Tác Động Của Cổ Phần Hóa Tới Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam

Thứ hai: doanh nghiệp có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh. Sự chuyển đổi này đã hạn chế thấp nhất những can thiệp của Nhà nước, các cơ quan công quyền. Việc định hướng cho DN đi theo hướng nào nay nằm trong quy định của những cổ đông mới (một số vẫn do Nhà nước quyết định), điều đó cũng phù hợp với xu thế của một nền kinh tế thị trường.

Thứ ba: DN đã có được một cách quản lý mới mang tính dân chủ. Với việc CPH, DN đã chuyển từ DNNN sang cổ ty cổ phần, cũng có nghĩa là xác định vai trò chủ nhân tập thể. Hội đồng quản trị sẽ thực sự làm chủ công ty với động lực là lợi nhuận, vì lợi ích của các cổ đông, thay mặt các cổ đông để điều hành doanh nghiệp.

1.2 Đối với Nhà nước

Như đã phân tích ở trên, xét ở cấp độ vĩ mô, Nhà nước là một động lực cho quá trình cổ phần hóa ở nước ta. CPH không chỉ đem lại những kết quả khả quan cho DN mà đối với Nhà nước cũng thu lợi rất nhiều từ chương trình cổ phần hóa. Nếu như trước kia, Nhà nước là chủ sở hữu phải bù lỗ trích từ nguồn ngân sách Nhà nước cho những DNNN làm ăn kém hiệu quả thì sau CPH thực tế này không còn nữa. Bên cạnh đó, Nhà nước thu được từ CPH là phần thuế thu được từ các công ty cổ phần tăng hơn so với khi còn là DNNN, do vậy ngân sách Nhà nước cũng được thu được một phần khá lớn, hầu hết số tiền thặng dư từ việc bán cổ phần lần đầu ra công chúng được Nhà nước thu về chứ không như trước kia để lại cho DN để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Ví dụ như khi cổ phần công ty Đạm Phú Mỹ, Nhà nước đã thu về gần 7000 tỷ đồng gấp 2,3 lần số vốn bỏ ra và vẫn giữ số vốn cổ phần chi phối ở công ty này. Không chỉ có số tiền thu được từ phần vốn bỏ ra, hàng năm Nhà nước còn thu được lợi tức trên số vốn mà NN đã bỏ ra.

1.3 Đối với người lao động

Có thể nói đối với người lao động, trên một khía cạnh nào đó đã trở thành chủ thực sự của DN xét theo cổ phần mà họ sở hữu. Qua Cổ phần hóa

các DNNN, tất cả người lao động trong doanh nghiệp bằng các nguồn vốn tự có, quỹ phúc lợi của DN được phân bổ và cả vốn riêng của cá nhân đều có thể tham gia mua cổ phần tại Công ty được cổ phần hóa.

Với việc góp vốn này, người lao động, từ công nhân trực tiếp sản xuất đến vị giám đốc, đều có trở thành chủ thực sự đối với doanh nghiệp, được tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc lập phương hương kế hoạch, chiến lược kinh doanh với quyết tâm và ý chí chung là đạt được kết quả tốt nhất.

Trong thực tế, các DNNN được cổ phần hóa luôn cố gắng bảo đảm việc làm và thu nhập của người lao động theo đúng luật hiện hành. Bên cạnh đó, cổ phần hóa DNNN còn tạo ra nhiều việc làm. Kết quả điều tra của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại hơn 100 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa cho thấy, số lao động mới vào làm việc tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa chiếm 15% tổng số lao động hiện có. Nhiều doanh nghiệp khi tiến hành sắp xếp lao động, số người dôi dư nghỉ hưởng trợ cấp theo Nghị định 41/CP chiếm từ 20% đến 40% tổng số lao động trong doanh nghiệp, nhưng sau khi chuyển thành công ty cổ phần, nhờ phát hành thêm cổ phiếu, huy động được vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nên tạo ra nhiều việc làm mới. Những công ty điển hình có số lao động tăng mạnh sau cổ phần hóa là: Công ty cổ phần Đại lý Liên hiệp vận chuyển (tăng 430%), Công ty cổ phần May Hồ Gươm (tăng 280%), Công ty cổ phần Giấy Hải Phòng HAPACO (tăng gần 200%).

Tiền lương và thu nhập của người lao động được bảo đảm. Một trong những vấn đề mà người lao động rất băn khoăn, lo lắng khi chuyển sang công ty cổ phần là tiền lương và thu nhập sẽ như thế nào. Kết quả khảo sát và báo cáo của công đoàn các cấp cho thấy, thu nhập của người lao động tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa tăng đáng kể so với trước, bình quân 12%, chưa kể thu nhập có được từ cổ tức. Ví dụ: công ty cổ phần Đại lý Liên hiệp vận chuyển tăng gấp 4 lần, công ty cổ phần Thủy sản Hoài Nhơn tăng 200%,

công ty cổ phần Hóa chất Minh Đức tăng gấp đôi. Ngoài ra, người lao động là cổ đông trong các công ty cổ phần, hằng năm còn được nhận cổ tức từ phần vốn cổ phần mà họ có trong công ty. Khảo sát cho thấy, mức cổ tức bình quân của các công ty cổ phần cao hơn lãi suất ngân hàng (phổ biến từ 12% đến 20%/năm). Nhiều doanh nghiệp có mức cổ tức ổn định và cao như: công ty cổ phần May Bình Minh (49%), công ty cổ phần Chế biến Lâm - Thủy sản (48%), công ty cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí (41%), công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh (35%), công ty cổ phần Khai thác đá và Vật liệu xây dựng Hóa An (30%) v.v...

1.4 Tác động của cổ phần hóa tới thị trường chứng khoán Việt Nam

Việc cổ phần hóa DNNN của Việt Nam nhắm đến nhiều mục tiêu khác nhau tùy thuộc vào thực trạng của từng DN. Một trong những mục tiêu quan trọng của công tác này là không những làm dịch chuyển thực chất nền kinh tế đất nước, tăng tính hiệu quả của các doanh nghiệp, mà còn gắn với sự phát triển của thị trường chứng khoán ở nước ta – một yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển của một nền kinh tế thị trường.

Thị trường chứng khoán của nước ta ra đời kể từ năm 2000, và song song với nó chương trình cổ phần hóa đã diễn ra từ trước đó gần 10 năm nhưng thực sự là thị trường còn khá lặng lẽ bởi số lượng công ty niêm yết quá ít và số vốn quá nhỏ. Và doanh nghiệp Cổ phần hóa bán cổ phần ra bên ngoài là rất hạn chế, cho thấy thấy doanh nghiệp thực sự chưa quan tâm tới việc thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng về tài chính, thị trường, công nghệ, kinh nghiệm quản lý đối với công ty cổ phần. Để góp phần khơi thông thị trường chứng khoán, cùng với việc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN, Chính phủ đã đề cập trong Nghị định 187/2004/ND-CP về việc đổi mới phương thức bán cổ phiếu với DN CPH theo hướng đấu giá niêm yết thông qua các Trung tâm chứng khoán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Với cơ chế bán cổ phần gắn với thị trường, thực hiện công khai, minh bạch đã tạo

điều kiện để DN huy động vốn, đổi mới phương thức quản lý. Bên cạnh đó, các chính sách về cổ phần hóa và TTCK cũng được hoàn thiện theo hướng giảm bớt sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào thị trường, chuyển sang quản lý, giám sát thị trường tạo điều kiện cho các DN phát hành chứng khoán ra công chúng. Đồng thời nhằm tạo sự thay đổi thật sự về chất, bắt buộc DN tự vận động tìm nguồn tài chính để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ bằng cách phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và cổ phiếu trong nước.

Và với Nghị định 109/NĐ-CP2007 về cổ phần hóa, thay thế hoàn toàn nghị định 187/NĐ-CP2004 với những điểm hoàn thiện hơn về pháp lý đối với việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng cũng như mở rộng đối tượng mua cổ phần không chỉ giới hạn với nhà đầu tư trong nước mà còn mở ra với Nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình CPH và phát triển TTCK là hai quá trình có tác động qua lại lẫn nhau. CPH và niêm yết tạo hàng hoá cho TTCK sôi động. TTCK phát triển nhanh chóng, đến lượt nó tác động trở lại, kích thích tiến trình CPH. Việc đưa các doanh nghiệp cổ phần hoá ra niêm yết luôn là chủ đề được bàn thảo khi nhắc đến TTCK.

Trong giai đoạn trầm lắng, mọi người đòi hỏi các doanh nghiệp này ra niêm yết để tăng lượng hàng hoá, tạo sức hấp dẫn cho thị trường, kích thích sự phát triển. Nhưng trong giai đoạn sôi động, mọi người cũng đòi hỏi các doanh nghiệp này ra niêm yết để tăng lượng hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đầu tư, giải toả bớt áp lực cầu, giải nhiệt cho thị trường. Thị trường chứng khoán nước ta hiện nay tuy đã có những lúc sôi động và bây giờ lại đang trong quá trình hết sức ảm đạm, có thể do ảnh hưởng của nền kinh tế nhưng vai trò của cổ phần hóa tới thị trường vốn là rất lớn. Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán là hai thành tố không thể tách rời, với đặc trưng riêng của nền kinh tế Việt Nam việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa đưa các công ty niêm yết để tạo ra một thị trường vốn phát triển là điều cần thiết.

Như vậy, cổ phần hóa có thể đóng vai trò như là một phương cách tích lũy tư bản trong thời đại hiện đại của các nước đang chuyển đổi. Điều này, đã diễn ra ở Nga, Ba Lan cũng như nhiều nước đang chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường và ở Việt Nam theo xu hướng ấy là điều có thể xảy ra. Cổ phần hóa vì vậy cũng tạo ra những cơ hội to lớn cho nạn tham nhũng và nguy cơ bất bình đẳng kinh tế trong xã hội.

2. Những hạn chế trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam

Qúa trình cổ phần hóa khối DNNN đã diễn ra trong suốt gần 20 năm qua, và mang lại một số thành công đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều mặt hạn chế mà dư luận đã và đang quan tâm trong suốt thời gian vừa qua.

2.1 Tiến độ cổ phần hóa còn chậm

Tốc độ cổ phần hóa tuy đã được cải thiện nhưng nhìn chung diễn ra rất chậm chạp ở từng doanh nghiệp cũng như trên phạm vi cả nước. Vốn Nhà nước trong các Doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa còn nhỏ và việc huy động vốn trong quá trình chưa được nhiều. So với chỉ tiêu đề ra thì hầu hết trong các năm đều chưa đạt chỉ tiêu. Ví dụ như Năm 2009, cả nước thực hiện, sắp xếp được 105 doanh nghiệp, trong đó, cổ phần hóa 60 doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp, đạt 8,4% kế hoạch giai đoạn 2009 – 2010.

Thời gian tiến hành cổ phần hóa một doanh nghiệp còn quá dài. Theo báo cáo kết quả khảo sát của Dự án hỗ trợ kỹ thuật giám sát chuyển đổi sở hữu DNNN tại hơn 1000 DN đã cổ phần hóa cho thấy, thời gian cổ phần hóa DN tuy đã giảm được 512 ngày (2001) xuống còn 437 ngày (năm 2009) nhưng vẫn còn dài. Trong đó chia theo các giai đoạn sau:

STT

Nội dung công việc

Số ngày thực hiện

1

Thành lập ban đổi mới doanh nghiệp – bắt

đầu định giá

135

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thực hiện - 7


2

Bắt đầu định giá – quyết định giá trị doanh nghiệp

135

3

Quyết định giá trị doanh nghiệp – phê duyệt

phương án cổ phần hóa

66

4

Phê duyệt phương án cổ phần hóa – bắt đầu

bán cổ phần

24

5

Bắt đầu bán cổ phần – hoàn thành bán cổ phần

38

6

Hoàn thành bán cổ phần – đại hội cổ đông

15

7

Đại hội cổ đông – đăng kí kinh doanh

24

8

Tổng cộng

437

Bảng 4: Thời gian cổ phần hóa.

Nguồn: Vietnam investment Review số 28,8.6.2009

Việc xác định chủ trương cổ phần hóa các Tổng công ty trong giai đoạn cổ phần hóa cơ bản là rất rầm rộ nhưng trên thực tế, việc cổ phần hóa các Tổng công ty diễn ra rất ì ạch. Ví dụ như trong quá trình tiến hành cổ phần hóa Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng MHB và Tổng công ty xuất khẩu xây dựng Vinaconex cũng nằm trong tình trạng tương tự, đó là đã có chủ trương nhưng vẫn luôn bị kéo dài thời gian tiến hành IPO. Hay ngay trong thời gian gần đây là việc cổ phần hóa những DNNN thuộc lĩnh vực viễn thông như EVN, Viettel, Vinaphone và Mobifone là một vấn đề rất gây tranh cãi về lộ trình thực hiện cổ phần hóa. Ví dụ như Mobifone mặc dù đã tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp từ năm 2008 nhưng cho đến nay công ty này vẫn chưa tiết lộ thông tin nào về cổ phần hóa. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới lộ trình thực hiện của Nhà nước mà ngay cả đối với những Nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài cũng phải dài cổ chờ đợi.

2.2 Hạn chế về mặt xác định giá trị doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp là một khâu vô cùng quan trọng nằm trong quy trình cổ phần hóa tuy nhiên trong quá trình CPH DNNN vừa qua còn bộc lộ khá nhiều hạn chế trong khâu này.

Điều kiện và cơ sở cho việc xác định giá trị doanh nghiệp chưa được thiết lập đầy đủ, đồng bộ, thiếu một văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể việc định giá cho các loại tài sản trong doanh nghiệp (đặc biệt là giá trị quyền sử dụng đất và lợi thế kinh doanh); trong các nghị định về CPH, cụ thể việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp là một vấn đề được thay đổi nhiều lần, dễ gây vướng mắc trong cách xử lý của Doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách có đủ năng lực, trình độ để làm công tác định giá doanh nghiệp. Các cán bộ tham gia thẩm định giá trị Doanh nghiệp ở Việt Nam đa phần chưa qua đào tạo chuyên sâu về định giá doanh nghiệp, cộng với hệ thống văn bản pháp quy chưa hoàn chỉnh nên dễ đưa ra những quyết định mang tính chủ quan, ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả định giá.

Phương pháp định giá còn nghèo nàn chưa hợp lý, ở các nước trên thế giới thì việc định giá doanh nghiệp hoặc tài sản trong doanh nghiệp (bất động sản, máy móc thiết bị phương tiện vận tải) đều có thể áp dụng phương pháp khác nhau để xác định và kiểm tra nhằm đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá. Thậm chí còn có cả phương pháp đấu giá qua thị trường chứng khoán. Còn ở Việt Nam, công tác định giá hầu như chưa do thị trường quyết định, mà chủ yếu mang tính chủ quan từ phía Doanh nghiệp và Nhà nước.

Theo đánh giá chung của Thanh tra Chính phủ, khi xác định giá trị tài sản là hiện vật, các công ty tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp thường không thực hiện theo đúng nguyên tắc “giá thị trường”. Nhiều nơi viện lý do: thị trường không có tài sản tương đương nhưng thường thì các đơn vị đó lại không thực hiện đầy đủ quá trình định giá. Người ta thường dùng số liệu kế toán cũ, lạc hậu làm căn cứ nên giá trị tài sản của doanh nghiệp đưa vào CPH

thường bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế. Có một số nguyên nhân lý giải cho thực trạng này. Thứ nhất, giá trị quyền sử dụng đất không được tính vào giá một cách đầy đủ. Thứ hai, việc định giá doanh nghiệp cổ phần hóa trên thực tế là kết quả của quá trình thương lượng giữa ban giám đốc và hội đồng định giá hoặc ngay cả với công ty kiểm toán7. Ngoài ra, có lẽ vì không ai biết được chính xác giá trị thị trường của doanh nghiệp, và quan trọng hơn là không ai phải chịu trách nhiệm cá nhân cho việc định giá doanh nghiệp, cho nên phạm vi có thể thương lượng là tương đối lớn. Trong tình huống này, ban quản lý – tức là bên có lợi thế về thông tin – sẽ thu lợi nhiều nhất từ việc thương lượng. Trong khi đó, những nhà đầu tư bên ngoài lại không dám chấp nhận rủi ro và do vậy vỏ bọc nội bộ của cổ phần hóa không bị phá vỡ. Giá cổ phần còn bị giảm so với giá thực do tình trạng thông tin bất cân xứng và nhờ

vào ưu thế thương lượng của ban giám đốc so với những thành viên khác trong ủy ban định giá.

Với sự vào cuộc của các cơ quan kiểm toán Nhà nước, Thanh tra chính phủ thì nhiều khoản tiền đã được kiểm tra, được thu hồi khối tiền của ấy sẽ một đi không trở lại nếu như các cơ quan kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ… không có những đợt kiểm tra, kiểm toán để thu hồi. Những con số: 3.744 tỉ đồng, gần 150.000 USD, trên 1.380.000m2 đất, hơn 13.449.000 cổ phần… phần lớn phải thu hồi, mà Thanh tra Chính phủ mới công bố sau cuộc tổng thanh tra chuyên đề về CPH khối DNNN trong năm 2009 (chưa nói đến các cuộc kiểm toán của ngành kiểm toán, các cuộc điều tra của ngành công an) là những khoản sai phạm chứng minh không gì rõ hơn cho quá trình biến tài sản nhà nước thành tài sản riêng nói trên.

Cho đến khi gần hoàn thành quá trình CPH, giá trị tài sản nhà nước lại bị thất thoát theo một dạng khác: chuyển nhượng, bán cổ phần ưu đãi sai đối tượng (không đủ điều kiện), sai quy định (quyết toán tăng, khống để hưởng


7 Trước khi Nghị định 187/2004 ra đời, DN cổ phần hóa không bắt buộc phải thuê kiểm toán để định giá.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022