỉ; với tổng số 895 phòng. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 75 cơ sở lưu trú (khách sạn và nhà nghỉ) tại trung tâm thành phố Bến Tre và các huyện. Trong đó 02 khách sạn 3 sao, 03 nhà khách,39 khách sạn, nhà nghỉ; với tổng số 946 phòng, tổng số giường là 1.196. Hiện tỉnh Bến Tre đã phối hợp với Bộ VHTT&DL cấp phép 09 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 04 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa; 05 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa.

2.3.5. Quy hoạch phát triển du lịch


Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính xã hội cao, không những tạo ra một giá trị kinh tế, văn hóa nhất định mà hoạt động du lịch sẽ tạo ra mức tăng trưởng GDP cho kinh tế tỉnh nhà. Được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong những năm qua du lịch Bến Tre đã được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, sự ủng hộ của các cấp, các ngành Trung ương, sự quan tâm của nhân dân, hệ thống giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trong du lịch không ngừng được đầu tư nâng cấp, các cơ sở lưu trú phục vụ khách, các điểm du lịch, các cơ sở hàng lưu niệm, tàu xuồng, các dịch vụ phụ trợ khác ngày càng phát triển, thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước.

Tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa VII đã thống nhất thông qua Nghị quyết số 21/2007/NQ-HĐND về “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”, đồng thời xác định quan điểm phát triển du lịch phải


phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội địa phương, phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế- xã hội ổn định và bền vững; dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, phát triển du lịch Bến Tre phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, với chương trình hành động quốc gia về du lịch; huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế, tranh thủ tối đa các nguồn hỗ trợ từ Trung ương, nhất là nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Phát triển du lịch gắn với việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Việc phát triển du lịch Bến Tre phải đặt trong mối quan hệ liên kết với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là mối quan hệ với hai thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, nhằm tạo thị trường khách du lịch bền vững.

Về mục tiêu phát triển là phải dựa trên các lọai hình du lịch là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa-lịch sử và du lịch vui chơi giải trí. Phấn đấu tăng thu nhập từ du lịch bình quân 20%/năm. Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn để thu hút khách, nhất là khách quốc tế. Xây dựng các tuyến điểm du lịch đặc thù của tỉnh. Tập trung các nguồn lực để xây dựng khu du lịch chuyên đề quốc gia làm điểm nhấn để phát triển toàn diện du lịch trên địa bàn tỉnh bao gồm các xã ven sông huyện Châu Thành, các khu, điểm du lịch Mỹ Thạnh An (Thị xã), Hưng Phong (Giồng Trôm), thực hiện dự án phát triển du lịch huyện Chợ Lách, huyện Ba Tri. Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án về du lịch với quy mô khá và hướng đến hiện đại; đầu tư khai thác dịch vụ vận chuyển, nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ kinh doanh du lịch; tăng cường quảng bá du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch khác để từ đó xây dựng thương hiệu cho du lịch Bến Tre.

Để thực hiện đạt các mục tiêu đề ra HĐND tỉnh thống nhất đề ra nhiệm vụ trước mắt là căn cứ vào quy họach tổng thể để xây dựng các dự án cụ thể và kế hoạch thực hiện hàng năm, trong đó cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng ngành du lịch, ưu tiên triển khai thực hiện các dự án giao thông, bưu chính viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, môi trường tạo động lực cho du lịch phát triển. Tiến hành cụ thể hoá chính sách phát


triển du lịch sau khi gia nhập WTO. Hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý nhà nước để nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường liên kết doanh nghiệp và địa phương, ngành để phát triển nhanh hoạt động du lịch.

Trong đề án phát triển du lịch Bến Tre từ năm 2015 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển phát triển du lịch và đặc biệt Chỉ thị 09 của Tỉnh ủy cũng đã chỉ rõ: “Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp vào GDP của tỉnh hàng năm. Phấn đấu doanh thu du lịch tăng bình quân 20%/ năm, lượng khách du lịch đến Bến Tre tăng 12%/ năm”.

Ngành du lịch chuẩn bị triển khai đề án Phát triển Thương mại – Du lịch – Dịch vụ giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre. Tập trung gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống để tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh nhằm phục vụ khách du lịch như làng nghề hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa; làng nghề khai thác dừa; làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc; làng nghề sản xuất kẹo dừa; làng nghề sản xuất hoa kiểng, cây giống.

Bến Tre cũng đang liên kết phát triển du lịch cụm duyên hải phía đông ĐBSCL gồm 5 tỉnh (Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long và Trà Vinh) để mở rộng tour, tuyến du lịch khu vực nhằm tạo phong phú sản phẩm du lịch của cụm, để thu hút du khách quan tâm đến với vùng ĐBSCL mà không trùng lắp theo quan điểm của dư luận đặt ra. Tỉnh Bến tre là quê hương của dừa, bao phủ bởi màu xanh của dừa trên khắp tỉnh, với trên 1/3 diện tích dừa của cả nước, cho nên đã tạo sự khác biệt rõ nét của du lịch sinh thái sông nước miệt vườn xứ dừa.

Sau thời gian thực hiện Nghị quyết số 21/2007/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và các đề án phát triển du lịch ngành Du lịch Bến Tre đã đạt được một số kết quả:

Năm 2010 lượt du khách đạt 505.000, tăng bình quân 10,04%/năm. Đến năm 2015 đạt 780.000 lượt du khách, tăng bình quân 9,08%/năm. Phấn đấu đến năm 2020 đạt

1.160.000 lượt du khách, tăng bình quân 8,67%/năm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/08/2023