Doanh Thu Nhượng Quyền Thương Mại Ở Thái Lan (Triệu Usd)


Biểu 1.4: Doanh thu giữa hai khu vực : nhà nhượng quyền nội địa và nhà nhượng quyền nước ngoài tại Thái Lan từ 2004-2006


Triệu USD

1300

1296

1265

5

86

0

4

103

70

1400

1200

1000

800

600

400

200

0


Thái Lan


Nước ngoài


2004 2005 2006



(Nguồn: Phòng thương mại Mỹ)


Sở dĩ có sự phát triển nhảy vọt trong hệ thống nhượng quyền Thái Lan là do các nhà nhượng quyền Thái Lan cạnh tranh rất mạnh mẽ với các hệ thống nhượng quyền nước ngoài muốn nhượng quyền tại thị trường trong nước với những lợi thế của nguồn nhân lực rẻ, sản phẩm có sự khác biệt, chi phí đầu tư ban đầu rẻ hơn, phí nhượng quyền thấp hơn cũng như gia tăng các chương trình hỗ trợ các nhà nhận quyền trong nước.

Ngoài ra một nguyên nhân quan trọng khác là do Chính phủ Thái đã có những động thái tích cực để phát triển hoạt động nhượng quyền nội địa, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như công nhận nhượng quyền thương mại là con đường nhanh nhất để phát triển đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, Chính phủ thông qua các tổ chức quản lý nhượng quyền cung cấp kiến thức, kỹ năng, đưa ra các chương trình đào tạo cũng như hợp tác với các ngân hàng nhà nước để cho vay đối với các doanh nghiệp muốn khởi sự bằng con đường nhượng quyền.


Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực nhượng quyền; khuyến khích các nhà nhượng quyền trong và ngoài nước thực hiện nhượng quyền tại nước mình cũng như phát triển ra các nước trong khu vực; tổ chức các cuộc hội thảo trong nước cũng như nước ngoài để xúc tiến việc phát triển nhượng quyền thương mại.

Hiện nay, Bộ Thương mại Thái Lan đang có kế hoạch thúc đẩy những công ty quy mô lớn tạo ra những hoạt động nhượng quyền để cạnh tranh với những thương hiệu quốc tế. Theo Bộ Thương mại Thái Lan, các doanh nghiệp Thái Lan sẽ đạt thêm lợi nhuận nếu họ kiểm soát việc kinh doanh theo phương cách chuyển nhượng thương hiệu. Có một thực tế là hiện nay có nhiều doanh nghiệp lớn của Thái sở hữu khối lượng tài sản lớn, có lợi thế khác biệt nhưng không kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại. Do vậy, để tăng thu nhập quốc gia, theo Chính phủ, các công ty này phải điều chỉnh việc kinh doanh theo hình thức nhượng quyền để thưong hiệu của họ được biết đến nhiều hơn và giá trị hơn không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, Chính phủ Thái cũng triển khai dự án “Nhượng quyền thương mại Thái Lan tiến tới nhượng quyền toàn cầu” do Viện Kenan Châu Á (KIAsia) giúp xúc tiến mở rộng mạng lưới 25 công ty nhượng quyền Thái Lan ở các quốc gia láng giềng, thực hiện từ tháng 8 năm 2006. Với ngân sách khoảng 16 triệu baht, KIAsia huấn luyện miễn phí cho các cuộc quảng bá lưu động. Vào năm 2007, chương trình này cũng đã được triển khai lần hai. Ngày 27 tháng 9 năm 2007, “Ngày nhượng quyền thương hiệu Thái Lan 2007” đã được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam, với sự tham gia của 9 thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng nhất Thái Lan như K.Santaifood, xúc xích EZ’S, nhà hàng Thái Chokdee Dimsum, To-sit, Neo Suki, cửa hàng cà phê Black Canyon...


Biểu 1.5: Cơ cấu hệ thống nhượng quyền thương mại ở Thái Lan, 2006



Mỹ viện và spa 10 Bán lẻ 10 Công nghệ thông tin 7 Thực phẩm 44 Dịch vụ 1

Mỹ viện và spa 10%

Bán lẻ 10%

Công nghệ thông tin 7%


Thực phẩm 44%


Dịch vụ chung 14%


Giáo dục 15%


(Nguồn: Market research Report : Franchising in Thailand)


Ngành công nghiệp nhượng quyền ở Thái Lan tập trung vào một số ngành tiêu biểu như thực phẩm (44%), giáo dục (15%), dịch vụ chung(14%), bán lẻ (10%), mỹ viện và spa (10)%, công nghệ thông tin (7%). Tuy thực phẩm đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu các ngành nhượng quyền tại Thái Lan nhưng triển vọng nhất lại là ngành giáo dục, dịch vụ ô tô, trung tâm thể dục kết hợp chăm sóc sức khỏe, thức ăn dinh dưỡng, thẩm mỹ viện, phòng cho thuê, cửa hàng bán lẻ, dịch vụ quét dọn và bảo trì, dịch vụ môi giới bất động sản, hệ thống bảo an. Những lĩnh vực này đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong bản đồ nhượng quyền của Thái.

Tuy năm 2006 là một năm có nhiều biến động chính trị tại Thái Lan, nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành nhượng quyền thương mại vẫn đạt khoảng 34%. Doanh thu của các doanh nghiệp thực hiện nhượng quyền thương mại ở Thái Lan năm 2006 là vẫn đạt 2,3 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2005 [29, tr.3].



Bảng 1.5: Doanh thu nhượng quyền thương mại ở Thái Lan (triệu USD)


Nguồn Market research Report Franchising in Thailand Có thể thấy tham vọng trở 2


(Nguồn: Market research Report : Franchising in Thailand)


Có thể thấy tham vọng trở thành “nơi hội nhập các hệ thống nhượng quyền thế giới” của người Thái đang đạt được những kết quả đáng khích lệ và họ cũng đang nỗ lực không ngừng cho tham vọng đó. Mặc dù vẫn còn đối diện rất nhiều thách thức mà đặc biệt là nạn làm nhái, làm giả nhãn hiệu, sao chép hệ thống... nhưng với nỗ lực của Chính phủ, của các doanh nghiệp với hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, vùng đất này đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của thế giới. Không những thế, nhiều doanh nghiệp tại đất nước này đang có những kế hoạch phát triển hoạt động của mình trong nước và ra nước ngoài. Tương lai không xa trên bản đồ nhượng quyền khu vực sẽ xuất hiện nhiều hệ thống nhượng quyền xuất phát từ đất nước này.


Chương 2 : ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM‌

TRONG THỜI GIAN TỚI


2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Hoạt động nhượng quyền thương mại có lịch sử từ rất lâu đời và không ngừng khẳng định vai trò của mình tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, đây là một lĩnh vực còn rất mới mẻ. Tuy nhiên, cùng lúc với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cụm từ “nhượng quyền thương mại” bắt đầu gây được sự chú ý của nhiều người, nhiều giới bởi ngày càng có nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức kinh doanh này, cũng như một số ít thương hiệu trong nước đã thực hiện nhượng quyền trong và ngoài nước.

Thật ra, hình thức nhượng quyền thương mại được cho là đã có mặt tại Việt Nam từ trước 1975 thông qua hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm của các trạm xăng dầu của Mỹ như Mobil, Exxon (Esso), Shel và các đại lý bảo dưỡng ô tô, xe máy. Sau đó là sự xuất hiện của các chuỗi cửa hàng rửa phim tráng ảnh Kodak, Fuji, Konica... Tuy nhiên đến trước thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hầu như có rất ít thương hiệu lớn của nước ngoài có mặt tại Việt Nam theo hình thức nhượng quyền thương mại do đặc điểm của nền kinh tế bao cấp lúc bấy giờ. Chỉ sau khi các chính sách được đổi mới, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường thì các thương hiệu nước ngoài mới bắt đầu đặt chân đến Việt Nam một cách chính thức với quy mô ngày một lớn hơn. Năm 1998, Việt Nam xuất hiện một vài tên tuổi lớn như KFC, Lotteria... Trên thực tế, hoạt động Franchise tại Việt Nam ngày càng diễn ra mạnh mẽ với nhiều cách thể hiện không chính thức như các cơ sở bảo dưỡng ô tô, xe gắn máy do Honda, Suzuki,


Yamaha... ủy quyền. Ngoài ra, có thể kể đến nữa là các cơ sở đào tạo tin học, công nghệ thông tin được cấp bằng quốc tế như Oracle, Aptech... tại Việt Nam.

Hoạt động nhượng quyền đang phát triển nhanh ở Việt Nam với tốc độ tăng trưởng 30%/năm [30, tr.3]. Theo thống kê của Hội đồng nhượng quyền thương mại thế giới năm 2004, Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền hoạt động, trong đó phần lớn là các thương hiệu nước ngoài.

Bảng 2.1: Thống kê hệ thống nhượng quyền thương mại một số nước trên thế giới

STT

Quốc gia

Số lượng bên nhượng quyền thương mại

1

Trung Quốc

1900

2

Mỹ

1500

3

Nhật Bản

1100

4

Úc

800

5

Pháp

765

6

Anh

695

7

Indonesia

300

8

Thái Lan

100

9

Hồng Kông

92

10

Việt Nam

70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

(Nguồn: Báo cáo của Hội đồng nhượng quyền thương mại thế giới, 2004)


Gần 70 hệ thống nhượng quyền, con số này dẫu còn khiêm tốn so với các nước láng giềng như Trung Quốc hay Thái Lan, nhưng bước đầu đã tạo được ấn tương năng động, hiện đại và hiệu quả kinh tế với các doanh nghiệp Việt Nam hay những người mới khởi sự kinh doanh khi phần lớn các hợp đồng nhượng quyền thương mại đang


triển khai thành công. Các doanh nghiệp đều cho rằng sử dụng hệ thống nhượng quyền thương mại giúp các doanh nghiệp có thể kết hợp được những ưu điểm của sự phân phối bằng cách tạo ấn tượng chung về thương hiệu của các doanh nghiệp nhượng quyền thông qua các bên nhận quyền độc lập mà họ tự chịu rủi ro trong kinh doanh, góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho bên nhượng quyền, đồng thời hệ thống này giúp các thương nhân thiếu kinh nghiệm cần thiết tiếp cận các phương pháp thương mại thành công của bên nhượng quyền, mà nếu không có hệ thống họ chỉ đạt được sau những nghiên cứu và những nỗ lực kéo dài.

2.1.1. Hệ thống nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam


Nhượng quyền thương mại đang là hình thức kinh doanh phát triển tại Việt Nam hiện nay. Đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã biết tận dụng hình thức này để làm đòn bẩy phát triển thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu của mình. Tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo hình thức này vẫn còn hạn chế và số liệu về hoạt động nhượng quyền thương mại chưa được thống kê chính thức và công bố bởi bất kì một cơ quan nào trong nước.

Hiện tại ở Việt Nam chỉ có một số hệ thống nhượng quyền là thực sự của Việt Nam, trong đó có 3 thương hiệu lớn là Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery đang thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại theo mô hình nhượng quyền công thức kinh doanh. Các doanh nghiệp thực hiện nhượng quyền thương mại của Việt Nam hầu hết đều thực hiện chiến lược nhượng quyền thương mại riêng lẻ, trực tiếp (Single unit franchise) cho khách hàng ở trong nước hay ở nước ngoài. Nguyên nhân chính là do hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn làm quen với mô hình franchise, chưa khẳng định và chưa thực sự có những chính sách kiểm soát chặt chẽ, liên tục các tiêu chuẩn đồng bộ của từng cơ sở nhượng quyền và cũng chưa sử dụng các đối tác trung gian thay mặt mình quản lý. Chính vì


vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đều e ngại thương hiệu chưa kịp lớn mạnh thì có thể đã gây ấn tượng xấu và mai một dần trong mắt người tiêu dùng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nhượng quyền riêng lẻ, trực tiếp với mục đích thăm dò, sau đó nếu thấy khả năng hợp tác và điều hành của đối tác nhận quyền đạt tiêu chuẩn cần thiết thì mới phát triển họ thành đại lý nhượng quyền độc quyền (Master franchise unit) hay đại lý nhượng quyền phát triển khu vực (Area development franchise unit). Chiến lược này tuy chậm nhưng có thể nói hiện nay là an toàn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Áp dụng hình thức này, các doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là chủ thương hiệu có điều kiện làm việc và kiểm tra cơ sở nhượng quyền một cách chặt chẽ, sâu sát. Mối quan hệ giữa người mua và người bán nhờ vậy mà gắn bó hơn và phí nhượng quyền thu được cho chủ thương hiệu không phải chia sẻ cho đối tác trung gian.

Trung Nguyên là thương hiệu đầu tiên tiến hành nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và đã thu được những thành công đáng kể với hệ thống 1000 quán cà phê nhượng quyền trên khắp cả nước [55]. Tương tự, Phở 24 của tập đoàn An Nam cũng đã định hình được uy tín. Tính đến tháng 3/2009 Phở 24 đã có 60 cửa hàng ở nhiều tỉnh thành trong nước [56].

Với chủ trương phát triển mạnh bằng franchise, ngay từ đầu nhãn hiệu thời trang Foci ( Công ty dệt may Nguyên Tâm) đã xác định chỉ tập trung vào sản xuất, giao việc bán hàng cho người mua franchise. Hiện Foci có khoảng 50 cửa hàng nhượng quyền trên toàn quốc [57]. Thực tế đã chứng minh đây là một phương thức kinh doanh giúp công ty nhân rộng mô hình kinh doanh một cách hiệu quả cũng như làm vững mạnh thương hiệu.

Công ty bánh kẹo Kinh Đô, công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhất Việt Nam với hơn 200 nhà phân phối và hơn 65.000 cửa hàng bán lẻ cũng là một trong những doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022