Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 16


xây dựng đất nước, cuộc sống người Lào. Các giá trị đó trở thành các giá trị quý báu của cách mạng Lào và trở thành những giá trị tiêu biểu trong nền VHCT Lào.

Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng đất nước, cũng như trong sự

nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, Đảng NDCM Lào luôn luôn coi trọng Mặt trận yêu nước trước đây và Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc hiện nay, bởi vì trong hệ thống chính trị Lào, Mặt trận Lào là tổ chức có sức mạnh cao nhất trong việc tập hợp lực lượng nhân dân các bộ tộc để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ tộc làm nghĩa vụ giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đất nước mới được giải phóng Mặt trận tiếp tục củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, bao gồm cả các thành phần khác như nhân sĩ, trí thức, tù trưởng, tộc trưởng và các hội Phật giáo. Phát huy chiến lược hòa hợp dân tộc, đầy mạnh công tác tuyên truyền và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, chính quyền cách mạng và chủ quyền quốc gia được giữ vững từ cấp cơ sở.

Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc càng có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng về mọi mặt của đất nước, vai trò của Mặt trận càng phải được thể hiện rõ hơn, nhất là trong việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân các bộ tộc Lào. Mặt trận là một tổ chức đoàn kết thống nhất các tầng lớp nhân dân trong xã hội Lào; nó vừa là phương thức, vừa là môi trường để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và phát huy vai trò quyền làm chủ của nhân dân thông qua Mặt trận là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh có tổ chức, huy động tiềm lực to lớn, sáng tạo của nhân dân trong suốt tiến trình của cách mạng Lào và thực hiện quyền lực của nhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.


Xuất phát từ điều kiện lịch sử tự nhiên - xã hội đặc thù của đất nước, nhân dân Lào luôn phải đấu tranh chống kẻ thù, thiên tai, dịch hoạ nên cộng đồng dân tộc Lào phải gắn bó với nhau trong lao động và chiến đấu để dựng nước và giữ nước. Suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã dạy cho mỗi người trong cộng đồng Lào ý thức được rằng "chia rẽ thì chết, đoàn kết thì sống". Đồng chí Khăm Tay SỉPhănĐon - Chủ tịch Đảng NDCM Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào từng khẳng định:

"Nhìn lại rất rõ lịch sử phát triển đất nước ta, khi nào tinh thần yêu nước được phát huy cao độ, sự đoàn kết trong nội bộ được thắt chặt thì lúc đó đất nước ta thịnh vượng, nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngược lại, nếu tinh thần yêu nước không được nâng cao, mất sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân thì lúc đó đất nước ta bị tàn phá chà đạp, nhân dân ta bị áp bức bóc lột và nghèo khổ" [104, tr.52].

Với tư cách Mặt trận là một liên minh chính trị, là khối đại đoàn kết dân tộc và là cơ quan hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ tộc trong nước. Trong các thời kỳ khác nhau chức năng nhiệm vụ của Mặt trận có những thay đổi phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng.

Thời kỳ chống thực dân cũ (1945 - 1954) Mặt trận Neo Lào Ít Xa La có nhiệm vụ tập hợp sự đoàn kết toàn dân để trở thành một lực lượng to lớn, đoàn kết đặc biệt với quân đội và nhân dân Việt Nam, đoàn kết ba nước Đông Dương và các nước XHCN, làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang là giải phóng ách thống trị của thực dân kiểu cũ giành lấy độc lập tự do cho đất nước năm 1954.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Thời kỳ chống thực dân kiểu mới, Mặt trận Lào Hắc Xạt (Lào yêu nước) có nhiệm vụ tập hợp sự đoàn kết toàn dân để đánh thắng đế quốc kiểu mới, lúc này Mặt trận có vai trò vừa là Quốc hội vừa là Chính phù kháng chiến hoạt động trên ba mặt: chính trị, quốc phòng và ngoại giao, thực hiện khẩu hiệu là: hòa bình, độc lập, tự do và thịnh vượng. Mặt trận Lào yêu nước đã làm tròn sự nghiệp


Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 16

quang vinh của mình dân đánh đuổi thực dân mới, lật đổ và xóa bỏ chế độ cũ, chế độ phong kiến, thiết lập chế độ mới, chế độ dân chủ nhân dân năm 1975. Khi có Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ) thì chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận có sự thay đổi mà nhiệm vụ chính là tập hợp đại đoàn kết toàn dân, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng.

Trong thời kỳ xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, do nhu cầu đổi mới đất nước của Đảng, để tập hợp lực lượng toàn dân tham gia thực hiện chiến lược phát triển đất nước và bảo vệ thành quả cách mạng, Mặt trận Lào yêu nước đã đổi tên thành Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc, nhiệm vụ chính là tập hợp đại đoàn kết toàn dân, thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân các bộ tộc Lào trong việc phát huy và tăng cường sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của toàn dân. Động viên, tuyên truyền giáo dục ý thức làm chủ của nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp pháp luật của Nhà nước.

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc có chính sách phát triển truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, giác ngộ tinh thần tự lực tự cường, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, không phân biệt tầng lớp, dân tộc tôn giáo, kể cả người Lào sinh sống ở nước ngoài có sự ủng hộ, đồng tâm với sự nghiệp đổi mới của Đảng NDCM Lào, cùng nhau thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc làm cho đất nước hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng. Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là một tổ chức liên hiệp công - nông - trí thức và các tầng lớp xã hội khác để tập hợp quần chúng nhân dân vào trong một tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mặt trận có chức năng phát huy tình đoàn kết, tăng cường sự thống nhất về mặt chính trị, tư tưởng của toàn dân.


Sự đoàn kết thống nhất là yếu tố quyết định sự trưởng thành và phát triển của nước ta. Vì thế, đường lối chính trị đã chú trọng tập hợp các tầng lớp nhân dân, các bộ tộc thành một khối đại đoàn kết thống nhất, một lòng một dạ, phát huy tinh thần yêu nước, thương nòi của nhân dân các bộ tộc Lào thành một sức mạnh tổng hợp để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược. Trong lịch sử, nước Lào cũng như các nư ớc Đông Dương đã thường có kẻ thù xâm lược và nhiều lần nhân dân nổi dậy chống kẻ ngoại xâm. Điều đó đã đem l ại cho nền văn hoá nội dung đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống kẻ thù xâm lược thành truyền thống tốt đẹp.

Truyền thống yêu nước, đoàn kết và đấu tranh anh hùng của dân tộc là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nhân dân Lào có khả năng khắc phục được mọi khó khăn phức tạp để bảo vệ và xây dựng đất nước. Vì vậy, trong văn kiện Đại hội VII của Đảng NDCM Lào đã xác định rằng: "Việc tăng cường đoàn kết giữa các bộ tộc, tầng lớp, lứa tuổi, tôn giáo trong cả nước là nhiệm vụ chiến lược cơ bản, lâu dài của chúng ta" [99, tr.38]. Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020 đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, Đảng và Nhà nước Lào đã đề ra chính sách đối ngoại là: hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng, hai bên cùng có lợi và cùng sống với nhau trong hòa bình.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của sự nghiệp đổi mới, tình hình quốc tế đã có sự thay đổi sâu sắc, so sánh lực lượng trên thế giới đã bị đảo ngược, bởi vì Liên Xô, vốn là trụ cột của hệ thống XHCN thế giới, và các nước XHCN Đông Âu bị sụp đổ. Sử nghiệp đổi mới đã gặp những khó khăn thử thách và nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, nhưng Đảng NDCM Lào đã quyết tâm, đứng trên lập trường cách mạng và khoa học xem xét tình hình toàn diện sâu sắc, từ


đó khẳng định rằng, bản chất của thời đại là không thay đổi, loài người vẫn đang trong thời kỳ quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã h ội. Đảng đánh giá hòa bình, hợp tác vẫn là khuynh hướng chủ yếu trên thế giới. Trên cơ sở đó, Đảng NDCM Lào khẳng định:

"Thực hiện chính sách mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, nhằm thu hút và áp dụng nguồn vốn giúp đỡ, vay mượn và sự đầu tư của nước ngoài cho hiệu quả tăng lên để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, thực hiện theo hướng mở rộng quan hệ với nước ngoài phải đảm bảo sự làm chủ và hiệu quả tốt, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phòng Tổ quốc và bảo vệ nội bộ tốt" [99, tr.165].

Trong thời đại ngày nay, kinh tế mạnh là tiền đề, điều kiện bảo đảm cho độc lập tự chủ, giữ vững độc lập chủ quyền. Thực hiện kinh tế mạnh không chỉ bằng cách phát triển kinh tế theo kiểu khép kín, "đóng cửa", trái lại phải phát triển nền kinh tế mở, tham gia sâu và rộng phân công lao động quốc tế. Hơn nữa, do yêu cầu phát triển kinh tế của mình, mỗi nước cần tiếp cận với thế giới bên ngoài, thực thi nền kinh tế mở, nhằm tranh thủ mọi nguồn lực (vốn, khoa học - công nghệ hiện đại, kinh nghiệm tổ chức và quản lý tiên tiến, v.v...) cùng với những ưu thế của phân công lao động quốc tế để khai thác và phát huy các nguồn lực trong nước, phát triển kinh tế là tất yếu và hợp quy luật. Đại hội VIII của Đảng NDCM Lào (2006) nhấn mạnh: "Muốn phát triển đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, chúng ta phải mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, lấy kinh tế của đất nước gắn liền với kinh tế thế giới để phát triển lực lượng sản xuất, làm cho kinh tế hàng hóa phát triển với tốc độ nhanh, xây dựng đội ngũ công nhân - kỹ thuật, cán bộ và tiến lên xây dựng cơ cấu kinh tế quốc dân" [100, tr.16]. Đại hội IX của Đảng NDCM Lào (2011) nhấn mạnh rằng:


"Trước sau như một tích cực thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện môi trường bên ngoài cho việc phát triển kinh tế - xã hội và việc bảo vệ Tổ quốc; thực hiện vững chắc chính sách quan hệ hợp tác kinh tế với khu vực và quốc tế. Trong đó phải tăng cường hợp tác trong khối ASEAN, hợp tác trong khu vực các nước sông Mê Kông (GMS); chuẩn bị và tiến tới trở thành thành viên Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), v.v..." [101, tr.89, 90].

Thực hiện những quan điểm nêu trên, trước hết Lào phải phát huy sức mạnh của đất nước một cách tích cực, trong đó phải phát huy sức mạnh và đặc điểm tốt nhất của chế độ dân chủ nhân dân, chủ yếu là chỉnh đốn và phát huy những bản chất tốt đẹp như: phát huy quyền làm chủ của nhân dân các bộ tộc Lào, đảm bảo ổn định chính trị và an ninh xã hội cho vững mạnh để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đưa đất nước từng bước đi lên và tiến tới hiện đại, đời sống nhân dân được giải quyết tốt hơn, xã hội có sự đoàn kết và công bằng.

Cần phát huy ưu thế truyền thống VHCT của dân tộc Lào, chủ yếu là truyền thống yêu nước, đoàn kết, dũng càm và c ần cụ chịu khó, chung thuỷ yêu thương, tinh thần vui vẻ và lòng mến khách, v.v... trên cơ sở phát huy thế mạnh tài nguyên khoáng sản như: đất, rừng, nguồn nước, khoáng sản, phong cảnh tự nhiên và môi trường sinh thái, phát huy thế mạnh về vị trí địa lý của đất nước, xây dựng các trung tâm dịch vụ quốc tế, tăng cường quan hệ hợp tác trao đổi kinh tế, thương mại và du lịch, mang lại lợi ích cho Tổ quốc.

Thắng lợi của sự nghiệp cải cách, đổi mới, cũng như sự vững mạnh của chế độ chính trị, sự vững chắc của cơ sở kinh tế đất nước; sự phồn vinh

- bình đẳng về xã hội, sự phong phú về văn hóa; sự vững mạnh về bảo vệ Tổ quốc và uy tín của đất nước trong diễn đàn quốc tế sẽ ngày càng vang lên và thu hút sự chú ý, sự ủng hộ của nhân dân các nước trên thế giới. Đảng


NDCM Lào xác định sức mạnh của các nước XHCN là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại và là sức mạnh chủ yếu của thời đại. Do vậy các bộ ngành từ Trung ương đến địa phương phải chú ý đến việc kết hợp sức mạnh đó nhằm tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau về chính trị, kinh tế, kỹ thuật - công nghệ, khoa học, văn hóa - giáo dục, an ninh quốc phòng, ngoại giao, v.v...

Phát huy vai trò của giá trị VHCT truyền thống trong quá trình hợp tác giúp đỡ trong khu vực và quốc tế là biểu hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước Lào trong việc đưa đất nước tiến lên theo xu thế của thời đại, tham gia cạnh tranh và hợp tác với các nước, làm cho nước Lào hội nhập với khu vực và thế giới, tận dụng sự giúp đỡ và hợp tác trong các lĩnh vực cần thiết và có nhu cầu, khai thác những tiềm năng trong nước để kết hợp với sức mạnh bên ngoài, phấn đấu đưa nước CHDCND Lào thoát khỏi danh sách các nước nghèo và chậm phát triển nhất thế giới.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


VHCT truyền thống Lào hình thành từ trong cội nguồn truyền thống dân tộc với lịch sử hàng ngàn năm mà nhân dân các bộ tộc Lào cùng nhau xây dựng và giữ gìn đất nước, được phát triển từ trong thực tiễn đổi mới đã tác động tích cực trên nhiều mặt, thúc đẩy tiến trình đổi mới và hiện đại hóa của đất nước.

Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của các bộ tộc Lào đã hun đúc

nên nhiều giá trị truyền thống quý báu. Dân tộc Lào là một dân tộc có tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; có lòng yêu nước và đoàn kết; tôn trọng chính nghĩa, tôn trọng công lý; có tinh thần yêu hòa bình, hữu nghị và hợp tác để tồn tại và phát triển. Lịch sử của dân tộc Lào là lịch sử chống ngoại xâm dai dẳng và lâu dài, hai phần ba của thời gian lịch sử dân tộc phải đương đầu với các thế lực bên ngoài luôn tìm cách thôn tính và đồng hóa. Con người Lào, trí tuệ và sức mạnh sáng tạo của nhân dân Lào được hình thành trong các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và, đến lượt mình, chúng kết tinh trong tư tưởng và sức mạnh đấu tranh cho độc lập, tự do của tổ quốc, dân tộc, trong bảo vệ và xây dựng đất nước.

Những giá trị và những tình cảm nói trên kết tụ thành những giá trị VHCT truyền thống, thành tư tưởng chủ đạo trong đường lối giữ nước và dựng nước, thành nội dung chính trị của các nhà chính trị, các triều đại trong lịch sử dân tộc Lào. Đây là vốn giá trị vô giá của nhân dân các bộ tộc Lào nó không chỉ góp phần làm phong phú kho tàng giá trị VHCT Lào đối với VHCT của các quốc gia khác trong khu vực và quốc tế, mà còn là kho tàng giá trị to lớn như là sức mạnh vô giá cho công cuộc bảo vệ đất nước, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của nhân dân Lào trong giai đoạn phát triển đất nước theo mục tiêu XHCN hiện nay và cả trong tương lai.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022