Những Giá Trị Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Trong Việc Phát Triển Văn Hóa Chính Trị Ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay

141


tính tất yếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng phải hiểu được tính khó khăn phức tạp của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tinh thần quyết tâm xây dựng đất nước trong VHCT Lào là cơ sở cho sự hình thành phẩm chất nêu trên.

Lý tưởng XHCN, sự nhận thức sâu sắc bản chất của công nghiệp hóa và hiện đại hóa với khả năng phát triển nền kinh tế, xã hội và con người, chính là cơ sở tạo niềm tin vững chắc vào công cuộc đổi mới, tạo nên tinh thần tự nguyện thực hiện mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Ý chí độc lập, tự chủ, tự lực tự cường của VHCT Lào là nguồn sức mạnh bên trong tạo nên sức mạnh, động lực vật chất để chủ thể lãnh đạo, quản lý triển khai kế hoạch, thực hiện mục tiêu đổi mới. Từ đó, người lãnh đạo, quản lý phát huy cao độ tính tích cực, chủ động tìm tòi, vượt qua mọi trở ngại, khám phá và sán g tạo, quyết tâm chiếm được mục tiêu của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Những phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay được các giá trị VHCT Lào như tinh thần yêu nước, lòng thương dân, yêu công lý, trong chính nghĩa, yêu hoà bình và hữu nghị và hợp tác v.v... sẽ hình thành, bồi đắp nên ý chí quyết tâm vượt khó, khám phá và sáng tạo, nhằm thực hiện công cuộc đổi mới, đưa đất nước tới giàu mạnh, văn minh.

Để thực hiện được công cuộc đổi mới, người lãnh đạo, quản lý cũng phải thật sự vì nước, vì dân, lo trước thiên hạ, vui và hưởng sau thiên hạ; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, hết lòng cống hiến sức lực và tài năng cho Đảng, cho nhân dân, hết lòng trung thành với Đảng, với nhân dân. Đây là những phẩm chất phù hợp với nh ững giá trị của VHCT Lào, chúng tương tác lẫn nhau trong quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý.

Những phẩm chất quan trọng của người lãnh đạo, quản lý đáp ứng công

cuộc đổi mới biểu hiện sâu sắc trong nền VHCT cao, thể hiện trong cả xu hướng và mục tiêu chính trị đúng đắn và khoa học trong văn hóa cầm quyền, xây dựng

142


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

hệ thống chính trị, thiết chế chính trị, trong văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật, văn hóa ứng xử, v.v... VHCT cao vừa là yêu cầu vừa là phương tiện để ng ười cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ của mình.

Nhưng, các phẩm chất cách mạng như lý tưởng, niềm tin, ý chí, đạo đức và VHCT, chỉ có tác dụng thúc đẩy bởi nguồn năng lượng cao độ bên trong của mối chủ thể lãnh đạo, quản lý, đó chính là năng lực của bản thân người lãnh đạo, quản lý. Năng lực của bản thân người lãnh đạo, quản lý là khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ được cấp trên giao cho chủ thể lãnh đạo, quản lý.

Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 19

Yếu tố đầu tiên của năng lực của người lãnh đạo, quản lý là tri thứ c chung - nền kiến thức tổng hợp do kiến thức và kinh nghiệm của loài người và của cả dân tộc đem lại tạo nên trình độ hiểu biết rộng và sâu. Yếu tố thứ hai của người lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới là chuyên môn - cái nền kiến thức khoa học và trường đời rộng lớn làm nên kỹ năng của người lãnh đạo, quản lý. Trình độ chuyên môn phải ngang tầm thời đại mà chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới. Điều này quy định thiên hướng lãnh đạo, quản lý riêng của cá nhân người lãnh đạo, quản lý; mỗi người lãnh đ ạo, quản lý có một lĩnh vực chuyên sâu, đó là cái tạo nên thế mạnh riêng của từng người lãnh đạo, quản lý mà không ai có thể thay thế. VHCT Lào vốn phong phú các giá trị làm nền tảng kiến thức, kinh nghiệm cho sự phát triển các yếu tố nêu trên của người lãnh đạo, quản lý.

Tri thức chung và chuyên môn hợp thành trí tuệ người lãnh đạo, quản lý, cùng với các phẩm chất đạo đức và trí tuệ làm thành các phẩm chất đức - tài tổng hợp, gọi là năng lực ở một người lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới ở Lào hiện nay. Năng lực không chỉ nằm yên ở trạng thái tĩnh, nó phải được bộc lộ ra trong hoạt động của người lãnh đạo, quản lý, đó là năng lực hoạt động thực tiễn. Người lãnh đạo, quản lý tỏ rõ tài năng lãnh đạo, quản lý của mình khi anh ta vận dụng toàn bộ các tiềm năng sáng

143


tạo vào trong quá trình điều hành công việc lãnh đạo, quản lý, v.v... Vai trò, giá trị của người lãnh đạo, quản lý thể hiện ở kết quả và hiệu quả lãnh đạo, quản lý đó.

Người lãnh đạo về đảng trong công cuộc đổi mới thể hiện trìn h độ, năng lực lãnh đạo của mình trong định hướng, xã định kế hoạch, biện pháp, động viên, huy động quần chúng, người dưới quyền thực hiện. Người quản lý nhà nước thể hiện năng lực quản lý của mình trong việc hoạch định chính sách nhà ớc, các mục tiêu kinh tế - xã hội phù hợp với các điều kiện thực tế của đất nước Lào, với xu thế chung của thời đại và các nước trên thế giới, với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Người lãnh đạo chính trị giỏi là người có khả năng phân tích tình hình, phát hiện mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp, quan hdân tộc và quốc tế, đề ra kế hoạch đúng đắn và phù hợp, dùng khoa học và nghệ thuật chính trị để xử lý các tình huống một cách khéo léo, tổ chức quần chúng thực hiện tốt các nhiệm vụ, đem lại kết quả chính trị cao. Tiếp thu và vận dụng các giá trị VHCT truyên thống Lào sẽ giúp người lãnh đạo, quản lý phát triển và phát huy được các yêu cầu nêu trên.

Những yêu cầu và đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước đối với người lãnh đạo, quản lý là hết sức to lớn. Người lãnh đạo, quản lý đáp ứng công cuộc đổi mới còn là phải có tư duy lý luận, là cầu nối giữa nhà khoa học và nhà tác nghiệp, biết vận dụng lý luận, quan điểm, đường lối của đảng, chính sách của nhà nước vào lĩnh vực lãnh đạo, quản lý cụ thể của mình. Người lãnh đạo chính trị phải có xu hướng chính trị đúng đắn, giới vận dụng khoa học và nghệ thuật chính trị vào tổ chức, điều hành bộ máy mà mình hoạt động, thực hiện hiệu quả mục tiêu chính trị của đảng và nhà nước. Người lãnh đạo chính trị còn phải có khả năng sử dụng quyền lực của đảng, nhà nước và nhân dân để tổ chức, chỉ huy tập thể dưới quyền, phải có khả năng sử dụng quyền lực vào việc thực thi đường lối, chính sách của đảng và nhà nước theo hướng tiến bộ của xã


hội. VHCT Lào là nền tảng và tiêu chí cho sự hình thà nh và phát triển các yếu tố quan trọng nêu trên ở người cán bộ lãnh đạo, quản lý.

VHCT truyền thống Lào sẽ là nền tảng, điều kiện cho sự hình thành và

phát triển ở người cán bộ lãnh đạo, quản lý các phẩm chất sau:

- Có tầm nhìn thời đại, có trình độ và khả năng phù hợp với bản chất và đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước;

- Có nhân cách lãnh đạo, quản lý phù hợp với tinh thần, tính chất, nhịp độ của công nghiệp hoá và hiện đại hoá và với những đặc điểm của thời đại;

- Có tư duy khoa học phù hợp với tư duy hiện đại, phù hợp với tính chất và đặc điểm của xã hội công nghiệp, kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền;

- Có lối sống phù hợp với lối sống hiện đại, biểu hiện trong năng lực và tư duy nhanh nhạy, sắc bén, uyển chuyển và sáng tạo;

- Phát triển các tư chất đặc thù của người lãnh đạo, quản lý như: vững vàng về tinh thần, phát triển sâu và phong phú về thế giới nội tâm, hài hoà giữa lý trí và tình cảm;

- Có tri thức và kinh nghiệm phát triển tương ứng với tính chất công việc được phân công, có tri thức tổng hợp và chuyên sâu ;

- Có trình độ cao cả về hiểu biết cũng như các thao tác, kỹ thuật lãnh đạo và quản lý, xử lý tình huống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, v.v...;

- Có khnăng thu hút mọi người và quy tụ họ xung quanh mình, tổ chức

và huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để thực hiện các mục tiêu chung;

- Biết chỉ đạo những vấn đề, hiện tượng có thể xảy ra trong hiện tại và

tương lai; đồng thời dự báo xu hướng và phương thức giải quyết chúng trong những điều kiện khó khăn, phức tạp, v.v...;

- Hình thành các tính cách quyết đoán, táo bạo, chắc chắn trong việc đưa ra những quyết định cũng như chỉ đạo và hành động thực tiễn.


4.3. NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

Trong điều kiện đổi mới toàn diện theo định hướng XHCN ở nước CHDCND Lào, chúng ta phải tìm ra cách phát triển theo triết lý phát triển phù hợp với con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, chưa có tiền lệ trong lịch sử nhân loại. Một triết lý đảm bảo thành công ở nước Lào không thể không dựa trên cơ sở kế thừa những giá trị VHCT truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhất là những thành tựu của văn minh đương đại. Nhưng cũng phải xác định đây là một quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều giải pháp, phải thực hiện kiên trì, đồng bộ. Cụ thể:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào nhằm kế thừa những giá trị VHCT truyền thống trong việc phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực: Sự phát triển của văn hóa và VHCT chịu sự quy định của cơ sở kinh tế - xã hội. Nếu tách rời cơ sở kinh tế - xã hội sẽ không thể hiểu được nội dung và bản chất của VHCT. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm phát huy vai trò của VHCT trong việc khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường là tiếp tục phát huy sức mạnh về nhận thức tư tưởng chính trị, khoa học và việc triển khai những tư tưởng chỉ đạo bằng chủ trương, chính sách cụ thể vào cuộc sống; đồn g thời tiến hành kiểm tra, tổng kết để chuẩn bị cho việc xây dựng chủ trương, chính sách mới. Điều quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng là phải đổi mới tư duy về phát triển VHCT trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay; phải thấy rằng, VHCT không phải là lĩnh vực phi sản xuất vật chất, không phải là cái đuôi của kinh tế mà là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; VHCT còn là nhân tố tạo tiền lệ cho sự phát triển, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào nhằm phát huy vai trò của VHCT trong việc khắc phục những hạn chế của kinh tế - xã hội phải gắn liền với việc xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên về chính trị nói chung, VHCT nói riêng; đồng thời cán bộ, đảng viên phải đi đầu trong xây dựng nếp sống văn minh, tác phong dân chủ, thấm nhuần tư tưởng "phục vụ nhân dân", hoàn thiện nhân cách. Theo đó, phải làm trong sạch đội ngũ đảng viên, xây dựng cho được một nề n ếp VHCT trong Đảng, trong bộ máy nhà nước. Mỗi cán bộ đảng viên dù ở cương vị công tác nào đều phải thấy hết trách nhiệm của mình, không ngừng tự rèn luyện, tự phấn đấu để nâng cao đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân. Các tổ chức đảng phải kịp thời biểu dương những cán bộ, đảng viên thực hiện tốt điều lệ và cương lĩnh của Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thường xuyên nêu gương những điển hình tiên tiến, nhưng đồng thời Đảng cũng kiên quyết xử lý kỷ luật những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước, bất kể họ là ai, ở cương vị nào.

Như vậy, chất lượng và hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực VHCT đã và sẽ là nhân tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp xây dựng nền VHCT Lào vừa tiên ti ến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa đóng góp vào việc khắc phục những hạn chế của kinh tế - xã hội ở nước Lào.

Hai là, Kế thừa những giá trị VHCT truyền thống Lào phải xây dựng môi trường VHCT lành mạnh để khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường: Xây dựng môi trường VHCT lành mạnh để khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường là một nhiệm vụ có quan hệ khăng khít với việc xây dựng con người mới. Môi trường VHCT được tạo nên bởi nhiều yếu tố mà yếu tố trung tâm chính là con người văn hóa và các quan hệ xã hội của nó. Muốn xây dựng môi trường VHCT lành mạnh để khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường trước hết cần có một môi trường xã hội lành mạnh và môi trường sinh thái trong sạch. Môi trường trong sạch, lành mạnh sẽ đảm bảo cho

147


cuộc sống lâu dài của con người. Một môi trường xã hội thật sự lành mạnh, dân chủ, tiến bộ, văn minh, không có sự tồn tại phổ biến của tệ nạn xã hội, trong đó "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" được coi là những thành tố cơ bản, cốt lõi cấu thành môi trường VHCT. Xây dựng môi trường VHCT lành mạnh để khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường cũng có nghĩa là phải tạo ra một môi trường mà trong đó mọi tiềm năng sáng tạo của con người lao động, n hà sản xuất kinh doanh trong mọi thành phần kinh tế được giải phóng, phát huy và nâng lên trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Việc xây dựng môi trường VHCT lành mạnh nhằm khắc phục những

hạn chế của nền kinh tế thị trường ở CHDCND Lào muốn thành công phải thực hiện được những giải pháp như sau:

- Thực hiện nhất quán sự bình đẳng, dân chủ giữa các thành phần kinh tế: Thực hiện sự bình đẳng, dân chủ thực sự trong hoạt động kinh tế, làm cho chủ thể trong các thành phần kinh tế yên tâm hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh đúng pháp luật. Một nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường là người kinh doanh căn cứ vào tín hiệu thị trường và pháp luật để tự quyết định, lựa chọn hình thức kinh doanh sản xuất cái gì, tiêu thụ ở đâu, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ với nhà nước. Thiếu quyền tự chủ kinh doanh không thể có thị trường năng động. Đó là sự thể hiện tính dân chủ, tự do trong hoạt động kinh tế và cũng là điều kiện giải phóng mọi năng lực sản xuất, khuyến khích mọi người đem hết khả năng về sức lao động, vốn, kỹ thuật, v.v... vào trong hoạt động kinh tế để làm lợi cho mình và cả xã hội. Quá trình thực hiện chính sách bình đẳng, dân chủ, giữa các thành phần kinh tế, tất yếu phát triển quan hệ hợp tác bổ sung cho nhau, cạnh tranh nhau. Nhà nước phải tạo môi trường cạnh tranh hợp pháp, bình đẳng, hạn chế độc quyền kinh doanh. Sự bình đẳng về mặt pháp lý và chính sách Nhà nước đối với tất cả các thành phần kinh tế sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh.

148


Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Lào hiện nay, từ một nền kinh tế lạc hậu phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải chú ý khuyến khích, tạo sự công bằng, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, đồng thời phải tạo động lực trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, phải có trật tự, kỷ cương và phải tạo được sự phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau. Để đảm bảo sự bình đẳng, dân chủ thật sự đúng đắn trong hoạt động kinh tế, đảm bảo cho môi trường kinh doanh phát triển lành mạnh thì cần phải xây dựng và bổ sung các hệ thống luật pháp trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật: Một nền kinh tế còn trong tình trạng tự nhiên, tự cấp tự túc là chủ yếu, chuyển sang nền kinh tế thị trường , các quan hệ kinh tế của cơ chế mới đang dần hình thành và phát triển, hệ thống các loại thị trường chưa được hoàn thiện như nước CHDCND Lào, nếu các công cụ và biện pháp điều tiết của Nhà nước đặc biệt là pháp luật chưa hoàn thiện và đầy đủ sẽ làm tăng những yếu tố tự phát của nền kinh tế. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật là biện pháp để nâng cao vai trò của VHCT, đạo đức trong đời sống xã hội nói chung, tr ong hoạt động kinh tế, kinh doanh nói riêng và là biện pháp quan trọng trong sự hình thành nhân cách con người. Bởi lẽ, pháp luật bao giờ cũng là biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức, và biến nó thành thói quen. Pháp luật và đạo đức đều là những q uy phạm xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì và bảo vệ trật tự xã hội, gắn với xã hội cụ thể trong một giai đoạn nhất định của lịch sử.

Do vậy, đối với nước CHDCND Lào trên con đường đổi mới, đặc biệt là đổi mới về kinh tế ngày càng đi vào c hiều sâu, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đúng đắn, kịp thời, có tính khoa học, tính thực tiễn cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra và thực hiện những nguyên tắc, chuẩn mực,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022