Cơ Sở Hình Thành Và Phát Triển Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào


sử. VHCT được phản ánh trong hệ ý thức chính trị, trong các hình thức, các kiểu tổ chức hoạt động chính trị, trong các thiết chế chính trị và giá trị vật chất cũng như tinh thần do hoạt động chính trị sáng tạo ra" [69, tr.29].

Đối với CHDCND Lào, vấn đề nhận thức và nghiên cứu về VHCT còn rất mới, mặc dù gần đây đã có một số nhà nghiên cứu, đã bước đầu nghiên cứu vấn đề này. Trước hết, VHCT được đề cập trong tác phẩm "Sự hình thành của các dân tộc Lào" của Bun My Thệp Si Mương (xuất bản tập I, tập II, 2006, 2010) và tác phẩm "Tính dân tộc của văn văn hóa Lào" của Bua Ban Vo la Khun (1998). Trong quá trình nghiên cứu VHCT, các tác giả Lào đã tham khảo thành tựu của các nước trên thế giới, đặc biệt là của Việt Nam, một nước có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều điểm tương đồng và có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với nước CHDCND Lào. Các quan niệm về VHCT nói trên tuy có sự khác nhau ở một hay một vài khía cạnh nào đó, nhưng có thể tìm thấy mạch chung nhất trong tư duy của các tác giả. Đó là việc chú ý vào nghĩa hẹp của văn hóa (văn hóa tinh thần) khi định nghĩa VHCT; xem VHCT là một phương diện biểu hiện của văn hóa trong lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội có giai cấp; khai thác và tiếp cận những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong lĩnh vực chính trị.

Trong luận án về VHCT ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay của Khăm Mặn Chăn Tha Lăng Sỷ, trên cơ sở tổng hợp các cách tiếp cận khác nhau về VHCT và đã quan niệm:

"VHCT là một bộ phận của văn hóa dân tộc, phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa dân tộc và hoạt động chính trị của các giai cấp; nó chỉ ra tác động của một loại hình văn hóa xã hội nhất định đối với hệ thống chính trị và hành vi chính trị của công dân (bao gồm người dân thường và người lãnh đạo Nhà nước). VHCT thể hiện qua


sự hiểu biết chính trị, tình cảm chính trị, giá trị chính trị, niềm tin và thái độ chính trị của các công dân đối với các hiện tượng chính trị và hệ thống chính trị. VHCT còn biểu hiện khả năng, mức độ điều chỉnh các quan hệ chính trị phù hợp với truyền thống và những chuẩn mực xã hội do nền văn hóa dân tộc tạo ra" [105, tr.24].

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với việc kế thừa các giá trị trong quan niệm về VHCT của các nhà nghiên cứu gần đây, có thể khái quát VHCT là tổng hoà những giá trị chính trị (cả giá trị vật chất và tinh thần) do hoạt động chính trị của con người sáng tạo ra trong xã hội có giai cấp. Theo tác giả luận án, VHCT là một bộ phận, một phương diện của văn hóa trong xã hội có giai cấp, nói lên chất lượng tổng hợp những giá trị vật chất và tinh thần với hạt nhân là các giá trị chính trị nhân văn được con người sáng tạo và sử dụng trong thực tiễn chính trị, để thực thi trong quan hệ về quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước nhằm thực hiện lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp hay của nhân dân phù hợp với sự phát triển lịch sử. VHCT còn là cái phản ánh trình độ trưởng thành nhân cách chính trị của các chủ thể chính trị trong đời sống xã hội.

2.1.4. Giá trị văn hóa chính trị truyền thống

* Truyền thống và giá trị truyền thống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Trong các tư điển của Trung Quốc, khái niêm truyền thống được định nghĩa như sau: Truyền thống là sức mạnh của các tập quán xã hội được lưu truyền từ lịch sử xa xưa, nó tồn tại trong các lĩnh vực chế độ xã hội, tư tưởng, văn hóa, đạo đức. Truyền thống có sức mạnh khống chế vô hình song hết sức mạnh mẽ đối với hành vi cá nhân và xã hội của con người. Truyền thống biểu hiện tính kế thừa và là sản phẩm của quá trình kế thừa lâu đời của lịch sử (Xem. Phan Huy Lê. Trần Quốc Vương, Lịch sử Việt Nam. H. 1991). Rõ ràng, truyền thống không thống nhất với tất cả những gì đã diễn ra, mà chỉ là những


Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 7

yếu tố, những giá trị đã được lưu truyền lại. Truyền thống là những cái đã trở thành nếp, được truyền lại và kế thừa từ đời này sang đời khác theo tinh thần vừa lặp lại với một tần số nhất định, vừa được biến đổi từng bước, từng thời gian và địa điểm cụ thể.

Truyền thống tồn tại thông qua hoạt động, sản xuất, lối sống, sự tìm tòi và xác định những giá trị và quá trình vận dụng chúng vào trong đời sống xã hội, các lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày. Nó là sản phẩm của sự thống nhất giữa các điều kiện khách quan và chủ quan, chỉ sự chi phối của môi trường tự nhiên, các điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội, v.v… chúng luôn mang các đặc trưng như tính cộng đồng, tính ổn định, bền vững, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Truyền thống mang dấu ấn của thời đại và thường xuyên phát triển theo các lớp bảo tồn theo chế độ xã hội, cuộc sống con người.

Khái quát lại, truyền thống là tập hợp những tư tưởng và tình cảm, những tập quán và thói quen trong tư duy, lối sống, cách ứng xử của con người, của một cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác. Những giá trị truyền thống tốt đẹp, đó là những giá trị truyền thống của cộng đồng, được hình thành, giữ gìn và phát huy trong qúa trình lịch sử gắn với các giá trị chân - thiện - mỹ, phù hợp với các chuẩn mực của đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển. Bởi vì, khi những cơ sở tạo nên truyền thống thay đổi thì sớm hay muộn, các giá trị truyền thống cũng phải biến đổi theo cho phù hợp với hoàn cảnh mới, hoặc bổ sung thêm những giá trị mới. Trong một thời điểm nhất định, truyền thống bao gồm cả mặt tích cực - phản ánh sự phát triển của xã hội và mặt tiêu cực - phản ánh sự lạc hậu, bảo thủ của thói quen trong xã hội. Vì vậy truyền thống có thể kìm hãm hoặc có thể thúc đẩy sự phát triển xã hội. Đây chính là phép biện chứng của truyền thống đối với quá trình hình thành, biến đổi và phát triển của bản thân truyền thống, quá trình biến đổi và phát triển cũng diễn ra liên tục trong suốt tiến trình lịch sử của cộng đồng, dân tộc, quốc gia.


* Giá trị văn hóa chính trị truyền thống

Khái niệm giá trị truyền thống thực chất thể hiện toàn bộ các giá trị của văn hóa truyền thống và cũng do đó, thể hiện các giá trị của VHCT truyền thống. Bởi vì quốc gia dân tộc nào mà không được hình thành từ lịch sử đấu tranh của nền chính trị của mình. Giá trị VHCT truyền thống của một cộng đồng là những truyền thống tốt đẹp mà cộng đồng, dân tộc đó tích lũy được trong toàn bộ hoạt động của đời sống chính trị. Tất cả các giá trị VHCT đó được lưu giữ, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác của lịch sử cộng đồng, dân tộc. Đó là sự kết tinh toàn bộ những tinh hoa văn hóa nói chung, tinh hoa của dân tộc, như ước mơ, lý tưởng, trình độ, năng lực, ý chí, bản lĩnh, phong cách tư duy, phương pháp hành động của lịch sử chính trị của một dân tộc, nhằm thực hiện mục đích chính trị cao cả của cộng đồng, dân tộc.

Với cấu trúc như vậy, giá trị VHCT truyền thống của một dân tộc bao giờ cũng chữa đựng tiềm năng và sức mạnh của mỗi dân tộc trong quá trình hoạt động, tồn tại, vận động và phát triển của nó. Giá trị VHCT là cái giữ thế bền vững, đồng thời là cái chỉ đạo tư tưởng và hành động, củng cố và phát triển tinh thần, ý chí và bản lĩnh chính tr ị của dân tộc. Do vậy, những giá trị của VHCT truyển thống này có thể lưu truyền qua không gian, thời gian, chúng cần được giữ gìn, phát huy và phát triển cho phù hợp với các đòi hỏi, yêu cầu của thời đại mới, đáp ứng những đòi hỏi của nền chính trị hiện đại.

Trong giai đoạn hiện nay, kế thừa các giá trị VHCT truyền thống kết hợp với việc tiếp thu các giá trị VHCT truyền thống không chỉ của cộng đồng mình, dân tộc mình, mà cả các giá trị VHCT truyền thống các cộng đồng, dân tộc khác cũng sẽ trở thành cơ sở vững chắc cho sự vận động của xã hội hiện đại, cho sự phát triển của đất nước theo hướng bền vững.


2.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO

2.2.1. Cơ sở tự nhiên và xã hội

2.2.1.1. Cơ sở tự nhiên

CHDCND Lào thuộc bán đảo Đông Dương, nằm sâu trong lục địa, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Á, có diện tích 236.800 km2, với đường biên giới dài 4.825 km, giáp với 5 nước - phía bắc giáp với Trung Quốc có đường biến giới dài 505 km, phía tây bắc giáp với Myanma dài 236 km, phía tây giáp với Thái Lan dài 1.835 km, phía đông giáp với Việt Nam dài

2.069 km và phía nam giáp với Cămpuchia với đường biên giới dài 435 km. Chiều dài từ Bắc xuống Nam khoảng hơn 1.700 km, chỗ rộng nhất 500 km, chỗ hẹp nhất 140 km. Như vậy, nước Lào nằm ở trung tâm Đông Nam Á, giữa nhiều nước và không có biển.

Lào được chia thành 4 vùng: Vùng Đông - Bắc, vùng Tây - Bắc, vùng Trung Lào và vùng Nam Lào. Mỗi vùng có điều kiện địa lý, đất đai, khí hậu, thời tiết, v.v... khác nhau. Vùng Đông Bắc, bao gồm các tỉnh Phông Xa Lỳ, Luông Pha Băng, Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, diện tích tự nhiên khoảng 66.960 km2, trong đó núi chiếm hơn 90%. Trong năm có hơn bốn tháng mùa mưa, bốn tháng mùa khô, có 2 - 3 tháng khô hạn. Đất đai phần lớn là đất núi màu nâu. Vùng Tây Bắc, gồm các tỉnh: Luông Nặm Tha, Uđôm Xay, Bò Kẹo, Xay Nha Bu Ly. Diện tích tự nhiên 47. 280 km2, trong đó địa hình núi chiếm 90%. Có hơn bốn tháng mùa mưa, bốn tháng mùa khô, có 2 - 3 tháng khô hạn. Đất đai có đất núi, đất xám và đất xám bạc màu trên phù sa cổ. Vùng Trung Lào, bao gồm các tỉnh: Thành phố Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, Bo Ly Khăm Xay, Khăm Muộn, Xa Vẳn Na Khệt. Diện tích tự nhiên 78.775 km2. Có bốn tháng mùa mưa, hơn tháng mùa khô, có 3 - 4 tháng khô hạn. Đất đai gồm: Đất phù sa, đất xám bạc màu trên phù sa cổ. Vùng Nam Lào, gồm các tỉnh: Xa La Văn, Sê Kông. Chăm Pa Xắc và Át Ta Pư. Diện tích tự nhiên 47.000 km2, trong đó


núi chiếm 70%. Có bốn tháng mùa mưa, bốn tháng mùa khô, có 3 - 4 tháng khô hạn. Các loại đất đỏ bazan và đất núi màu nâu vàng.

Nhìn từ trên cao, Lào được xem như một thung lũng lớn, được hợp thành bởi nhiều thung lũng nhỏ, vừa nằm kế tiếp nhau ở các phù lưu và dọc theo sông Mê Kông. Dòng sông Mê Kông cùng hệ thống các chi lưu và phù lưu của nó đóng vai trò như một hệ thống tuần hoàn chuyển tải và giao lưu văn hóa giữa các tộc người từ bắc xuống nam, từ đông sang tây và ngược lại. Địa hình của Lào đa dạng và hiểm trở do nhiều sông và núi cao ngăn cách. Miền Bắc có nhiều núi đồi trùng điệp. Bình độ núi tương đối cao, có nhiều suối chảy dọc thung lũng, núi cao nhất ở tỉnh Xiêng Khoảng là Phu Bía cao 2.820 m. Núi ở miền Bắc chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, thấp dần. Nửa phía Nam Lào tiếp giáp với biên giới Cămpuchia có diện tích 82.180 km2, trong đó phần lớn là rừng. Bình độ ở các tỉnh Nam Lào tương đối thấp, ít núi, có nhiều đồng bằng và thung lũng rộng.

Khí hậu của Lào có sự khác biệt rõ rệt giữa hai miền. Miền Bắc là vùng núi cao, khí hậu có tính chất nửa nhiệt đới ẩm và khô. Miền Nam Lào có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở phía Đông và nhiệt đới ẩm khô ở phía Tây dọc sông Mê Kông. Lào có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 4 kéo dài đến cuối tháng 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến cuối tháng 3 đầu tháng 4. Giữa hai mùa có một chu kỳ chuyển tiếp. Sự luân chuyển các mùa tạo nên nhịp điệu cuộc sống cho các cư dân nông nghiệp.

Lào có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nhờ có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, đất đai phần lớn là đất đồi núi, rừng tự nhiên phát triển mạnh. Trong rừng có nhiều loại gỗ và lâm, thổ sản quý hiếm. Hệ sinh vật gắn bó với rừng cũng rất phong phú, đặc biệt là voi. Lào là đất nước Triệu voi và hoa Chăm Pa. Nước Lào không có biển nhưng có nhiều sông suối, đặc biệt là sông Mê Kông là sông lớn nhất chảy qua đất Lào dài 1.835 km, thuận lợi cho


việc đi lại và vận chuyển. Nhân dân Lào không chỉ làm nghề trồng trọt nương rẫy mà còn có nghề chài lưới, có khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của tự nhiên.

Điều kiện địa lý, khí hậu và nguồn tài nguyên thiên nhiên của Lào đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hoạt động và sáng tạo văn hóa của các bộ tộc Lào. Sự phát triển từ sớm của cây lúa, lúa nương, lúa nước chứng minh trình độ hiểu biết của con người Lào từ xa xưa về nghề nông, nghề rừng, nghề thủ công mỹ nghệ. Chính vì vậy, dù xét từ góc độ nào thì người Lào cũng đư ợc quy vào cư dân nông nghiệp. Mặc dù từ vài thập kỷ trở đây, văn hóa nói chung, VHCT Lào nói riêng đã có sự giao lưu với các nền văn hóa khác, nhưng văn hóa Lào vẫn còn là nền văn hóa nông nghiệp. Cho nên, đến ngày nay, ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc Lào là kinh tế nông nghiệp, cư dân nông nghiệp, xã hội nông nghiệp. §ây cũng là nh ững chỉ số quan trọng để nhận diện con người và văn hóa Lào.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển văn hóa nói chung và VHCT nói riêng của người Lào. Có thể thấy những biểu hiện của những tác động của phương thức sống của cư dân nông thôn, nông nghiệp (không thuần tuý là lúa nước) đối với văn hóa và VHCT là đoàn kết, cộng đồng, hiền hòa và bao dung (chín bỏ làm mười), nhưng ít cạnh tranh, giao lưu và phát triển. Lào là quốc gia nhỏ, nhưng diện tích bình quân đầu người lại lớn do dân số ít, người Lào (nhất là người Lào truyền thống) sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên, bằng lòng với cuộc sống có tính tự nhiên vốn có, ít có nhu cầu cạnh tranh phát triển. Lào là quốc gia không có biển, địa hình phần lớn là đồi núi cao, do vậy điều kiện và khả năng giao lưu văn hóa với thế giới bị hạn chế. Địa bàn sinh sống của cư dân có những khác biệt lớn về địa hình và các vùng tiểu khí hậu, giao thông đi lại khó khăn nhưng các khối dân cư vẫn giữ được các mối liên lạc, đoàn kết và gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.


2.2.1.2. Cơ sở xã hội

CHDCND Lào hiện nay có dân số khoảng 6,6 triệu người (số liệu năm 2010), là quốc gia đa tộc người với 49 bộ tộc, thuộc ba khối lớn - Lào Lùm, Lào Thơng và Lào Xủng, cùng sinh sống. Về ngôn ngữ chia thành 4 khối tiếng nói. Khối nói tiếng dân tộc Lào Lùm - Tày có 8 bộ tộc, chiếm 55% dân số cả nước. Khối này sinh hoạt ở đồng bằng và các sông, suối, sinh sống bằng làm ruộng là chủ yếu, phần lớn theo đạo Phật. Khối nói tiếng dân tộc người Lào Thơng (Mon - khơme), có 32 bộ tộc, chiếm 27% của dân số. Các bộ tộc khối này phần lớn dựa vào vùng đồng bằng và miền núi, sinh sống lẫn lộn với các bộ tộc khác, làm nương là chủ yếu và một số bộ tộc sinh sống ở đồng bằng làm ruộng thành nghề. Khối tiếng nói Hơ Mông - Ưu Miên có 2 bộ tộc, chiếm 6,89% của dân số, phần lớn sinh sống ở vùng miền núi phía Bắc, một số sinh sống ở miền Trung như Tỉnh Viêng Chăn, Bô Li Khăm Xay và tỉnh Khăm Muộn, bộ tộc này làm nương và chăn nuôi để sinh sống. Khối tiếng nói Trung - Ti Bệt có 7 bộ tộc, chiếm 11,1% của dân số cả nước, sinh sống ở miền Bắc Lào như các tỉnh Phong Sa Lỳ, Luông Nặm Thà, Bò Kẹo và U Đôm Xay, sinh sống bằng làm nương trồng lúa tẻ, ngô và chăn nuôi.

Các bộ tộc trong xã hội Lào trong quá trình dựng nước và giữ nước đã cùng nhau đoàn kết xây dựng quốc gia ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên, khác với các nước Đông Nam Á khác, trong cơ cấu tộc người trong xã hội Lào, vai trò của tộc người chủ thể (người Lào) thường không lớn về số lượng và chênh lệch về trình độ phát triển xã hội. Về nguồn gốc, chủng tộc cũng như v ề mặt thể chế xã hội vốn không đồng nhất. Phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng và lợi ích tộc người rất đa dạng và phức tạp. Đây là cơ sở căn bản của một nền văn hóa chính trị đa tâm lý, đa tính cách, nhiều khát vọng và ước mơ, nhiều xu hướng tư tưởng, nhiều mô hình tổ chức - thực hành và cũng nhiều tài năng do nhiều tố chất tộc người hội lại.

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí