Thực Trạng Về Các Doanh Nghiệp Niêm Yết Trên  Thị Trường Chứng Khoán  Việt Nam

Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 3

Để làm giảm tính không đồng nhất không quan sát được trong cơ chế phân phối tín dụng, Konstantinos. Drakos và Nicholas Giannakopoulos (2011) đã đưa vào mô hình các biến kiểm soát bao gồm: (1) dòng tiền, (2) tín dụng thương mại, và (3) số lượng các đối thủ cạnh tranh.

Bên cạnh đó, hai ông cũng xem xét: (1) tỷ lệ doanh thu tại thị trường trong nước, (2) các công ty là thành viên của một hiệp hội kinh doanh hoặc phòng thương mại, (3) việc công ty thường xuyên sử dụng Internet trong giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp, (4) trình độ học vấn của lực lượng lao động. Các biến này có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các công ty có đặc điểm cấu trúc không quan sát được, liên quan đến chất lượng quản lý.

Tác giả sử dụng mô hình probit để nghiên cứu kết quả kiểm định cho thấy 1

Tác giả sử dụng mô hình probit để nghiên cứu, kết quả kiểm định cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng càng cao cho: (1) công ty có doanh thu tăng trưởng; (2) công ty có lợi nhuận; (3) công ty quy mô lớn; (4) công ty có mối quan hệ với ngân hàng. Các nhân tố không tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng bao gồm tuổi công ty, sử dụng kiểm toán độc lập, sử dụng chuẩn mực kiểm toán quốc tế, công ty quy mô vừa, giới tính của chủ sở hữu là nữ.

1.3. Thực trạng về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1.3.1. Giới thiệu tổng quan

Thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 12 năm đi vào hoạt động đã có những bước phát triển đáng kể. Theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN), số lượng các tổ chức trung gian trên TTCK đã tăng từ 7 công ty chứng khoán và 1 công ty quản lý quỹ lên 106 công ty chứng khoán và 47 công ty quản lý quỹ. Từ 5 công ty năm 2000 đến nay đã có gần 600 công ty và tổ chức niêm yết, giá trị vốn hóa thị trường chiếm 42% GDP. Bên cạnh đó, các ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các doanh nghiệp bảo hiểm, quỹ đầu tư tham gia thị trường đã góp phần hình thành một hệ thống các nhà đầu tư chuyên nghiệp (Ủy ban Chứng khoán nhà nước, 2013).

Trong năm 2009, TTCK Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ nhờ các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất, miễn giảm và hoãn thuế thu nhập. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2009 một mặt góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhưng cũng góp phần giúp TTCK tăng mạnh trở lại. Ngoài ra, lạm phát giảm bớt trong năm này cũng tạo thêm lòng tin về ổn định kinh tế vĩ mô.

Năm 2010 do áp lực lạm phát và lãi suất tăng cao, nhập siêu cao, trong khi đó tăng trưởng tín dụng, cung tiền giảm so với năm 2009 nên chỉ số VNIndex đã giảm 2,04%. Mặc dù vậy, TTCK Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả rất tích cực trên các mặt quan trọng: giá trị vốn hóa đạt 39% GDP, tăng 17,1% so với năm 2009; huy động vốn thực tế đạt 98,7 nghìn tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2009; giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.480 tỷ đồng; dòng vốn nước ngoài vào thuần trên 1 tỷ USD; số lượng tài khoản các nhà đầu tư tăng 38%…(Ủy ban chứng khoán nhà nước, 2012).

Quy mô thị trường so với GDP bị thu hẹp khi mức vốn hóa thị trường tại thời điểm 31/12/2011 giảm đáng kể, chỉ đạt 539.000 tỷ đồng, giảm 187.000 tỷ đồng (26%) so với mức 726.000 tỷ đồng cuối năm 2010. Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường sụt giảm mạnh nhất trên thế giới trong năm 2011. Thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng và phản ánh những khó khăn, bất ổn vĩ mô như lạm phát cao, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, phần lớn doanh nghiệp không đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra. Xu hướng suy giảm chiếm ưu thế rõ rệt với HNX-Index giảm 48,6%, VN Index giảm 27,5%. 62% số cổ phiếu trên cả 2 sàn có thị giá dưới mệnh giá. Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh với tổng giá trị giao dịch của cả 2 sàn trong nhiều phiên dưới mức 1.000 tỷ đồng. Giá trị và khối lượng giao dịch bình quân 1 phiên tính chung cả HNX và HOSE (theo phương thức khớp lệnh) trong năm 2011 là 790,72 tỷ đồng và 53,25 triệu cổ phiếu giảm 65% và 30% so với năm trước (Ủy ban chứng khoán nhà nước, 2012).

Với việc tăng tới 40% trong 5 tháng đầu năm sau đó giảm mạnh trong 7 tháng còn lại, thị trường chứng khoán Việt Nam đã khép lại năm giao dịch 2012 với nhiều thăng trầm và biến động. Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng năm 2012 vẫn có một kết thúc khá đẹp khi phiên cuối cùng của năm (28/12/2012) khép lại với sắc xanh trên cả 2 sàn giao dịch. VN Index chốt năm ở 413,73 điểm, tăng 3,76 điểm (tương đương 0,92%), tổng khối lượng giao dịch phiên này đạt 84.321.540 đơn vị, tương ứng giá trị 1.157,572 tỷ đồng; HNX Index chốt năm ở 57,09 điểm, tăng 0,94 điểm (tương đương 1,67%), tổng khối lượng giao dịch đạt 74.725.130 đơn vị, tương ứng giá trị 473.465 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2012, VN Index tăng tổng cộng 62,18 điểm, HNX Index giảm 1,65 điểm so với cuối năm 2011. Song nếu so với mức đỉnh mà thị trường đạt được trong tháng 5/2012, VNIndex và HNX-Index đã để mất lần lượt 74,34 điểm (so với ngày 8/5/2012) và 26,70 điểm (so với ngày 7/5/2012). Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên trong năm 2012 đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011 nhờ kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều.

Nhìn lại năm 2012, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn khá nhiều bất ổn do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Mặc dù đã có những điểm sáng kinh tế được ghi nhận trong năm 2012 như lạm phát khá thấp, tỷ giá ổn định, lãi suất giảm, xuất khẩu tăng mạnh và thặng dư cán cân thương mại, song xu thế thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty cộng với vấn đề tái cơ cấu ở không chỉ các tổ chức tín dụng mà cả ở các DNNN khiến thị trường khó có thể có được những cải thiện đáng kể trong trung hạn.

1.3.2. Tình hình kinh doanh

Qua khảo sát báo cáo tài chính kiểm toán của 648 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2012, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết như sau:

Bảng 1.1 Tình hình doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết

Đvt: Triệu đồng

STT Nhóm ngành 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
1 Công nghệ – Truyền thông 1,375,224 1,401,756 1,164,379 102% 83%
2 Dịch vụ chuyên môn – Khoa
học – Kỹ thuật
111,487 151,353 177,629 136% 117%
3 Dịch vụ hỗ trợ – Dịch vụ xử
lý và tái chế rác thải
160,869 238,345 256,311 148% 108%
4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 118,618 86,621 112,558 73% 130%
5 Giáo dục và đào tạo 2,164 2,007 3,049 93% 152%
6 Khai khoáng 5,248,044 7,767,276 10,492,011 148% 135%
7 Nghệ thuật và dịch vụ giải
trí
31,583 34,041 43,201 108% 127%
8 Sản xuất 29,539,801 43,863,393 45,995,846 148% 105%
9 Sản xuất Nông – Lâm – Ngư
nghiệp
674,375 1,811,173 1,507,428 269% 83%
10 Thương mại (Bán sỉ và bán
lẻ)
21,245,159 28,635,772 25,926,551 135% 91%
11 Tiện ích cộng đồng 4,389,290 6,248,219 25,806,795 142% 413%
12 Vận tải và kho bãi 2,097,373 2,735,687 3,418,591 130% 125%
13 Xây dựng và bất động sản 6,014,263 6,061,796 5,605,817 101% 92%
14 Tài chính và bảo hiểm 23,398,409 46,186,340 54,303,080 197% 118%
15 Dịch vụ khác 141,627 46,763 252,029 33% 539%
  Cộng 94,548,286 145,270,542 175,065,275 154% 121%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 55 trang: Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nguồn: http://www.chungkhoanphuongnam.com.vn

Bảng trên cho thấy, năm 2011 doanh thu của các DN niêm yết có sự tăng trưởng đáng kể (tăng 54% so với năm 2010). Tuy nhiên, sang năm 2012, tình hình kinh doanh bắt đầu khó khăn, doanh thu chỉ tăng 21% so với năm 2011. Trong đó, ngành Công nghệ – truyền thông và Sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp doanh thu giảm nhiều nhất (17%), tiếp theo là ngành Thương mại (bán sỉ và bán lẻ (giảm 9%), Xây dựng và bất động sản (giảm 8%)… Riêng ngành Tiện ích cộng đồng có sự tăng trưởng doanh thu đáng kể (313%), Giáo dục và đào tạo (52%), ngành khai khoáng, Dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng có sự tăng trưởng doanh thu đáng kể.

Bảng 1.2 Tình hình lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết

Đvt: Triệu đồng

STT Nhóm ngành 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
1 Công nghệ – Truyền thông 47,570 47,742 (1,235) 100% -3%
2 Dịch vụ chuyên môn –
Khoa học – Kỹ thuật
8,348 17,706 13,953 212% 79%
3 Dịch vụ hỗ trợ – Dịch vụ xử
lý và tái chế rác thải
15,310 3,010 17,148 20% 570%
4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 9,751 16,518 15,227 169% 92%
5 Giáo dục và đào tạo 38 42 10 111% 24%
6 Khai khoáng 417,832 584,995 818,745 140% 140%
7 Nghệ thuật và dịch vụ giải
trí
11,067 13,317 16,552 120% 124%
8 Sản xuất 3,074,759 3,385,887 2,908,892 110% 86%
9 Sản xuất Nông – Lâm – Ngư
nghiệp
199,806 533,282 405,882 267% 76%
10 Thương mại (Bán sỉ và bán
lẻ)
650,320 874,961 682,229 135% 78%
11 Tiện ích cộng đồng 431,219 604,812 2,821,572 140% 467%
12 Vận tải và kho bãi 107,466 161,928 201,647 151% 125%
13 Xây dựng và bất động sản 1,544,256 1,124,295 433,957 73% 39%
14 Tài chính và bảo hiểm 4,525,713 5,422,797 6,941,412 120% 128%
15 Dịch vụ khác 2,929 3,011 4,234 103% 141%
  Cộng 11,046,384 12,794,303 15,280,225 116% 119%

Về hiệu quả sản xuất kinh doanh, các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam có hiệu quả tăng dần từ 2010 đến 2012 (năm 2011 tăng 16% so với năm 2010; năm 2012 tăng 19% so với năm 2011). Trong đó, lợi nhuận sau thuế năm 2012 so với năm 2011của một số ngành tăng đáng kể như ngành dịch vụ hỗ trợ -dịch vụ xử lý và tái chế rác thải (tăng 470%), ngành Tiện ích – cộng đồng (tăng 367%)… Tuy nhiên, bên cạnh đó năm 2012 cũng có một số ngành có lợi nhuận sau thuế giảm mạnh như ngành công nghệ- truyền thông (chỉ bằng âm 3% so với năm 2011); tiếp theo là các ngành Giáo dục và đào tạo ( bằng 24% so với năm 2010), Xây dựng và bất động sản (bằng 39% so với năm 2011)… Vì vậy, cần có các giải pháp hỗ trợ kịp thời đặc biệt là về vốn để các DN này có thể vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

1.3.3. Tình hình tài chính và cấu trúc vốn

1.3.3.1. Tổng tài sản Bảng

1.3 Tình hình tổng tài sản của các doanh nghiệp niêm yết

Đvt: Triệu đồng

STT Nhóm ngành 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
1 Công nghệ – Truyền
thông
6,070,018 8,061,337 8,428,199 133% 105%
2 Dịch vụ chuyên môn
– Khoa học – Kỹ
thuật
396,255 702,235 919,993 177% 131%
3 Dịch vụ hỗ trợ – Dịch
vụ xử lý và tái chế
rác thải
505,470 822,848 737,428 163% 90%
4 Dịch vụ lưu trú và ăn
uống
463,073 543,369 586,501 117% 108%
5 Giáo dục và đào tạo 66,284 89,079 88,650 134% 100%
6 Khai khoáng 32,030,070 42,340,688 54,012,112 132% 128%
7 Nghệ thuật và dịch
vụ giải trí
122,007 126,408 104%  
8 Sản xuất 111,979,875 154,658,669 193,690,503 138% 125%
9 Sản xuất Nông – Lâm
– Ngư nghiệp
4,746,204 6,759,829 7,971,610 142% 118%
10 Thương mại (Bán sỉ
và bán lẻ)
28,552,745 41,968,828 46,648,311 147% 111%
11 Tiện ích cộng đồng 25,669,866 29,289,910 83,418,411 114% 285%
12 Vận tải và kho bãi 23,603,907 20,881,768 22,737,804 88% 109%
13 Xây dựng và bất
động sản
66,668,188 103,326,970 117,341,632 155% 114%
14 Tài chính và bảo
hiểm
1,022,954,655 1,476,008,903 1,784,079,832 144% 121%
15 Dịch vụ khác 1,661,165 2,699,229 162%  
  Cộng 1,323,706,610 1,887,237,605 2,323,486,623 143% 123%

Nguồn: http://www.chungkhoanphuongnam.com.vn

Năm 2012, số liệu báo cáo hợp nhất về tổng tài sản của 648 DN niêm yết trên TTCK Việt Nam là 2.323.486.623 triệu đồng, tăng 23% so với năm 2011. Trong đó, một số ngành tổng tài sản năm 2012 so với năm 2011 tăng cao như: Tiện ích cộng đồng (tăng 185%), dịch vụ khác (tăng 62%), dịch vụ chuyên môn – khoa học – kỹ thuật (tăng 31%). Riêng ngành Dịch vụ hỗ trợ – dịch vụ xử lý và tái chế rác thải năm 2012 có tổng tài sản giảm so với năm 2011 10%.

Trong cơ cấu về tài sản, tỷ trọng tài sản cố định chiếm bình quân năm 2012 là 44,9%. Tùy theo đặc điểm riêng của từng nhóm ngành, tỷ trọng tài sản cố định sẽ khác nhau giữa các nhóm ngành, cụ thể thứ tự tỷ trọng tài sản cố định từ thấp đến cao như sau: Nghệ thuật và dịch vụ giải trí (chiếm 14,3% trên tổng tài sản), Thương mại (chiếm 29,2% trên tổng tài sản), Dịch vụ chuyên môn – Khoa học – Kỹ thuật (chiếm 31,3% trên tổng tài sản), Dịch vụ hỗ trợ – Dịch vụ xử lý và tái chế rác thải (chiếm 34,9% trên tổng tài sản), Xây dựng và bất động sản (chiếm 40,7% trên tổng tài sản), Công nghệ – Truyền thông (chiếm 46,1% trên tổng tài sản), Sản xuất (chiếm 47,8% trên tổng tài sản), Sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp (chiếm 51,0% trên tổng tài sản), Tiện ích cộng đồng (chiếm 52,5% trên tổng tài sản), Khai khoáng (chiếm 57,0% trên tổng tài sản), Vận tải và kho bãi (chiếm 61,7% trên tổng tài sản), Giáo dục và đào tạo (chiếm 68,1% trên tổng tài sản), Dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 78,3% trên tổng tài sản).

1.3.3.2. Nguồn vốn

– Vốn chủ sở hữu

Bảng 1.4 Tình hình vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết

Đvt: Triệu đồng

STT Nhóm ngành 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
1 Công nghệ – Truyền
thông
2,457,832 3,337,838 3,319,494 136% 99%
2 Dịch vụ chuyên môn –
Khoa học – Kỹ thuật
237,940 354,777 482,927 149% 136%
3 Dịch vụ hỗ trợ – Dịch
vụ xử lý và tái chế rác
thải
272,857 415,851 412,794 152% 99%
4 Dịch vụ lưu trú và ăn
uống
262,894 407,005 412,223 155% 101%
5 Giáo dục và đào tạo 61,174 86,949 86,785 142% 100%
6 Khai khoáng 10,936,639 15,094,305 18,134,776 138% 120%
7 Nghệ thuật và dịch vụ
giải trí
115,280 112,354 97%  
8 Sản xuất 57,701,830 74,496,663 85,882,588 129% 115%
9 Sản xuất Nông – Lâm
– Ngư nghiệp
3,418,904 4,705,834 6,056,820 138% 129%
10 Thương mại (Bán sỉ
và bán lẻ)
9,589,964 13,148,664 15,304,545 137% 116%
11 Tiện ích cộng đồng 11,610,692 12,709,087 38,632,340 109% 304%
12 Vận tải và kho bãi 8,880,264 8,861,495 9,891,428 100% 112%
13 Xây dựng và bất động
sản
30,088,296 45,668,376 46,848,748 152% 103%
14 Tài chính và bảo hiểm 111,084,270 147,134,303 189,658,359 132% 129%
15 Dịch vụ khác 182,823 184,317 101%  
  Cộng 246,603,556 326,719,250 415,420,498 132% 127%

Nguồn: http://www.chungkhoanphuongnam.com.vn

Năm 2012, tổng vốn chủ sở hữu của tất cả các DN niêm yết trên sàn chứng khoán VN là 415.420.498 triệu đồng, tăng 27% so với năm 2011. Nếu so với năm 2010, thì vốn chủ sở hữu tăng 80.115.694 triệu đồng (tương đương 18%). Vốn chủ sở hữu của 648 DN niêm yết hàng năm tăng chủ yếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế.

Một số ngành có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn thấp như: Dịch vụ khác (7%), tài chính và bảo hiểm (11%), thương mại (bán sỉ và lẻ) (33%). Còn lại các ngành khác đều có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn tương đối cao.

– Nợ phải trả

Bảng 1.5 Tình hình nợ phải trả của các doanh nghiệp niêm yết

Đvt: Triệu đồng

STT Nhóm ngành 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
1 Công nghệ – Truyền
thông
3,580,104 4,610,962 4,924,631 129% 107%
2 Dịch vụ chuyên môn
– Khoa học – Kỹ
thuật
158,315 332,223 417,448 210% 126%
3 Dịch vụ hỗ trợ – Dịch
vụ xử lý và tái chế
rác thải
232,103 393,881 318,721 170% 81%
4 Dịch vụ lưu trú và ăn
uống
200,179 136,365 174,278 68% 128%
5 Giáo dục và đào tạo 5,110 2,130 1,865 42% 88%
6 Khai khoáng 20,951,885 26,955,959 34,082,525 129% 126%
7 Nghệ thuật và dịch
vụ giải trí
6,727 14,054 209%  
8 Sản xuất 53,113,255 75,342,523 100,721,849 142% 134%
9 Sản xuất Nông – Lâm
– Ngư nghiệp
1,309,931 2,004,817 1,860,762 153% 93%
10 Thương mại (Bán sỉ
và bán lẻ)
17,853,857 27,178,061 30,099,745 152% 111%
11 Tiện ích cộng đồng 14,031,722 16,295,546 42,676,878 116% 262%
12 Vận tải và kho bãi 10,966,224 11,077,325 11,836,586 101% 107%
13 Xây dựng và bất
động sản
35,135,545 54,459,851 67,755,887 155% 124%
14 Tài chính và bảo
hiểm
901,067,276 1,325,622,269 1,591,286,420 147% 120%
15 Dịch vụ khác 1,478,343 2,514,912 170%  
  Cộng 1,058,605,506 1,545,896,982 1,888,686,561 146% 122%

Nguồn: http://www.chungkhoanphuongnam.com.vn

Download pdf, tải về file docx

Ngày đăng: 01/11/2021

Gửi tin nhắn


Đồng ý Chính sách bảo mật *