tỏ, là mỗi lần cao trào quần chúng ủng hộ cách mạng và đấu tranh chống chính sách phản động của địch càng sôi sục, làm cho lực lượng đối phương càng bị phân hoá sâu sắc và địch cô lập hơn trước" [91, tr.215]. Đó là những giá trị nhân văn và cũng là cu ộc đấu tranh chính nghĩa mà Đảng NDCM Lào đã kế thừa, phát huy và được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của nhân dân Lào.
Nhìn lại các bước đường nhân dân Lào đã trải qua trong lịch sử, có thể dễ dàng thấy được sức mạnh tinh thần lớn lao của chính nghĩa, tôn trọng chính nghĩa, bảo vệ công lý. Kẻ thù của dân tộc dù mạnh đến đau cũng không làm sao khuất phục nổi khí tiết truyền thống cao đẹp của người Lào: uy vũ, tiền tài điều không làm sa đọa nổi; nhân dân vẫn hướng về chính nghĩa, đạo lý và bảo vệ công lý. Các giá trị truyền thống đó của nhân dân, của dân tộc Lào được nhân lên mãi mãi sau này, chúng ngày càng làm đậm đà thêm các giá trị truyền thống của nền VHCT của nhân dân Lào.
Vì nhận thức được một cách sâu sắc rằng, cách mạng vì sự nghiệp của nhân dân, của dân tộc là chính nghĩa, thực dân xâm lược là phi nghĩa, cho nên những người cách mạng Lào đã hy sinh chiến đấu hết sức ngoan cường để quét sạch thực dân xâm lược, bảo vệ chính nghĩa và công lý. Tư tư ởng đó, tinh thần cao đẹp đó thực sự đã trở thành một đặc tính nổi bật của người Lào, cho nên cũng thực sự trở thành một giá trị cao đẹp của VHCT Lào. Vì nhận thức được cách mạng là chính nghĩa cho nên nhân dân Lào chịu đựng và vượt qua mọi khó khăn thách thức, tin tưởng ở thắng lợi của cách mạng dân tộc, luôn giữ vững tấm lòng trung thành đối với cách mạng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh và chống giặc ngoại xâm, dựng nước và giữ nước suốt chiều dài lịch sử từ thời cổ đại cho đến sau này.
Giá trị VHCT truyền thống về tôn trọng chính nghĩa của các bộ tộc Lào được vận dụng và phát huy cao độ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở CHDCND Lào. Đường lối chính trị của Đảng NDCM Lào là quyết tâm xây
dựng một đất nước chứa đựng tất cả các giá trị cao đẹp mà loài người hằng mong muốn. Chủ nghĩa tư b ản, chủ nghĩa đế quốc muốn xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở CHDCND Lào. Nhân dân Lào quyết tâm bảo vệ và phấn đấu cho những giá trị của chủ nghĩa xã h ội. Đó chính là tinh thần bảo vệ những giá trị chính nghĩa. Chính nghĩa không chỉ là giá trị của một dân tộc nào, mà của tất cả các dân tộc tiến bộ trên toàn thế giới, trong quá khứ và hiện tại. Giá trị chính trị cao quý nhất của nhân dân Lào, đó là giàu mạnh, văn minh, hành phúc. Đó là những giá trị đúng đắn và vô cùng thiêng liêng của con người, của loài người, và cũng chính của nhân dân Lào. Nhân dân Lào đã hy sinh giành độc lập dân tộc, nay cũng hy sinh phấn đấu cho được các giá trị chân chính, chính nghĩa của mình. Đấu tranh chống lại các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội ở CHDCND Lào vì vậy là cuộc đấu tranh quyết liệt bảo vệ chính nghĩa. Trong ngoại giao, Đảng NDCM Lào luôn luôn bảo vệ chính nghĩa, công lý, đấu tranh cho chính nghĩa, công lý của đất nước, của nhân dân Lào, và cho cả phong trào xây dựng chủ nghĩa xã hội của tất cả các nước đi theo con đường XHCN trên thế giới.
Các giá trị chính nghĩa, bảo vệ công lý cũng thường xuyên diễn ra trong cuộc đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Lào. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là hết sức gian khổ, là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, tiến bộ và lạc hậu, giữa những tư tưởng khoa học và tư tưởng phản khoa học, thậm chí giữa các tư tưởng cách mạng và phản cách mạng. Dù phải hy sinh, song nhân dân Lào và Đảng NDCM Lào luôn coi các giá trị đó là mục tiêu phấn đấu của mình.
3.5. NHỮNG GIÁ TRỊ: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ, HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN
3.5.1. Giá trị hòa bình và hữu nghị
Có thể bạn quan tâm!
- Tinh Thần Độc Lập, Tự Chủ, Tự Lực Và Tự Cường Của Nhân Dân Lào Trong Thời Kỳ Đấu Tranh Chống Thực Dân Xâm Lược (1890 - 1975)
- Những Giá Trị Về Tinh Thần Đo Àn Kết Dân Tộc Trong Văn Hóa
- Những Giá Trị: Đề Cao Đạo Lý, Tôn Trọng Chính Nghĩa Và Bảo Vệ Công Lý
- Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 16
- Những Gía Trị Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Góp Phần Định Hướng Công Cuộc Đổi Mới Ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay
- Những Giá Trị Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Với Việc Xây Dựng Và Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Hòa bình và hữu nghị của người Lào với tính cách là các giá trị của VHCT truyền thống Lào, thể hiện ở quan niệm tư tưởng và những biểu hiện trong chủ trương, đường lối chính trị hòa bình và hữu nghị của người Lào,
đồng thời chúng cũng được thể hiện ra trong quá trình hình thành và phát triển của quan niệm trên với những ý nghĩa của các quan niệm trên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào.
Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh, không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, các nhóm chính trị xã hội. Hòa bình đối ngược với chiến tranh. Nếu như trong xã hội có nhiều chính đảng, thì hòa bình cũng được thể hiện bởi mối quan hệ giữa các đảng phái trong sự tôn trọng lẫn nhau theo các nguyên tắc và luật lệ quốc gia và quốc tế, mà chuẩn mực của sự tôn trọng đó là mục tiêu chính trị của quốc gia, dân tộc, quốc tế. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới, nhìn chung hòa bình thường không liên tục, luôn bị gián đoạn bởi các cuộc chiến tranh.
Người Lào cũng quan niệm khái niệm hòa bình theo nghĩa rộng, ở đó không chỉ thể hiện một xã hội không có chiến tranh mà còn là một xã hội không có sự xung đột. Xung đột chính trị gây mất ổn định chính trị và xã hội, thậm chí còn gây nên các cuộc chiến tranh tàn khốc. Trong xã hội luôn luôn xảy ra những mâu thuẫn, nếu không có các cách thức đúng đắn để giải quyết thì các mâu thuẫn đó rễ dẫn tới xung đột không thể bảo đảm cho một xã hội có hòa bình. Khái niệm hòa bình cũng được áp dụng vào trạng thái của con người trong các điều kiện địa lý, chính trị cụ thể của họ, các cuộc nội chiến hay khủng bố, các xung đột khác cũng đe dọa đến hòa bình ở cấp độ trong nước.
Lịch sử Lào là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước triền miên. Từ thời xa xưa, nhân dân các bộ tộc Lào đã phải tiến hành các cuộc đấu tranh với các âm mưu và thế lực chi rẽ đất nước. Lào Lạn Xạng đấu tranh với các vương quốc láng giềng; Chậu Phạ Ngừm lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh thống nhất đất nước; cuộc đấu tranh và củng cố, xây dựng đất nước dư ới triều Xảm Xen Thay; đến thời kỳ đất nước rơi vào loạn lạc dưới triều Nang Maha Thê Vi, v.v…Trong cả thế kỷ XVI, nhân dân Lào Lạn Xạng lại phải tiếp tục tiến hành các cuộc kháng chiến chống xâm lược: Cuộc kháng chiến chống Ayu Thi Ya;
ba lần kháng chiến chống quân Ava (Myanma), đem lại thời kỳ thịnh vượng cho vương quốc Lào Lạn X ạng ở thế kỷ thứ XVII. Nhưng đến thế kỷ thứ XVIII, nước Lào lại rơi vào tình trạng chia cắt; nước Xiêm xâm lược Lào; Lào Lạn Xạng mất độc lập chủ quyền; tiếp đó, vương quốc dưới triều Chậu A Nu Vông lại phục hưng đất nước mới bằng cuộc đấu tranh chống xâm lược Xiêm.
Thế kỷ XIX đất nước lào lại chìm trong thời kỳ Pháp thuộc, và trong thời kỳ đó, bao nhiêu biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa đã bùng lên bảo vệ độc lập và chủ quyền, nhằm đưa đất nước trở lại cuộc sống hòa bình và xây dựng đất nước. Đặc biệt, sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930 đã đưa phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp và phát xít Nhật. Trong thời kỳ hiện đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đã đánh tan cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ, đi đến Hiệp nghị quốc tế Giơnevơ về Lào vào năm 1962. Cuộc đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, lập nê n nước CHDCND Lào năm 1975.
Toàn bộ lịch sử đấu tranh anh dũng, kiên cường dựng nước và giữ nước đó của nhân dân Lào một mặt thể hiện khát vọn g hòa bình và hữu nghị trong nước và giữa các dân tộc trên toàn thế giới. Nhân dân Lào chỉ khát khao hòa bình và hữu nghị. Nhân dân chiến đấu hy sinh cũng chỉ vì mục đích hòa bình và hữu nghị. Mặt khác, khát vọng hòa bình và hữu nghị của nhân dân được các lãnh tụ, các đảng cách mạng, thể chế hóa thành chủ trương, đường lối cách mạng, nhằm thực hiện mục đích chính trị của dân tộc là hòa bình và hữu nghị. Nền chính trị Lào mang tư tưởng truyền thống đó là nền chính trị được xây dựng trên nền tảng của các giá trị hòa bình và hữu nghị. Chính đường lối chính trị hòa bình và hữu nghị đã đem lại cho các lực lượng chính trị quốc gia, dân tộc những thành tựu trong đấu tranh và xây dựng đất nước, đấu tranh và xây dựng chế độ chính trị - xã hội. Có thời kỳ đất nước lâm nguy, bị thôn tính, nhưng với các giá trị VHCT truyền thống hòa bình và hữu nghị mà nhân dân
Lào lại lấy lại được đất nước, khôi phục được quốc gia thịnh vượng. Hòa bình và hữu nghị là các giá trị có tính nhân loại. Nhưng đúng là mỗi quốc gia, do nhiều hoàn cảnh lịch sử, chính trị, xã hội khác nhau mà các giá trị hòa bình, hữu nghị của mỗi quốc gia cũng có những sắc thái khác nhau, do đó chúng cũng có ý nghĩa khác nhau. Đối với đất nước Lào - đất nước hay xảy ra chiến tranh thì hòa bình và hữu nghị ở Lào thực sự là các giá trị VHCT nổi bật, đặc sắc và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Người Lào cũng quan niệm hòa bình và hữu nghị liên quan chặt chẽ với vấn đề phát triển. Đây là một cơ sở nữa để củng cố, khuyến khích những nghiên cứu hòa bình là phát triển. Trong những diễn đạt về phát triển, người ta cho rằng chính trị, văn hóa và sự tăng trưởng kinh tế sẽ đưa những nước kém phát triển ra khỏi nghèo khó, tạo đà cho các nước đó vươn lên theo kịp các nước giàu có hơn; từ đó tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, ở đó bảo đảm sự hòa bình, hữu nghị, an sinh, v.v… Chính quan niệm này của nhân dân các bộ tộc Lào đã thấm đậm vào trong tư duy chính trị của con người, của các thế hệ cầm quyền, lãnh đạo chính trị của đất nước. Từ đó, các quan niệm, quan điểm chính trị của các chế độ chính trị trong lịch sử, nhất là trong các thời kỳ cận đại và hiện đại, các yếu tố phát triển xã hội và phát triển văn hóa luôn luôn được đưa vào trong mục đích, đường lối chính trị. VHCT truyền thống Lào vì vậy cũng thấm đậm giá trị phát triển trong quan điểm hòa bình và hữu nghị của nền chính trị Lào. Có lẽ trên nền tảng của tư tưởng đạo Phật mà người Lào gắn chặt đời sống con người với thế giới thiên nhiên, cho nên, theo quan niệm của người Lào, bảo vệ môi trường cũng là một cách giữ nền hòa bình, vì hòa bình không chỉ là vấn đề chính trị mà còn là vấn đề bao trùm công cuộc sống, giá trị của muôn loài. Cái khía cạnh "được cho là đúng" này nói rằng hủy diệt môi trường tự nhiên hay làm đảo lộn trạng thái cân bằng của bất kỳ sự sống nào, đều được xem như là một hình thức bạo lực phá hoại hòa bình. Khía cạnh này
làm trung tâm cho quan niệm hòa bình trong "thế giới tự nhiên", cái nhìn này xem hòa bình và hữu nghị là của muôn loài chứ không chỉ riêng của con người. Phải chăng triết lý đạo Phật, các giá trị văn hóa Phật của nhân dân Lào làm hình thành nên quan niệm phóng khoáng, nhân đạo, rộng rãi đến thế về hòa bình và hữu nghị trong hoạt động chính trị và trở thành những giá trị VHCT truyền thống và cả hiện đại.
Về khía cạnh chính trị, tư tưởng hòa bình và hữu nghị của chính trị Lào càng thể hiện rõ nét. Chúng ta sẽ điểm qua điều đó bằng một thí dụ. Sau khi thành lập Đảng NDCM Lào chủ trương hợp tác với chính quyền Viêng Chăn, với các lực lượng tiến bộ khác để cùng nhau thực hiện Hiệp định đình chiến 1954, bảo vệ độc lập chủ quyền của Lào. Đảng NDCM Lào xác định kẻ thù của dân tộc là đế quốc Mỹ và bọn tay sai bán nước, phản dân tộc. Căn cứ vào tình hình trong nước và thế giới, Đảng NDCM Lào đã đ ề ra nhiệm vụ tổng quát trong giai đoạn mới của cách mạng Lào là đoàn kết toàn dân; đoàn kết các dân tộc, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước Lào thành một đất nước hòa bình, dân chủ, thống nhất và độc lập, và đường lối chính trị của Đảng là thực hiện chính sách hữu nghị để kiến thiết đất nước.
Những xu thế vận động chủ yếu của thế giới ngày nay được Đảng NDCM Lào xác định đúng đắn là: hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác để phát triển. Với bản chất của nền VHCT mang đậm chất hòa bình và hữu nghị, Đảng NDCM Lào không chỉ nhận thức rằng, các xu thế nêu trên ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới, mà Đảng còn kêu gọi các nước dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với tăng cường sức mạnh tổng hợp; các quốc gia lớn, nhỏ đều tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế và kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực khác. Tất nhiên, trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay hoà bình và hữu nghị không thể
là một chiều hoặc lệ thuộc. Trong môi trường đó, hợp tác ngày càng tăng, nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt. Đường lối chính trị của Đảng NDCM Lào nhận thức rõ: Xu hướng này trở thành đòi hỏi khách quan và bức bách đối với tất cả các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, bởi chúng chịu sự tác động của xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay trên thế giới. Quan điểm của Đảng NDCM Lào là các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đấu tranh chống sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia và nền văn hóa dân tộc. Các nước XHCN, các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển là nhu cầu của các dân tộc. Các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong bầu không khí cùng tồn tại hòa bình và hữu nghị. Hợp tác đấu tranh là hai mặt trong quan hệ quốc tế và chi phối phương thức quan hệ giữa các nước trong quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế.
Tư tưởng và các giá trị hòa bình và hữu nghị không chỉ là các điểm sáng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước trong quá khứ, nó cũng được thể hiện đậm nét và phổ quát trong tư tưởng và đường lối chính trị của Đảng NDCM Lào thời kỳ hiện nay.Từ việc xác định hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng NDCM Lào đã xác định nhiệm vụ trên lĩnh vực đối ngoại là: "Ra sức kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh của thời đại, v.v... tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã h ội" [95, tr.153]. Trên cơ sở quan điểm đổi mới Đại hội IV của Đảng tiếp tục khẳng định kiên trì đường lối độc lập, tự chủ, giữ vững hòa bình, thực hiện hữu nghị giữa các nước, tranh thù thời gian và điều kiện thuận lợi để từng bước ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Đường lối đối ngoại nêu trên của Đảng NDCM Lào lại tiếp tục được khẳng định lại tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: "Đảng ta tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại và tích cực mở rộng quan hệ quốc tế. Trước hết là kiên trì đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và luôn luôn hợp tác, khuyến khích sự hợp tác hữu nghị, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi" [101, tr.40]. Sau hơn 26 năm đổi mới và mở cửa, quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trong khu vực và quốc tế của nước CHDCND Lào ngày càng tăng cường. Hiện nay, Lào đã có quan hệ hợp tác với 122 nước trên thế giới (năm 1976 chỉ có 44 quốc gia); tính chất quan hệ là nhiều mặt, nhiều mức độ khác nhau. Điều đó làm cho vai trò của Lào được nâng lên trong khu vực và quốc tế.
3.5.2. Giá trị hợp tác và phát triển
Hợp tác và giúp đỡ nhau vì sự tồn vong và phát triển đất nước, từ xa xưa trong lịch sử các bộ tộc Lào đã trở thành những giá trị chính trị của nhân dân Lào. Tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau với tính cách là giá trị của VHCT truyền thống Lào thể hiện ở quan niệm, quá trình hình thành và phát triển cũng như ý nghĩa của tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào.
Điều kiện kinh tế khó khăn và lạc hậu, đời sống vật chất của con người hết sức thiếu tốn đó hình thành trong xã hội Lào những giá trị quý báu - đó là tinh thần hợp tác và giúp đỡ nhau trong cộng đồng. Trong đời sống chính trị, tinh thần hợp tác và giúp đỡ nhau trong chống ngoại xâm và kiến thiết đất nước lại càng là nguyên lý quan trọng: Không đoàn kết và giúp đỡ nhau thì người ta khó mà tồn tại, chưa nói đến việc phát triển cuộc sống vững mạnh. Cho nên, hợp tác và giúp đỡ nhau là tinh thần từ ngàn đời xưa đã đi vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân và trở thành một yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi của việc thực hiện các quan điểm và chính sách chống ngoại xâm và