Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 6


đều phải giành lấy chính quyền. Theo V.I.Lênin, chính trị là "lĩnh vực của những mỗi quan hệ của tất cả giai cấp, các tầng lớp với nhà nước và chính phủ, lĩnh vực của những mỗi quan hệ giữa tất cả các giai cấp với nhau" [40, tr.101]. Như vậy, bất kỳ một vấn đề xã hội nào cũng đều mang tính chính trị nếu việc giải quyết chúng, trực tiếp hay gián tiếp gắn với lợi ích giai cấp, với vấn đề quyền lực. Chính trị xuất hiện khi xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp. Và chừng nào giai cấp còn tồn tại thì chính trị cũng tồn tại với tư cách là một hình thức hoạt động xã hội đặc biệt. Vì vậy, có thể xem chính trị là lĩnh vực hoạt động gắn liền với mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và giữa các tập đoàn xã hội khác nhau mà hạt nhân là vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, chính trị thực chất là vấn đề quyền lực thuộc về giai cấp nào, là quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp diễn ra xung quanh vấn đề chính quyền, vấn đề quyền lực, mà trước hết là quyền lực nhà nước. Xét đến cùng, mọi căn nguyên của quyền lực chính trị đều tìm thấy ở kinh tế, tất yếu kinh tế quy định tất yếu chính trị, mọi cuộc đấu tranh chính trị bao giờ cũng nhằm giải quyết lợi ích kinh tế trong sự thống nhất với chính trị. Chính trị và kinh tế có mối quan hệ biện chứng nhưng không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau, mà có khi tồn tại nhiều mâu thuẫn. Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, nhưng chính trị không thể không giữ vị trí ưu tiên so với kinh tế. Đó là quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chính trị xét trong mối quan hệ biện chứng với kinh tế.

Trong đời sống thực tiễn, chính trị còn được hiểu là những quan điểm chính trị; những lý luận, lý tưởng chính trị; hệ tư tưởng chính trị; các chuẩn mực chính trị; các thiết chế chính trị; đường lối, chính sách và hoạt động chính trị thực tiễn, v.v... Một đường lối chính trị bao giờ cũng mang bản chất giai cấp, phản ánh lợi ích, nguyện vọng, ý chí của xã hội, đóng vai trò hướng dẫn và thực hiện sự phát triển kinh tế. Chính trị luôn liên quan đến số phận của


hàng triệu con người. Đồng thời chính trị là sự nghiệp của hàng triệu con người, sự nghiệp của quần chúng. Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, khoa học và nghệ thuật không chỉ trong nhận thức, tổ chức mà còn thể hiện cả trong đời sống chính trị. Bởi vì chính trị là vấn đề lãnh đạo, quản lý nên mọi quyết sách chính trị phải có khả năng đi vào cuộc sống, tăng lên không ngừng khả năng phát huy tính tích cực của quần chúng và khả năng tham gia của quần chúng vào công việc nhà nước.

Khái quát lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, quốc gia xoay quanh vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, mà tập trung nhất là quyền lực nhà nước. Chính trị là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn và hết sức quan trọng, nó quyết định chủ trương, đường lối phát triển của đất nước, do đó quyết định lớn đến qúa trình phát triển của xã hội. Trình độ xử lý các tình huống chính trị một cách khoa học và nghệ thuật không chỉ đem lại sự độc lập và ổn định chính trị mà còn là điều kiện cho việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, phát triển con người, xây dựng và phát triển đất nước. Bản chất chính trị, lý tưởng chính trị, trình độ hoạt động chính trị hướng tới một xã hội nhân đạo, nhân văn, tất cả vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội và con người, tất cả những nội dung đó nói lên VHCT của một nền chính trị.

* Quan hệ gi÷a văn hóa chính trị

Văn hóa và chính trị là hai lĩnh vực hoạt động chủ yếu của xã hội loài người và có quan hệ hữu cơ với nhau, từ đó nảy sinh vấn đề chính trị trong văn hóa, chính trị với văn hóa và văn hóa trong chính trị.

Thứ nhất, vấn đề chính trị trong văn hóa: Văn hóa và tư tưởng là cặp phạm trù sinh đôi, mà chính trị là mặt trực tiếp của hệ tư tưởng. Có quan điểm cho rằng, "văn hóa là một lĩnh vực mà trong đó chính trị, tư tưởng quyết định phương hướng và chất lượng" [66, tr.109]. Chính trị là bộ phận đặc thù trong văn hóa, phản ánh một lĩnh vực hoạt động phức tạp của xã hội thông qua sự in

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.


đậm dấu ấn của minh vào văn hóa theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào sự tiến bộ, cách mạng hoặc lạc hậu, phản động của chính trị. Sự biểu hiện nổi bật của chính trị trong văn hóa chính là sự tác động của chính trị vào cơ cấu văn hóa của cá nhân hay cơ cấu văn hóa của xã hội. Nó quy định tính giai cấp của các hoạt động và các hiện tượng văn hóa. Như vậy, văn hóa không thề không mang dấu ấn của chính trị, và do đó không thề không mang bản chất chính trị, đặc biệt là khi xã hội còn phân chia giai cấp, còn đấu tranh dân tộc gắn liền với đấu tranh giai cấp. Trong mối quan hệ với văn hóa, quan hệ chính trị trong văn hóa, quan hệ văn hóa với chính trị thì, chính trị có vai trò kim chỉ nam; nếu là chính trị chân chính thì kim chỉ nam của nó luôn chỉ về sự sáng tạo và nhân văn, vươn tới sự tiễn bộ và phát triển.

Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 6

Thứ hai, vấn đề văn hóa trong chính trị, văn hóa với chính trị: Mọi quan điểm và đường lối chính trị, công nghệ chính trị đều là sự thể hiện trình độ văn hóa của một giai cấp, một tổ chức, một cá nhân trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong sự phát triển của mình, chính trị chỉ được xem là văn hóa khi gắn với trình độ, năng lực sáng tạo tích cực của con người trong chính trị, thúc đẩy sự phát triển tiến bộ xã hội. Cùng với sự phát triển xã hội, văn hóa trong địa hạt chính trị đã được định hình như một vấn đề của nhận thức và thực tiễn khi nhà nước bước vào giai đoạn hiện đại của nó.

Những giá trị văn hóa nhân loại, đặc biệt là những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã và luôn là bó đuốc soi đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức cho những lý tưởng cao đẹp của con người. Những nhà cách mạng tiêu biểu với lý tưởng xã hội, với những tư tưởng cách mạng nhằm giải phóng áp bức, bóc lột đã hành động và ứng xử hoàn toàn khác với nền văn hóa phong kiến và tư sản. Văn hóa của họ, sự nghiệp cách mạng của họ, lý luận cách mạng và khoa học của họ là vũ khí sắc bén để lên án chế độ thực dân đế quốc, để tuyên truyền và tổ chức


quần chúng nhân dân đứng lên làm cách mạng, lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ xã hội mới XHCN.

Văn hóa là nguồn ánh sáng và sức mạnh tạo khả năng cho các dân tộc bị áp bức nhận thấy sức mạnh của đoàn kết để xây dựng tình đoàn kết, vùng dậy với sức mạnh, khả năng sáng tạo và lòng dũng cảm để tiến hành sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; giải phóng nhân dân, làm nên sự nghiệp cách mạng mới. Trong điều kiện đảng cầm quyền, vấn đề đặt ra là văn hóa phải làm thế nào để ai cũng hiểu và thấm nhuần lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do, văn hóa phải làm thế nào cho toàn thể quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Đồng thời, văn hóa phải giúp cho nhà lãnh đạo, quản lý và người cầm quyền thực thi quyền lực thông qua các giá trị văn hóa, đảm bảo cho chính trị và quyền lực chính trị không bị tha hóa, không bị biến dạng, v.v... Với ý nghĩa đó, "Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị" [51, tr.368 - 369].

Có thể nói, VHCT thuộc về phạm trù con người, xã hội loài người phải phát triển đến trình độ nhất định khi xã hội phân chia thành giai cấp và nhà nước thì mới xuất hiện VHCT. VHCT có nhiều nội dung biểu hiện khác nhau, nhưng tựu chung lại, nó được biểu hiện ở trình độ phát triển của con người trong mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị. Văn hóa với chính trị có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Văn hóa phục tùng chính trị, văn hóa đi vào chính trị với tính cách là động lực và mục tiêu của hoạt động chính trị; chính trị lãnh đạo văn hóa, chính trị gắn liền với văn hóa và sự tồn tại của chính trị khi nó còn là mặt hợp lý trong văn hóa; văn hóa và chính trị thống nhất hữu cơ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau trong việc thực hiện mục tiêu phát triển và tiến bộ của con người.

2.1.3. Văn hóa chính trị

VHCT, là một loại hình của văn hóa, thể hiện phương diện văn hóa của chính trị. VHCT không phải là bản thân chính trị, bản thân văn hóa, hay là sự

41


cộng gộp hai lĩnh vực này, mà là chính trị bao hàm chất văn hóa từ bản chất bên trong của nó. VHCT thể hiện ở hai phương diện cơ bản:

Một là, chính trị với ý nghĩa là chính trị dân chủ, tiến bộ hướng tới mục đích cao nhất là vì con người, giải phóng con người, tôn trọng quyền con người, tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện, hài hoà. Đây là tính nhân văn sâu s¾c của một nền chính trị có văn hóa.

Hai là, những tư tưởng chính trị tốt đẹp không phải là những ý niệm trừu tượng mà là những tư tưởng thiết thực, cụ thể, có khả năng đi vào cuộc sống. Nghĩa là nó phải thấu triệt trong hệ tư tưởng chính trị, thể hiện của đường lối, chính sách của đảng cầm quyền và nhà nước quản lý, trong ứng xử và trong việc triển khai các kế hoạch nhằm phát triển xã hội, phục vụ cuộc sống của cá nhân cũng như của cộng đồng.

VHCT làm cho sự tác động của chính trị đến đời sống xã hội giống như sức mạnh của văn hóa. Đó là loại sức mạnh không dựa vào quyền lực hay ép buộc mà thông qua cảm hóa, khơi dậy tinh thần sáng tạo, ý thức tự giác của các tầng lớp xã hội. Việc nhận thức và xây dựng VHCT phải chú trọng đồng thời cả ba phương diện: Giá trị xã hội được lựa chọn, năng lực chính trị và trình độ phát triển về VHCT của chủ thể chính trị.

VHCT là sản phẩm của sự thẩm thấu, chuyền hóa lẫn nhau giữa văn hóa với chính trị, chính trị với văn hóa trong việc tập trung các giá trị sáng tạo của nhân dân để xây dựng, phát triển quyền lực chính trị của các giai cấp, các đảng phái chính trị, cũng như phát huy tính tích c ực tham dự vào hoạt động chính trị của đông đảo quần chúng nhân dân.

VHCT là những dấu hiệu phân biệt, đặc trưng cho nhận thức chính trị, cũng như mọi hoạt động chính trị - xã hội của con người trong một xã hội. Trung tâm của VHCT không chỉ là tổng số những tri thức của con người về chính trị, mà còn là những định hướng tự do và ý thức hệ của cá nhân, khả năng hoạt động chính trị, kể cả những ứng xử theo thói quen của họ. VHCT


không chỉ nói lên trình độ nhất định của sự phát triển cá nhân mà cũng thể hiện trình độ và sắc thái chính trị của cộng đồng chính trị.

VHCT biểu hiện khả năng, năng lực của con người trong việc giác ngộ lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc; trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực nhằm hiện thực hóa lợi ích giai cấp hay lợi ích nhân dân phù hợp với mục tiêu chính trị và tiến bộ xã hội. VHCT còn thể hiện khả năng, mức độ điều chỉnh các quan hệ chính trị phù hợp với truyền thống và chuẩn mực giá trị xã hội do đời sống xã hội đặt ra. Với cách tiếp cận này, VHCT là trình độ phát triển của con người thể hiện ở trình độ hiểu biết về chính trị, trình độ tổ chức và vận hành hệ thống tổ chức quyền lực theo những chuẩn mực xã hội nhất định, nhằm điều hoà các quan hệ lợi ích giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội, bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ xã hội.

Từ cách tiếp cận vi mô, VHCT thể hiện các hành vi của con người khi họ tham gia vào đời sống chính trị. Người đặt nền móng cho cách nghiên cứu này là G.Almond và S.Verba trong tác phẩm Văn hóa công dân (1963), để từ đó nhiều nhà nghiên cứu tiếp tục cách nhìn này và đưa ra những định nghĩa khác nhau về VHCT. S.Verba và L.Pye trong Văn hóa chính trị và sự phát triển chính trị (Political Culture and Political Development) (1965), định nghĩa VHCT là h ệ thống các niềm tin mang tính kinh nghiệm, những biểu tượng và giá trị định hình nên môi trường trong đó diễn ra những hành động chính trị. Còn D.Kavanagh trong Văn hóa chính trị (Political Culture), London, Basinstocke, Macmillan, 1972, xem VHCT là những thái độ, giá trị, niềm tin và những thiên hướng hành vi, cách ứng xử của các cá nhân, tổ chức hay cộng đồng đối với đời sống chính trị. Hệ giá trị ở đây có thể là các quy tắc, chuẩn mực của đời sống chính trị được người dân sử dụng trong những nhóm xã hội cụ thể. Cách tiếp cận vi mô, coi VHCT là những thái độ, niềm tin và thiên hướng hành vi, cách ứng xử của các cá nhân, tổ chức hay cộng đồng đối với đời sống chính trị.


Các định nghĩa VHCT có ảnh hưởng rộng rãi trong chính trị phương Tây. Chẳng hạn, Trier - nhà khoa học chính trị người Đức cho rằng, "VHCT được hiểu là những mã số giá trị và những tư tưởng được diễn ngôn quy định các hành vi chính trị của các thành viên của xã hội". Một trường phái chính trị học ở Anh nêu định nghĩa "VHCT là hệ giá trị mà trong đó một hệ thống chính trị được vận hành". Trong khi đó quan điểm của một trường phái khoa học chính trị ở Canada coi: "VHCT dùng để chỉ những ý kiến, thái độ và những giá trị chung của các cá nhân đối với quá trình chính trị" [80, tr.30].

Theo Từ điển Chính trị rút gọn của Liên Xô, "VHCT là trình độ và tính chất của những hiểu biết chính trị, những nhận định, những hành vi của công dân, cũng như n ội dung, chất lượng của những giá trị xã hội, những chuẩn mực xã hội và sự hoàn thiện của hệ thống tổ chức quyền lực, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội, góp phần điều chỉnh hành vi và quan hệ xã hội" [15, tr.228-229]. Từ đây, VHCT còn đư ợc xác định bởi nhu cầu, thói quen tham gia một cách tự giác, chủ động vào các hoạt động chính trị - xã hội; nó còn thể hiện ở sự tham gia của cá nhân vào các sinh hoạt chính trị - xã hội để góp phần hình thành dư luận xã hội, tích cực đấu tranh chống lại các hành vi gây tổn hại đến lợi ích chung của đời sống cộng động.

Các nhà nghiên cứu Việt Nam trong những năm gần đây đã vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng một quan niệm đầy đủ về VHCT. Đặc biệt, những quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xã hội XHCN thực sự có ý nghĩa xuất phát điểm cho quá trình tìm tòi, nghiên cứu đó, song cũng cần thấy đây vẫn còn là một vấn đề mới mẻ và phức tạp cả về lý luận cũng như nhận thức. Quan niệm nổi bật nhất và đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về VHCT là xã hội mới phải có con người mới đại diện cho nó: "Muốn có CNXH, phải có con người XHCN. Muốn có con người XHCN, phải có tư tưởng XHCN" [73, tr.228]. Xây dựng thành công con người mới XHCN là xác lập cơ sở bền vững của VHCT mới.


VHCT cũng là lo ại hình văn hóa hướng con người làm việc thiện, gắn với các lợi ích kinh tế, chính trị, nhưng nó phải là sự hài hoà, sự liên hiệp giữa cộng đồng và cá nhân, giữa truyền thống với hiện đại, giữa kinh tế và văn hóa, giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần, giữa bản sắc văn hóa dân tộc với sự tiếp biến văn hóa quốc tế, v.v... trên nền tảng giá trị chân, thiện, mỹ. Trên cơ sở quan niệm nêu trên, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra nhi ều cách diễn đạt về khái niệm VHCT. Có quan niệm cho rằng:

"VHCT là chất lượng tổng hợp của tri thức và kinh nghiệm hoạt động chính trị, là tình cảm và niềm tin của mỗi cá nhân tạo thành ý thức chính trị công dân, thúc đẩy họ tới những hành động chính trị tích cực phù hợp với lý tưởng chính trị của xã hội. VHCT còn là nhu cầu thói quen tham gia một cách tự giác, chủ động vào các hoạt động chính trị - xã hội, trở thành giá trị xã hội của công dân, góp phần hướng dẫn họ trong cuộc đấu tranh vì lợi ích chung của xã hội, tiến bộ và phát triển" [3, tr.115-116].

VHCT có thể được biểu hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn, hình thức tổ chức quyền lực nhà nước và hệ thống chính trị nói chung, những chuẩn mực chính trị và pháp quyền, các thiết chế tổ chức chính trị, các phương tiện và phương thức hoạt động chính trị, thủ thuật và công nghệ quản lý các quá trình chính trị, sự nhạy bén, sáng tạo trong hoạt động và lãnh đạo chính trị. "Văn hóa chính trị là tổng hợp những giá trị chính trị được hình thành, được sử dụng trong thực tiễn chính trị" [61, tr.20]. Có người cho rằng:

"VHCT là một phương diện của văn hóa trong xã hội có giai cấp, nói lên tri thức, năng lực sáng tạo trong hoạt động chính trị dựa trên nhận thức sâu sắc các quan hệ chính trị hiện thực để thực hiện lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp hay của xã hội phù hợp với sự phát triển lịch

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022