4.1.3.2. Tương quan kiểu hình giữa các tính trạng của các mẫu giống lay ơn nghiên cứu
Hệ số tương quan đo cấp độ quan hệ giữa các tính trạng mà đảm bảo cải tiến cùng lúc trong hai hoặc nhiều hơn các tính trạng nhằm đạt được một thỏa hiệp giữa các tính trạng mong muốn.
Hệ số tương quan cao giữa hai tính trạng cho thấy việc chọn lọc tính trạng này dẫn theo sự cải tiến đồng thời tính trạng khác.
Bảng 4.10. Tương quan kiểu hình của các tính trạng nghiên cứu trên các mẫu giống lay ơn
X1 | X2 | X3 | X4 | X5 | X6 | X7 | X8 | X9 | X10 | |
Chiều dài lá | 1 | |||||||||
Số lá/cây | 0,777** | 1 | ||||||||
Chiều dài cành hoa | 0,890** | 0,654** | 1 | |||||||
Chiều dài đoạn mang hoa | 0,683** | 0,504* | 0,779** | 1 | ||||||
ĐK cành hoa | 0,710** | 0,639** | 0,743** | 0,471* | 1 | |||||
Số hoa | 0,808** | 0,513** | 0,913** | 0,720** | 0,814** | 1 | ||||
ĐK hoa | 0,448* | 0,502* | 0,490* | 0,441* | 0,707** | 0,607** | 1 | |||
Số củ bi/củ | -0,169ns | -0,10ns | -0,113ns | -0,008ns | -0,014ns | 0,090ns | 0,268ns | 1 | ||
Thế lá | 0,125ns | 0,21ns | 0,261ns | 0,291ns | 0,072ns | 0,225ns | 0,309ns | 0,330ns | 1 | |
Mức khô đầu lá | -0,572ns | -0,61ns | -0,643ns | -0,512ns | -0,436ns | -0,528ns | -0,174ns | 0,176ns | -0,052ns | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Các Dòng Triển Vọng Tại Một Số Địa Phương
- Đặc Điểm Lá Và Mức Độ Khô Đầu Lá Của Các Mẫu Giống Lay Ơn Nghiên Cứu (Vụ Đông Xuân 2015 - 2016 Tại Gia Lâm - Hà Nội)
- Sơ Đồ Hình Cây Biểu Thị Mối Quan Hệ Di Truyền Giữa Các Mẫu Giống Lay Ơn Nghiên Cứu Thông Qua Kiểu Hình
- Đặc Điểm Hình Thái Bao Phấn, Hạt Phấn Và Chất Lượng Hạt Phấn Của Mẫu Giống Gl6
- Kết Quả Tạo Quần Thể Lai, Đánh Giá Và Chọn Lọc Các Dõng Lai Lay Ơn Mới Tạo Ra
- Tương Quan Kiểu Hình Của Các Tính Trạng Nghiên Cứu Trên 238 Dòng Lai Hoa Lay Ơn
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Ghi chú:** Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0.01; * Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức P
< 0.05; Ns: Không có ý nghĩa. X1: Chiều dài lá; X2: Số lá/cây; X3: Chiều dài cành hoa; X4: Chiều dài đoạn cành mang hoa; X5: Đường kính cành hoa; X6: Số hoa; X7: Đường kính hoa; X8: Số củ bi/củ, X9:Thế lá, X10: Mức khô đầu lá
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều dài lá tương quan thuận và chặt với hầu hết các tính trạng còn lại. Hệ số tương quan dao động từ 0,683 - 0,890. Tính trạng này tương quan không đáng kể với đường kính hoa, hệ số tương quan 0,448.
Số lá/cây tương quan thuận và ở mức trung bình với các tính trạng khác. Cùng với tính trạng chiều dài lá, số lá/cây thể hiện mối tương quan thuận có ý nghĩa với chiều dài cành hoa và đường kính cành. Như vậy lá dài và số lá/cây nhiều sẽ kéo theo chiều dài cành hoa và đường kính cành hoa lớn.
Hệ số tương quan cho thấy tính trạng chiều dài cành hoa tỷ lệ thuận với chiều dài đoạn mang hoa, đường kính cành hoa và số hoa ở mức 0,743-0,913. Tuy nhiên lại có tương quan yếu với đường kính hoa và tương quan nghịch không ý nghĩa với số củ bi/củ.
Số củ bi/củ tương quan nghịch và không có ý nghĩa thống kê với hầu hết các tính trạng khác. Tính trạng này được xem là độc lập và không bị thay đổi khi tác động đến các tính trạng khác.Thế lá và mức độ khô đầu lá ghi nhận tương quan không có ý nghĩa với tất cả các tính trạng còn lại.
Tóm lại, các tính trạng chiều dài lá, số lá có mối tương quan chặt và thuận với chiều dài và đường kính cành hoa. Những tính trạng liên quan đến chất lượng cành hoa (chiều dài cành, chiều dài đoạn mang hoa, đường kính cành, số hoa, đường kính hoa) đều ảnh hưởng qua lại nhau.
4.1.3.3. Tác động trực tiếp và gián tiếp của các tính trạng lên chất lượng hoa lay ơn
Các tính trạng số lượng được quyết định bởi nhiều yếu tố. Trong thực tế chọn giống việc quyết định trong quá trình chọn lọc chỉ dựa vào hệ số tương quan không có hiệu quả cao vì hệ số tương quan cung cấp thông tin hạn chế về mối quan hệ qua lại giữa nhiều tính trạng. Hệ số tương quan chỉ cho thấy mối quan hệ giữa hai tính trạng mà thiếu sự liên quan của các tính trạng khác để dẫn đến ảnh hưởng đó. Thông tin hữu ích có thể thu nhận được từ hệ số tương quan có thể cải thiện bằng cách phân chia thành ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với một tập hợp mối quan hệ qua lại.
Phân tích hệ số đường của các tính trạng lên chiều dài cành hoa cho thấy: các tính trạng chiều dài lá, số lá/cây, thế lá, chiều dài đoạn mang hoa, số hoa đều có ảnh hưởng trực tiếp dương đến chiều dài cành hoa; còn lại 3 tính trạng đường kính cành, đường kính hoa và số củ con thì có ảnh hưởng trực tiếp theo chiều hướng âm đối với dài cành hoa. Cũng theo Choudhary & cs.(2011) chiều dài đoạn mang hoa có ảnh hưởng trực tiếp đến chiều dài cành hoa. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Patra & Mohanty (2015), việc cải thiện chiều dài đoạn mang hoa, chiều dài lá và đường kính hoa có thể cải thiện chiều dài cành hoa.
Xét về cả ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp thì tính trạng có tác động lớn nhất đến chiều dài cành hoa là số hoa/cành. Như vậy việc chọn giống có số hoa/cành nhiều sẽ tăng cơ hội cải thiện chiều dài cành hoa, tác động kéo dài khoảng cách giữa các hoa.
Các tính trạng đường kính cành hoa, đường kính hoa đều có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp không đáng kể và đều ngược chiều đến tính trạng dài cành hoa từ - 0,1150 đến -0,0004. Như vậy cải thiện đường kính cành hoa và đường kính hoa có thể thực hiện song song mà không ảnh hưởng đến chiều dài cành hoa.
Bảng 4.11. Tác động trực tiếp và gián tiếp của các tính trạng với chiều dài cành hoa
X1 | X2 | X3 | X4 | X5 | X6 | X7 | X8 | |
X1 | 0,1688 | 0,1051 | 0,0125 | 0,0910 | -0,0007 | 0,5424 | -0,0515 | 0,0224 |
% | 16,98 | 10,57 | 1,26 | 9,15 | 0,07 | 54,54 | 5,18 | 2,25 |
X2 | 0,1312 | 0,1352 | 0,0211 | 0,0671 | -0,0006 | 0,3443 | -0,0577 | 0,0130 |
% | 17,03 | 17,55 | 2,74 | 8,71 | 0,08 | 44,7 | 7,49 | 1,69 |
X3 | 0,0211 | 0,0285 | 0,1003 | 0,0387 | 0,0000 | 0,1511 | -0,0355 | -0,0438 |
% | 5,03 | 6,8 | 23,94 | 9,24 | 0,0 | 36,06 | 8,47 | 10,45 |
X4 | 0,1152 | 0,0681 | 0,0291 | 0,1333 | -0,0004 | 0,4833 | -0,0507 | 0,0010 |
% | 13,07 | 7,73 | 3,30 | 15,13 | 0,04 | 54,85 | 5,75 | 0,11 |
X5 | 0,1198 | 0,0864 | 0,0072 | 0,0628 | -0,0009 | 0,5465 | -0,0812 | 0,0018 |
% | 13,2 | 9,53 | 0,79 | 6,93 | 0,09 | 60,28 | 8,95 | 0,19 |
X6 | 0,1363 | 0,0693 | 0,0225 | 0,0959 | -0,0008 | 0,6714 | -0,0698 | -0,0119 |
% | 12,64 | 6,43 | 2,08 | 8,89 | 0,07 | 62,28 | 6,47 | 1,1 |
X7 | 0,0756 | 0,0679 | 0,0387 | 0,0588 | -0,0007 | 0,4074 | -0,1150 | -0,0355 |
% | 9,45 | 8,49 | 4,84 | 7,35 | 0,08 | 50,95 | 14,38 | 4,44 |
X8 | -0,0284 | -0,0133 | 0,0331 | -0,0010 | 0,0000 | 0,0604 | -0,0307 | -0,1329 |
% | 9,47 | 4,43 | 11,04 | 0,33 | 0 | 20,14 | 10,24 | 44,33 |
Ghi chú: 0.1688 là hiệu quả trực tiếp của X1 đến tính trạng chiều dài cành hoa;0.1051 là hiệu quả gián tiếp của X1 thông qua X2 đến tính trạng chiều dài cành hoa. X1: Chiều dài lá; X2: Số lá/cây; X3: Thế lá, X4: Chiều dài đoạn cành mang hoa; X5: Đường kính cành hoa; X6: Số hoa; X7: Đường kính hoa;
X8: Số củ bi/củ.
Ảnh hưởng của chiều dài lá đến chiều dài cành hoa: trực tiếp là 0,1688; gián tiếp thông qua số hoa và số lá lần lượt là 0,5424 và 0,1051; gián tiếp thông qua các tính trạng khác thường thấp -0,0515 đến 0,09. Ảnh hưởng trực tiếp của số lá đến chiều dài cành hoa là 0,1352 tương ứng 17,55%; gián tiếp thông qua chiều dài lá là 0,1312 (17,03%). Rõ ràng là sự phát triển của bộ lá rất có ý nghĩa đến chiều dài cành hoa.
Ảnh hưởng trực tiếp của số củ bi/củ có giá trị ngược chiều -0,1329 chiếm 44,33% tác động, tính trạng này tác động gián tiếp thông qua các tính trạng khác ở mức thấp và không có ý nghĩa.
Ảnh hưởng trực tiếp của các tính trạng lên số hoa/cành rất khác nhau (Bảng 4.12). Nhóm tính trạng có tác động lớn nhất là chiều dài cành hoa, chiều dài lá, số lá, đường kính cành hoa. Trong đó chiều dài cành hoa có tác động trực tiếp dương 0,5828 và số lá/cây tác động trực tiếp ngược chiều -0,3403. Các tính trạng còn lại thế lá, chiều dài đoạn mang hoa, đường kính hoa và số củ bi/củ có tác động không đáng kể. Kết quả này cũng phù hợp với công bố của Patra & Mohanty (2015) đường kính hoa, chiều dài cành hoa có ảnh hưởng trực tiếp dương và số lá có ảnh hưởng trực tiếp âm đến số hoa/cành.
Bảng 4.12. Tác động trực tiếp và gián tiếp của các tính trạng với số hoa/cành
X1 | X2 | X3 | X4 | X5 | X6 | X7 | X8 | |
X1 | 0,2657 | -0,2645 | -0,0007 | 0,3979 | 0,0518 | 0,2674 | 0,0300 | -0,0263 |
% | 20,37 | 20,28 | 0,05 | 30,51 | 3,97 | 20,50 | 2,30 | 2,02 |
X2 | 0,2065 | -0,3403 | -0,0012 | 0,2936 | 0,0466 | 0,1698 | 0,0336 | -0,0153 |
% | 18,66 | 30,74 | 0,11 | 26,52 | 4,21 | 15,34 | 3,04 | 1,38 |
X3 | 0,0333 | -0,0719 | -0,0054 | 0,1694 | 0,0052 | 0,0745 | 0,0207 | 0,0515 |
% | 7,71 | 16,65 | 1,25 | 39,22 | 1,20 | 17,25 | 4,79 | 11,92 |
X4 | 0,1814 | -0,1715 | -0,0016 | 0,5828 | 0,0343 | 0,2383 | 0,0295 | -0,0012 |
% | 14,62 | 13,82 | 0,13 | 46,98 | 2,76 | 19,21 | 2,38 | 0,10 |
X5 | 0,1885 | -0,2175 | -0,0004 | 0,2746 | 0,0729 | 0,2694 | 0,0473 | -0,0022 |
% | 17,57 | 20,27 | 0,04 | 25,60 | 6,80 | 25,11 | 4,41 | 0,21 |
X6 | 0,2146 | -0,1745 | -0,0012 | 0,4195 | 0,0594 | 0,3311 | 0,0406 | 0,0140 |
% | 17,10 | 13,91 | 0,10 | 33,43 | 4,73 | 26,38 | 3,24 | 1,12 |
X7 | 0,1191 | -0,1708 | 0,0387 | 0,257 | 0,0515 | 0,2009 | 0,0670 | 0,0418 |
% | 12,58 | 18,04 | 4,09 | 27,14 | 5,44 | 21,22 | 7,08 | 4,41 |
X8 | -0,0448 | 0,0335 | -0,0017 | -0,0045 | -0,0010 | 0,0298 | 0,0179 | 0,1562 |
% | 15,48 | 11,58 | 0,59 | 1,55 | 0,35 | 10,30 | 6,19 | 53,97 |
Ghi chú: 0.2657 là hiệu quả trực tiếp của X1 đến tính trạng số hoa; -0.2645 là hiệu quả gián tiếp của X1 thông qua X2 đến tính trạng số hoa. X1: Chiều dài lá; X2: Số lá/cây; X3:Thế lá, X4: Chiều dài cành hoa; X5: Chiều dài đoạn cành mang hoa; X6: Đường kính cành hoa;X7: Đường kính hoa; X8: Số củ bi/củ.
Xét tác động của chiều dài lá lên số hoa/cây cho thấy: giá trị hệ số đường thông qua chiều dài cành và đường kính cành lớn hơn giá trị trực tiếp. Giá trị này cũng tương tự đối với tính trạng chiều dài đoạn mang hoa. Do đó, cải thiện chiều dài lá và chiều dài đoạn cành mang hoa có tác động chủ yếu thông chiều dài cành và đường kính cành đến số hoa/cây.
Bảng 4.13. Tổng hợp mẫu giống lay ơn phù hợp với các tính trạng mục tiêu
Tính trạng mục tiêu | Giá trị | Mẫu giống phù hợp | |
1 | Số lượng hoa/cành | >10 hoa/cành | GL1, GL2, GL3, GL7, GL14, GL17, GL18, GL19, GL20, GL21, GL22, GL24, GL25 |
2 | Chiều dài cành hoa | >100 cm | GL2, GL7, GL14, GL17, GL18, GL19, GL20, GL21, GL22, GL24, GL25 |
3 | Mức độ khô đầu lá | Cấp 1 - 3 | GL2, GL3, GL4, GL6, GL7, GL14, GL16, GL20, GL21, GL22, GL24, GL25 |
4 | Đường kính hoa | >10 cm | GL1, GL2, GL7, GL12, GL14, GL17, GL18, GL19, GL24 |
5 | Đường kính cành hoa | >1,2 cm | GL2, GL14, GL17, GL24 |
6 | Màu sắc hoa | Mới, đa dạng | GL3, GL6, GL10, GL16 |
Dựa trên các đặc điểm nông sinh học, đa dạng di truyền và thành phần di truyền các tính trạng số lượng của các giống lay ơn nghiên cứu, đồng thời trên cơ sở mục tiêu chọn giống, đã xác định được 12 giống thích hợp sử dụng làm vật liệu tạo giống là GL1, GL2, GL3, GL6, GL7, GL10, GL14, GL17, GL20, GL22,
GL24, GL25 có nhiều ưu điểm nổi trội cả về sinh trưởng, phát triển (chiều cao cây đạt từ 100 - 142,8 cm), chất lượng hoa cao (đạt 10,6 - 14 hoa/bông, đường kính hoa 10,3 - 11,5 cm, đường kính cổ bông 1,2 - 1,4 cm), màu sắc đa dạng, không/ít mẫn cảm với khô đầu lá.
4.1.4. Đặc điểm hình thái, sức sống và chất lượng hạt phấn hoa lay ơn
4.1.4.1. Đặc điểm hình thái bao phấn, hạt phấn của các mẫu giống hoa lay ơn
Trong quá trình chọn tạo giống, nghiên cứu về cơ quan sinh sản có ý nghĩa rất quan trọng, điều này góp phần quyết định thời điểm thụ phấn và tỷ lệ thành công của một phép lai. Nghiên cứu này tiến hành đánh giá đặc điểm hình thái bao phấn, hạt phấn của 25 mẫu giống hoa lay ơn.
Các mẫu giống lay ơn nghiên cứu có chiều dài bao phấn dao động từ 1,02 - 1,38cm. Các mẫu giống có kích thước bao phấn lớn nhất là GL1, GL2, GL14, GL17, GL18, GL19 và GL24 với chiều dài từ 1,3 - 1,38 cm. Các mẫu giống có kích thước ngắn nhất là GL3, GL4, GL5, GL6, GL8, GL9, GL21, GL22 và GL23 từ 1,02 - 1,11 cm. Các mẫu giống còn lại có chiều dài bao phấn ở mức trung bình từ 1,15 - 1,27 cm. Kết quả này phản ánh mối tương quan giữa kích thước hoa và chiều dài bao phấn là tỷ lệ thuận, giống có đường kính hoa càng lớn thì chiều dài bao phấn có xu hướng càng dài.
Đường kính bao phấn của các mẫu giống lay ơn phần lớn đạt trên 2 mm. Mẫu giống có đường kính lớn nhất là GL2, GL6, GL14 và GL21 với 2,6 - 2,9 mm. Đường kính nhỏ nhất đạt 1,6 - 1,8 mm ở mẫu giống GL3, GL9, GL13, GL16, GL18, GL22 và GL23.
Màu sắc chính của bao phấn khá tương đồng với màu của cánh hoa. Cụ thể giống GL2 (trắng) có bao phấn màu trắng, GL3 (vàng tươi) có bao phấn màu vàng nhạt,…Ở các mẫu giống nghiên cứu, bao phấn có thể có viền hoặc đồng nhất. Màu viền chủ yếu màu đậm hơn so với màu sắc chính là đỏ hoặc tím.
76
Bảng 4.14. Đặc điểm của bao phấn và thời điểm bung phấn các mẫu giống hoa lay ơn
Chiều dài bao phấn (cm) | Đường kính bao phấn (mm) | Màu sắc chính | Màu sắc viền | Thời điểm bung phấn tự nhiên | Thời gian bung phấn sau thu (giờ) | Tỷ lệ bao phấn mở (%) | Tỷ lệ bao phấn dị hình (%) | |
GL1 | 1,31±0,05 | 2,1±0,08 | Hồng | Đỏ đậm | Ngay khi cánh hoa mở | 17,5 | 100 | 0 |
GL2 | 1,34±0,04 | 2,6±0,03 | Trắng | Trắng/tím nhạt | Ngay khi cánh hoa mở | 22,0 | 100 | 0 |
GL3 | 1,05±0,03 | 1,8±0,05 | Vàng nhạt | Tím | Sau khi cánh hoa mở 1 ngày | 40,5 | 86,7 | 13,3 |
GL4 | 1,03±0,03 | 2,1±0,07 | Trắng | Tím nhạt | Ngay khi cánh hoa mở | 19,0 | 100 | 0 |
GL5 | 1,09±0,04 | 2,3±0,05 | Trắng | Trắng | Ngay khi cánh hoa mở | 22,0 | 100 | 0 |
GL6 | 1,04±0,02 | 2,9±0,03 | Cam | Đỏ | Sau khi cánh hoa mở 1 ngày | 40,0 | 93,3 | 6,7 |
GL7 | 1,27±0,04 | 2,1±0,08 | Hồng nhạt | Đỏ | Ngay khi cánh hoa mở | 19,0 | 100 | 0 |
GL8 | 1,11±0,02 | 2,3±0,11 | Trắng | Tím | Sau khi cánh hoa mở 1 ngày | 37,5 | 100 | 0 |
GL9 | 1,02±0,02 | 1,6±0,04 | Đỏ | Đỏ tím | Sau khi cánh hoa mở 1 ngày | 40,0 | 100 | 0 |
GL10 | 1,15±0,05 | 2,3±0,07 | Đỏ nhạt | Đỏ thẫm | Ngay khi cánh hoa mở | 19,0 | 100 | 0 |
GL11 | 1,24±0,04 | 2,6±0,08 | Hồng | Tím nhạt | Ngay khi cánh hoa mở | 21,0 | 100 | 0 |
GL12 | 1,23±0,03 | 2,1±0,10 | Trắng | Hồng | Ngay khi cánh hoa mở | 17,5 | 100 | 0 |
GL13 | 1,21±0,03 | 1,8±0,07 | Vàng | Tím nhạt | Sau khi cánh hoa mở 1 ngày | 40,0 | 100 | 0 |
GL14 | 1,38±0,05 | 2,7±0,08 | Đỏ nhạt | Đỏ thẫm | Ngay khi cánh hoa mở | 22,0 | 100 | 0 |
GL15 | 1,25±0,04 | 2,4±0,08 | Vàng nhạt | Vàng nhạt | Ngay khi cánh hoa mở | 22,0 | 73,3 | 26,7 |
GL16 | 1,18±0,03 | 1,7±0,04 | Trắng | Trắng | Ngay khi cánh hoa mở | 19,0 | 100 | 0 |
GL17 | 1,33±0,03 | 2,1±0,11 | Đỏ nhạt | Đỏ thẫm | Ngay khi cánh hoa mở | 19,0 | 100 | 0 |
GL18 | 1,30±0,04 | 1,8±0,05 | Đỏ nhạt | Đỏ | Ngay khi cánh hoa mở | 22,0 | 100 | 0 |
GL19 | 1,35±0,05 | 2,3±0,08 | Đỏ nhạt | Đỏ | Ngay khi cánh hoa mở | 17,0 | 100 | 0 |
GL20 | 1,07±0,04 | 2,5±0,05 | Đỏ nhạt | Đỏ | Ngay khi cánh hoa mở | 19,0 | 100 | 0 |
GL21 | 1,03±0,04 | 2,7±0,04 | Trắng | Đỏ nhạt | Ngay khi cánh hoa mở | 19,0 | 100 | 0 |
GL22 | 1,06±0,02 | 1,8±0,06 | Hồng nhạt | Tím nhạt | Sau khi cánh hoa mở 1 ngày | 40,5 | 100 | 0 |
GL23 | 1,02±0,03 | 1,7±0,05 | Vàng nhạt | Vàng nhạt | Sau khi cánh hoa mở 1 ngày | 40,0 | 56,7 | 43,3 |
GL24 | 1,36±0,06 | 2,4±0,03 | Hồng nhạt | Đỏ | Ngay khi cánh hoa mở | 22,0 | 100 | 0 |
GL25 | 1,14±0,05 | 2,5±0,03 | Trắng | Trắng | Ngay khi cánh hoa mở | 17,0 | 100 | 0 |
Xác định được thời điểm bung phấn tự nhiên góp phần xác định được thời gian lấy phấn, thời gian cần khử đực chính xác. Các mẫu giống chủ yếu có bao phấn bung vào thời điểm ngay sau khi cánh hoa mở. Riêng hai giống GL3, GL6, GL8, GL9, GL13, GL22 và GL23 có thời gian bung phấn sau khi cánh hoa mở 1 ngày.
Sau khi bao phấn được tách ra khỏi hoa, thời gian bung phấn khá chênh lệch giữa các giống lay ơn. Các mẫu giống có thời gian bung phấn ngắn nhất là GL1, GL4, GL7, GL10, GL12, GL16, GL17, GL19, GL20, GL21 và GL25 với 17-19 giờ, tiếp theo là GL2, GL5, GL11, GL14, GL15, GL18 và GL24 với 21-22 giờ và kéo dài nhất là GL3, GL6, GL8, GL9, GL13, GL22 và GL23 với 37,5- 40,5 giờ. Tỷ lệ mở đạt tối đa ở hầu hết các mẫu giống. Riêng 4 mẫu giống GL3, GL6, GL15 và GL23 có tỷ lệ bao phấn dị hình tương ứng là 13,3%; 6,7%; 26,7%; 43,3%.
Khi nghiên cứu về đặc điểm hình thái hạt phấn của các loài thuộc lớp một lá mầm, Emel & cs. (2008) đã ghi nhận hạt phấn của hoa lay ơn là đơn sắc, phần lớn dạng elip và kích thước từ trung bình đến lớn với chiều dài từ 47 - 95 µm, chiều rộng từ 41 - 82 µm.
(b) | (c) | |
(d) | (e) | (f) |
(a) Mẫu giống GL1, (b) bao phấn khi thu, (c) bao phấn sau khi bung, (d) hạt phấn, (e) độ hữu dục
của hạt phấn, (f) sức nảy mầm của hạt phấn
Hình 4.7. Đặc điểm hình thái bao phấn, hạt phấn và chất lượng hạt phấn của mẫu giống GL1
(b) | (c) | |
(d) | (e) | (f) |
(a) Mẫu giống GL2, (b) bao phấn khi thu, (c) bao phấn sau khi bung, (d) hạt phấn, (e) độ hữu dục
của hạt phấn, (f) sức nảy mầm của hạt phấn
Hình 4.8. Đặc điểm hình thái bao phấn, hạt phấn và chất lượng hạt phấn của mẫu giống GL2
(b) | (c) | |
(d) | (e) | (f) |
(a) Mẫu giống GL3, (b) bao phấn khi thu, (c) bao phấn sau khi bung, (d) hạt phấn, (e) độ hữu dục
của hạt phấn, (f) sức nảy mầm của hạt phấn
Hình 4.9. Đặc điểm hình thái bao phấn, hạt phấn và chất lượng hạt phấn của mẫu giống GL3