đợt phát hành và nêu những điểm hấp dẫn khi dầu tư vào tổ chức phát hành. Tài liệu này chỉ dược sử dụng nội bộ và không được cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm tàng vì các tài liệu
đó có thể không theo yêu cầu trong b8n cáo bạch do Luật chứng khoán quy định, và thường có các thông tin quan trọng không có trong bản cáo bạch. Mặc dù tư vấn độc lập không xem xét tài liệu nội bộ, nhưng nhà tư vấn cần khuyến cáo các tổ chức bảo lãnh trường hợp sử dụng hông hợp lý.
d. Cam kết bảo lãnh và phân chia chứng khoán AAU quy định cho các tổ chức bảo lãnh chính thẩm quyền rộng rãi trong việc phối hợp nỗ lực bán chứng khoán bằng việc xác định cam kết của từng tổ chức bảo lãnh, các chứng khoán dành bán cho định chế đầu tư, số chứng khoán được đại lý phân phối bán và số chứng khoán mỗi tổ chức bảo lãnh giữ lại để bán trực tiếp cho khách hàng của mình. Cam kết của mỗi tổ chức bảo lãnh là số chứng khoán mà tổ chức bảo lãnh đó cam kết mua trong đợt chào bán. Cam kết bảo lãnh của ngân hàng đầu tư là phần trăm tổng số cổ phiếu chào bán, khác với số chứng khoán mà tổ chức bảo lãnh được nhén bán trong đợt phát hành. Do một số chứng khoán được dành cho định chế đầu tư và các đại lý phân phối, cam kết của mỗi tổ chức bảo lãnh (không phải tổ chức bảo lãnh chính) thường lớn hơn số chứng khoán thực tế mà tổ chức đó sẽ bán. Do vậy, cam kết bảo lãnh không có mối liên quan cụ thể với số chứng khoán mà tổ chức bảo lãnh chính phân chia cho một tổ chức bảo lãnh để phân phối. Chứng khoán bán cho định chế đấu tư bao gồm số chửng khoán trong đợt phát hành mà tổ chức bảo lãnh chính dành để bán tác tiếp cho các định chế đầu tư, thường chiếm từ 40 dấn 60% tổng số chứng khoán chào bán. Tuy nhiên, quy mô của Pot khác nhau, tuỳ thuộc tính chất eủ8 đợt phát hành. "Phần giữ lại" là số chửng khoán mà mỗi tổ chức bảo lãnh giữ lại để bán cho khách hàng của mình. Khi tổ chức bảo lãnh chính quyết định số chứng khoán sẽ được mỗi tổ chức bảo lãnh giữ lại để bán trực tiếp và số chứng khoán dành bán cho định chế đầu tư, đại lý phân phối và các tổ chức khác thì "phần giữ lại" của mỗi tổ Chức bảo lãnh lúc đầu có thể b8ng không. Sau đó, mỗi tổ chức bảo lãnh sẽ được phân chia chứng khoán theo chỉ số quan tâm của các nhà đầu tư. Thông thường, tổ chức bảo lãnh chính sẽ
thông báo cho các tổ chức bảo lãnh số chứng khoán giữ lại của họ trong giai đoạn đầu của đợt phân phối. Mặc dù tổ chức bảo lãnh chính có thể đổi số chứng
khoán giữ lại của một tổ chức bảo lãnh vào bất cứ thời điểm nào cho đến khi chứng khoán được phân phối tới người mua, nhưng thực tế tổ chức bảo lãnh chính không thay đổi tỷ lệ nắm giữ này sau khi đã quyết định.
e. Định giá đả chào bán Định giá đợt chào bán được tiến hành tại cuộc họp giữa tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh chính. Thường thì tổ chức phát hành sẽ chỉ đinh một ban định giá chuyên trách được phép thoả thuận với tổ chức bảo lãnh chính về giá chào bán ra công chúng, chiết khấu hoa hồng bảo lãnh và các vấn đề tương tự khác. Định giá trong đợt phát hành IPO khác với đợt chào bán chứng khoán đã có thị trường giao dịch. Trong một đợt IPO, bản cáo bạch sơ bộ đưa ra khung giá dự tính. Giá đưa ra dựa trên giá trị.của tổ chức phát hành do tổ chức bảo lãnh chính tính toán. Khi giá trị của tổ chức phát hành được xác định, giá của chứng khoán chào bán được tính toán bằng cách lấy giá trị của công ty chia cho số cổ phiếu chào bán ra công chúng. Giá chào bán ra công chúng thực tế có thể khác với khung giá định ra trong bản cáo bạch sơ bộ. Nếu có sự quan tâm lớn đối với chứng khoán của tổ chức phát hành trong giai đoạn tiếp thị, giá chào bán ra công chúng sẽ tăng lên. Nếu thị trường không có tín hiệu tích cực, giá POP sẽ giảm xuống hoặc số chứng khoán chào bán sẽ giảm xuống để kích cầu. xác định trị giá thực của tổ chức phát hành là một công việc nhạy cảm nhất mà tổ chức bảo lãnh chính phải tiến hành trong đợt chào bán.ra công chúng. Nói chung, tổ chức bảo lãnh chính muốn đánh giá thấp hơn là đánh giá cao giá trị thực của tổ chức phát hành vì các nhà đầu tư ít quan tâm tới đợt chào bán nếu tổ chức phát hành bị đánh giá cao hơn giá trị thực. Trong khoảng thời gian tiếp thị, nếu tổ chức bảo lãnh chính thấy rằng giá trị của tổ chức phát hành đã bị đánh giá thấp, tổ chức bảo lãnh chính có thể tăng giá chào bán trước khi hồ sơ đăng ký phát hành có hiệu lực. ối với chứng khoán đã có thị trường công khai, giá POP thường được tính dựa trên cơ sở giá bán đóng cửa trước ngày định giá. Tuỳ nhiên, mục tiêu của tổ chức bảo lãnh chính là việc định giá đợt chào bán phải phản ánh giá trị thực tế của chứng khoán. Do vậy, tổ chức bảo lãnh chính có thể gợi ý giá rộp thấp hơn giá bán đóng cửa. Đôi khi tồ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh không thể thoả thuận về giá POP: Các điểm bất đồng này thường phát sinh khi tổ chức bảo lãnh nhận được ít đơn đăng ký mua theo giá mà tổ chức phát hành thấy là hợp lý. Đôi khi các tổ chức bảo lãnh chính sẽ gợi ý giảm số lượng cổ phiếu để hỗ trợ giá chào bán - kích cầu bằng số lượng cổ phiếu ít hơn.
Ngoài ra, việc giảm quy mô phát hành sẽ làm giảm rủi ro bảo lãnh để phù hợp với số chứng khoán đăng ký thực tế. Các tổ chức phát hành tin rằng tổ chức bảo lãnh được trả tiền để gánh chịu rủi ro này. Ngoài ra, việc giảm giá POP hoặc rút khối lượng phát hành có thể không được tổ chức phát hành chấp nhận khi tổ chức phát hành cần có một số tiền tối thiểu để thực hiện mục đích của mình. Trong trường hợp đó, tổ chức phát hành có thể quyết định đình chỉ phát hành cho tới thời điểm thích hợp cho việc chào bán. Khi tổ chức phát hành muốn tiến hành đợt phát hành nhưng không thống nhất về giá POP vào thời điểm hồ sơ đăng ký phát hành có hiệu lực, giá POP có thể được xác định căn cứ theo Quy định 430A. Quy định này tạo ra cơ chế cho phép hồ sơ đăng ký phát hành được công bố có hiệu lực mà không cần có thông tin về giá. Nếu tổ chức bảo lãnh chính và tổ chức phát hành thống nhất định giá theo Quy định 430A thì họ phải thực hiện trong vòng 5 ngày làm việc để thống nhất giá mà các tổ chức bảo lãnh sẽ mua chứng khoán. Nếu tổ chức bảo lãnh chính và tổ chức phát hành không thống nhất được giá POP trong thời hạn đó thì hợp đồng bảo lãnh phát hành chấm dứt. f ôn định thị trường Các tổ chức bảo lãnh có thể gặp phải khó khăn trong việc phân phối chứng khoán nếu giá chứng khoán đó trên thị trường giảm xuống dưới giá POP trước khi hoàn thành việc phân phối. Để giảm thiểu khó khăn này, tổ chức bảo lãnh chính có thể ổn định giá POP bằng cách mua chứng khoán vào tài khoản của tổ hợp.
Việc
ổn định thị
trường chỉ
Có thể bạn quan tâm!
- Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 20
- Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 21
- Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 22
- Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 24
- Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 25
- Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 26
Xem toàn bộ 480 trang tài liệu này.
được thực hiện theo Quy định lob-7 của Luật chứng
khoán. Việc ổn định có thể được thực hiện trên bất kỳ thị trường nào mà chứng khoán chào bán được giao dịch. Nếu việc mua để ổn định được thực hiện trên sở giao dịch thì sẽ do các chuyên gia lập giá thực hiện. Nếu mua trên thị trường OTC thì sẽ do các công ty chứng khoán tự doanh thực hiện. Khi thực hiện mua để ổn định, người mua phải thông báo cho nơi nhận lệnh rằng việc mua ' này nhằm mục đích ơn định, không phải là các giao dịch thị trường mở. TỔ hợp bảo lãnh chỉ được đặt mua để ơn định trên một thị trường với cùng mức giá. Tuy nhiên, nếu có nhiều giao dịch mua để ổn định thị trường thì công ty chứng khoán sẽ đứng ra thực hiện trên thị trường OTC. TỔ chức bảo lãnh có thể không thực hiện các giao dịch ổn định thị trường trong các đợt chào bán "theo thị trường". Trong một đợt chào bán theo thị trường thì giá chào bán không được cố định mà thay đổi trong quá trình chào bán. Quy định lob-7 đề ra những quy tắc phức tạp để xác định giá đặt mua nhằm ổn định tuỳ theo đặc điểm thị trường
của chứng khoán liên quan. g Phân bổ vượt mức AAU cho phép tổ chức bảo lãnh chính phân bổ vượt mức số chứng khoán cho tổ hợp. Việc phân bổ vượt mức có nghĩa là chấp nhận các đơn đặt mua nhiều chứng khoán hơn số được chào bán. Nếu tổ chức
bảo lãnh chính quyết định phân bổ
vượt mức, tổ
hợp sẽ
phân phối khống chứng
khoán. Mục đích của việc phân bổ vượt mức là để đảm bảo toàn bộ đợt phát hành sẽ dược bán hết, thậm chí cả khi một số người quan tâm không mua số chứng khoán đã đặt Ngoài ra, việc phân bổ vượt mức còn tạo ra sức mua sâu khi kết thúc đợt chào bán nhằm hỗ trợ giá chứng khoán. SỐ chứng khoán phân bổ vượt mức do các tổ chức bảo lãnh thực hiện theo tỷ lệ cam kết của mình. Nếu tổ chức bảo lãnh chính phân bổ vượt mức, tổ hợp thường bù đắp dược một phần hoặc toàn bộ số chứng khoán phân phối khống bằng cách thực hiện quyền lựa chọn phân bổ vượt mức, đôi khi được gọi là "giầy xanh" ("Green Shoe"). Quyền lựa chọn phân bổ vượt mức được quy định trong hợp đồng bảo lãnh, cho phép các tổ chức bảo lãnh mua thêm một số chứng khoán nhất định của tổ chức phát hành theo giá chiết khấu của tổ hợp để bù vào số chứng khoán đã phân bổ vượt mức. Các tổ hợp bảo lãnh thường phân bổ vượt mức nhiều hơn cả số lượng chứng khoán họ sẽ có quyền lựa chọn được mua thêm, nhằm tạo ra một vị thế đoán về chứng khoán đó và sử dụng nó để mua lại chứng khoán cho tổ hợp từ những người mua trước đó chỉ nhằm quay vòng nhanh kiếm lời chứ không phải để đầu tư Khóa sổ Việc khoá sổ bán chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh thường được thực hiện trong 5 ngày làm việc sau khi uỷ ban chứng khoán công bố hồ sơ đăng ký phát hành có hiệu lực. Vào thời điểm khoá sổ, các tổ chức bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành trị giá chứng khoán theo giá POP trừ đi hoa hồng bảo lãnh. TỔ chức bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành vào ngày khoá sổ ngay cả khi chưa hoàn thành việc phân phối. Trước khi khoá sổ, mỗi tổ chức bảo lãnh sẽ thông báo cho tổ chức bảo lãnh chính những thông tin cần thiết để chuẩn bị chứng chỉ cho số chứng khoán đã bán. Thông tin đó bao gồm tên người đăng ký chứng khoán và các đặc điểm của chứng chỉ đại diện chứng khoán. Chứng khoán thường được đăng ký dưới tên của người được uỷ nhiệm, chẳng hạn Cede (là công ty lưu ký tín thác). Sau khi tập hợp các thông tin như vậy, tổ chức bảo lãnh chính chuyển các thông tin đó tới công ty in tiền ngân hàng để chuẩn bị in các chứng chỉ. Sau khi chuẩn bị xong, các
chứng chỉ
đó được gửi tới đại lý chuyển nhượng của tổ
chức phát hành. Đại lý
chuyển nhượng của tổ
chức phát hành điền các thông tin cần thiết để
hoàn thiện
chứng chỉ, sau đó ký và gửi các chứng chỉ đó tới công ty đăng ký. Công ty đăng ký, thường đồng thời là đại lý chuyển nhượng, ký chứng chỉ đồng thời lưu số đăng ký và số lượng chứng khoán được ghi trong mỗi chứng chỉ. Việc thanh toán được thực hiện vào thời điểm khoá sổ đồng thời với việc chuyển giao các chứng chỉ. Tuy nhiên, các chứng chỉ không phải được mang đến vào thời điểm khoá sổ thực tế. Hai ngày trước khi khoá sổ, các đại diện của tổ chức bảo lãnh chính có mặt tại văn phòng của đại lý chuyển nhượng để đảm bảo các chứng khoán đó đã được chuẩn bị hợp lý. Khi tổ chức bảo lãnh thanh toán cho tổ chức phát hành, các chửng chỉ sẽ được trao cho tổ chức bảo lãnh chính tại văn phòng của đại lý chuyển nhượng.
4. Nghiệp vụ tư vấn dầu tư
4.1. Khái niệm và phân loại hoạt động tư vấn Từ trước tới nay, ta đã từng nghe nói tới nhiều loại trình hoạt động tư vấn khác nhau như tư vấn pháp luật. tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn y tế..., và bây giờ lại có một khái niệm mới là tư vấn chứng khoán. Cũng như các oạt động tư vấn khác, nội dung của hoạt động tư vấn chứng khoán là đưa ra những lời khuyên, phân tích các tình huống hay thực hiện một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng. Đối với các loại hình tư vấn khác, ví dụ như tư vấn pháp luật thì tính chính xác của lời khuyên là cần thiết và có khả năng diễn ra đúng trên thực tế. Tuy nhiên, đối với hoạt động tư vấn chứng khoán, do đặc điểm riêng trong ngành là giá cả thường luôn biến động nên việc tư vấn về giá trị chứng khoán rất khó khăn, đồng thời có thể xảy ra nhiều mâu thuẫn về lợi ích. Đặc biệt là với hoạt động này, các nhà tư vấn có thể gây ra những hiểu lầm đáng tiếc về ná trị và xu hướng giá cả của các loại chứng khoán - việc này có thể do khả năng của họ hoặc do họ cố tình gây hiểu lầm để kiếm lợi. Do vậy, đây là một hoạt động nghiệp vụ cần được quản lý chặt chẽ và đòi hỏi phải có những giới hạn nhất định trong khi thực hiện công việc. Ở phấn lớn các nước, người ta định nghĩa tư vấn chứng khoán là những hoạt động tư vấn về giá trị của chứng khoán nhằm mục đích thu phí. Như vậy, họ quan niệm rằng chỉ có những hoạt động tư vấn có thu mới là đối tượng quản lý, còn những lời khuyên đưa ra không có mục đích ấy sẽ không phải là đối tượng quản lý, trừ phi đó là những lời khuyên thất thiệt nhằm lũng đoạn thị trường và kiếm lợi cho bản thân. Đối với Việt Nam, việc quản lý các hoạt động tư vàn là cần thiết nhưng
lại vô cùng khó khăn trong diều kiện ban đầu, khi các hoạt động kinh doanh chứng khoán chưa đi vào quy củ, hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ. Để hiểu rõ về hoạt động tư vấn chứng khoán, chúng ta có thể phân loại hoạt động này theo một số tiêu chí nhưa) Theo hình thức của hoạt động tư vấn: có thể gồm:
- Tư vàn trực tiếp: Tức là khách hàng có thể gặp gỡ trực tiếp với nhà tư vấn hoặc sử dụng các phương tiện truyền thông như diện thoại, fax... để hỏi ý kiến.
- Tư vấn gián tiếp: Là cách người tư vấn xuất bản các ấn phẩm hay đưa thông tin lên những phương tiện truyền thông như Internet để bất kỳ khách hàng nào cũng có thể tiếp cận được nếu muốn. bị Theo mức độ uỷ quyền của hoạt động tư vấn:
- Tư vấn gợi ý: Ở mức độ này, người tư vấn chỉ có quyền nêu ý kiến của mình về những diễn biến trên thị trường, gợi ý cho khách hàng về những phương pháp, cách thức xử lý nhưng quyền quyết định là của khách hàng. Tư vấn uỷ quyền: Với nghiệp vụ này, nhà tư vấn tư vấn và quyết định hộ khách hàng theo mức độ uỷ quyền của khách hàng.
c) Theo đô4 tượng của hoạt động tư vấn: Tư vấn cho người phát hành: Hoạt động tư vấn cho người phát hành tương đối đa dạng, từ việc phân tích tình hình tài chính đến đánh giá giá trị của doanh nghiệp, tư vấn về loại chứng khoán phát hành hay giúp công ty phát hành cơ cấu lại nguồn vốn, thâu tóm hay sáp nhập với công ty khác.
- Tư vấn đầu tư: Là hoạt động tư vấn cho người đầu tư về thời gian mua bán, nắm giữ, giá trị của các loại chứng khoán, các diễn biến của thị trường. Các cách phân loại hoạt động tư vấn như vậy đan xen vào nhau và làm nên tính phong phú của hoạt động này. Muốn đi sâu hơn vào từng hoạt động một ta có thể đi theo cách phân loại thứ ba, từ đó có cái nhìn tổng quan đối với toàn bộ nghiệp vụ.
4.2. Điều hiện và nguyên tắc của hoạt động tư
- Điều kiện về vôn và nhân sự Vì hoạt động tư vấn là hoạt động kinh doanh hiểu biết nên các yêu cầu về vốn tối thiểu đối với hoạt động này không lớn, lượng vốn với nghiệp vụ này chỉ cần đủ để duy từ các hoạt động bình thường của công ty như thuê văn phòng, trả lương nhân viên, chi phí hành chính khác... Với Việt Nam, theo Nghị định 48, vốn pháp định với hoạt ộng này là 3 tỷ đồng. Với nhiều nước phát triển như Mỹ, do tính chất của nghiệp vụ này, các công ty chuyên hoạt động tư vấn phải là các công ty trách nhiệm vô hạn, tức là được tổ chức theo hình thức doanh nghiệp tư
nhân hay phổ biến hơn là công ty hợp danh. Tuy nhiên, Ở nhiều nước đang phát triển, các công ty này vẫn có thể là các công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy các điều kiện về ván đối với một công ty tư vấn không lớn nhưng những yêu cầu về nhân sự lại rất chặt chẽ. Những người làm công tác tư vấn phải có kiến thức chuyên môn rất sâu trong lĩnh vực của mình. Riêng đối với ngành chứng khoán, họ phải có giấy phép hành nghề tư vấn chứng khoán với các yêu cầu cao hơn những người chỉ làm môi giới thông thường. Những yêu cầu này có thể bao gồm các loại bằng cấp như tối thiểu phải tết nghiệp đại học và phải vượt qua một số kỳ thi do ngành chứng khoán tổ chức. Thường đó là kỳ kiểm tra của hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. Riêng với Việt Nam, trong thời gian đầu, do chưa thể có hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán nên để xây dựng thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm đào tạo nhân lực cho ngành chứng khoán thông qua Trung tâm Đào tạo của mình. Nguyên tắc: Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức, đó chính là vốn họ bỏ ra kinh doanh, nhưng những báo cáo phân tích của họ lại có tác động tâm lý rất lớn đến người được tư vấn và có thể làm cho người được tư vấn hưởng lợi hay bị thiệt hại. Nhà tư vấn phải luôn là những người thận trọng khi đưa ra những lời bình luận về giá trị của các loại chứng khoán; nếu người đầu tư có lợi, kiếm được tiền từ những lời tư vấn này thì họ sẽ vui mừng nhưng nếu họ bị thiệt hại thì họ sẽ tìm kiếm các nhà tư vấn để phàn nàn, thậm chí bắt bồi thường. Do vậy, khỉ hành động, nhà tư vấn cần đặt ra và tuân theo một số nguyên tắc nhất định, tối thiểu như sau: 1 Không bảo đảm chắc chắn về giá trị của chứng khoán: giá trị chứng khoán không phải là một số cố đính, nỏ luôn thay đổi theo các yếu tố kinh tế và tâm lý. Giá in của chứng khoán. là tổng hợp quan mềm của các nhà đầu tư về loại chứng khoán đó, do vậy nó có thể thay đôi lien tục cùng với những thay đổi trong nhận định của các nhà dầu tư.
2. Luôn nhắc nhở khách hàng răng những lời tư vấn của mình có thể là không hoàn toàn chính xác và khách hàng cần biết rằng nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về những lời khuyên đó.
3. Không được dụ dỗ mời gọi khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán nào đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ những cơ sở khách quan là sự phân tích tổng hợp một cách lô gích, khoa học. Những nguyên tắc này xem ra có vẻ đơn
giản nhưng lại rất khó thực hiện. Khi một nhà môi giới thực hiện hoạt động của mình, họ có thể sẽ phạm phải một số sai lầm kể rên và đó sẽ là nguyên nhân dần đến những mâu thuẫn giữa khách hàng với nhà môi giới đó.
4.3. Hoạt động nghiệp vụ
- Tư vấn cho người phát hành: Đây luôn luôn là một mảng hoạt động quan trọng, song song với mảng hoạt động tư vấn đầu tu. Hoạt động này được thực hiện tết sẽ góp phần hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp và tạo ra những loại hàng hoá có chất lượng cho thị trường. Tư vấn cho người phát hành có thể gồm:
- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: Nhả tư vấn chứng khoán là chuyên gia đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp, họ phân tích các loại chứng khoán chủ yếu bằng phương pháp đánh giá tình hình tài chính của người phát hành chứng khoán đó. Do vậy, việc Đhân tích tài chính của các nhà tư vấn sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức dụng được chính mình, từ đó cớ các biện pháp cải thiện tình hình.
- Giúp người phát hành xác định chính xác giá trị của doanh nghiệp: Là việc xác định các tài sản hữu hình như máy móc, nhà xưởng... và các tài sản vô hình như uy tín, nhãn hiệu thương mại, bằng phát minh sáng chế... Đây là một công việc đầy khó khăn, phức tạp. Việc xác định giá trị các 'tài Bản hữu hình như máy móc, thiết bị có thể không khó khăn lắm trong điều kiện các thị trường máy móc và thiết bị cũ hoạt động mạnh, mặc dù nếu các loại máy móc đó là những thiết bị đặc chủng thì việc xác định cũng sẽ có những nguyên tắc nhất định. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi ta xác định giá trị các tài sản vô hình. Các bằng phát minh sáng chế, các nhãn hiệu thương mại luôn được định giá khác nhau tuý theo từng người mua. Xác định giá trị doanh nghiệp là khâu quan trọng trước khi phát hành chứng khoán vì nó dùng để định giá chứng khoán phát hành, đặc biệt là khi doanh nghiệp mới hát hành chứng khoán ra công chúng lần đầu. Thông thường, trước khi cùng doanh nghiệp thống nhất định giá, các công ty chúng khoán sẽ thăm dò tình hình thị trường, tìm hiểu sự ưa thích và quan điểm giá cả của những người mua tiềm năng đối với loại chứng khoán đó.
- Tư vấn về loại chứng khoán phát hành: Tuý theo điều kiện cụ thể mà xác định doanh nghiệp đó nên phát hành cổ phiếu hay trái phiếu. Nếu phát hành cổ phiếu thì cần phải theo dõi thái độ của các cổ đông hiện thời vì tỷ lệ sở hữu của họ có thể bị giảm đi trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu chỉ có ảnh hưởng với những