Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam

của các cơ quan lập pháp và hành pháp Việt Nam trong xây dựng Nhà Nước pháp quyền.

Sự hoàn thiện khung pháp lý đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và tạo lòng tin cho các nhà doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có bước tăng trưởng mới và đóng góp một phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế và các văn bản pháp luật còn thiếu đồng bộ, mới chỉ dừng lại ở tính nguyên tắc. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật còn chậm, thiếu tính cụ thể và đôi khi còn giải thích sai Luật. Điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Việc hoàn thiện môi trường pháp lý là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo cho thị trường tài chính vận hành có hiệu quả.

Những phân tích về bối cảnh kinh tế, xã hội, luật pháp đã cho thấy, hình thành và phát triển thị trường chứng khoán là một yêu cầu cấp thiết để hoàn thiện thị trường tài chính nhằm phục vụ có hiệu quả cho công cuộc Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước.

2. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

Ngày 28 tháng 11 năm 1996, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 75/1996/NĐ-CP về việc thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước, cơ quan quản lý Nhà Nước về chứng khoán và TTCK. Trong một thời gian không dài, Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước đã hoàn thành một khối lượng công việc quan trọng nhằm chuẩn bị cho sự ra đời của TTCK. Nhờ quá trình chuẩn bị tích cực đó, ngày 11 tháng 7 năm 1998, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và TTCK, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 về việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 20 tháng 7 năm 2000 đánh dấu một bước quan trọng đối với TTCK Việt Nam, Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh khai trương và chính thức hoạt động.

Từ thời điểm tháng 7 năm 2000 đến 3/2005, các chứng khoán ở Việt Nam được giao dịch trên hai thị trường, thị trường chính thức tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đối với các chứng khoán niêm yết và "thị trường tự do" đối với các chứng khoán còn lại. Đến tận ngày 8.03.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động.

2.1. Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta. Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Trung tâm được chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Đó là: tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạt động khác.

2.2. Hoạt động giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội Sự ra đời của TTGDCK Hà Nội:

Ngày 11 tháng 07 năm 1998, Chính phủ ra Quyết định số 127/1998/QH-TTg thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán trực thuộc Uỷ ban chứng

khoán Nhà nước. Theo đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. Biên chế của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thuộc biên chế của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Quá trình xây dựng mô hình hoạt động của TTGDCK Hà Nội:

Ngày 05/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến 2010. Theo đó, xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau 2010 chuyển thành Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC).

Tháng 6/2004, Bộ tài chính ra Thông báo số 136/TB/BTC nêu kết luận của Lãnh đạo Bộ về mô hình tổ chức và xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam. Trong đó, định hướng xây dựng Trung tâm GDCK Hà Nội thành một thị trường giao dịch phi tập trung (OTC) đơn giản, gọn nhẹ, theo đó, Trung tâm GDCK Hà Nội sẽ phát triển theo hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu, từ 2005 đến 2007 - thực hiện đấu giá cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và đấu thầu trái phiếu chính phủ đồng thời tổ chức giao dịch chứng khoán chưa niêm yết theo cơ chế đăng ký giao dịch.

Giai đoạn sau 2007 - Phát triển TTGDCKHN thành thị trường phi tập trung phù hợp với quy mô phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mô hình hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã từng bước được cụ thể hoá. Gần đây, Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 244/2004/QH-BTC ban hành Quy chế tạm thời tổ chức giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội. Như vậy, có thể nói cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã được thiết lập.

Theo đó, có thể khái quát các nội dung hoạt động chính trong giai đoạn đầu của TTGDCK Hà Nội như sau:

- Tổ chức đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp

- Tổ chức đấu thầu trái phiếu : TTGDCKHN tổ chức đấu thầu trái phiếu, bao gồm các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình …

- Tổ chức giao dịch chứng khoán theo cơ chế đăng ký giao dịch:

+ Phương thức giao dịch thoả thuận.

+ Phương thức giao dịch báo giá trung tâm.

Ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngay sau thời điểm khai trương, TTGDCK Hà Nội triển khai hoạt động đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Ngày 14.7.2005 TTGDCK Hà Nội khai trương Sàn Giao dịch chứng khoán thứ cấp.

2.3. Thị trường tự do

Thị trường tập trung của Việt Nam mới chính thức hoạt động từ 20/7/2000. Song các loại chứng khoán đã xuất hiện từ trước đó, đặc biệt là trong những năm cuối của thập kỷ 90, với việc ra đời của hàng loạt các văn bản pháp luật về phát hành trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, về cổ phần hoá DNNN. Sự ra đời của Luật công ty (sau đó được thay thế bởi Luật Doanh nghiệp) và Luật Các tổ chức tín dụng đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của hàng loạt doanh nghiệp cổ phần. Đây là nguồn tạo hàng hoá quan trọng cho thị trường.

Theo Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước, tính tới 30/06/2006 thì hiện có khoảng 3365 doanh nghiệp được cổ phần hoá, trong số đó rất ít đáp ứng nhu cầu về vốn và có đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chính thức. Số còn lại, theo Luật Doanh nghiệp, cổ phiếu được tự do chuyển nhượng, song chưa có một thị trường chính thức cho nó. Đối với các chứng khoán niêm yết, do điều kiện giao dịch là chưa tốt cộng với ý thức chưa cao của các nhà đầu tư nên đã xuất hiện hiện tượng giao dịch chứng khoán ngoài trung tâm.

Thị trường cho các loại giao dịch này được gọi là thị trường tự do. Hiện nay người ta biết đến nhiều thị trường dưới tên gọi "Cà phê chứng khoán", "Index house" hoặc những giao dịch qua mạng Internet. Các công ty chứng khoán cũng tích cực tham gia thị trường trong nghiệp vụ tự doanh.

Tuy nhiên, thị trường tự do hoạt động không có sự kiểm soát nên khó đảm bảo cho các giao dịch là trung thực để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Hiện tượng chứng khoán giả; các vấn đề an toàn trong thanh toán và chuyển giao chứng khoán; hiện tượng đầu cơ, ép giá, thao túng thị trường là điều khó tránh khỏi trên thị trường tự do.‌

Như vậy, mặc dù mới chính thức hoạt động trong một thời gian chưa phải là dài so với thị trường chứng khoán của các nước, song thị trường chứng khoán Việt Nam đã phần nào khẳng định được vai trò tích cực đối với nền kinh tế. Thành công bước đầu đó là tổng hợp những nỗ lực của các chủ thể tham gia thị trường, trong đó, các trung gian tài chính là chủ thể quan trọng.

II. Các trung gian tài chính Việt Nam


1. Sơ lược về hệ thống tài chính Việt Nam

Trong giai đoạn những năm gần đây(2000-2006), Việt Nam đã tiến hành cải cách mạnh mẽ hệ thống tài chính. Một cải cách quan trọng hàng đầu là chuyển hoạt động của hệ thống ngân hàng theo mô hình hệ thống ngân hàng hai cấp. Việc tăng cường và hoàn thiện chức năng của Ngân hàng Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu duy trì hệ thống tài chính vững mạnh và đáng tin cậy.

Việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát và tạo đà cho tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại đã thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ bước đầu có hiệu quả.

Việc điều hành Ngân sách nhà nước cũng đạt những thành tựu đáng khả quan với việc giảm bao cấp từ Ngân sách, chấm dứt việc phát hành tiền

để bù đắp thiếu hụt Ngân sách. Thay vào đó, chính phủ phát hành các công cụ nợ để bù đắp thâm hụt Ngân sách và tài trợ cho đầu tư.

Hệ thống doanh nghiệp cũng được cải cách mạnh mẽ, tạo điều kiện mở rộng hoạt động của các trung gian tài chính. Các trung gian tài chính phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng tại Việt Nam


STT

Các tổ chức tín dụng Việt Nam

Số lượng

1.

Ngân hàng thương mại quốc doanh

5

2

Ngân hàng chính sách

1

3

Ngân hàng thương mại cổ phần

34

4

Ngân hàng liên doanh

4

5

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

28

6

Công ty tài chính

5

7

Công ty cho thuê tài chính

8

8

Quĩ tín dụng nhân dân

901

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 6

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tháng tư, 2005.


2. Các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại (NHTM) thực sự phát triển từ khi hai Pháp lệnh Ngân hàng Nhà Nước và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, Công ty tài chính được ban hành năm 1990. Hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển sang thực hiện mô hình hai cấp và các NHTM thực sự trở thành tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng. Để tiếp tục cải cách hệ thống NHTM, Quốc hội đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997. Luật này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10/1998 đã tạo điều kiện cải cách mạnh mẽ hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Mục tiêu đặt ra cho việc cải cách hệ thống NHTM là xây dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh làm cầu nối vững chắc cho sự phát triển kinh tế. Cải cách này hướng vào việc tăng cường công tác huy động vốn và cho vay nền kinh tế, thực hiện cơ chế an toàn trong hoạt động, tăng cường công tác

kiểm soát, giám sát từ xa đối với hoạt động ngân hàng, cải tiến quản trị ngân hàng theo hướng gọn nhẹ, tăng cường khả năng cạnh tranh của các NHTM, phát triển các loại hình dịch vụ theo hướng ngân hàng đa năng.

Việc triển khai thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng và cải cách các NHTM theo hướng phát triển ngân hàng đa năng đã tạo điều kiện nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và các NHTM nói riêng. TTCK xuất hiện tạo sức ép cạnh tranh mới, song cũng mở ra cơ hội mới đối với các tổ chức tín dụng. Việc thu hút sự tham gia của các NHTM trên TTCK sẽ là điều kiện để tăng tính hiệu quả của thị trường tài chính Việt Nam nói chung và chính hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng nói riêng.

Tuy nhiên, hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn chưa hoàn thiện, thể hiện trên các mặt sau:

Về thể chế

Điểm yếu rõ nhất về thể chế của ngành ngân hàng Việt Nam là thiếu một hệ thống pháp lý có thể bảo vệ các lợi ích của ngân hàng với tư cách là bên cho vay trong trường hợp khách hàng phá sản. Quyết định của tòa án cho phép bán các tài sản cầm cố nếu không trả được nợ vay lại không tính đến lợi ích của ngân hàng và quyền lợi của bên cho vay. Điều này làm cản trở hiệu quả trung gian tài chính, tăng chi phí cho vay vì các ngân hàng phải tăng dự phòng rủi ro để trang trải cho những khoản thất thoát vốn do cho vay không được hoàn trả

Về cơ cấu

Phần lớn các vấn đề về cơ cấu của ngành ngân hàng Việt Nam được nhìn nhận ở nhóm NHTMQD và mối quan hệ của nhóm này với Chính phủ. Cụ thể là các NHTMQD vẫn được đối xử khác so với các nhóm ngân hàng khác và cũng chịu một cơ chế quản lý khác. NHTMQD phải giải trình với

Chính phủ, và đổi lại các ngân hàng này được hưởng những lợi ích nhất định mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có được.

Về tài chính

Các kết quả kiểm toán độc lập chỉ ra rằng các ngân hàng Việt Nam đặc biệt là các NHTMQD không có tài chính lành mạnh, khả năng sinh lời kém và các chỉ tiêu chi phí cao hơn mức trung bình của khu vực. Với năng lực tài chính có hạn và nhu cầu rất lớn về vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn mà chưa đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn. Trong khi đó, thị trường chứng khoán chưa phát triển đầy đủ, các doanh nghiệp chưa đủ minh bạch tài chính để huy động vốn theo kênh này, do vậy ngân hàng vẫn là lựa chọn duy nhất để tìm kiếm các khoản vốn trung và dài hạn. Hơn 80% nguồn vốn của doanh nghiệp là vay ngân hàng và hiện tại có khoảng 25% vốn ngắn hạn của ngân hàng được dành để cho vay dài hạn. Do đó, thị trường vốn cần phải được phát triển hơn nữa để cung cấp tài chính trung và dài hạn, còn các ngân hàng chỉ cung cấp vốn ngắn hạn, ví dụ như tín dụng thương mại.

Về kỹ thuật

Những điểm yếu kỹ thuật được thể hiện ở kỹ năng quản lý kém, phân tích tín dụng, quản trị rủi ro, công nghệ lạc hậu, thiếu việc chuẩn hóa chất lượng dịch vụ trong toàn mạng lưới và thiếu cơ cấu quản trị hiện đại ở các ngân hàng của Việt Nam. Do năng lực tài chính hạn chế, các ngân hàng chủ yếu cung cấp và hưởng lãi từ các dịch vụ tín dụng cơ bản và truyền thống tính đến năm 2003. So với các ngân hàng ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, lĩnh vực ngân hàng thương mại ở Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, và bây giờ mới bắt đầu cung cấp các dịch vụ mà ngân hàng các nước phát triển đã cung cấp từ mấy thập kỷ nay (ví dụ cho vay cầm cố bằng hàng tồn kho)

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí